-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng Ôn Cuối Kì ( Phần Trắc Nghiệm) Môn Kinh Tế Vi Mô
Tổng Ôn Cuối Kì ( Phần Trắc Nghiệm) Môn Kinh Tế Vi Mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (ECO01A) 23 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Tổng Ôn Cuối Kì ( Phần Trắc Nghiệm) Môn Kinh Tế Vi Mô
Tổng Ôn Cuối Kì ( Phần Trắc Nghiệm) Môn Kinh Tế Vi Mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (ECO01A) 23 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
TỔNG ÔN KINH TẾ VI MÔ CUỐI KÌ ( PHẦN TRẮC NGHIỆM)
Câu 1: Một nền kinh tế có đường giới hạn năng lực sản xuất được biểu diễn
bằng phương trình sau X + 2Y = 100. Đường giới hạn năng lực sản xuất trên hình minh họa
a. Chi phí cơ hội tăng dần
b. Chi phí cơ hội giảm dần
c. Chi phí cơ hội không đổi
d. Không minh họa điều nào
Câu 2: Khi nguồn lực được chuyển từ ngành này sang ngành khác, điều
này được minh họa bởi:
a. Sự vận động dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất
b. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra bên ngoài
c. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất vào bên trong
d. Làm dịch chuyển đường cầu sang trái
Câu 3: Chi phí cơ hội:
a. Là chi phí của cơ hội đã bị bỏ qua khi tiến hành lựa chọn kinh tế
b. Là chi phí cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi tiến hành lựa chọn kinh tế
c. Là giá trị của cơ hội tốt nhất đã bị bỏ qua khi tiến hành lựa chọn kinh tế
d. Là giá trị của tất cả các cơ hội đã bị bỏ qua khi tiến hành lựa chọn kinh tế.
Câu 4: Cơ sở của lý thuyết lựa chọn là: a. Hiệu quả kĩ thuật b. Hiệu quả kinh tế c. Chi phí cơ hội d. câu b và c e. Không câu nào đúng
Câu 5: Lượng cầu giảm có nghĩa là:
a. Dịch chuyển đường cầu sang trái
b. Dịch chuyển đường cầu sang phải
c. Vận động về phía trên ( bên trái ) đường câu
d. Vận động về phía dưới ( bên phải ) đường câu
Câu6: Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa doanh thu, và cầu về sản
phẩm của công ty lại ở mức giá hiện có là co giãn, công ty sẽ: a. Tăng giá b. Giảm giá c. Tăng lượng bán d. Giữ giá như cũ
Câu 7: Nếu đường cung dốc lên thì câu nào dưới đây không đúng?
a. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái còn đường cầu vẫn giữ nguyên, giá cân bằng sẽ tăng.
b. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái còn đường cung dịch chuyển sang phải, giá cân bằng sẽ tăng
c. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải còn đường cung dịch chuyển sang trái, giá cân bằng sẽ giảm
d. Nếu đường cung dịch chuyển sang phải còn đường cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm
e. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải còn đường cung dich chuyển sang trái, giá cân bằng sẽ tăng.
Câu 8: Các đường cung dốc lên có nghĩa là:
a. Bất kì sự tăng lên nào của chi phí sản xuất cũng làm cho giá tăng lên.
b Giá cả càng cao thì số lượng người tiêu dùng sẵn sàng mua sẽ càng lớn
c. Giá cả càng cao thì số lượng mà người cung cấp muốn bán sẽ càng lớn
d. Số lượng mà người cung cấp cần phải bán sẽ càng lớn khi mức giá mà họ định ra sẽ càng thấp
e. Không có câu nào đúng.
Câu 9: Khi các nhà kinh tế học nói hàng hóa thông thường có nghĩa là:
a. Những hàng hóa sản xuất ra không hề có khiếm khuyết
b. Những hàng hóa mà mọi người thường mua
c. Những hàng hóa mà lợi ích cận biên thu được từ việc tiêu dùng chúng giảm
xuống khi số lượng tiêu dùng tăng.
d Những hàng hóa mà cầu sẽ tăng khi thu nhập tăng.
e. Những hàng hóa mà cầu sẽ giảm khi thu nhập tăng
Câu 10: Tỷ số giá giữa hai hàng hóa X và Y là 2:1. Nếu bạn đang tiêu dùng
số lượng hàng hóa X và Y ở mức MUx/ MUy=1/2. Để tối đa hóa tổng lợi ích bạn phải a. Tăng X và giảm Y
b. Không thay đổi quyết định tiêu dùng hiện tại c. Tăng Y và giảm X d. Tăng giá của X
Câu 11: Dựa vào số liệu ở bảng sau về lợi ích của Hiếu và Quân. Câu nào đúng:
Số lượng hàng hóa tiêu dùng Lợi ích của Hiếu Lợi ích của Quân 1 12 16 2 22 26 3 30 34 4 36 40
a. Lợi ích cận biên của Hiếu thu được ngày càng tăng
b. Với Quân, lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa thứ 3 là 6
c. Nếu Hiếu tiêu dùng 2 đơn vị hàng hóa, tổng lợi ích thu được là 34
d. Hiếu và Quân có các giá trị về lợi ích cận biên là như nhau ( trừ hàng hóa đầu tiên )
e. Nếu quân tiêu dùng 2 đơn vị hàng hóa, tổng lợi ích thu được là 10
Câu 12: Quy luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích hình dạng của:
a. Đường giới hạn khả năng sản xuất b. Đường bàng quan c. Đường cầu d. Đường ngân sách
Câu 13 : Nếu chi phí biên đổi trung bình để sản xuất 10 đơn vị sản xuất là
18$ và chi phí biến đổi trung bình để sản xuất 11 sản phẩm là 20$, chúng ta
biết rằng giữa 10 và 11 sản phẩm:
a. Chi phí cận biên đang tăng
b. Chi phí trung bình đang tăng
c. Hiệu suất giảm dần không tồn tại
d. Có sự dư thừa công suất
e. Có hiệu suất tăng theo quy mô
Câu 14: Tổng chi phí trung bình là tối thiểu khi:
a. Chi phí biển đổi bằng chi phí cận biên
b. Chi phí biển đổi bằng chi phí cố định
c. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí biển đổi
d. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên
Câu 15: Cho bảng giá sau ( Giả sử yếu tố đầu vào biến đổi ở đây chỉ là lao động) Số lượng lao động Sản lượng đầu ra 1 3 2 8 3 12 4 15 5 17 6 18
Năng suất cận biên của đơn vị lao động thứ tư là: a.2 đvsp b. 3 đvsp c.4 đvsp d. 15đvsp
Câu 16: Thặng dư sản xuất trong ngắn hạn có thể biểu thị là:
a. Chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
b. Chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí cố định
c. Chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí cận biên
d. Chênh lệch giữa tỏng doanh thu và chi phí biến đổi e. Không câu nào đúng
Câu 17: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất tại mức sản lượng tối ưu nếu:
a. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiếu
b. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí cố định trung bình tối thiếu
c. Tổng doanh thu đạt cực đại
d. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
e. Tổng chi phí trung bình cực tiểu
Câu 18: Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngành cạnh tranh hoàn hảo?
a. Đường cầu của ngành dốc xuống
b. Đường cầu đối với mỗi hãng là hoàn toàn co giãn
c. Mỗi hãng quyết định sản lượng của của mình
d. Sản phẩm có sự khá biệt chút ít
e. Có nhiều hãng, mỗi hãng cung một lượng nhỏ trong cung thị trường
Câu 19: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể:
a. Tác động đến giá bán sản phẩm của nó.
b. Bán được tất cả các lượng hàng mà nó muốn bán theo giá thị trường
c. Sản xuất khi giá bán bù đắp được chi phí biến đổi
d. Ngăn cản được các doanh nghiệp khác ra nhập thị trường
e. Ngăn cản được các doanh nghiệp khác biết được các thông tin thị trường.
Câu 20: Nếu một hãng dối mặt với một đường cầu hoàn toàn co giãn
a. Hãng không phải người chấp nhận giá
b. Hàng sẽ muốn giảm giá để tăng lượng bán
c. Hãng sẽ muốn tăng giá để tăng tổng doanh thu
d. Hãng muốn sản xuất tại sản lượng có chi phí cận biên bằng giá sản phẩm
d. Hãng luôn thu được lợi nhuận kinh tế bằng không.