Tổng ôn tác giả, Tác phẩm, Nội dung và nghệ thuật học - Xã hội học | Đại học Văn Lang
Tổng ôn tác giả, Tác phẩm, Nội dung và nghệ thuật học - Xã hội học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
TỔNG ÔN TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
1. Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân 1.1 Nguyễn Tuân
- Vị trí: Một nhà văn lớn xuất sắc của VHVN hiện đại - Đóng góp:
+ Trước năm 1945 NT đã đóng đinh tên tuổi của mình trong lòng
bạn đọc thông qua truyện ngắn lãng mạn mà cụ thể đó là tập
“Vang bóng một thời”. Một đỉnh cao khó vượt qua với rất nhìu
người cũng như với bản thân NT
+ Sau năm 1945 NT lại bén duyên với thể loại tùy bút và tiếp tục
tạo ra 1 thành tựu lớn lao vượt lên đỉnh cao trước đó (Tùy bút là 1
thể tài văn chương rất khó và có từ lâu mãi đến khi NT viết tùy
bút thì thể loại này mới phát huy đc hết chức năng và gtri của nó) - Phong cách:
+ Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm “cái đẹp” và ngta còn hay gọi ông là 1 nhà văn duy mĩ
+ NT chỉ phản ánh những “cái đẹp” hoặc thuộc phạm trù cái đẹp,
ko bao giờ chứa đựng những cái dung tục, đời thường
+ Là “người thợ kim hoàn” trong ngôn ngữ văn chương VN vì ông
luôn tạo ra những ngôn ngữ mới trong qtrinh sáng tác
+ Là 1 nhà văn có kiến thức uyên bác, hiểu biết sâu rộng ở nhìu
lĩnh vực vì vậy mà mỗi trang viết của ông đều vượt biên ra khỏi
văn chương, trở thành những công trình kiến thức to lớn về lịch sử, địa lý,...
1.2 Người lái đò Sông Đà
- Sáng tác năm 1960, in trong tập tùy bút “Sông Đà”
- Là kết quả của chuyến đi thực tế lên TB 1.3 Nội dung chính
- NT lên TB để thỏa mãn thú vui “xê dịch”, tìm thêm nguồn cảm
hứng sáng tác cũng như tìm hiểu, khám phá và miêu tả lại “chất
vàng” của thiên nhiên TB, 1 thứ thiên nhiên còn nguyên sơ, thuần
khiết chưa có bàn tay chạm đến của con ng => Và cụ thể thứ
thiên nhiên đó là hình tượng con sông Đà với 2 tính cách trái
ngược nhau: hung bạo và trữ tình
- NT lên TB để thỏa mãn thú vui “xê dịch”, tìm thêm nguồn cảm
hứng sáng tác cũng như tìm hiểu, khám phá và miêu tả lại “thứ
vàng mười đã qua thử lửa” của con ng TB, là những con ng yêu
thiên nhiên, yêu lao động, lạc quan yêu đời => Và cụ thể đó là
hình tượng ông lái đò – ng nghệ sĩ tài hoa, trí, dũng 1.4 Nghệ thuật
* Ngthuat con sông Đà
- Nhà văn NT đã xây dựng con sông Đà như 1 nvat có 2 tính cách
khi viết hoa cả 2 chữ “Sông Đà” ở tiêu đề cũng như xuyên suốt tác phẩm
- Sử dụng nhiều ngthuat như nhân hóa, vật hóa, thần linh hóa và
so sánh, liên tưởng, tưởng tượng,...
- NT đã vận dụng nhiều kiến thức của các lĩnh vực khác nhau. Ko
chỉ văn học mà còn có địa lý, lsu, quân sự - quốc phòng, võ thuật,
mĩ thuật, và có cả điện ảnh
- Sử dụng câu văn vô cùng linh hoạt, đạt hiệu quả cao như khi
miêu tả con sông đà ở thượng nguồn ông dùng câu văn dài nhưng
vế câu ngắn, ngắt nhịp nhanh, còn ở hạ nguồn ông sử dụng câu
văn dài hầu như ko ngắt nhịp * Ngthuat ng lái đò
- Ngthuat dựng bối cảnh, cụ thể NT đã xây dựng hình tượng 1 con
sông Đà hung bạo để làm bật lên vẻ đẹp ng lái đò
- Tình huống vượt thác độc đáo trở thành 1 cuộc chiến gay cấn
khiến cho ng đọc theo dõi cuộc vượt thác đến nghẹt thở
- Bằng bút pháp lãng mạn, NT đã xây dựng hình tượng ng lái đò
như 1 ng nghệ sĩ trong ngthuat vượt thác leo ghềnh
- Thông qua ng lái đò, NT muốn gửi gắm thông điệp về ng anh
hùng, ng nghệ sĩ (có thể nằm trong vế phụ)
2. Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm 2.1 Nguyễn Khoa Điềm
- Vị trí: Là 1 thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ, cùng với Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,
Lâm Thị Mỹ Dạ,...đã tạo ra 1 ptrao thơ ca CM rất sôi nổi
- Đóng góp: Ông vốn có xuất thân gốc hoàng tộc (bên ngoại của
ông thuộc triều đình Nguyễn xưa) nên tinh thần dân tộc, tình iu
nước của ông lớn hơn nhìu so với những ngkhac. Ông tham gia sôi
nổi ptrao đấu tranh CM của hssv - Phong cách:
+ Ông sinh ra và lớn lên ở xứ Huế - 1 vùng văn hóa xử sở với
những làn điệu dân ca trữ tình đã hun đúc nên 1 hồn thơ lãng mạn
+ Ông tốt nghiệp Đh Sư phạm Ngữ văn nên trong trang thơ của
ông ko chỉ lãng mạn mà còn có sự suy tư, triết lý
+ Thơ ông mang đậm chất chất trữ tình chính luận với những chủ đề lớn lao về ND, ĐN
2.2 Tác phẩm: Đất Nước
- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V trích trong
trường ca “Mặt đường khát vọng” và được sáng tác năm 1971 ở chiến khu Trị - Thiên
- Năm 1971 là thời điểm cuộc k/c chống Mỹ diễn ra ác liệt, chiến
khu Trị - Thiên cũng là vùng đất đầy mưa bom bão đạn 1 thời
- Đoạn trích nói riêng và trường ca MDKV nói chung ra đời trong
bối cảnh lsu rất đặc biệt khi miền Bắc đã đc giải phóng nhưng
miền Nam đang bị xâm lược. Mỹ đã giăng 1 cái bẫy về đời sống
trụy lạc nhằm thu hút các thanh niên, xao lãng đi trách nhiệm với ĐN
=> Tpham ra đời như 1 hồi chuông thức tỉnh tình iu nước, iu dân
tộc để từ đó đánh thức trách nhiệm với non sông ĐN, tiếp tục chiến đấu bảo vệ TQ 2.3 Nội dung chính
- Cảm nhận mới mẻ của NKD về ĐN đó chính là ĐN của ND, 1 ĐN
vô cùng thân thuộc và gần gũi đc nhìn qua 3 bình diện đó là chiều
sâu văn hóa; chiều rộng địa lý; chiều dài lịch sử. Thì đoạn trích
“Đề cho”, ĐN đc nhìn qua chiều...
- Tư tưởng ĐN của ND đc thể hiện qua trách nhiệm của thế hệ trẻ
đối với ĐN (Trong anh và em...muôn đời)
- Tư tưởng ĐN là của ND đc thể hiện qua việc ND góp sức mình
làm nên ĐN ở ko gian địa lý (Những ng vợ nhớ...hóa núi sông ta) 2.4 Nghệ thuật
- Ông đã sử dụng chất liệu dân gian vô cùng linh hoạt, hợp lí và vô
cùng khéo léo. Biết bao nhiu câu chiện, những câu ca dao, tục
ngữ, quán ngữ và 1 tgioi huyền thoại bay bổng đậm chất dân tộc VN
- Tình huống đc tạo ra thật đẹp với câu chiện của anh và em thời
chống Mỹ, đó là lời tâm tình, thủ thỉ của đôi lứa iu nhau. Nhưng
câu chiện mà họ bàn ko phải về tình iu mà là về tình iu ĐN =>
Cho thấy cá nhân đã hòa vào tập thể, hòa vào ĐN
- Ngthuat chiết tự “Đất” và “Nước” lúc thì tách ra để nói rõ, lúc thì
nhập lại để tạo khái niệm mang đến cho ng đọc cảm giác ĐN như
1 mạch nước ngầm ko ngừng tuôn chảy có lúc hợp có lúc tan
nhưng luôn gặp nhau ở những điểm qtrong nhất => Cta có nhìu
nơi để đi nhưng chỉ có 1 nơi để quay về, đó là quê hương ĐN
- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là
những triết lí, suy tư sâu sắc 3. Vợ nhặt – Kim Lân 3.1 Kim Lân
- Vị trí: Là 1 nhà văn tiêu biểu của VHVN hiện đại - Đóng góp:
+ Ngoài là 1 nhà văn, ông còn là 1 diễn viên đóng rất nhiều vai
nổi tiếng (Làng Vũ Đại ngày ấy, VCAP,...) Bút danh Kim Lân của
ông đc đặt tên theo 1 vai diễn ông đã từng diễn
+ Kim Lân viết ko nhiều nhưng lại có những kiệt tác để đời, đúng
như lời văn chương xưa vẫn hay ca ngợi “quý hồ tinh bất quý hồ đa”
- Phong cách: Là 1 nhà văn chuyên viết truyện ngắn, và đề tài mà
ông hướng đến đó là cuộc sống nông thôn và ng nông dân. Có lẽ
chính ông cũng cũng là 1 ng nông dân, gắn liền với đời sống nông
thôn nên ông viết rất xuất sắc
- Nguyên Hồng từng nhận xét KL thế này: “KL là nhà văn 1 lòng đi
về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của làng quê VN.” 3.2 Vợ Nhặt
- Sáng tác năm 1954 và in trong tập truyện “Con chó xấu xí”, tiền
thân của truyện ngắn VN này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” đc viết
trong nạn đói Ất Dậu năm 1945. Do lạc mất bản thảo nên mãi đến
khi hòa bình lặp lại năm 1954, KL đã dựa vào 1 chương của tiểu thuyết để viết nên VN
- Tác phẩm lấy bối cảnh nạn đói nhưng đc hoàn thành năm 1954,
khi mà cuộc sống trở lại bình thường, đứng từ góc nhìn này, KL mở
ra nhiều điều lạc quan, hi vọng về ngày mai, khác với những
tpham trước năm 1945 cùng thời. Ông có hẳn 9 năm để viết, 1
khoảng tgian đủ dài để KL có thể trau chuốt về nội dung và
ngthuat để biến tpham VN thành kiệt tác 3.3 Nội dung chính
- Trong nạn đói lay lắt, khi mọi thứ đều bị nhấn chìm bởi màu u tối
thì có 1 thứ vẫn luôn cháy âm ỉ đó là vẻ đẹp tình ng, vẻ đẹp đó đc
thể hiện qua nvat Tràng/ bà cụ Tứ
- Ca ngợi vẻ đẹp của ng phụ nữ gia đình đc thể hiện ở nvat người vợ nhặt
- Ca ngợi tình mẫu tử, lòng nhân đạo, niềm tin vào ngày mai đc
thể hiện qua nvat bà cụ Tứ 3.4 Nghệ thuật
- Ngthuat xây dựng tình huống truyện “nhặt vợ” đầy bất ngờ, kịch
tính nhưng lại vô cùng éo le, nghiệt ngã. Hay nói theo cách khác
thì đây là 1 tình huống vô tiền khoáng hậu đầy độc đáo. Tình
huống này có thắt nút, có cao trào, có mở nút
- Xây dựng nvat rất độc đáo, sinh động với bút pháp linh hoạt
+ Nvat Tràng: Bút pháp đối lập tương phản giữa bên ngoài và bên
trong (liên hệ thằng gù ở nhà thờ đức bà nếu đủ tgian)
+ Nvat ng vợ nhặt: sử dụng bút pháp ngoại hiện đã đặc tả nạn nhân của nạn đói
+ Nvat bà cụ Tứ: dùng bút pháp nội tâm
- Ngôn ngữ kể chuyện tuy bình dị, mộc mạc nhưng chứa đựng
những thông điệp lớn về con ng, về tấm lòng nhân đạo
- KL còn xuất sắc trong việc miêu tả nạn đói thật sự gây ra sự ám
ảnh “người chết như ngã rạ”, mùi của xác chết, tiếng hờn khóc
(hình ảnh – mùi vị - âm thanh) => Thể hiện gtri hiện thực sâu sắc 3.5 Ptich nvat a) Bà cụ Tứ
- Giới thiệu: xuất hiện sau cùng trong tpham, trong 1 bủi chìu
chạng vạng, “lọng khọng” chống gậy, vừa đi vừa “húng hắng ho”
=> 1 ng mẹ già yếu và bệnh tật, lại còn “lẩm bẩm như tính toán
điều gì trong miệng”, dường như những lo toán, những gánh nặng
cuộc sống vẫn ko buông tha bà
- LĐ1: Trước việc Tràng có vợ, bà cụ Tứ rất đỗi ngạc nhiên
+ Tràng ra tận cổng đón mẹ về “U đã về đấy!”. Đây là 1 điều
trước giờ chưa bao giờ có, chính vì vậy mà khiến cho bà cụ Tứ khá
ngạc nhiên, lo lắng. Khi Tràng bảo “U cứ vào trong nhà đã nào” thì
bà cụ “phấp phỏng” bước vào. Đến giữa , như có linh cảm nào sân
đó, bà dừng lại và nhìn vào trong “Quái, sao lại có ng đàn bà nào
ở trong ấy nhỉ?”, mắt bà như “nhoèn ra” nhìn con trai khó hiểu
=> Bà ko tin vào mắt mình
+ Tràng tươi cười bảo “Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc
chĩnh chện cái đã nào” thì bà lão lại “lập cập” vào nhà. Bà lại tiếp
tục ko tin vào tai mình khi nghe ng đàn bà kia gọi mình bằng u
đến hai lần “U đã về!”
+ Thông thường, với thiên chức của 1 ng mẹ thì rất dễ dàng nhận
ra đc mqh của Tràng và ng đàn bà xa lạ kia. Bà ngạc nhiên vì bà
ko dám tin, ko thể tin vì bà là ng hiểu quá rõ hoàn cảnh gia đình
mình, hoàn cảnh của con trai mình. Chính vì vậy mà trong bà
dường như hiện lên sự chua xót, thương cảm của ng làm mẹ
- Mãi đến khi Tràng xác nhận thì ng mẹ ấy mới bắt đầu thấu hiểu - LĐ2: Sự thấu hiểu
+ Tràng nhắc mẹ “Kìa nhà tôi nó chào u...cái số cả...”
+ Tràng vừa nói xong, bà lão có biểu hiện “cúi đầu và nín lặng”.
Bà “cúi đầu” vì ko muốn các con nhìn thấy cảm xúc của bà, ko
muốn các con thấy bà khóc. Bà “nín lặng” vì bà hiểu rõ hơn ai hết,
bất kì 1 câu hỏi nào trong lúc này của bà cũng chạm vào vết
thương trong lòng ng đàn bà tội nghiệp kia cũng như đẩy con trai
vào tình thế khó xử => Sự từng trải của ng mẹ già cùng sự thấu hiểu lẽ đời
+ Lòng ng mẹ ấy ngổn ngang “biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán
vừa xót thương” dù ko nói ra nhưng bà hiểu hết, “Chúng mày lấy
nhau lúc này, u thương quá...”
- LĐ3: Tâm trạng buồn vui lẫn lộn
+ Bà mang 1 tâm trạng bùn tủi, bà cảm thấy thương con và đồng
thời cũng có cảm giác bất lực khi thân là 1 ng mẹ lại ko lo đc cho
con, bà ko giấu nổi 1 giọt nước mắt
+ Bà cũng có chút vui mừng khi con mình có vợ và 1 chút hàm ơn
ng đàn bà kia, “ngta có gặp bước khó khăn,...con mình mới có vợ được”
+ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên...mừng lòng”. Ng mẹ tội
nghiệp chỉ dám nói 2 chữ “mừng lòng” mà ko phải “bằng lòng”,
trước hạnh phúc của con bà chỉ có thể chúc phúc cho con chứ ko
thể làm đc gì khác, ẩn giấu sự tủi hờn, thương con vô bờ của bà cụ Tứ
- Ko thể lo cho con về vật chất, bà nén lại những tâm tư nỗi niềm
để trở thành điểm tựa tinh thần cho các con
- LĐ4: Nén lại nỗi lo và trở thành điểm tự tinh thần cho các con
+ Tối hôm đó, bà trò chuyện với “nàng dâu mới”, vừa giãi bày về
hoàn cảnh gia đình vừa an ủi cho ng con dâu để đỡ phần nào bớt
đc sự tủi thân trong bà. Bà còn dùng 1 triết lí của ng xưa để động
viên các con “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, 1 lời động viên chân
thành, tình cảm của ng mẹ già
+ Sáng hôm sau, bà “xăm xắn” dọn dẹp nhà cửa phụ giúp con
dâu, bà chung tay để vun đắp cho mái ấm gia đình. Bà lão thì “lúi
húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở” còn con dâu thì “quét lại
cái sân, tiếng chổ từng nhát kêu sàn sạt” => Khung cảnh gia đình
đầm ấm yên bình biết bao
+ Bữa cơm đón dâu do chính tay bà chuẩn bị “Anh ấy dậy rồi đấy.
Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn”. Và trong sự cố gắng của bà, bữa
cơm ngày đói trong thật thảm hại, “1 niêu cháo lõng bõng, mỗi ng
đc có lưng lưng 2 bát đã hết nhẵn”, “1 lùm rau chuối thái rối”
nhưng đó là tất cả những gì ng mẹ đó có thể lo đc cho con
+ Trong bữa ăn ngày đói, bà nói rất nhiều nhưng toàn chuyện vui,
nào là “...” Nhưng quan niệm của ng xưa thì khi ăn cơm ko nên
nói chuyện, ấy vậy mà bà cụ tứ nói “toàn chuyện vui, chuyện
sung sướng sau này”, những chuyện mà ko tưởng. Thực chất bà
đang muốn trì hoãn, kéo dài bữa cơm ra để tạo 1 cảm giác sung túc, đầy đủ
+ Hiện thực thì luôn cay nghiệt, “1 niêu cháo lõng bõng, mỗi ng
đc có lưng lưng 2 bát đã hết nhẵn” nhưng bà cụ Tứ như dự liệu đc
nên đã nói: “Chúng m đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.” Bà
“lật đật” chạy xuống bếp, “lễ mễ bưng ra một cái nồi khói...”,
khuấy và múc cho các con => KL thật tinh tế khi dùng rất nhìu
động từ, tính từ thể hiện sự vui sướng, hân hoan của bà
+ Nhưng sự cố gắng của bà lại thất bại, bát cháo cám khiến cho
“hai con mắt thị tối lại”, còn Tràng thì “chun” mặt lại, “miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bà cụ Tứ chỉ biết cười nhưng cả
ba đều tránh nhìn mặt nhau và “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mn”
- Đánh giá về nội dung, ngthuat
+ Vẻ đẹp của tình ng, cưu mang ng đàn bà, vì thương con nên thương cả nàng dâu + Tình huống truyện... + Xây dựng nvat... + ...