-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng quan du lịch - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tổng quan du lịch - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TỔNG QUAN DU LỊCH
Question 1: Nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản trong du lịch (du lịch,
khách du lịch,tài nguyên du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch và kinh doanh du lịch)?
- DU LỊCH : + Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên
tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám
phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. (Khoản 1,
điều 3, Luật Du lịch 2017)
+ Như vậy, du lịch là một hoạt động gồm nhiều thành phần tham gia, gắn
liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khoẻ và khả
năng lao động của con người, đồng thời mang lại sự trải nghiệm đa dạng,
hấp dẫn và thú vị cho con người. Với sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu
cầu về du lịch ngày nay cũng có rất nhiều sự thay đổi một cách nhanh
chóng nhằm mục đích đa dạng hóa và nhiều loại hình du lịch để có thể đáp
ứng một cách tốt nhất về nhu cầu du lịch của đa số đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn chủ động kết hợp chặt chẽ giữa các loại
hình du lịch lại với nhau để đáp ứng đối tượng khách du lịch, nhu cầu của
khách, phương tiện vận chuyển, hành trình của chuyến đi, cơ sở lưu trú, các
hoạt động của khách du lịch trong suốt chuyến đi... ứng với loại hình du lịch.
- KHÁCH DU LỊCH : + Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. (Khoản 2, điều 3, Luật Du lịch 2017)
+ Phân loại khách du lịch theo Điều 10, Luật du lịch Việt Nam (2017) thì có
các loại khách du lịch: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: Khách du lịch
nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch
trong lãnh thổ Việt Nam; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; khách du
lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch nước ngoài”.
- TÀI NGUYÊN DU LỊCH : - Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch,
khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch
bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. (Khoản
4, điều 3, Luật Du lịch, 2017)
- Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 như sau:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố
địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên
khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân
gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người
có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- TUYẾN DU LỊCH : + Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du
lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. (Điều 4, Luật Du lịch, 2005)
+ Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng
trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay
tuyến du lịch liên vùng. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du
lịch là một đơn vị tổ chức lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với
nhau thành một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách
trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định các tuyến du lịch là các điểm
du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện.
- ĐIỂM DU LỊCH : - Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai
thác phục vụ khách du lịch. (Khoản 7, điều 3, Luật Du lịch, 2017) Căn cứ
khoản 7 Điều 3 Luật Du lịch 2017, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch
được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch, bao gồm:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên là các cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa
chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có
thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa là các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân
gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người
có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Lưu ý: nhà đầu tư cần tránh
nhầm lẫn giữa điểm du lịch với khu du lịch. Cụ thể, điểm du lịch thường có
quy mô nhỏ hơn và nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch là
chủ yếu. Trong khi khu du lịch có quy mô lớn hơn và đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch đa dạng hơn như: tham quan, ăn uống, lưu trú, giải trí …
- KINH DOANH DU LỊCH : + Kinh doanh du lịch là việc xây dựng, bán và tổ
chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
+ Xét về mặt bản chất thì kinh doanh du lịch là mối quan hệ giữa hiện tượng
kinh tế của các hoạt động liên quan đến du lịch. Các hoạt động này được
hình thành dựa trên sự phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi
mua bán du lịch trên thị trường.
+ Sự vận hành hoạt động kinh doanh du lịch là việc trao đổi sản phẩm liên
quan đến du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (người kinh doanh du lịch)
Question 2: Nêu và phân tích những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch?
- Điều kiện chính trị ổn định và đất nước hòa bình. Đây là điều kiện quyết định
cho các hoạt động du lịch phát triển: Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ
đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn
hoá... giữa các quốc gia. Bầu không khí hoà bình trên thế giới ngày càng được cải
thiện, các quốc gia đã chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại. Điều này làm cho
du lịch tăng trưởng một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngoài ra, thiên
tai cũng có những tác động không tốt đến sự phát triển của du lịch. Nó làm giảm
nhu cầu đi du lịch của dân cư và cũng làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế.
- Điều kiện xã hội an ninh và an toàn.
- Cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về phát triển hoạt động du lịch:
Đó làm việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho
khách du lịch quốc tế vào và ra, cho việc đầu tư, liên doanh, liên kết các cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch, phát triển các cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch phát triển.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển: bao gồm (đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân
bay, điện năng, viễn thông, nước sạch...)
- Hệ thống các dịch vụ bổ sung và lưu trú.
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Bao gồm nguồn nhân lực của những người hoạt
động trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy cần đào
tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch là điều kiện không thể thiếu
nhằm phát triển ngành du lịch.
Question 3: Phân tích tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường? * Về mặt kinh tế:
+ Phát triển du lịch thực hiện xuất khẩu vô hình với hiệu quả kinh tế cao các giá trị
tự nhiên và giá trị văn hóa thông qua việc thu hút khách đến tham quan du lịch và
thưởng thức các giá trị nó. những giá trị này không thể mang ra thị trường bán
được mà chỉ có thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng.
+ Thực hiện xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của ngành hàng “công nghiệp, nông
nghiệp” và các giá trị văn hóa mang tính vật thể từ văn hóa ẩm thực đến việc mua
sắm các vật liệu và hang hóa mang tính dân tộc.
+ Du lịch gửi công dân ra nước ngoài du lịch được gọi là nhập khẩu dịch vụ nhưng
có tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm. Mặt khác, những người đi du lịch họ sẽ đem về những kinh nghiệm làm
ăn, buôn bán, những thông tin về thị trường và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
+ Du lịch nội địa thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương,
giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa.
+ Phát triển du lịch tạo ra môi trường xúc tiến đầu tư, kinh doanh và mở cửa ra bên ngoài.
+ Phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế quốc dân
phát triển thông qua tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành.
+ Là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân từ khu vực
nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ.
+ Nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các
làng nghề nhằm mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm này. * Về mặt văn hóa:
+ Phát triển du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc,
đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, xây dựng tình đoàn kết
hữu nghị, hòa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới …
+ Phát triển du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hoá, lịch
sử truyền thống của dân tộc không chỉ để phục vụ du lịch mà còn để cho thế hệ mai sau.
+ Góp phần bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền
thống nhằm phục vụ khách du lịch.
+ Góp phần thúc đẩy nâng cao nhận thức và văn minh tinh thần cho người dân
thông qua việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao lòng tự hào
dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương. * Về mặt xã hội:
+ Tạo ra công ăn việc làm cho người dân ăn, giúp xóa đói giảm nghèo ở những
vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo đói.
+ Tái hồi sức lao động của con người sau thời gian lao động vất vả cần phải nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả tình yêu quê hương, đất
nước, tinh thần tự hào truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc từ đó nâng cao ý
thức trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ tổ quốc và bảo vệ truyền thống dân tộc. * Về mặt môi trường:
+ Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư và du khách về việc bảo vệ môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở bán hàng hóa và dịch vụ cho khách nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải, chất thải, nước thải để
đảm bảo cho môi trường trong lành và việc giữ gìn vệ sinh cây cối, hoa tươi.
+ Có nội quy về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của du khách trong việc
bảo vệ môi trường và cảnh quan nơi công cộng.