Tổng quan về di tích khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh
Tổng quan về di tích khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.Khái quát về triều đại nhà Lý
1.Tóm tắt về triều đại nhà Lý
-Là một trong những triều đại lịch sử quan trọng của Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến năm 1225, trải qua 9 đời vua.
-Lý Thái Tổ (1009-1028): Nguyễn Tiên Hoàn, còn được gọi là Lý Công Uẩn, thành lập triều
đại Lý và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại.
-Lý Thái Tông (1028-1054): Là con trai của Lý Thái Tổ, ông tiếp tục công cuộc củng cố triều
đại và đẩy lùi các cuộc xâm lược từ nước ngoài.
-Lý Thánh Tông (1054-1072): Con trai của Lý Thái Tông, ông là một vị vua xuất sắc và có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của nước Việt.
-Lý Nhân Tông (1072-1127): Là con trai của Lý Thánh Tông, ông tiếp tục công cuộc đẩy lùi
quân xâm lược và phát triển nền kinh tế.
-Lý Thần Tông (1128-1138): Con trai của Lý Nhân Tông, ông nổi tiếng với chính sách cai trị khôn ngoan và nhân hậu.
-Lý Anh Tông (1138-1175): Là con trai của Lý Thần Tông, ông lãnh đạo đất nước trong giai
đoạn đối mặt với thử thách từ nước ngoài và nội bộ.
-Lý Cao Tông (1175-1210): Con trai của Lý Anh Tông, ông có sáng kiến thành lập Học viện
Quốc Tử Giám, đánh dấu sự phát triển của giáo dục.
-Lý Huệ Tông (1211-1224): Là con trai của Lý Cao Tông, ông tiếp tục đẩy mạnh công cuộc
giáo dục và cải cách chính sách quản lí đất nước.
-Lý Chiêu Hoàng (1224-1225): Con gái của Lý Huệ Tông, ông là vị nữ vua cuối cùng của
triều đại nhà Lý. Triều đại này kết thúc vào năm 1225 khi bị nhà Trần lật đổ, đánh dấu sự ra
đời của triều đại nhà Trần.
2.Những sự kiện đặc biệt lớn trong triều đại nhà Lý
-Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô rồi đặt tên là Thăng Long
- Tháng 10 năm 1054 sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi đã đặt Quốc hiệu nước ta là ĐẠI VIỆT.
-Phật giáo phát triển, các vị vua đều theo Phật. Tạo được một giai đoạn dài
thịnh trị nên nhân dân ta được sống trong cảnh thanh bình, no ấm.
-Mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), tổ
chức khoa thi đầu tiên năm 1075 để chọn người hiền tài ra giúp nước. -Chiến tranh giữ nước.
Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ.
Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
-Năm 1075 nhà Tống Trung Quốc đã tập trung quân ở Châu Khâm và Châu Liêm
với ý đồ xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đã đem quân đến tận sào huyệt
của giặc và đánh ta ý đồ xâm lăng này.
-Năm 1076 tháng 3, nhà Tống đem 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, sang xâm
lược Đại Việt. Dưới sự chỉ huy của Lý Thường kiệt, quân dân nhà Lý đã lập -Phòng tuyến
sông Như Nguyệt và đánh ta đội quân xâm lược này.
-Năm 1225 nhà Lý đã chuyển giao quyền cai trị đất nước cho nhà Trần, từ Vua
Lý Chiêu Hoàng sang cho Vua Trần Cảnh là một sự chuyển giao quyền lực rất đẹp, hợp
thời, hợp thế. Sự chuyển giao quyền lực này đã không để cho ngoại bang có cơ hội xâm
lược Đại Việt khi triều đại nhà Lý đã suy tàn, không để xảy ra nội chiến tranh giành
quyền lực, cho nên nhân dân đỡ khổ cực lầm than
II.Tổng quan về di tích khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
1.Lịch sử hình thành
-(BNP) - Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý (phường Đình Bảng, thành phố Từ
Sơn) được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014. Nơi đây cũng là một trong những
điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Về với vùng quê Kinh Bắc - Bắc Ninh, du khách
không thể không đến thăm quan, dâng hương tưởng nhớ công ơn các vị vua triều Lý.
-Đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, trải qua thời gian đền nhiều lần
được trùng tu vào các thế kỷ sau đó. Năm 1952 đền Đô bị thực dân Pháp phá hủy hoàn
toàn, đến năm 1989 được phục dựng lại. 2.Vị trí địa lý
-Nằm trên địa bàn khu phố Thượng, phường Đình Bảng, Đền Đô có tên là Cổ Pháp điện nơi
thờ tám vị vua nhà Lý, nên cũng được gọi là đền Lý Bát Đế.
3.Khái quát về Đền Đô
-Đền Đô nhìn từ trên cao, được xây dựng trên diện tích khoảng hơn 31.000m2, bao gồm 21
hạng mục công trình chính như: Cửa Rồng, nhà Phương đình, khu Văn chỉ, Võ chỉ, hậu
cung, nhà chuyển bồng, nhà tiền tế, nhà lưu niệm, nhà khách, hồ bán nguyệt…
-Ngay trước khu vực cổng Đền Đô là bức cuốn thư lớn “Chiếu dời đô” bằng gốm phủ men
cô ban, gồm 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý, được hoàn thành nhân
kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
-Phía trước Đền là hồ bán nguyệt rộng 9.500m2, xung quanh kè đá xanh, ở giữa là nhà thủy
đình (nhà rối). Nhà thủy đình đền Đô xưa đã được ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp
chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng, nay lại được in trên mặt đồng tiền
kim loại 1000 đồng, như một danh thắng văn hóa tiêu biểu…
-Nằm cách Đền Đô khoảng hơn 2km, khu lăng mộ các vị vua triều Lý, còn gọi là Thọ lăng
Thiên Đức hay khu sơn lăng cấm địa, xưa là rừng cây báng…Nơi đây gồm lăng của tám vị
vua triều Lý và lăng Lý Thánh Mẫu, lăng Nguyên phi Ỷ Lan và lăng Lý Chiêu Hoàng.Đường
lên Lăng vua Lý Thánh Tông phủ đầy rêu phong và rợp bóng cây... Các lăng hầu hết được
xây dựng trên các gò đất cao, xung quanh có cây cối, hồ nước thoáng mát, xa xa là đồng
ruộng của người dân địa phương…
-Đền còn lưu giữ được bia đá “Cổ Pháp Điêyn Tạo Bi” do Tiến sỹ Phùng Khắc Khoan soạn
dựng năm Giáp Thìn (1605) để ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại Đền và ghi công
đức của các vị vua triều Lý.
4.Đền Đô thờ bao nhiêu vị vua
-Đến nay, Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý gồm: Lý Công Uẩn tức (Lý Thái Tổ), Lý Thái Tông, Lý
Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông.
-Để tưởng nhớ triều đại nhà Lý và củng cố sự đoàn kết của cộng đồng làng xã, vào ngày
14, 15, 16/3 âm lịch hàng năm, Đình Bảng lại mở hội Đền Đô. Tháng 3 năm 2015, cùng với
khu lăng mộ, Đền Đô đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.