Tổng quan về Lào Cai - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về Lào Cai - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Lào Cai
Phần I: Tổng quan về Lào Cai
1. Diện tích, dân số, biển số xe, mã vùng điện thoại, đơn vị hành chính
- Diện tích: 6.383,88 km . Đứng thứ 19/ 64 tỉnh thành phố cả nước.
2
- Dân số: 730,420 người. Mật độ dân số của tỉnh là 106 người/ km .
2
- Mã vùng điện thoại: 214
- Biển số xe: 24
- Đơn vị hành chính:
Lào Cai 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã.
. Thành phố Lào Cai
. Thị xã Sapa
. Huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai,
Văn Bàn.
(Bản đồ hành chính)
2. Vị trí địa lý:
Lào Cai một tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng tây bắc đông
bắc của Việt Nam. Cách Nội 296 km theo đường sắt 265 km theo đường
bộ.
- Phía Đông: giáp Hà Giang
- Phía Tây: giáp Sơn La và Lai Châu
- Phía Nam: giáp Yên Bái
- Phía Bắc: Vân Nam (Trung Quốc)
3. Địa hình:
Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh.
Hai dãy núi chính dãy Hoàng Liên Sơndãy Con Voi cùng hướng Tây
Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung
bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài
ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí
hậu khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá ràng, trong đó độ cao từ 300m -
1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi.
Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng
Phình: 3.090m.
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường -
Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp
hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở
hơn, nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, địa bàn thuận lợi cho sản xuất
nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Một số đỉnh núi cao:
- Phan Xi Phăng: 3.143 m
- Lang Lung: 2.913 m
- Tả Giàng Phình: 2.850 m
4. Sông Ngòi:
Hệ thống sông, suối của Lào Cai chằn chịt, lắm thác ghền. Một số sông ngòi
chính:
- Sông Hồng: Chiều dài chảy trong tỉnh 120 km;
- Sông Chảy: Chiều dài chảy trong tỉnh 124 km;
- Ngòi Nhù: Chiều dài chảy trong tỉnh 68 km.
5. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu Lào Cai chia làm nhiều vùng các vùng thấp. : Khí hậu mang tính
chất nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm các vùng này từ 22- 24 độ C. các
vùng cao từ 700m trở lên: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới pha ôn đới. Nhiệt độ
trung bình năm từ 18- 28 độ C, riêng Sapa mùa đông nhiệt độ xuống dưới 0 độ
C và có tuyết rơi.
6. Giao thông
- Cửa khẩu:
Tính đến tháng 5 năm 2024, tỉnh Lào Cai có 7 cửa khẩu:
1. Cửa khẩu quốc tế:
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Thành phố Lào Cai)
Cửa khẩu Mường Khương (Bát Xát) (đang được nâng cấp)
Cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát) (đang được nâng cấp)
2. Cửa khẩu song phương:
Cửa khẩu Thanh Lương (Lào Cai)
Cửa khẩu Phùng Xá (Bát Xát)
Cửa khẩu A Lù (Bảo Thắng)
Cửa khẩu Thẩm Quyết (Bảo Thắng)
Ngoài ra, Lào Cai còn 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng
hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương.
- Tuyến đường sắt
Có hai tuyến đường sắt chính đi qua Lào Cai:
. Tuyến đường sắt Nội- Lào Cai- Khẩu (Trung Quốc). Đây tuyến
đường sắt quốc tế nối liền thủ đô Hà Nội với thành phố Lào Cai cửa khẩu quốc
tế Lào Cai, đồng thời kết nối với mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Tuyến đường
sắt này dài 326 km, đi qua các tỉnh, thành phố: Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên
Bái, Lào Cai.
. Tuyến đường sắt Lào Cai- Sapa: Đây tuyến đường sắt nội địa nối liền thành
phố Lào Cai với thị trấn Sa Pa, một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Tuyến
đường sắt này dài 38 km, đi qua các địa phương: thành phố Lào Cai, Cốc San,
xã Hầu Tháo, thị trấn Sa Pa.
- Tuyến quốc lộ:
. Đây tuyến quốc lộ quan trọng nhất của tỉnh Lào Cai, nối liền thànhQuốc lộ 4:
phố Lào Cai với thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong khu vực Đồng
bằng sông Hồng. Tuyến đường này dài 242 km, đi qua các địa phương: thành phố
Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát, huyện Sa Pa, huyện Mường Khương,
huyện Bảo Yên.
. : Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với thị trấn Sa Pa, mộtQuốc lộ 4D
điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh. Tuyến đường dài 38 km, đi qua các địa phương:
thành phố Lào Cai, xã Cốc San, xã Hầu Tháo, thị trấn Sa Pa.
. Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với các huyện phíaQuốc lộ 4E:
đông nam của tỉnh với các tỉnh, thành phố phía nam. Tuyến đường dài 143
km, đi qua các địa phương: thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên,
huyện Văn Bàn, huyện Trấn Yên.
. Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với huyện Bảo HàQuốc lộ 279:
huyện Bảo Yên. Tuyến đường dài 45 km, đi qua các địa phương: thành phố Lào
Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Hà, huyện Bảo Yên.
. : Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với các huyện phía namQuốc lộ 70
của tỉnh với các tỉnh, thành phố phía nam. Tuyến đường dài 118 km, đi qua
các địa phương: thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Văn
Bàn, huyện Trấn Yên.
. Tuyến đường cao tốc này dài 72 km, đi qua địa bànCao tốc Nội Bài - Lào Cai:
tỉnh Lào Cai, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa Lào Cai thủ đô
Nội.
Phần II: Kiến thức
1. Lịch sử
Trước năm 1945:
Vùng đất Lào Cai ngày nay thuộc các phủ Quy Hoà, Bảo Thắng, Văn Bàn của tỉnh
Yên Bái và phủ Nghĩa Lộ của tỉnh Nghĩa Lộ.
Lịch sử lâu đời với nhiều di tích văn hóa, lịch sử.
Giai đoạn 1945 - 1975:
1945: Cách mạng tháng Tám thành công, các tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ được thành
lập.
1956: Thành lập tỉnh Lào Cai, tách ra từ tỉnh Yên Bái.
1968: Tỉnh Lào Cai sáp nhập với tỉnh Nghĩa Lộ.
1972: Tỉnh Lào Cai tách ra khỏi tỉnh Nghĩa Lộ.
Giai đoạn 1975 - 1991:
1975: Hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.
1979: Sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai.
Giai đoạn 1991 - nay:
1991: Tái lập tỉnh Lào Cai trên sở vùng đất Lào Cai (cũ) bổ sung thêm ba
huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ).
1992: Tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.
2000: Tái lập hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai trên cơ sở tách huyện Bắc Hà.
2002: Sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai.
2003: Chuyển huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu quản lý.
2004: Chuyển thị xã Lào
2. Văn hóa- Lễ hội
Lào Cai 27 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc điều những phong tục tập quán,
trang phục, kiểu kiến trúc lối sống riêng, tạo cho Lào Cai bức tranh văn hóa đa
dạng, phong phú. Nét đặc sắc nhất của tỉnh những phiên chợ vùng cao. Chợ
không chỉ nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, phiên chợ đây còn dịp giao
lưu, hát múa, vui chơi. Chợ còn là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ, tìm hiểu bạn đời.
Một số lễ hội ở Lào Cai:
Hội múa xòè ở Tà Chải: Lễ hội của người Tày ở Tà Chải, Sa Pa diễn ra vào rằm
tháng giêng hàng năm để suy tôn Thần Nông - vị thần cai quản ruộng nương. Đây
cũng là dịp vui chơi của dân bản. Nghi lễ vào hội khá đơn giản với một mâm lễ vật
đặt tại chân cây nêu to, biểu thị lòng thành kính của dân bản đối với Thần, cầu
mong mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy nhà; trâu, ngựa, lợn, gà đầy chuồng.
Tết Nhảy của người Dao Đỏ: Khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Ty, ngày một hoặc
mùng hai Tết, ba ở trong nhà ông trưởng họ dòng họ lớn ở Tà Phìn (Lào Cai) là
Lý, Bàn và Triệu tổ chức Tết Nhảy Nghi lễ chính là các điệu nhảy do một tốp nam
thanh niên thể hiện. Toàn bộ có 14 điệu nhảy: mở đường; bắc cầu đưa đón thần
linh; chào tổ tiên, bố mẹ; mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần; tổ sư thầy cả về dự
tết... Môi điệu nhảy đều có những động tác diễn tả khác nhau. Sau nghi lễ nhảy
múa là lễ rước và tắm tượng tổ tiên. Tượng là tác phẩmnghệ thuật rất độc đáo của
người Dao. Sau lễ tắm tượng, con cháu lại nhảy điệu dâng gà trống đỏ, gà trống
vàng...Tết Nhảy của người Dao Đỏ ở Tà Phìn giàu bản sắc, độc đáo, đậm tính nhân
văn.
Hội Lồng Tồng của người Tày (huyện Văn Bàn, huyện Bắc Hà): Hội được tố
chức vào tháng giêng (thường là ngày 5 hay 15). Địa điểm là khu ruộng gần bản,
trung tâm lễ hội là cây còn. Hội Lồng Tổng là sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất
của người Tày. Thông qua lễ hội cho ta hiểu thêm về những giá trị về dân tộc, nhân
văn, nghệ thuật...Lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏẻ mạnh,
sinh nhiều con cháu. Phần lễ có nhiều nghi thức trang trọng: rước nước, cúng thần
bản, thần suối, thần núi, cúng cây còn. Trong lễ hội có nhiều cuộc vui như thi ném
còn, kéo co, chọi gà bằng hoa chuối, chọi trâu bằng măng vầu. Nam nữ đến hội để
múa xoè, hát giao duyên, kết bạn...
Lễ hội "Roóng Poọc" của người Giáy: Lễ hội của người Giáy ở Tả Van, huyện
Sa Pa, tố chức vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội cầu
mùa, mong người yên vật thịnh, mưa thuận gió hòà. Những năm gần đây lễ hội thu
hút đông đảo cư dân quanh vùng Mường Hoa nên đã trở thành lễ hội chung. Lễ
Lập tịch của người Dao (Khe Mạ - Bảo Thắng). Nghi lễ thường được tổ chức vào
dịp nông nhàn, vào khoảng trước hoặc sau tết Nguyên Đán. Địa điểm tại gia đình
hoặc khuôn viên người được "Lập tịch" (được chính thức nhận vào dòng họ). Đây
là nghi lễ của các gia đình khi có con trai 14 - 15 tuổi thì mời thầy đến làm lễ. Nghi
lễ có nhảy từ tháp cao xuống lưới võng; lễ răn dạy... Nghi lễ còn là ngày vui của
cộng đồng. Sau phần nghi lễ trang nghiêm có múa hát rất tưng bừng, múa trống
đất, múa sạp, múa gà...
Lễ hội đền Thượng: Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu (đồi Mai Lĩnh) thuộc địa
phận phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, nơi hợp thủy giữa sông Hồng và sông
Nậm Thi. Đền thờ Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày
15, 16 tháng giêng. Phần lễ bạo gồm có khai hội, rước kiệu vong linh, đọc văn tế,
dâng hương. Phần hội là những màn trình diễn văn nghệ, vũ hội dân gian mang
đậm phong cách dân tộc, các môn thể thao truyền thống như: vật, kéo co, ném còn,
đẩy gậy, cờ người, cầu lông, bóng bàn...
Lễ hội xuống đồng Sa Pa: Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày,
Dao xã Bản Hồ - Sa Pa khai hội sáng ngày mồng 8 Tết. Sau phần lễ gồm tục rước
đất, rước nước, phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa, các tiết mục văn nghệ
dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao và các trò chơi dân gian.
Lễ hội "Trầu Sun": Hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết, đồng bào Dao Đỏ ở
Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thăng) lại mở hội "Trầu Sun", là hội xuân truyền
thống, thực hiện các nghi lễ cúng báo thần làng, đất trời phù hộ cho một năm mới
mưa thuận, gió hòà mùa màng tốt tươi, người yên vật thịnh, trâu bò đầy chuồng,
vịt đầy sân...
Các lễ hội truyền thống khác: Lào Cai còn có nhiều lễ hội truyền thống khác
như: Lễ hội cúng rừng của người Nừng ở Mường Khương, Lễ hội Xên mường ở
Mường Than, Than Uyên, Lễ hội bắt cá của người Kháng ở Than Uyên, Lễ hội
trùm chăn của người Hà Nhì...
3. Âm nhạc
Một số bài hát về Lào Cai:
- Lào Cai của tôi (Đình Dũng)
- Lào Cai mến yêu (Hà Mười)
- Lào Cai thành phố trên mây (Hoàng Hồng Ngọc)
4. Ẩm thực
- Thắng cố Bắc Hà
- Cá hồi Sapa
- Thịt trâu gác bếp
- Phở chua Bắc Hà
- Khâu nhục
- Rượu San Lùng
- Rượu táo mèo
Phần III: Du lịch
Thành phố Lào Cai- thị trấn Sapa
Từ thành phố Lào Cai đi về phía Tây Nam theo quốc lộ 4D, thời gian di
chuyển khoảng 56 phút sẽ đến được thị trấn Sapa. Sapa là một địa danh du lịch
đẹp, thơ mộng nằm trên độ cao 1600m so với mặt biểncách thành phố Lào Cai
31,8 km. Nhiệt độ trung bình năm từ 15 C – 18 C. Mùa hè khí hậu ở Sapa mát dịu,
o o
không nóng gay gắt. Mùa đông thường mây bao phủ, rất lạnh, nhiệt độ thể
xuống 0 C, có năm tuyết rơi.
o
Từ thị trấn Sapa nhìn sang phía tây là dãy Hoàng
Liên Sơn. Trên đó đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m bốn mùa mây phủ
nóc nhà của Đông Dương nên việc chinh phục đỉnh núi này là ước ao của nhiều du
khách.
Ngoài ra Sapa còn nhiều cảnh đẹp tự nhiên hay sản phẩm của con người thể
kể đến như:
- Thung lũng Mường Hoa: Cách thị trấn Sapa 8km về phía Đông Nam. Nhắc
đến thung lũng Mường Hoa người ta thường nghĩ ngay đến 2 nét đẹp đặc trưng
nổi bật nhất đó chính những thửa ruộng bậc thang trập trùng, uốn lượn trùng
điệp cùng bãi đá cổ kỳ . thể trải nghiệm bằng tàu hỏa leo núi. Thời gian đi
đẹp nhất từ tháng 9- tháng 11.
- Khu du lịch núi Hàm Rồng: Núi Hàm Rồng thuộc địa phận thị trấn Sapa,
nằm ở khu vực phía sau nhà thờ đá cổ Sapa và là một phần của dãy núi Hoàng Liên
Sơn. Thời điểm tưởng nhất để du lịch núi Hàm Rồng Sapa khoảng đầu năm,
từ tháng 1 đến tháng 4. Những ngày này, vườn đào trên núi Hàm Rồng nở rộ, hồng
thắm cả một góc trời Sapa. Hãy cùng gia đình bạn ghé núi Hàm Rồng du xuân,
thưởng cảnh chụp cho mình những tấm hình thật đẹp bên vườn hồng đểu lại
kỷ niệm về một chuyến đi đáng nhớ.
- Vườn hồng Sapa: Cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 5km về phía đông
nam. Đây là nơi du khách có thể nghỉ ngơi, thư giản, ngắm nhìn cảnh đẹp.
- Thác Bạc: Nằm bên quốc lộ 4D, cách thị trấn sapa khoảng 12km trên đường
đeo vắt qua dãy Hoàng Liên Sơn. Từ trên khe núi cao dòng nước ẩm ầm đổ xuống
thành những dải trắng bạc, bọt tung trắng xóa, có lẽ vì thế mà có tên là Thác Bạc.
- Bản Cát Cát: Bản Cát Cát nằm cách thị trấn Sapa khoảng 5km là một trong
những bản ở gần thị trấn Sapa nhất, thu hút khá đông du khách đến tham quan. Tại
đây du khách thể chiêm ngưỡng kiến trúc nhà của người H Mông quy trình
dệt thổ cẩm từ sợi dây lanh, sợ bông của dân bản.
- Bản hang Tả Phìn: Cách thị trấn Sapa 17km về hướng Đông Bắc,
bản của người Dao, người H Mông mang tên Tả Phìn, dân bản này còn gi
được nhiều phong tục, nếp sinh hoạt, văn hóa đời sống, sản xuất. Qua bản sẽ tới
một hang đá môt khoang lớn sâu vào trong lòng núi. Tại khoang lớn nhất trong
hang, các nhũ đá rũ xuống như dải ăn ten uống lượng, nhấp nhô màu ngọc bích.
- Chợ Sapa: Phiên chợ chính Sapa họp vào chủ nhật hàng tuần. Sự độc đáo
chợ Sapa cũng nơi nam nữ giao duyên, một hình thức sinh hoạt văn hóa riêng
chỉ có ở Sapa và một số địa phương vùng núi phía bắc.
Thành phố Lào Cai- Huyện Bắc Hà
Huyện Bắc Hà nằm về phía Đông Bắc tính từ thành phố Lào Cai với quãng đường
gần 72km. Đi theo hai tuyến quốc lộ chính QL4D QL70 đường tỉnh lộ
DT153 với thời gian gần 2h đồng hồ.
Một số địa điểm du lịch tại Bắc Hà:
- Đền Bắc Hà: nằm trong thị trấn, gần chợ và dinh Hoàng A Tưởng. Đền Bắc
được xếp hạng di tích quốc gia ngày 29/01/2003. Lễ hội hằng năm đền Bắc
Hà vào 7/7 âm lịch, đó cũng là ngày giỗ kỵ Vũ Văn Mật.
- Chợ phiên Bắc : Độc đáo ấn tượng nhất chợ phiên Bắc món
thắng cố, một món ăn ưa thích của người H Mông của người dân trong vùng.
Chợ Bắc Hà cũng là nơi trao đổi, mua bán các chú ngựa của người dân trong vùng.
- Dinh Hoàng A Tưởng: (Vua mèo xứ Bắc Hà). Nằm trung tâm thị trấn
Bắc Hà, huyện Bắc cách chợ Bắc vài trăm mét. Đây một công trình
kiến trúc phương Đông và phương Tây, được xây dựng năm 1914, hoàn thành năm
1921.
Thành phố Lào Cai- Mường Vi (Bát Xát)
Động Mường Vi cách thành phố Lào Cai 28 km về phía Tây Bắc qua huyện
Bát Xát tới Bản Vược rẽ trái là đến xã Mường Vi - nơi có thung lũng rộng lớn,
xung quanh là những dãy núi đá vôi trùng điệp tạo thành một quần thể hang động
rộng lớn gọi là quần thể hang động Mường Vi. Nơi đây bao gồm các động Ná Rin,
Cám Rang, Cám Rúm và Cám Tẳm đều khá đẹp, đây là một trong những di tích
độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Lào Cai.
| 1/19

Preview text:

Lào Cai
Phần I: Tổng quan về Lào Cai
1. Diện tích, dân số, biển số xe, mã vùng điện thoại, đơn vị hành chính
- Diện tích:
6.383,88 km2. Đứng thứ 19/ 64 tỉnh thành phố cả nước.
- Dân số: 730,420 người. Mật độ dân số của tỉnh là 106 người/ km2.
- Mã vùng điện thoại: 214 - Biển số xe: 24
- Đơn vị hành chính:
Lào Cai có 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã.

. Thành phố Lào Cai . Thị xã Sapa
. Huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn. (Bản đồ hành chính)
2. Vị trí địa lý:
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng tây bắc và đông
bắc của Việt Nam. Cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km theo đường bộ.
- Phía Đông: giáp Hà Giang
- Phía Tây: giáp Sơn La và Lai Châu - Phía Nam: giáp Yên Bái
- Phía Bắc: Vân Nam (Trung Quốc)
3. Địa hình:
Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh.
Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây

Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung
bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn
. Ngoài
ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m -
1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm
cao nhất là đỉnh núi Phan Xi
Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường -
Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp
hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở
hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất
nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Một số đỉnh núi cao:
- Phan Xi Phăng: 3.143 m - Lang Lung: 2.913 m
- Tả Giàng Phình: 2.850 m
4. Sông Ngòi:
Hệ thống sông, suối của Lào Cai chằn chịt, lắm thác ghền. Một số sông ngòi chính:
- Sông Hồng: Chiều dài chảy trong tỉnh 120 km;
- Sông Chảy: Chiều dài chảy trong tỉnh 124 km;
- Ngòi Nhù: Chiều dài chảy trong tỉnh 68 km.

5. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu Lào Cai chia làm nhiều vùng.
các vùng thấp: Khí hậu mang tính
chất nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng này từ 22- 24 độ C. Ở các
vùng cao từ 700m trở lên
: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới pha ôn đới. Nhiệt độ
trung bình năm từ 18- 28 độ C, riêng Sapa có mùa đông nhiệt độ xuống dưới 0 độ C và có tuyết rơi. 6. Giao thông - Cửa khẩu:
Tính đến tháng 5 năm 2024, tỉnh Lào Cai có 7 cửa khẩu:
1. Cửa khẩu quốc tế:
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Thành phố Lào Cai)
Cửa khẩu Mường Khương (Bát Xát) (đang được nâng cấp)
Cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát) (đang được nâng cấp)
2. Cửa khẩu song phương:
Cửa khẩu Thanh Lương (Lào Cai)
Cửa khẩu Phùng Xá (Bát Xát)
Cửa khẩu A Lù (Bảo Thắng)
Cửa khẩu Thẩm Quyết (Bảo Thắng)
Ngoài ra, Lào Cai còn có 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng
hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương.
- Tuyến đường sắt
Có hai tuyến đường sắt chính đi qua Lào Cai:
. Tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai- Hà Khẩu (Trung Quốc). Đây là tuyến
đường sắt quốc tế nối liền thủ đô Hà Nội với thành phố Lào Cai và cửa khẩu quốc
tế Lào Cai, đồng thời kết nối với mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Tuyến đường
sắt này dài 326 km, đi qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
. Tuyến đường sắt Lào Cai- Sapa: Đây là tuyến đường sắt nội địa nối liền thành
phố Lào Cai với thị trấn Sa Pa, một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Tuyến
đường sắt này dài 38 km, đi qua các địa phương: thành phố Lào Cai, xã Cốc San,
xã Hầu Tháo, thị trấn Sa Pa. - Tuyến quốc lộ:
. Quốc lộ 4: Đây là tuyến quốc lộ quan trọng nhất của tỉnh Lào Cai, nối liền thành
phố Lào Cai với thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong khu vực Đồng
bằng sông Hồng. Tuyến đường này dài 242 km, đi qua các địa phương: thành phố
Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát, huyện Sa Pa, huyện Mường Khương, huyện Bảo Yên.
. Quốc lộ 4D: Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với thị trấn Sa Pa, một
điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh. Tuyến đường dài 38 km, đi qua các địa phương:
thành phố Lào Cai, xã Cốc San, xã Hầu Tháo, thị trấn Sa Pa.
. Quốc lộ 4E: Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với các huyện phía
đông nam của tỉnh và với các tỉnh, thành phố ở phía nam. Tuyến đường dài 143
km, đi qua các địa phương: thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên,
huyện Văn Bàn, huyện Trấn Yên.
. Quốc lộ 279: Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với huyện Bảo Hà và
huyện Bảo Yên. Tuyến đường dài 45 km, đi qua các địa phương: thành phố Lào
Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Hà, huyện Bảo Yên.
. Quốc lộ 70: Tuyến đường này nối liền thành phố Lào Cai với các huyện phía nam
của tỉnh và với các tỉnh, thành phố ở phía nam. Tuyến đường dài 118 km, đi qua
các địa phương: thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn, huyện Trấn Yên.
. Cao tốc Nội Bài - Lào
Cai: Tuyến đường cao tốc này dài 72 km, đi qua địa bàn
tỉnh Lào Cai, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa Lào Cai và thủ đô Hà Nội.
Phần II: Kiến thức 1. Lịch sử Trước năm 1945:
Vùng đất Lào Cai ngày nay thuộc các phủ Quy Hoà, Bảo Thắng, Văn Bàn của tỉnh
Yên Bái và phủ Nghĩa Lộ của tỉnh Nghĩa Lộ.
Lịch sử lâu đời với nhiều di tích văn hóa, lịch sử.
Giai đoạn 1945 - 1975:
1945: Cách mạng tháng Tám thành công, các tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ được thành lập.
1956: Thành lập tỉnh Lào Cai, tách ra từ tỉnh Yên Bái.
1968: Tỉnh Lào Cai sáp nhập với tỉnh Nghĩa Lộ.
1972: Tỉnh Lào Cai tách ra khỏi tỉnh Nghĩa Lộ.
Giai đoạn 1975 - 1991:
1975: Hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.
1979: Sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai.
Giai đoạn 1991 - nay:
1991: Tái lập tỉnh Lào Cai trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba
huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ).
1992: Tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.
2000: Tái lập hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai trên cơ sở tách huyện Bắc Hà.
2002: Sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai.
2003: Chuyển huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu quản lý. 2004: Chuyển thị xã Lào
2. Văn hóa- Lễ hội
Lào Cai có 27 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc điều có những phong tục tập quán,
trang phục, kiểu kiến trúc và lối sống riêng, tạo cho Lào Cai bức tranh văn hóa đa
dạng, phong phú. Nét đặc sắc nhất của tỉnh là những phiên chợ vùng cao. Chợ
không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, mà phiên chợ ở đây còn là dịp giao
lưu, hát múa, vui chơi. Chợ còn là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ, tìm hiểu bạn đời.
Một số lễ hội ở Lào Cai:
Hội múa xòè ở Tà Chải: Lễ hội của người Tày ở Tà Chải, Sa Pa diễn ra vào rằm
tháng giêng hàng năm để suy tôn Thần Nông - vị thần cai quản ruộng nương. Đây
cũng là dịp vui chơi của dân bản. Nghi lễ vào hội khá đơn giản với một mâm lễ vật
đặt tại chân cây nêu to, biểu thị lòng thành kính của dân bản đối với Thần, cầu
mong mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy nhà; trâu, ngựa, lợn, gà đầy chuồng.
Tết Nhảy của người Dao Đỏ: Khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Ty, ngày một hoặc
mùng hai Tết, ba ở trong nhà ông trưởng họ dòng họ lớn ở Tà Phìn (Lào Cai) là
Lý, Bàn và Triệu tổ chức Tết Nhảy Nghi lễ chính là các điệu nhảy do một tốp nam
thanh niên thể hiện. Toàn bộ có 14 điệu nhảy: mở đường; bắc cầu đưa đón thần
linh; chào tổ tiên, bố mẹ; mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần; tổ sư thầy cả về dự
tết... Môi điệu nhảy đều có những động tác diễn tả khác nhau. Sau nghi lễ nhảy
múa là lễ rước và tắm tượng tổ tiên. Tượng là tác phẩmnghệ thuật rất độc đáo của
người Dao. Sau lễ tắm tượng, con cháu lại nhảy điệu dâng gà trống đỏ, gà trống
vàng...Tết Nhảy của người Dao Đỏ ở Tà Phìn giàu bản sắc, độc đáo, đậm tính nhân văn.
Hội Lồng Tồng của người Tày (huyện Văn Bàn, huyện Bắc Hà): Hội được tố
chức vào tháng giêng (thường là ngày 5 hay 15). Địa điểm là khu ruộng gần bản,
trung tâm lễ hội là cây còn. Hội Lồng Tổng là sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất
của người Tày. Thông qua lễ hội cho ta hiểu thêm về những giá trị về dân tộc, nhân
văn, nghệ thuật...Lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏẻ mạnh,
sinh nhiều con cháu. Phần lễ có nhiều nghi thức trang trọng: rước nước, cúng thần
bản, thần suối, thần núi, cúng cây còn. Trong lễ hội có nhiều cuộc vui như thi ném
còn, kéo co, chọi gà bằng hoa chuối, chọi trâu bằng măng vầu. Nam nữ đến hội để
múa xoè, hát giao duyên, kết bạn...
Lễ hội "Roóng Poọc" của người Giáy: Lễ hội của người Giáy ở Tả Van, huyện
Sa Pa, tố chức vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội cầu
mùa, mong người yên vật thịnh, mưa thuận gió hòà. Những năm gần đây lễ hội thu
hút đông đảo cư dân quanh vùng Mường Hoa nên đã trở thành lễ hội chung. Lễ
Lập tịch của người Dao (Khe Mạ - Bảo Thắng). Nghi lễ thường được tổ chức vào
dịp nông nhàn, vào khoảng trước hoặc sau tết Nguyên Đán. Địa điểm tại gia đình
hoặc khuôn viên người được "Lập tịch" (được chính thức nhận vào dòng họ). Đây
là nghi lễ của các gia đình khi có con trai 14 - 15 tuổi thì mời thầy đến làm lễ. Nghi
lễ có nhảy từ tháp cao xuống lưới võng; lễ răn dạy... Nghi lễ còn là ngày vui của
cộng đồng. Sau phần nghi lễ trang nghiêm có múa hát rất tưng bừng, múa trống
đất, múa sạp, múa gà...
Lễ hội đền Thượng: Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu (đồi Mai Lĩnh) thuộc địa
phận phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, nơi hợp thủy giữa sông Hồng và sông
Nậm Thi. Đền thờ Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày
15, 16 tháng giêng. Phần lễ bạo gồm có khai hội, rước kiệu vong linh, đọc văn tế,
dâng hương. Phần hội là những màn trình diễn văn nghệ, vũ hội dân gian mang
đậm phong cách dân tộc, các môn thể thao truyền thống như: vật, kéo co, ném còn,
đẩy gậy, cờ người, cầu lông, bóng bàn...
Lễ hội xuống đồng Sa Pa: Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày,
Dao xã Bản Hồ - Sa Pa khai hội sáng ngày mồng 8 Tết. Sau phần lễ gồm tục rước
đất, rước nước, phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa, các tiết mục văn nghệ
dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao và các trò chơi dân gian.
Lễ hội "Trầu Sun": Hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết, đồng bào Dao Đỏ ở
Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thăng) lại mở hội "Trầu Sun", là hội xuân truyền
thống, thực hiện các nghi lễ cúng báo thần làng, đất trời phù hộ cho một năm mới
mưa thuận, gió hòà mùa màng tốt tươi, người yên vật thịnh, trâu bò đầy chuồng, gà vịt đầy sân...
Các lễ hội truyền thống khác: Lào Cai còn có nhiều lễ hội truyền thống khác
như: Lễ hội cúng rừng của người Nừng ở Mường Khương, Lễ hội Xên mường ở
Mường Than, Than Uyên, Lễ hội bắt cá của người Kháng ở Than Uyên, Lễ hội
trùm chăn của người Hà Nhì... 3. Âm nhạc
Một số bài hát về Lào Cai:
- Lào Cai của tôi (Đình Dũng)
- Lào Cai mến yêu (Hà Mười)
- Lào Cai thành phố trên mây (Hoàng Hồng Ngọc) 4. Ẩm thực - Thắng cố Bắc Hà
- Cá hồi Sapa - Thịt trâu gác bếp - Phở chua Bắc Hà - Khâu nhục - Rượu San Lùng - Rượu táo mèo Phần III: Du lịch
Thành phố Lào Cai- thị trấn Sapa
Từ thành phố Lào Cai đi về phía Tây Nam theo quốc lộ 4D, thời gian di
chuyển khoảng 56 phút sẽ đến được thị trấn Sapa
. Sapa là một địa danh du lịch
đẹp, thơ mộng nằm trên độ cao 1600m so với mặt biển và cách thành phố Lào Cai
31,8 km. Nhiệt độ trung bình năm từ 15oC – 18oC. Mùa hè khí hậu ở Sapa mát dịu,
không nóng gay gắt. Mùa đông thường có mây bao phủ, rất lạnh, nhiệt độ có thể
xuống 0oC, có năm tuyết rơi. Từ thị trấn Sapa nhìn sang phía tây là dãy Hoàng
Liên Sơn. Trên đó có đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m bốn mùa mây phủ

nóc nhà của Đông Dương nên việc chinh phục đỉnh núi này là ước ao của nhiều du khách.
Ngoài ra Sapa còn có nhiều cảnh đẹp tự nhiên hay sản phẩm của con người có thể kể đến như:
- Thung lũng Mường Hoa: Cách thị trấn Sapa 8km về phía Đông Nam. Nhắc
đến thung lũng Mường Hoa người ta thường nghĩ ngay đến 2 nét đẹp đặc trưng và
nổi bật nhất đó chính là những thửa ruộng bậc thang trập trùng, uốn lượn trùng
điệp cùng bãi đá cổ kỳ bí. Có thể trải nghiệm bằng tàu hỏa leo núi. Thời gian đi
đẹp nhất từ tháng 9- tháng 11.
- Khu du lịch núi Hàm Rồng: Núi Hàm Rồng thuộc địa phận thị trấn Sapa,
nằm ở khu vực phía sau nhà thờ đá cổ Sapa và là một phần của dãy núi Hoàng Liên
Sơn. Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch núi Hàm Rồng Sapa là khoảng đầu năm,
từ tháng 1 đến tháng 4. Những ngày này, vườn đào trên núi Hàm Rồng nở rộ, hồng
thắm cả một góc trời Sapa. Hãy cùng gia đình bạn bè ghé núi Hàm Rồng du xuân,
thưởng cảnh và chụp cho mình những tấm hình thật đẹp bên vườn hồng để lưu lại
kỷ niệm về một chuyến đi đáng nhớ.
- Vườn hồng Sapa: Cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 5km về phía đông
nam. Đây là nơi du khách có thể nghỉ ngơi, thư giản, ngắm nhìn cảnh đẹp.
- Thác Bạc: Nằm bên quốc lộ 4D, cách thị trấn sapa khoảng 12km trên đường
đeo vắt qua dãy Hoàng Liên Sơn. Từ trên khe núi cao dòng nước ẩm ầm đổ xuống
thành những dải trắng bạc, bọt tung trắng xóa, có lẽ vì thế mà có tên là Thác Bạc.
- Bản Cát Cát: Bản Cát Cát nằm cách thị trấn Sapa khoảng 5km là một trong
những bản ở gần thị trấn Sapa nhất, thu hút khá đông du khách đến tham quan. Tại
đây du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc nhà của người H Mông và quy trình
dệt thổ cẩm từ sợi dây lanh, sợ bông của dân bản.
- Bản và hang Tả Phìn: Cách thị trấn Sapa 17km về hướng Đông Bắc, có
bản của người Dao, người H Mông mang tên Tả Phìn, cư dân bản này còn giữ
được nhiều phong tục, nếp sinh hoạt, văn hóa đời sống, sản xuất. Qua bản sẽ tới
một hang đá là môt khoang lớn sâu vào trong lòng núi. Tại khoang lớn nhất trong
hang, các nhũ đá rũ xuống như dải ăn ten uống lượng, nhấp nhô màu ngọc bích.
- Chợ Sapa: Phiên chợ chính Sapa họp vào chủ nhật hàng tuần. Sự độc đáo ở
chợ Sapa cũng là nơi nam nữ giao duyên, một hình thức sinh hoạt văn hóa riêng
chỉ có ở Sapa và một số địa phương vùng núi phía bắc.
Thành phố Lào Cai- Huyện Bắc Hà
Huyện Bắc Hà nằm về phía Đông Bắc tính từ thành phố Lào Cai với quãng đường
gần 72km. Đi theo hai tuyến quốc lộ chính là QL4D và QL70 và đường tỉnh lộ
DT153 với thời gian gần 2h đồng hồ.
Một số địa điểm du lịch tại Bắc Hà:
- Đền Bắc Hà: nằm trong thị trấn, gần chợ và dinh Hoàng A Tưởng. Đền Bắc
Hà được xếp hạng di tích quốc gia ngày 29/01/2003. Lễ hội hằng năm ở đền Bắc
Hà vào 7/7 âm lịch, đó cũng là ngày giỗ kỵ Vũ Văn Mật.
- Chợ phiên Bắc Hà: Độc đáo và ấn tượng nhất ở chợ phiên Bắc Hà là món
thắng cố, một món ăn ưa thích của người H Mông và của người dân trong vùng.
Chợ Bắc Hà cũng là nơi trao đổi, mua bán các chú ngựa của người dân trong vùng.
- Dinh Hoàng A Tưởng: (Vua mèo xứ Bắc Hà). Nằm ở trung tâm thị trấn
Bắc Hà, huyện Bắc Hà cách chợ Bắc Hà vài trăm mét. Đây là một công trình có
kiến trúc phương Đông và phương Tây, được xây dựng năm 1914, hoàn thành năm 1921.
Thành phố Lào Cai- Mường Vi (Bát Xát)
Động Mường Vi cách thành phố Lào Cai 28 km về phía Tây Bắc qua huyện
Bát Xát tới Bản Vược rẽ trái là đến xã Mường Vi - nơi có thung lũng rộng lớn,
xung quanh là những dãy núi đá vôi trùng điệp tạo thành một quần thể hang động
rộng lớn gọi là quần thể hang động Mường Vi. Nơi đây bao gồm các động Ná Rin,
Cám Rang, Cám Rúm và Cám Tẳm đều khá đẹp, đây là một trong những di tích
độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Lào Cai.