Top 300 câu thi tư tưởng HCM môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Văn Lang

Top 300 câu thi tư tưởng HCM môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Văn Lang  giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Bộ môn Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 1. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không bao gồm nội dung nào sau đây?
A.Hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của
cách mạng Việt Nam.
B. Nguồn gốc tưởng, lý luận của tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác Lênin;
giá trị văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại.
C.Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm những vấn đề có liên
quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc.
D.Bao gồm những vấn đề có liên quan đến cách mạng thế giới, tài sản tinh
thần cho cách mạng thế giới.
Câu 2. Điền vào chỗ trống trong Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1986): “Muốn đổi mới tư duy, Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa
học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về ……. của Hồ Chí Minh”:
A. Lý luận và đường lối chính trị.
B. Tư tưởng và đường lối chính trị.
C. Tư tưởng và lý luận cách mạng.
D. Lý luận và thực tiễn cách mạng.
Câu 3. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” lần đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam
đưa ra tại đại hội lần thứ mấy?
A. Đại hội lần thứ VI (1986).
B. Đại hội lần thứ VII (1991).
C. Đại hội lần thứ VIII (1996).
D. Đại hội lần thứ IX (2001).
Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh
thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” là tại Đại hội lần thứ mấy?
A. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001).
B. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991).
C. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011).
D. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).
Câu 5. Đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Nghiên cứu hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam
của Hồ Chí Minh.
C. Nghiên cứu kết quả vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng Cộng sản Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng.
D. Nghiên cứu những đánh giá của các danh nhân trên thế giới về Hồ Chí Minh.
Câu 6. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”. Những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam là:
A. Lực lượng cách mạng.
B. Phương pháp cách mạng.
C. Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 7. Năm 1970, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động về
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là:
A. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức
cách mạng của Hồ Chủ tịch.
B. Toàn Đảng, toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo
tấm
gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
C. Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
D. Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Câu 8. Tại Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Tư
tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng.
B. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của nhân dân ta.
C. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.
D. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc.
Câu 9. Phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Thống nhất tính Đảng và tính khoa học.
B. Thống nhất lý luận và thực tiễn.
C. Quan điểm lịch sử - cụ thể; quan điểm toàn diện và hệ thống.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 10. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc” được nêu ra
ở Đại hội lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Đại hội lần thứ VI (1986).
B. Đại hội lần thứ VII (1991).
C. Đại hội lần thứ IX (2001).
D. Đại hội lần thứ XI (2011).
Câu 11. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí
Minh là "một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam". Đây là:
A. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 12. Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả
của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại". Đây là:
A. Nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 13. Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là "là tài sản
tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi". Đây là:
A. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 14. Nghị quyết số 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh của UNESCO đã ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là:
A. "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam".
B. "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của thế giới".
C. "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá của Việt Nam".
D. "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá của thế giới".
Câu 15. Ý nghĩa của việc học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận.
B. Củng cố niềm tin khoa học gắn với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi
dưỡng
lòng yêu nước.
C. Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 16. Phương pháp luận nào của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã yêu cầu,
khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của
các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó
xung quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội?
A. Thống nhất lý luận và thực tiễn.
B. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
C. Quan điểm toàn diện và hệ thống.
D. Quan điểm kế thừa và phát triển.
Câu 17. Đối tượng nào trong chỗ trống ở đoạn viết sau của Hồ Chí Minh: “Cuối thế kỷ
XIX chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam. Bọn ….. đê tiện và hèn nhát đầu hàng
và câu kết với bọn đế quốc để tiếp tục nô dịch nhân dân Việt Nam nhiều hơn”.
A. Vua quan.
B. Phong kiến.
C. Vua quan và phong kiến.
D. Phong kiến và địa chủ.
Câu 18. Cuộc cách mạng nào được Hồ Chí Minh đánh giá là “ảnh hưởng đến Việt Nam
như tiếng sấm vang trong đêm tối”?
A. Công xã Pari ở Pháp năm 1871.
B. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.
C. Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam năm 1945.
D. Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917.
Câu 19. Nhận định sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm nào: “Toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới”?
A.Di chúc (1965-1969).
B. Ba mươi năm hoạt động của Đảng (1960).
C.Đạo đức cách mạng (1958).
D.Đường cách mệnh (1927).
Câu 20. Chọn đáp án đúng nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời đã đáp ứng yêu cầu bức
thiết của:
A. Cách mạng Việt Nam.
B. Cách mạng thế giới.
C. Bản thân Hồ Chí Minh.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 21. Lô-gíc phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
B. Giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
C. Giải phóng xã hội, giải phóng con người, giải phóng dân tộc.
D. Giải phóng con người, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
Câu 22. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là gì?
A. Phương pháp làm việc biện chứng.
B. Bản chất cách mạng.
C. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để.
D. Bản chất khoa học.
Câu 23. Tính chất, đặc điểm của đại từ “Nó” trong câu sau được Hồ Chí Minh dùng để
chỉ đối tượng nào: “Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người
vô sản các thuộc địSau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh
những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở
các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”:
A. Chủ nghĩa đế quốc.
B. Chủ nghĩa thực dân.
C. Chủ nghĩa tư bản.
D. Chủ nghĩa phát-xít.
Câu 24. “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Hồ Chí Minh về chủ
trương cứu nước của nhà yêu nước nào?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Chu Trinh.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Nguyễn Thái Học.
Câu 25. “Mang nặng cốt cách phong kiến” là nhận xét của Hồ Chí Minh về chủ trương
cứu nước của nhà yêu nước nào?
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Phan Chu Trinh.
C. Phan Bội Châu.
D. Nguyễn Thái Học.
Câu 26. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin năm nào?
A. Năm 1920.
B. Năm 1919.
C. Năm 1918.
D. Năm 1917.
Câu 27. Các bài giảng của Hồ Chí Minh tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên
truyền của tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
gì?
A. Đường cách mệnh (1927).
B. Lênin và Phương Đông (1926).
C. Con rồng tre (1922).
D. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Câu 28. Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị tích cực nào của văn hóa phương Tây?
A. Giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
B. Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái.
C. Triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia.
D. Tư tưởng dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Câu 29. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển cách mạng thế giới:
A. Phản ánh khát vọng thời đại.
B. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng các nước thuộc địa.
C. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 30. Hồ Chí Minh thành lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức” năm nào? Tại
đâu?
A. Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Năm 1923, tại Mátxcơva (Liên Xô)
C. Năm 1926, tại Xiêm (Thái Lan).
D. Năm 1920, tại Paris (Pháp).
Câu 31. Hồ Chí Minh đã thành lập "Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng" năm nào?
Tại đâu?
A. Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Năm 1923, tại Mátxcơva (Liên Xô).
C. Năm 1924, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Năm 1920, tại Paris (Pháp).
Câu 32. Khẩu hiệu chiến lược nổi tiếng “Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại” là của
ai?
A. C. Mác.
B. J. Stalin.
C. V.I. Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 33. Theo Hồ Chí Minh, ai là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật
sự cách mạng trong các nước thuộc địa?
A. C. Mác.
B. V.I. Lênin.
C. Hô-xê-mác-ti.
D. C. Mác và Ph. Ăngghen.
Câu 34. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
B. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc
quyền (Chủ nghĩa đế quốc).
C. Cách mạng vô sản Nga (1917) thắng lợi và Quốc tế Cộng sản thành lập (3/1919).
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 35. Xã hội Việt Nam khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (1911) là xã hội:
A. Thuộc địa phong kiến. (nửa PK)
B. Phong kiến.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 36. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn là gì?
A. Phù hợp với điều kiện thực tế nước ta.
B. Chống phong kiến.
C. Đấu tranh vì tự do, dân chủ.
D. Tư tưởng hòa bình.
Câu 37. Tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Hồ Chí Minh hình thành trong
thời kỳ nào?
A. Trước 1911.
B. 1911 - 1920.
C. 1920 - 1930.
D. 1930 - 1945.
Câu 38. Hồ Chí Minh khảo nghiệm và tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
trong thời kỳ nào?
A.1911 - 1920.
B. 1890 - 1911.
C.1920 - 1930.
D.1930 - 1945.
Câu 39. Thời kỳ phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh là thời gian nào?
A.1911 - 1920.
B. 1921 - 1930.
C.1930 - 1945.
D.1945 - 1969.
Câu 40. Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
B. Ngày 15/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
C. Ngày 25/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
D. Ngày 6/5/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
Câu 41. Câu nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” là của ai?
A. Nguyễn Sinh Sắc.
B. Phan Châu Trinh.
C. Phan Bội Châu.
D. Vương Thúc Qúy.
Câu 42. Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã trở về Việt
Nam vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Ngày 28/01/1941, tại Cao Bằng.
B. Ngày 02/9/1945, tại Bắc Kạn.
C. Ngày 06/6/1931, tại Thái Nguyên.
D. Ngày 08/3/1943, tại Tuyên Quang.
Câu 43. Tác phẩm nào sau đây của Hồ Chí Minh xuất bản vào năm 1925?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường cách mệnh.
C. Lênin và Phương Đông.
D. Con rồng tre.
Câu 44. Tác phẩm nào sau đây của Hồ Chí Minh được xuất bản vào năm 1927?
A. Đường cách mệnh.
B. Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. Con rồng tre.
D. Đạo đức cách mạng.
Câu 45. Hồ Chí Minh dạy học ở trường Dục Thanh thời gian nào?
A. Từ 9/1910 đến 2/1911.
B. Từ 9/1910 đến 5/1911.
C. Từ 9/1910 đến 4/1911.
D. Từ 9/1908 đến 9/1909.
Câu 46. Trong thời gian ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã làm những công việc gì?
A. Phụ bếp, cào tuyết, thợ ảnh, làm bánh, đốt lò, bán báo.
B. Dạy học, phiên dịch, dẫn chương trình, diễn viên, nội trợ
C. Người mẫu ảnh, thợ xây, kỹ sư.
D. Diễn viên, thợ kim hoàn, phụ hồ, giảng viên.
Câu 47. Tại Pác Bó (1941), Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt cuốn sách nào để làm tài liệu
huấn luyện cán bộ?
A. Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Nga.
B. Tư Bản.
C. Đội du kích bí mật.
D. Chiến tranh và hoà bình.
Câu 48. Hồ Chí Minh đã tham dự cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa
Thiên vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1908.
B. Tháng 5/1906.
C. Tháng 5/1905.
D. Tháng 5/1911.
Câu 49. Hồ Chí Minh ủng hộ phái tả trong Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III và
trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời là người
đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam năm nào?
A. Năm 1917.
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1920.
Câu 50. Nhận định sau đây về Hồ Chí Minh là của ai: “Con người thanh niên mảnh
khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt cây thập tự cáo chung lên nền thống
trị của chúng ta ở Đông Dương”?
A. Paul Doumer (Toàn quyền Pháp tại Đông Dương (1897-1902)).
B. Vua Khải Định (Vua xứ Annam thuộc Pháp (1916-1925)).
C. Tsuchihashi (Toàn quyền Nhật Bản tại Đông Dương (1944-1945)).
D. Paul Arnoux (Trưởng Ban Đông Dương - Sở Mật thám Pháp).
Câu 51. Ai là người có công lớn giúp Hồ Chí Minh thoát ra khỏi nhà tù của thực dân
Anh ở Hồng Kông (1931 - 1933)?
A. Luật sư Francis Henry Loseby.
B. Tống Khánh Linh.
C. Thống đốc Hồng Kông William Peel.
D. Tổ chức Cứu tế Đỏ quốc tế (Quốc tế Cộng sản).
Câu 52. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu
gì vào tháng 12/1946?
A. Sản xuất giỏi.
B. Thành đồng Tổ quốc.
C. Kháng chiến anh dũng.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 53. “Di chúc” của Hồ Chí Minh bắt đầu được viết vào thời gian nào?
A. 10/4/1965.
B. 15/5/1969.
C. 20/6/1969.
D. 10/5/1965.
Câu 54. Cống hiến lý luận lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là:
A. Về cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Về cách mạng ruộng đất.
C. Về cách mạng dân chủ.
D. Về cách mạng văn hóa.
Câu 55. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.
B. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
C. Cả hai đáp án kia đều sai.
D. Cả hai đáp án kia đều đúng.
Câu 56. Hồ Chí Minh chủ trương đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp nào để
giải phóng dân tộc?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Tư sản.
D. Địa chủ.
Câu 57. Nguyên tắc phân phối theo lao động thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam được Hồ Chí Minh giải thích là:
A. Tất cả mọi người đều phải tích cực lao động, sản phẩm xã hội được chia đều.
B. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
C. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn…
D. Làm theo năng lực, hưởng theo trách nhiệm được giao.
Câu 58. Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, khi nói về những đặc điểm lớn của
chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh giải thích nguyên nhân khiến cho trong chủ nghĩa xã
hội: “Không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, giữa lao động chân tay và lao
động trí óc” là vì:
A. Vì đô thị hóa rất nhanh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất mạnh.
B. Vì công nhân, nông dân nắm quyền lực chính trị.
C. Vì thôn quê ngày càng văn minh, công nông ngày càng thông thái.
D. Vì mọi vùng nông thôn đều trở thành thành thị.
Câu 59. “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh được trích ra
từ văn kiện nào?
A. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
B. Bài nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp.
C. Lời kêu gọi Kiều bào Việt Nam ở Pháp.
D. Trả lời phóng viên Hãng thông tấn F.P.
Câu 60. “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong
thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Luận điểm đó được Hồ Chí Minh
viết trong tác phẩm nào?
A. Sách lược vắn tắt của Đảng.
B. Chương trình tóm tắt của Đảng.
C. Đường cách mệnh.
D. Chánh cương vắn tắt của Đảng.
Câu 61. Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản” được ghi nhận trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh?
A. Chánh cương vắn tắt của Đảng.
B. Chương trình tóm tắt của Đảng.
C. Đường cách mệnh.
D. Sách lược vắn tắt của Đảng.
Câu 62. Chọn đáp án đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
A. Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo.
B. Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở
chính quốc.
D. Cách cách mạng vô sản ở chính quốc giành thắng lợi đồng thời với cách mạng vô
sản ở chính quốc.
Câu 63. Quan điểm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh?
A. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng
thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt.
B. Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai
cấp công nhân.
C. Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được
bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân ở tất cả các nước để tự giải phóng, chỉ có thể
thành công được, nếu công nhân cùng nhau đấu tranh chống lại tư bản quốc tế.
Câu 64. Trong “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa” (năm 1945), Hồ Chí Minh viết: “Giờ
quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức
ta mà…..”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.
A. Xây dựng đất nước ta.
B. Bảo vệ Tổ quốc ta.
C. Tự giải phóng cho ta.
D. Giải phóng Tổ quốc ta.
Câu 65. Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được nêu trong Di chúc là gì?
A. Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc.
B. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm
châu.
C. Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
D. Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
Câu 66. Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Độc lập dân tộc.
B. Ruộng đất cho dân cày.
C. Dân chủ cho nhân dân.
D. Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Câu 67. Theo Hồ Chí Minh, lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm lực
lượng nào?
A. Toàn dân tộc.
B. Liên minh công – nông
C. Công – nông – trí thức.
D. Giai cấp vô sản và nhân dân tiến bộ toàn thế giới.
Câu 68. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “… mà không
tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống”:
A. Cần cù.
B. Tăng gia sản xuất.
C. Sản xuất.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 69. Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc bằng:
A. Đấu tranh nghị trường.
B. Bạo lực cách mạng.
C. Đàm phán, thương lượng hòa bình.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 70. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy ….. mà tự giải phóng cho ta”.
A. Đem sức ta.
B. Dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C. Đoàn kết đem sức ta.
D. Dựa vào sự giúp đỡ của quốc tế.
Câu 71. Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở
các nước thuộc địa vì:
A. Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp.
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc và đế quốc gay gắt hơn mâu thuẫn giữa các giai cấp với
nhau.
C. Trong giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 72. Quan điểm: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” được Hồ Chí Minh suy ra
từ tuyên ngôn nào?
A. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên Hiệp Quốc, năm 1948.
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăngghen, năm 1848.
C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp, năm 1791.
D. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, năm 1776.
Câu 73. “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do,
độc lập cũng không làm gì” nói lên quan điểm nào của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc?
A. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
B. Độc lập dân tộc gắn liền với hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do và hạnh phúc của nhân dân.
D. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 74. Cuộc cách mạng nào được Hồ Chí Minh nhận xét trong tác phẩm “Đường cách
mệnh” (1927): “Cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ
cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai”?
A. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
B. Cách mạng tư sản Pháp năm 1848.
C. Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776.
D. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) năm 1911.
Câu 75. Cuộc cách mạng nào được Hồ Chí Minh nhận xét trong tác phẩm “Đường cách
mệnh” (1927): “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông,
ngoài thì nó áp bức thuộc địa”?
A. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
B. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc Mỹ năm 1776.
D. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
Câu 76. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đối tượng của cách mạng ở thuộc địa là ai?
A. Là giai cấp tư sản bản xứ.
B. Là giai cấp địa chủ nói chung.
C. Là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
D. Mọi giai cấp, tầng lớp bóc lột trong xã hội.
Câu 77. Quan điểm sau đây của Hồ Chí Minh được nêu tại Đại hội/Hội nghị của Đảng:
“Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một
cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”?
A. Hội nghị thành lập Đảng (1930).
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3/1935).
C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (11/1940).
D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (5/1941).
Câu 78. Nhận định sau đây của Hồ Chí Minh trong tác phẩm nào: “Dù sao, chúng ta
phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước còn người.
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”?
A. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh (17/7/1966).
B. Đường cách mệnh (1927).
C. Di chúc (1965-1969).
D. Thư khen đồng bào, chiến sĩ và cán bộ miền Nam (8/9/1968).
Câu 79. Tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (1924), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Vận mệnh của
giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của ai?
A. Vận mệnh của các dân tộc thuộc địa.
B. Vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa.
C. Vận mệnh của giai cấp nông dân ở các thuộc địa.
D. Vận mệnh của giai cấp vô sản ở các thuộc địa.
Câu 80. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh xác định lực lượng nào là
gốc của cách mạng?
A. Công nhân, trí thức.
B. Nông dân, tư sản.
C. Công nhân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân.
Câu 81. Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các
dân tộc” (năm 1967), Hồ Chí Minh nhận định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống
kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng …. chống lại bạo lực phản cách mạng,
giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ
trống.
A. Đấu tranh nghị trường.
B. Bạo lực cách mạng.
C. Lực lượng toàn dân.
D. Đấu tranh hòa bình.
Câu 82. Theo Hồ Chí Minh, điều kiện tiên quyết để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
là:
A. Độc lập dân tộc.
B. Có sự lãnh đạo của Đảng.
C. Tiền vốn, khoa học – kỹ thuật.
D. Sự đoàn kết toàn dân.
Câu 83. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Chỉ tiêu kế
hoạch một phần, …. phải hai phần, cố gắng phải ba phần”:
A. Trách nhiệm.
B. Sáng kiến.
C. Quyết tâm.
D. Biện pháp.
Câu 84 Mục tiêu cụ thể của về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt .
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
B. Cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần.
C. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 85. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là gì?
A. Hợp tác hóa.
B. Công nghiệp hoá.
C. Sở hữu tập thể.
D. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 86. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Khoa học kỹ thuật tiên tiến.
B. Kinh tế phát triển.
C. Giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
D. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Câu 87. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Một nền kinh tế hiện đại.
B. Phát triển mạnh mẽ khoa học – kỹ thuật.
C. Độc lập cho dân tộc; tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
D. Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Câu 88. Theo Hồ Chí Minh, động lực quyết định nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Khoa học - kỹ thuật.
B. Chính trị.
C. Con người.
D. Sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế.
Câu 89. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực quan trọng và quyết định của của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
A. Đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
B. Là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là công – nông – trí thức.
C. Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.
D. Xóa đói giảm nghèo.
Câu 90. Quan điểm nào sau đây của Hồ Chí Minh?
A. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.
B. Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học
phương Đông.
C. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.
D. Cả ba phương án kia đều đúng
Câu 91. Theo Hồ Chí Minh, kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội là ai?
A. Giặc ngoại xâm.
B. Chủ nghĩa tư bản.
C. Chủ nghĩa đế quốc.
D. Chủ nghĩa cá nhân.
Câu 92. Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là gì?
A. Động lực bên trong.
B. Động lực bên ngoài.
C. Ngăn ngừa là tham ô, lãng phí, quan liêu, các yếu tố kìm hãm,“giặc nội xâm”
triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 93 Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực quan trọng và quyết định xây dựng .
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
A. Sức mạnh thời đại, của tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Sức mạnh của các thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới.
C. Sức mạnh vật chất và tinh thần của con người, của nhân dân lao động mà nòng
cốt là công - nông - trí thức.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 94. Đặc điểm to nhất khi Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là:
A. Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, trình độ pháp luật còn kém
B. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
C. Từ một nước lạc hậu, yếu kém về mọi mặt.
D. Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu.
Câu 95. Theo Hồ Chí Minh, động lực quan trọng nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là:
A. Động lực kinh tế.
B. Đảng – Nhà nước – Mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Con người.
D. Động lực văn hóa.
Câu 96. Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nghèo đói sau chiến tranh và đòi hỏi nâng cao đời sống nhân
dân.
B. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ
và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
C. Mâu thuẫn giữa ổn định xã hội và sự phá hoại của các thế lực thù địch.
D. Mâu thuẫn giữa trình độ khoa học kỹ thuật của ta thấp kém và nhu cầu hội nhập
kinh tế thế giới.
Câu 97. Ngày 24/4/1957, khi nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy dệt Nam Định,
Hồ Chí Minh cho rằng: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó
khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là
……”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.
A. Tạo điều kiện phát triển sản xuất.
B. Ích chung và lại lợi riêng.
C. Tăng năng xuất lao động.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 98. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện của nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định,
lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Tiến hành công nghiệp hó
C. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo đủ đức và tài.
D. Phát triển khoa học kỹ thuật.
Câu 99. Theo Hồ Chí Minh, biện pháp để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là gì?
A. Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng,
lấy xây dựng làm chính.
B. Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai
miền Nam - Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
C. Biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem
của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 100. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Hồ Chí Minh coi nội lực là quyết định.
B. Hồ Chí Minh coi ngoại lực là quyết định.
C. Hồ Chí Minh coi nội lực và ngoại lực là như nhau.
D. Hồ Chí Minh coi nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
Câu 101. Một điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở nước
ta là gì?
A. Dân tộc phải được độc lập.
B. Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo trong suốt tiến trình cách mạng.
C. Nhân dân có sự giác ngộ, tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội.
D. Có nhà nước chuyên chính vô sản.
Câu 102. Hồ Chí Minh nói tới văn kiện nào trong câu sau: “Hỡi đồng bào bị đọa đày
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”?
A. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lênin.
B. Nghị quyết Đại hội V Quốc tế Cộng sản.
C. Nghị quyết đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
D. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Câu 103. Xã hội có chế độ dân chủ là đặc trưng về mặt nào của xã hội xã hội chủ nghĩa
theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
Câu 104. Tư tưởng "Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân" là nói đến mặt nào
trong đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội.
D. Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 105. Trong vận dụng kinh nghiệm thực tiễn thế giới vào xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải chống khuynh hướng nào?
A. "Giáo điều" và "xét lại".
B. "Giáo điều" và "máy móc".
C. "Xét lại" và "đổi mới".
D. "Máy móc" và "đổi mới".
Câu 106. Kẻ địch bên trong của mỗi người cần phải chống trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội theo Hồ Chí Minh là:
A. Quan liêu, mệnh lệnh.
B. Tham nhũng, lãng phí.
C. Lợi ích cá nhân.
D. Chủ nghĩa cá nhân.
Câu 107. Đại hội lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Đại hội lần thứ VI (1986).
B. Đại hội lần thứ VII (1991).
C. Đại hội lần thứ IX (2001).
D. Đại hội lần thứ X (2006).
Câu 108. Quan điểm sau đây về quy luật hình thành Đảng Cộng sản là của ai: “Đảng
Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công
nhân”.
A. C. Mác
B. Ph. Ăngghen.
C. V.I. Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 109. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam cần phải có Đảng để làm gì?
A. Xác định đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp.
B. Tổ chức dân chúng thực hiện đường lối, cách mạng do Đảng đề ra.
C. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới nhằm tạo sức mạnh tổng hợp
cho cách mạng Việt Nam.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 110. Theo Hồ Chí Minh thì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của ai?
A. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
B. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp nông dân Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của công nhân và trí thức Việt Nam.
D. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Câu 111 Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải là đạo đức, là văn minh, mỗi đảng viên và cán.
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người
đầy tớ thật trung thành của ai?
A. Của giai cấp công nhân.
B. Của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. Của nhân dân.
D. Của công – nông – trí thức.
Câu 112. Thuật ngữ “Đảng cầm quyền” được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm
nào?
A. Vi hành.
B. Di chúc.
C. Đường cách mệnh.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 113. Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền từ năm nào?
A. Năm 1930.
B. Năm 1935.
C. Năm 1945.
D. Năm 1946.
Câu 114. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh:
“Trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động và ..... quần chúng, ngoài
thì ..... với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi ..... có vững cách mạng mới
thành công”:
A. Tập hợp - hợp tác - đoàn thể.
B. Lôi cuốn - liên lạc - Đảng.
C. Tổ chức - liên lạc - Đảng.
D. Liên lạc - đoàn kết - Đảng.
Câu 115. Nhà nước do dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, nuôi dưỡng.
B. Nhà nước chỉ giúp kế hoạch.
C. Dân tự làm, tự lo vì Nhà nước không làm thay cho dân.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 116. Theo Hồ Chí Minh, đâu là dây chuyền của bộ máy, là khâu trung gian nối liền
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân?
A. Đảng viên.
B. Cán bộ.
C. Giai cấp công nhân.
D. Đội ngũ trí thức.
Câu 117. Theo Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng là công tác gì?
A. Công tác chính trị.
B. Công tác tư tưởng.
C. Công tác cán bộ.
D. Công tác lý luận.
Câu 118. Phương án nào không thuộc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh?
A. Tập trung dân chủ.
B. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
C. Tự phê bình và phê bình; Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
D. Thẳng thắn, có tinh thần trách nhiệm.
Câu 119. Theo Hồ Chí Minh, tổ chức nào là “hạt nhân”, quyết định chất lượng lãnh đạo
của Đảng, là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên?
A. Bộ Chính trị.
B. Đảng bộ.
C. Đảng ủy.
D. Chi bộ.
Câu 120. Quan điểm sau đây được trích trong văn bản nào: “Tất cả quyền bính trong
nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
A. Điều 1 - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
B. Lời nói đầu - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
C. Tuyên ngôn độc lập (1945).
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
Câu 121. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước
mắt phải tẩy sạch bệnh gì?
A. Bệnh trái phép, cậy thế, cậy quyền.
B. Bệnh tư túng, chia rẽ.
C. Bệnh quan liêu.
D. Bệnh kiêu ngạo cộng sản.
Câu 122. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Đảng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người , dân cày và lao
động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự
Tổ quốc và nhân dân”?
A. Vô sản.
B. Thợ thủ công.
C. Thợ thuyền.
D. Tiểu thương.
Câu 123. Đâu là nguyên tắc mà Hồ Chí Minh cho là nguyên tắc lãnh đạo, có thể xem xét
toàn diện mọi mặt, tránh ỷ lại, phát huy tính chủ động:
A. Tập trung dân chủ.
B. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
C. Đoàn kết thống nhất.
D. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Câu 124. Theo Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức nào?
A. Đường lối, chủ trương.
B. Công tác kiểm tra.
C. Qua các tổ chức Đảng, đảng viên trong bộ máy Nhà nước.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 125. Theo Hồ Chí Minh, trong quan hệ với dân thì cán bộ Nhà nước là:
A. Người đầy tớ của dân.
B. Người lãnh đạo của dân.
C. Cha mẹ của dân, dạy dỗ và sai bảo dân.
D. Vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Câu 126. Để bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương thực
hiện “3 chống”, đó là:
A. Tham ô, lãng phí, quan liêu.
B. Đặc quyền, đặc lợi, hống hách.
C. Cục bộ, địa phương, bè phái.
D. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
Câu 127. Chọn đáp án đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
A. Mang bản chất giai cấp công nhân.
B. Mang tính nhân dân sâu sắc.
C. Mang tính dân tộc.
D. Có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính
dân tộc.
Câu 128. Theo Hồ Chí Minh, việc gốc để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là:
A.Huấn luyện cán bộ.
B. Thi tuyển cán bộ.
C.Chính sách cán bộ.
D.Xác định tiêu chuẩn cán bộ.
Câu 129. Điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh: “Muôn việc thành
công hay thất bại đều do…”
A. Đường lối đúng hay sai.
B. Đảng mạnh hay yếu.
C. Đoàn kết rộng hay hẹp.
D. Cán bộ tốt hay kém.
Câu 130. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào sau đây là quy luật phát triển của Đảng:
A. Tập trung dân chủ.
B. Tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách.
C. Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
D. Tự phê bình và phê bình.
Câu 131. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Để
lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do ..... tốt. Chi bộ tốt là do các .....
đều tốt”.
A. Tổng bí thư/ đồng chí
B. Chi bộ/ đảng viên
C. Chi ủy/ ủy viên
D. Đảng bộ/bí thư
Câu 132. Câu Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh:
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền … Chính phủ”
A. Lật đổ.
B. Đuổi.
C. Góp ý.
D. Kiểm soát, phê bình.
Câu 133. Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là:
A. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
C. Nhà nước chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 134. Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân
thì Nhà nước đó phải là:
A. Do dân
B. Vì Dân.
C. Của dân
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 135. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong Di chúc của Hồ Chí Minh: “Các
đồng chí từ trung ương đến các ..... cần phải giữ gìn ….. như giữ gìn con ngươi của mắt
mình”
A. Chi bộ / sự đoàn kết nhất trí của Đảng.
B. Cơ sở / đạo đức cách mạng
C. Địa phương / sự toàn vẹn lãnh thổ.
D. Chi bộ / tư cách của người đảng viên.
Câu 136. Để xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả, Hồ Chí Minh chủ
trương:
A. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài.
B. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo
đức cách mạng.
C. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 137 Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu gì về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công .
chức nhà nước?
A. Tuyệt đối trung thành với cách mạng; Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi
chuyên môn, nghiệp vụ; Liên hệ mật thiết với nhân dân.
B. Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình
huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
C. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì
sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
D. Tất cả những yêu cầu kia.
Câu 138. Tổ chức thanh niên mà Hồ Chí Minh chủ trương thành lập vào năm 1925 có
tên gọi chính thức trong điều lệ của tổ chức này là:
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.
C. Thanh niên xung phong.
D. Hội Cách mạng Thanh niên Việt Nam
Câu 139. Lần đầu tiên ở nước ta, Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu vào
thời gian nào?
A. Ngày 06/01/1946.
B. Ngày 06/11/1946.
C. Ngày 01/6/1946.
D. Ngày 11/6/1946.
Câu 140. Mục đích của tổng tuyển cử trong cả nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu
năm 1946 là gì?
A. Để nhà nước ta có cơ sở pháp lý vững chắc trong quan hệ với quân Đồng Minh.
B. Để có mối quan hệ quốc tế bình đẳng về mặt nhà nước.
C. Để có thể thiết lập một cơ chế quyền lực hợp pháp theo thông lệ quốc tế.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 141. Quan điểm sau đây được trích trong văn bản nào: “Nhà nước của ta là Nhà
nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân
lãnh đạo”?
A. Điều 1 - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
B. Lời nói đầu của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959).
C. Tuyên ngôn độc lập (1945).
D. .Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
Câu 142. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
bầu ai làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Tôn Đức Thắng.
C. Hồ Chí Minh.
D. Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 143. Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là gì?
A. Coi trọng pháp luật quản lý xã hội.
B. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội.
C. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật.
D. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội.
Câu 144 Nhận định sau đây được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh: “Cải cách .
nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những
đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu”; “Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế
độ ra các đạo luật”?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường cách mệnh.
C. Vi hành.
D. Yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 145. Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện được dân chủ trong xã hội, trước tiên cần
thực hiện dân chủ trong tổ chức nào?
A. Dân chủ trong chính quyền các cấp.
B. Dân chủ trong Quốc hội.
C. Dân chủ trong các đoàn thể nhân dân.
D. Dân chủ trong Đảng.
Câu 146. “Bảy xin hiến pháp ban hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Hai
câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường cách mệnh.
C. Việt Nam yêu cầu ca.
D. Nhật kí trong tù.
Câu 147. Để có một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến, việc làm đầu tiên của Hồ Chí Minh
sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước.
B. Kêu gọi thế giới công nhận chính quyền mới.
C. Thiết kế mô hình nhà nước cách mạng.
D. Lựa chọn, sắp xếp cán bộ.
Câu 148. Ngày 26/01/1946, Hồ Chí Minh ký lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp của công
dân là tội gì?
A. Tù 50 năm.
B. Tù 20 năm.
C. Tù chung thân.
D. Tử hình.
Câu 149. Điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh: "Làm sao cách mệnh
rồi thì quyền trao cho…. chớ để trong tay một bọn ít người"?
A. Dân chúng số nhiều.
B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 150. Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định phạt tội đưa và nhận hối lộ mấy năm tù?
A. Từ 5 đến 10 năm.
B. Từ 5 đến 15 năm.
C. Từ 5 đến 20 năm.
D. Từ 10 đến 20 năm.
Câu 151. So với học thuyết Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã bổ sung yếu tố nào trong sự
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Phong trào dân chủ.
B. Phong trào yêu nước.
C. Phong trào công nhân.
D. Phong trào thanh niên.
Câu 152. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng cơ bản nhất quyết định sự lãnh đạo tất yếu của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam là?
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
B. Đảng có đội ngũ đảng viên trong sạch vững mạnh.
C. Đảng đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam.
D. Đảng hoạt động vì nước vì dân.
Câu 153. Điền vào chỗ trống trong quan điểm sau của Hồ Chí Minh: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là …..”.
A. Chủ nghĩa Mác.
B. Chủ nghĩa Lênin.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên
Câu 154. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào trong hoạt động của Đảng phải là việc làm
thường xuyên, như “mỗi ngày phải rửa mặt”.
A. Tập trung dân chủ.
B. Kỷ luật nghiêm minh tự giác.
C. Tự phê bình và phê bình.
D. Đoàn kết quốc tế.
Câu 155. Theo Hồ Chí Minh, khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của
cá nhân thì người đảng viên phải như thế nào?
A. Hy sinh lợi ích của Đảng cho lợi ích cá nhân.
B. Hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng.
C. Cân bằng giữa hai lợi ích.
D. Xem xét tính cấp bách để quyết định lựa chọn lợi ích.
Câu 156. Tư tưởng về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, được Hồ Chí Minh vận dụng,
phát triển trong quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam là tư tưởng
của ai?
A. V.I. Lênin.
B. C. Mác.
C. Mao Trạch Đông.
D. Kim Nhật Thành.
Câu 157. Điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh: “Đảng có những điều
kiện kỷ luật bắt buộc mỗi đảng viên phải theo. Không có kỷ luật sắt không có Đảng. Đã
vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng. Đảng đã chỉ thị nghị quyết là phải làm.
Không làm thì … …”.
A. Bàn bạc, thảo luận lại.
B. Xem xét kỷ luật.
C. Giải trình lý do.
D. Đuổi ra khỏi Đảng.
Câu 158. Theo Hồ Chí Minh, việc Đảng cần làm ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam hoàn toàn thắng lợi là?
A. Củng cố quyền lãnh đạo
B. Tăng cường lực lượng.
C. Chỉnh đốn lại Đảng.
D. Mở rộng các mối quan hệ quốc tế.
Câu 159. Chọn câu trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong quan hệ với quần
chúng, Đảng phải:
A. Không được theo đuôi quần chúng.
B. Luôn luôn nghe theo quần chúng.
C. Theo đuổi quần chúng.
D. Luôn làm theo quần chúng.
Câu 160. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng thì phải làm
gì?
A. Tự phê bình và phê bình.
B. Mở rộng dân chủ nội bộ.
C. Chống lại chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 161. Theo Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo, Đảng phải có những phẩm chất gì?
A. Tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết.
B. Phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo.
C. Tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
A. Tư cách, đạo đức, năng lực cần thiết
B. Phải có khả năng làm cho dân tin, dân mến, dân phục, dân theo
C. Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, nghe ý kiến của dân, học nhân dân, chịu
sự kiểm soát của nhân dân…
D. Tất cả những phẩm chất trên
Câu 162. Theo Hồ Chí Minh, trong xây dựng Đảng về chính trị, vấn đề nào là “cốt tử”?
A. Xây dựng đường lối chính trị.
B. Xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng.
C. Củng cố lập trường chính trị.
D. Nâng cao bản lĩnh chính trị của đảng viên.
Câu 163. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.
C. Tinh hoa văn hóa của nhân loại.
D. Chủ nghĩa yêu nước.
Câu 164. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bao gồm
những yếu tố nào?
A. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc.
B. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
C. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu
nước, phong trào cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 165. Trong bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học
Nhân dân Việt Nam (21/7/1956), Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong sự nghiệp cách mạng,
trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và
vẻ vang; và công, nông, trí, cần phải…..”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.
A. Đoàn kết chặt chẽ.
B. Đoàn kết chặt chẽ thành một khối.
C. Đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh.
D. Đoàn kết thống nhất thành một khối.
Câu 166. Tại Hội nghị Đại biểu Mặt trận Liên - Việt (10/1/1955), Hồ Chí Minh cho rằng:
đại đoàn kết trước hết phải đoàn kết đa số nhân dân. Vậy đại đa số nhân dân là những
ai?
A. Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
B. Công nhân, nông dân.
C. Nông dân.
D. Công nhân, trí thức.
Câu 167. Năm 1939, mặt trận nào sau đây được thành lập?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 168. Năm 1960, mặt trận nào sau đây được thành lập?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 169. Năm 1955, mặt trận nào sau đây được thành lập ở miền Bắc?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 170. Đánh giá sau đây của ai về vai trò và những cống hiến của Hồ Chí Minh cho
cách mạng thế giới: Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh
và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó
có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu
cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí
Minh bay cao”.
A. G. Niêrêrê - Tổng thống nước Cộng hòa thống nhất Tandani
B. R. Chanđra - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới.
C. H. Bumêđiên - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Angiêri.
D. X. Agienđê - Nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Chilê.
Câu 171. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải dựa trên cơ sở:
A. Đảm bảo quyền lợi cơ bản của công – nông.
B. Đảm bảo lợi ích của nhân dân lao động.
C. Đảm bảo lợi ích tối cao của giai cấp công nhân.
D. Đảm bảo lợi lích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân
dân.
Câu 172. Trong các luận điểm sau, luận điểm nào là của Hồ Chí Minh?
A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại.
B. Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại.
C. Vô sản tất cả các nước, liên hiệp lại.
D. Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại.
Câu 173. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của lực lượng
nào?
A. Giai cấp công nhân và nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp nông dân.
D. Toàn dân.
Câu 174. Tháng 9/1955, Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã họp Đại hội và Đại
hội đã quyết định thành lập:
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Việt Nam Độc lập Đồng minh hội.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam.
D. Mặt trận Liên - Việt.
Câu 175. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc bao gồm yếu tố chủ yếu
nào?
A. Ý thức tự lực, tự cường.
B. Chủ nghĩa yêu nước.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 176. Theo Hồ Chí Minh động lực nào đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển đất
nước?
A. Giúp đỡ nhân dân lao động.
B. Thực hiện công bằng xã hội.
C. Đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. Đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội cũ.
Câu 177. Đoạn văn dưới đây được trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh: “…toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới”?
A. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966.
B. Báo cáo Chính trị tại Đại hội III của Đảng năm 1960.
C. Đường cách mệnh (1927).
D. Di chúc (1965-1969).
Câu 178. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cần phải giữ gìn
sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn……”.
A. Tài sản của mình.
B. Tính mạng của mình.
C. Nhân cách của mình.
D. Con ngươi của mắt mình.
Câu 179. Chọn đáp án đúng trong chỗ trống. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc
là…hàng đầu của Đảng, của cả dân tộc?
A. Mục tiêu và nhiệm vụ.
B. Mục tiêu và phương pháp.
C. Nhiệm vụ và quyết tâm.
D. Chiến lược và sách lược.
Câu 180. Sức mạnh đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm:
A. Sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và các đảng cộng sản trên thế
giới.
B. Sức mạnh liên minh chiến đấu giữa lao động ở các nước thuộc địa và lao động
thuộc địa với vô sản chính quốc.
C. Sức mạnh của ba dòng thác cách mạng và tiến bộ khoa học công nghệ.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 181. Điền vào chỗ trống trong tư tưởng sau của Hồ Chí Minh: Chính sách đối ngoại
của Việt Nam là "làm bạn với ..... và không gây thù oán với một ai".
A. Tất cả các nước trên thế giới.
B. Tất cả mọi nước dân chủ.
C. Tất cả các quốc gia, dân tộc.
D. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩ
Câu 182. Tìm yếu tố không nằm trong Mặt trận Dân tộc thống nhất?
A. Nhà nước.
B. Các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Đảng Cộng sản.
D. Đoàn Thanh niên.
Câu 183. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế có vai trò như thế nào đối với thắng lợi
của cách mạng Việt Nam?
A. Quyết định.
B. Có ý nghĩa chiến lược quyết định sự thắng lợi.
C. Quan trọng.
D. Vừa quan trọng vừa quyết định.
Câu 184. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những nguyên tắc đoàn kết quốc tế là:
A. Các bên cùng có lợi.
B. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
C. Không dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực.
D. Có đi, có lại.
Câu 185. Câu nói sau đây của Hồ Chí Minh được viết trong bức thư nào: “Tôi khuyên
đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. Nhưng
ngắn hay dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế
y, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta”?
A. Thư gửi đồng bào Nam bộ, năm 1946.
B. Thư gửi đồng bào toàn quốc, năm 1947.
C. Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, năm 1947.
D. Thư gửi các đồng chí Trung Bộ, năm 1947.
Câu 186. Chọn phương án đúng nhất đối với tư tưởng Hồ Chí Minh: Để tranh thủ sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh cách mạng, cần coi trọng nhân
tố:
A. Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính.
B. Có đường lối độc lập, tự chủ.
C. Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
D. Dựa vào nguồn lực ngoại sinh là chính.
Câu 187. Theo Hồ Chí Minh, để lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng phải làm
gì?
A. Có năng lực lãnh đạo.
B. Có chính sách đúng đắn.
C. Có phương châm đúng đắn.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 188. Hồ Chí Minh đánh giá: Nhân dân ta đã đoàn kết trong Mặt trận nào để làm
nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận Dân tộc phản đế đồng minh.
Câu 189. Hồ Chí Minh đánh giá: Nhân dân ta đã đoàn kết trong Mặt trận nào để làm
nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Liên - Việt.
D. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 190. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất là
gì?
A. Hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
B. Tập trung dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Tự do dân chủ, tôn trọng ý kiến cá nhân.
D. Hợp tác thống nhất, bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp.
Câu 191. Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ nào khi đoàn kết giữa cách mạng Việt
Nam với các lực lượng tiến bộ trên thế giới?
A. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B. Hòa bình trong công lý.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Câu 192. Câu nói sau của Hồ Chí Minh là về nguyên tắc nào trong tư tưởng đoàn kết
quốc tế: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”?
A. Thống nhất về mục tiêu và lợi ích.
B. Có lý, có tình.
C. Tự lực, tự cường.
D. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 193. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải đặt dưới sự lãnh đạo
của ai?
A. Giai cấp công nhân.
B. Tầng lớp trí thức.
C. Liên minh công - nông - trí thức.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 194. Theo Hồ Chí Minh, bản chất của các đoàn thể, tổ chức quần chúng nhân dân
là:
A. Tổ chức của Đảng.
B. Tổ chức của Nhà nước.
C. Tổ chức của Dân.
D. Tổ chức của Quốc tế cộng sản.
Câu 195 Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm .
tính dân tộc, tính đại chúng và tính chất gì?
A. Hiện đại.
B. Khoa học.
C. Tiên tiến.
D. Xã hội chủ nghĩ
Câu 196. Theo Hồ Chí Minh, phải làm cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân,
nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được thói hư, tật xấu gì?
A. Tham nhũng.
B. Tham nhũng, lười biếng.
C. Phù hoa, xa xỉ.
D. Tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ.
Câu 197. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), Hồ Chí Minh khẳng
định, nền văn hóa Việt Nam bao gồm những tính chất nào?
A. Dân tộc, hiện đại.
B. Hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Dân tộc, khoa học, đại chúng.
D. Có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Câu 198. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa với chính trị có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế
không nảy sinh được. Nay nước ta đã độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có
một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp cả với nguyện vọng của ai?
A. Nguyện vọng của giai cấp công nhân.
B. Nguyện vọng của công – nông.
C. Nguyện vọng của công – nông – trí thức.
D. Nguyện vọng của dân.
Câu 199 Quan điểm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh về chức năng của văn .
hóa?
A. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp cho nhân dân.
B. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
C. Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh;
hướng đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
D. Dân tộc, khoa học và đại chúng.
Câu 200. Câu sau thể hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về lĩnh vực nào: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng”.
A. Khoa học.
B. Văn hóa.
C. Xã hội.
D. Kinh tế.
Câu 201 Phương án nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh về phương châm, .
phương pháp giáo dục?
A. Học đi đôi với hành. Lý luận liên hệ với thực tế.
B. Học tập kết hợp với lao động. Phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
C. Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục.
D. Học, học nữa, học mãi.
Câu 202. Sau Cách mạng 8/1945, Hồ Chí Minh cho rằng: Chúng ta có nhiệm vụ cấp
bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… làm cho dân tộc chúng ta trở nên một
dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam
độc lập. Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách
thực hiện gì?
A. Thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ.
B. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
C. Thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính.
D. Gắn liền với lao động sản xuất.
Câu 203. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí
Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong đó, ở
vấn đề thứ tư, Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng
cách thực hiện gì?
A. Tự phê bình và phê bình.
B. Chủ nghĩa yêu nước.
C. Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
D. Đoàn kết.
Câu 204. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống ở câu sau của Hồ Chí Minh về con
người: “Chữ người, nghĩa hẹp là ..... , anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là ..... cả
nước. Rộng nữa là cả ..... ”.
A. Nhân dân/ dân tộc/ nhân loại.
B. Gia đình/ người dân/ con người.
C. Gia đình/đồng bào/ loài người.
D. Cha mẹ/ đồng bào/ người cùng khổ.
Câu 205. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có
yếu tố nào sau đây?
A. Tài nguyên..
B. Con người xã hội chủ nghĩa.
C. Tiền vốn.
D. Khoa học kỹ thuật.
Câu 206. Theo Hồ Chí Minh, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH là nền tảng của:
A. Đạo đức mới.
B. Thi đua ái quốc.
C. Đạo đức mới và Đời sống mới.
D. Đời sống mới và Thi đua ái quốc.
Câu 207. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là “phải biết làm cho phần tốt ở trong
mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Đó là thái độ của
người cách mạng đối với điều gì trong lòng mỗi người?
A. Chủ nghĩa cá nhân.
B. Đạo đức cách mạng và đạo đức cũ.
C. Tốt - Xấu.
D. Thiện - Ác.
| 1/83

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Bộ môn Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 1. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
B. Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác – Lênin;
giá trị văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại.
C. Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm những vấn đề có liên
quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc.
D. Bao gồm những vấn đề có liên quan đến cách mạng thế giới, tài sản tinh
thần cho cách mạng thế giới.
Câu 2. Điền vào chỗ trống trong Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1986): “Muốn đổi mới tư duy, Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa
học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về ……. của Hồ Chí Minh”:

A. Lý luận và đường lối chính trị.
B. Tư tưởng và đường lối chính trị.
C. Tư tưởng và lý luận cách mạng.
D.
Lý luận và thực tiễn cách mạng.
Câu 3. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” lần đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam
đưa ra tại đại hội lần thứ mấy?

A. Đại hội lần thứ VI (1986).
B. Đại hội lần thứ VII (1991).
C.
Đại hội lần thứ VIII (1996).
D. Đại hội lần thứ IX (2001).
Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh
thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” là tại Đại hội lần thứ mấy?

A. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001).
B. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991).
C. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011).
D.
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).
Câu 5. Đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Nghiên cứu hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh.
C. Nghiên cứu kết quả vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng Cộng sản Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng.
D. Nghiên cứu những đánh giá của các danh nhân trên thế giới về Hồ Chí Minh.
Câu 6. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”. Những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là:

A. Lực lượng cách mạng.
B. Phương pháp cách mạng.
C. Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 7. Năm 1970, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động về
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là:

A. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách
mạng của Hồ Chủ tịch.
B. Toàn Đảng, toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo tấm
gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
C. Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
D. Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Câu 8. Tại Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Tư
tưởng Hồ Chí Minh là:

A. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng.
B. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của nhân dân ta.
C. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.
D. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc.
Câu 9. Phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Thống nhất tính Đảng và tính khoa học.
B. Thống nhất lý luận và thực tiễn.
C. Quan điểm lịch sử - cụ thể; quan điểm toàn diện và hệ thống.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 10. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc” được nêu ra
ở Đại hội lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Đại hội lần thứ VI (1986).
B. Đại hội lần thứ VII (1991).
C.
Đại hội lần thứ IX (2001).
D. Đại hội lần thứ XI (2011).
Câu 11. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí
Minh là "một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam". Đây là:

A. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.
B.
Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 12. Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả
của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại". Đây là:

A. Nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
B.
Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 13. Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là "là tài sản
tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi". Đây là:

A. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
C.
Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 14. Nghị quyết số 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh của UNESCO đã ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là:

A. "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam".
B.
"Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của thế giới".
C. "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá của Việt Nam".
D. "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá của thế giới".
Câu 15. Ý nghĩa của việc học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận.
B. Củng cố niềm tin khoa học gắn với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.
C. Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 16. Phương pháp luận nào của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã yêu cầu,
khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của
các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó
xung quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội?

A. Thống nhất lý luận và thực tiễn.
B. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
C. Quan điểm toàn diện và hệ thống.
D.
Quan điểm kế thừa và phát triển.
Câu 17. Đối tượng nào trong chỗ trống ở đoạn viết sau của Hồ Chí Minh: “Cuối thế kỷ
XIX chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam. Bọn ….. đê tiện và hèn nhát đầu hàng
và câu kết với bọn đế quốc để tiếp tục nô dịch nhân dân Việt Nam nhiều hơn”.
A. Vua quan. B. Phong kiến.
C. Vua quan và phong kiến.
D.
Phong kiến và địa chủ.
Câu 18. Cuộc cách mạng nào được Hồ Chí Minh đánh giá là “ảnh hưởng đến Việt Nam
như tiếng sấm vang trong đêm tối”?

A. Công xã Pari ở Pháp năm 1871.
B. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.
C. Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam năm 1945.
D. Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917.
Câu 19. Nhận định sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm nào: “Toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”?
A. Di chúc (1965-1969).
B.
Ba mươi năm hoạt động của Đảng (1960).
C. Đạo đức cách mạng (1958).
D. Đường cách mệnh (1927).
Câu 20. Chọn đáp án đúng nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của: A. Cách mạng Việt Nam.
B.
Cách mạng thế giới.
C. Bản thân Hồ Chí Minh.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 21. Lô-gíc phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
B.
Giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
C. Giải phóng xã hội, giải phóng con người, giải phóng dân tộc.
D. Giải phóng con người, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
Câu 22. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là gì?
A. Phương pháp làm việc biện chứng.
B.
Bản chất cách mạng.
C. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để.
D. Bản chất khoa học.
Câu 23. Tính chất, đặc điểm của đại từ “Nó” trong câu sau được Hồ Chí Minh dùng để
chỉ đối tượng nào: “Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người
vô sản các thuộc địSau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh
những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở
các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”:

A. Chủ nghĩa đế quốc.
B.
Chủ nghĩa thực dân.
C. Chủ nghĩa tư bản.
D. Chủ nghĩa phát-xít.
Câu 24. “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Hồ Chí Minh về chủ
trương cứu nước của nhà yêu nước nào?
A. Phan Bội Châu. B. Phan Chu Trinh. C. Hoàng Hoa Thám.
D. Nguyễn Thái Học.
Câu 25. “Mang nặng cốt cách phong kiến” là nhận xét của Hồ Chí Minh về chủ trương
cứu nước của nhà yêu nước nào?
A. Hoàng Hoa Thám. B. Phan Chu Trinh. C. Phan Bội Châu.
D. Nguyễn Thái Học.
Câu 26. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin năm nào?
A. Năm 1920. B. Năm 1919. C. Năm 1918. D. Năm 1917.
Câu 27. Các bài giảng của Hồ Chí Minh tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên
truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm gì?
A. Đường cách mệnh (1927).
B.
Lênin và Phương Đông (1926).
C. Con rồng tre (1922).
D. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Câu 28. Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị tích cực nào của văn hóa phương Tây?
A. Giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
B. Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái.
C. Triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia.
D. Tư tưởng dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Câu 29. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển cách mạng thế giới:
A. Phản ánh khát vọng thời đại.
B. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng các nước thuộc địa.
C. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 30. Hồ Chí Minh thành lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức” năm nào? Tại đâu?
A. Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B.
Năm 1923, tại Mátxcơva (Liên Xô)
C. Năm 1926, tại Xiêm (Thái Lan).
D. Năm 1920, tại Paris (Pháp).
Câu 31. Hồ Chí Minh đã thành lập "Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng" năm nào? Tại đâu?
A. Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B.
Năm 1923, tại Mátxcơva (Liên Xô).
C. Năm 1924, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Năm 1920, tại Paris (Pháp).
Câu 32. Khẩu hiệu chiến lược nổi tiếng “Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại” là của ai? A. C. Mác. B. J. Stalin. C. V.I. Lênin. D. Hồ Chí Minh.
Câu 33. Theo Hồ Chí Minh, ai là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật
sự cách mạng trong các nước thuộc địa?
A. C. Mác. B. V.I. Lênin. C. Hô-xê-mác-ti.
D. C. Mác và Ph. Ăngghen.
Câu 34. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
B. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc
quyền (Chủ nghĩa đế quốc).
C. Cách mạng vô sản Nga (1917) thắng lợi và Quốc tế Cộng sản thành lập (3/1919).
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 35. Xã hội Việt Nam khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (1911) là xã hội:
A. Thuộc địa phong kiến. (nửa PK) B. Phong kiến.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 36. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì?
A. Phù hợp với điều kiện thực tế nước ta. B. Chống phong kiến.
C. Đấu tranh vì tự do, dân chủ.
D. Tư tưởng hòa bình.
Câu 37. Tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ nào? A. Trước 1911. B. 1911 - 1920. C. 1920 - 1930. D. 1930 - 1945.
Câu 38. Hồ Chí Minh khảo nghiệm và tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc trong thời kỳ nào? A. 1911 - 1920. B. 1890 - 1911. C. 1920 - 1930. D. 1930 - 1945.
Câu 39. Thời kỳ phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh là thời gian nào? A. 1911 - 1920. B. 1921 - 1930. C. 1930 - 1945. D. 1945 - 1969.
Câu 40. Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
B.
Ngày 15/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
C. Ngày 25/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
D. Ngày 6/5/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
Câu 41. Câu nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” là của ai? A. Nguyễn Sinh Sắc. B. Phan Châu Trinh. C. Phan Bội Châu. D. Vương Thúc Qúy.
Câu 42. Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã trở về Việt
Nam vào thời gian nào? Tại đâu?

A. Ngày 28/01/1941, tại Cao Bằng.
B.
Ngày 02/9/1945, tại Bắc Kạn.
C. Ngày 06/6/1931, tại Thái Nguyên.
D. Ngày 08/3/1943, tại Tuyên Quang.
Câu 43. Tác phẩm nào sau đây của Hồ Chí Minh xuất bản vào năm 1925?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Đường cách mệnh.
C. Lênin và Phương Đông. D. Con rồng tre.
Câu 44. Tác phẩm nào sau đây của Hồ Chí Minh được xuất bản vào năm 1927? A. Đường cách mệnh.
B.
Bản án chế độ thực dân Pháp. C. Con rồng tre.
D. Đạo đức cách mạng.
Câu 45. Hồ Chí Minh dạy học ở trường Dục Thanh thời gian nào?
A. Từ 9/1910 đến 2/1911.
B.
Từ 9/1910 đến 5/1911.
C. Từ 9/1910 đến 4/1911.
D. Từ 9/1908 đến 9/1909.
Câu 46. Trong thời gian ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã làm những công việc gì?
A. Phụ bếp, cào tuyết, thợ ảnh, làm bánh, đốt lò, bán báo.
B.
Dạy học, phiên dịch, dẫn chương trình, diễn viên, nội trợ
C. Người mẫu ảnh, thợ xây, kỹ sư.
D. Diễn viên, thợ kim hoàn, phụ hồ, giảng viên.
Câu 47. Tại Pác Bó (1941), Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt cuốn sách nào để làm tài liệu huấn luyện cán bộ?
A. Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Nga. B. Tư Bản.
C. Đội du kích bí mật.
D. Chiến tranh và hoà bình.
Câu 48. Hồ Chí Minh đã tham dự cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa
Thiên vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1908. B. Tháng 5/1906. C. Tháng 5/1905. D. Tháng 5/1911.
Câu 49. Hồ Chí Minh ủng hộ phái tả trong Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III và
trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời là người
đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam năm nào?
A. Năm 1917. B. Năm 1918. C. Năm 1919. D. Năm 1920.
Câu 50. Nhận định sau đây về Hồ Chí Minh là của ai: “Con người thanh niên mảnh
khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt cây thập tự cáo chung lên nền thống
trị của chúng ta ở Đông Dương”?

A. Paul Doumer (Toàn quyền Pháp tại Đông Dương (1897-1902)).
B. Vua Khải Định (Vua xứ Annam thuộc Pháp (1916-1925)).
C. Tsuchihashi (Toàn quyền Nhật Bản tại Đông Dương (1944-1945)).
D. Paul Arnoux (Trưởng Ban Đông Dương - Sở Mật thám Pháp).
Câu 51. Ai là người có công lớn giúp Hồ Chí Minh thoát ra khỏi nhà tù của thực dân
Anh ở Hồng Kông (1931 - 1933)?

A. Luật sư Francis Henry Loseby. B. Tống Khánh Linh.
C. Thống đốc Hồng Kông William Peel.
D. Tổ chức Cứu tế Đỏ quốc tế (Quốc tế Cộng sản).
Câu 52. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu gì vào tháng 12/1946? A. Sản xuất giỏi.
B. Thành đồng Tổ quốc.
C.
Kháng chiến anh dũng.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 53. “Di chúc” của Hồ Chí Minh bắt đầu được viết vào thời gian nào? A. 10/4/1965. B. 15/5/1969. C. 20/6/1969. D. 10/5/1965.
Câu 54. Cống hiến lý luận lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là:
A. Về cách mạng giải phóng dân tộc.
B.
Về cách mạng ruộng đất.
C. Về cách mạng dân chủ.
D. Về cách mạng văn hóa.
Câu 55. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.
B. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
C. Cả hai đáp án kia đều sai.
D. Cả hai đáp án kia đều đúng.
Câu 56. Hồ Chí Minh chủ trương đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp nào để giải phóng dân tộc? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tư sản. D. Địa chủ.
Câu 57. Nguyên tắc phân phối theo lao động thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam được Hồ Chí Minh giải thích là:

A. Tất cả mọi người đều phải tích cực lao động, sản phẩm xã hội được chia đều.
B. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
C. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn…
D.
Làm theo năng lực, hưởng theo trách nhiệm được giao.
Câu 58. Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, khi nói về những đặc điểm lớn của
chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh giải thích nguyên nhân khiến cho trong chủ nghĩa xã
hội: “Không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, giữa lao động chân tay và lao
động trí óc” là vì:

A. Vì đô thị hóa rất nhanh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất mạnh.
B. Vì công nhân, nông dân nắm quyền lực chính trị.
C. Vì thôn quê ngày càng văn minh, công nông ngày càng thông thái.
D.
Vì mọi vùng nông thôn đều trở thành thành thị.
Câu 59. “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh được trích ra từ văn kiện nào?

A. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
B.
Bài nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp.
C. Lời kêu gọi Kiều bào Việt Nam ở Pháp.
D. Trả lời phóng viên Hãng thông tấn F.P.
Câu 60. “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong
thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Luận điểm đó được Hồ Chí Minh
viết trong tác phẩm nào?

A. Sách lược vắn tắt của Đảng.
B. Chương trình tóm tắt của Đảng. C. Đường cách mệnh.
D.
Chánh cương vắn tắt của Đảng.
Câu 61. Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản” được ghi nhận trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh?

A. Chánh cương vắn tắt của Đảng.
B.
Chương trình tóm tắt của Đảng.
C. Đường cách mệnh.
D. Sách lược vắn tắt của Đảng.
Câu 62. Chọn đáp án đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
A. Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo.
B. Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.
D. Cách cách mạng vô sản ở chính quốc giành thắng lợi đồng thời với cách mạng vô sản ở chính quốc.
Câu 63. Quan điểm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh?
A. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng
thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt.
B. Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân.
C. Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được
bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân ở tất cả các nước để tự giải phóng, chỉ có thể
thành công được, nếu công nhân cùng nhau đấu tranh chống lại tư bản quốc tế.
Câu 64. Trong “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa” (năm 1945), Hồ Chí Minh viết: “Giờ
quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức
ta mà…..”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.

A. Xây dựng đất nước ta.
B. Bảo vệ Tổ quốc ta.
C. Tự giải phóng cho ta.
D.
Giải phóng Tổ quốc ta.
Câu 65. Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được nêu trong Di chúc là gì?
A. Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc.
B. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
C. Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
D. Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 66. Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh? A. Độc lập dân tộc.
B.
Ruộng đất cho dân cày.
C. Dân chủ cho nhân dân.
D. Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Câu 67. Theo Hồ Chí Minh, lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm lực lượng nào? A. Toàn dân tộc.
B.
Liên minh công – nông
C. Công – nông – trí thức.
D. Giai cấp vô sản và nhân dân tiến bộ toàn thế giới.
Câu 68. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “… mà không
tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống”:
A. Cần cù.
B. Tăng gia sản xuất. C. Sản xuất.
D.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 69. Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc bằng:
A. Đấu tranh nghị trường.
B. Bạo lực cách mạng.
C.
Đàm phán, thương lượng hòa bình.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 70. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy ….. mà tự giải phóng cho ta”.
A. Đem sức ta.
B.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C. Đoàn kết đem sức ta.
D. Dựa vào sự giúp đỡ của quốc tế.
Câu 71. Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở
các nước thuộc địa vì:

A. Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp.
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc và đế quốc gay gắt hơn mâu thuẫn giữa các giai cấp với nhau.
C. Trong giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 72. Quan điểm: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” được Hồ Chí Minh suy ra từ tuyên ngôn nào?

A. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên Hiệp Quốc, năm 1948.
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăngghen, năm 1848.
C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp, năm 1791.
D. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, năm 1776.
Câu 73. “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do,
độc lập cũng không làm gì” nói lên quan điểm nào của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc?

A. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
B. Độc lập dân tộc gắn liền với hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do và hạnh phúc của nhân dân.
D.
Cả ba phương án đều đúng.
Câu 74. Cuộc cách mạng nào được Hồ Chí Minh nhận xét trong tác phẩm “Đường cách
mệnh” (1927): “Cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ
cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai”?

A. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
B. Cách mạng tư sản Pháp năm 1848.
C. Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776.
D.
Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) năm 1911.
Câu 75. Cuộc cách mạng nào được Hồ Chí Minh nhận xét trong tác phẩm “Đường cách
mệnh” (1927): “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông,
ngoài thì nó áp bức thuộc địa”?

A. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
B.
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc Mỹ năm 1776.
D. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
Câu 76. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đối tượng của cách mạng ở thuộc địa là ai?
A. Là giai cấp tư sản bản xứ.
B. Là giai cấp địa chủ nói chung.
C. Là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
D.
Mọi giai cấp, tầng lớp bóc lột trong xã hội.
Câu 77. Quan điểm sau đây của Hồ Chí Minh được nêu tại Đại hội/Hội nghị của Đảng:
“Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một
cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”?

A. Hội nghị thành lập Đảng (1930).
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3/1935).
C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (11/1940).
D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (5/1941).
Câu 78. Nhận định sau đây của Hồ Chí Minh trong tác phẩm nào: “Dù sao, chúng ta
phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước còn người.
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”?

A. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh (17/7/1966).
B. Đường cách mệnh (1927). C. Di chúc (1965-1969).
D.
Thư khen đồng bào, chiến sĩ và cán bộ miền Nam (8/9/1968).
Câu 79. Tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (1924), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Vận mệnh của
giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của ai?

A. Vận mệnh của các dân tộc thuộc địa.
B. Vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa.
C.
Vận mệnh của giai cấp nông dân ở các thuộc địa.
D. Vận mệnh của giai cấp vô sản ở các thuộc địa.
Câu 80. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh xác định lực lượng nào là gốc của cách mạng?
A. Công nhân, trí thức.
B. Nông dân, tư sản.
C. Công nhân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân.
Câu 81. Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các
dân tộc” (năm 1967), Hồ Chí Minh nhận định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống
kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng …. chống lại bạo lực phản cách mạng,
giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.

A. Đấu tranh nghị trường.
B. Bạo lực cách mạng.
C.
Lực lượng toàn dân.
D. Đấu tranh hòa bình.
Câu 82. Theo Hồ Chí Minh, điều kiện tiên quyết để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là: A. Độc lập dân tộc.
B.
Có sự lãnh đạo của Đảng.
C. Tiền vốn, khoa học – kỹ thuật.
D. Sự đoàn kết toàn dân.
Câu 83. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Chỉ tiêu kế
hoạch một phần, …. phải hai phần, cố gắng phải ba phần”:
A. Trách nhiệm. B. Sáng kiến. C. Quyết tâm. D. Biện pháp.
Câu 84. Mục tiêu cụ thể của về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

A. Công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
B.
Cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần.
C. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 85. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là gì?
A. Hợp tác hóa. B. Công nghiệp hoá. C. Sở hữu tập thể.
D. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 86. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Khoa học kỹ thuật tiên tiến.
B. Kinh tế phát triển.
C. Giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
D. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Câu 87. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Một nền kinh tế hiện đại.
B. Phát triển mạnh mẽ khoa học – kỹ thuật.
C. Độc lập cho dân tộc; tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
D.
Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Câu 88. Theo Hồ Chí Minh, động lực quyết định nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Khoa học - kỹ thuật. B. Chính trị. C. Con người.
D.
Sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế.
Câu 89. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực quan trọng và quyết định của của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?

A. Đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
B. Là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là công – nông – trí thức.
C.
Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.
D. Xóa đói giảm nghèo.
Câu 90. Quan điểm nào sau đây của Hồ Chí Minh?
A. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.
B. Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông.
C. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.
D. Cả ba phương án kia đều đúng
Câu 91. Theo Hồ Chí Minh, kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội là ai? A. Giặc ngoại xâm.
B. Chủ nghĩa tư bản.
C. Chủ nghĩa đế quốc.
D. Chủ nghĩa cá nhân.
Câu 92. Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
A. Động lực bên trong.
B. Động lực bên ngoài.
C. Ngăn ngừa “giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí, quan liêu, các yếu tố kìm hãm,
triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 93. Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực quan trọng và quyết định xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?

A. Sức mạnh thời đại, của tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Sức mạnh của các thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới.
C. Sức mạnh vật chất và tinh thần của con người, của nhân dân lao động mà nòng
cốt là công - nông - trí thức.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 94. Đặc điểm to nhất khi Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, trình độ pháp luật còn kém
B. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
C. Từ một nước lạc hậu, yếu kém về mọi mặt.
D. Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu.
Câu 95. Theo Hồ Chí Minh, động lực quan trọng nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Động lực kinh tế.
B. Đảng – Nhà nước – Mặt trận dân tộc thống nhất. C. Con người.
D.
Động lực văn hóa.
Câu 96. Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nghèo đói sau chiến tranh và đòi hỏi nâng cao đời sống nhân dân.
B. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ
và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
C. Mâu thuẫn giữa ổn định xã hội và sự phá hoại của các thế lực thù địch.
D. Mâu thuẫn giữa trình độ khoa học kỹ thuật của ta thấp kém và nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới.
Câu 97. Ngày 24/4/1957, khi nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy dệt Nam Định,
Hồ Chí Minh cho rằng: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó
khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là
……”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.

A. Tạo điều kiện phát triển sản xuất.
B. Ích chung và lại lợi riêng.
C.
Tăng năng xuất lao động.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 98. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện của nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định,
lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

A. Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Tiến hành công nghiệp hó
C. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo đủ đức và tài.
D. Phát triển khoa học kỹ thuật.
Câu 99. Theo Hồ Chí Minh, biện pháp để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
A. Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.
B. Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai
miền Nam - Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
C. Biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem
của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 100. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Hồ Chí Minh coi nội lực là quyết định.
B. Hồ Chí Minh coi ngoại lực là quyết định.
C. Hồ Chí Minh coi nội lực và ngoại lực là như nhau.
D. Hồ Chí Minh coi nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
Câu 101. Một điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì?
A. Dân tộc phải được độc lập.
B. Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo trong suốt tiến trình cách mạng.
C.
Nhân dân có sự giác ngộ, tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội.
D. Có nhà nước chuyên chính vô sản.
Câu 102. Hồ Chí Minh nói tới văn kiện nào trong câu sau: “Hỡi đồng bào bị đọa đày
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”?

A. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
B. Nghị quyết Đại hội V Quốc tế Cộng sản.
C. Nghị quyết đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
D. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Câu 103. Xã hội có chế độ dân chủ là đặc trưng về mặt nào của xã hội xã hội chủ nghĩa
theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 104. Tư tưởng "Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân" là nói đến mặt nào
trong đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh?
A. Kinh tế. B. Chính trị.
C. Văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội.
D. Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 105. Trong vận dụng kinh nghiệm thực tiễn thế giới vào xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải chống khuynh hướng nào?

A. "Giáo điều" và "xét lại".
B.
"Giáo điều" và "máy móc".
C. "Xét lại" và "đổi mới".
D. "Máy móc" và "đổi mới".
Câu 106. Kẻ địch bên trong của mỗi người cần phải chống trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội theo Hồ Chí Minh là:

A. Quan liêu, mệnh lệnh.
B. Tham nhũng, lãng phí.
C. Lợi ích cá nhân.
D. Chủ nghĩa cá nhân.
Câu 107. Đại hội lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

A. Đại hội lần thứ VI (1986).
B. Đại hội lần thứ VII (1991).
C.
Đại hội lần thứ IX (2001).
D. Đại hội lần thứ X (2006).
Câu 108. Quan điểm sau đây về quy luật hình thành Đảng Cộng sản là của ai: “Đảng
Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân”.
A. C. Mác B. Ph. Ăngghen. C. V.I. Lênin. D. Hồ Chí Minh.
Câu 109. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam cần phải có Đảng để làm gì?
A. Xác định đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp.
B. Tổ chức dân chúng thực hiện đường lối, cách mạng do Đảng đề ra.
C. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 110. Theo Hồ Chí Minh thì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của ai?
A. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
B. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp nông dân Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của công nhân và trí thức Việt Nam.
D. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Câu 111 Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải là đạo đức, là văn minh, mỗi đảng viên và cán .
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người
đầy tớ thật trung thành của ai?

A. Của giai cấp công nhân.
B. Của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. C. Của nhân dân.
D.
Của công – nông – trí thức.
Câu 112. Thuật ngữ “Đảng cầm quyền” được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nào? A. Vi hành. B. Di chúc. C. Đường cách mệnh.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 113. Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền từ năm nào? A. Năm 1930. B. Năm 1935. C. Năm 1945. D. Năm 1946.
Câu 114. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh:
“Trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động và ..... quần chúng, ngoài
thì ..... với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi ..... có vững cách mạng mới thành công”:

A. Tập hợp - hợp tác - đoàn thể.
B. Lôi cuốn - liên lạc - Đảng.
C. Tổ chức - liên lạc - Đảng.
D.
Liên lạc - đoàn kết - Đảng.
Câu 115. Nhà nước do dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, nuôi dưỡng.
B.
Nhà nước chỉ giúp kế hoạch.
C. Dân tự làm, tự lo vì Nhà nước không làm thay cho dân.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 116. Theo Hồ Chí Minh, đâu là dây chuyền của bộ máy, là khâu trung gian nối liền
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân?
A. Đảng viên. B. Cán bộ. C. Giai cấp công nhân.
D. Đội ngũ trí thức.
Câu 117. Theo Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng là công tác gì?
A. Công tác chính trị.
B. Công tác tư tưởng. C. Công tác cán bộ. D. Công tác lý luận.
Câu 118. Phương án nào không thuộc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Tập trung dân chủ.
B. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
C. Tự phê bình và phê bình; Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
D. Thẳng thắn, có tinh thần trách nhiệm.
Câu 119. Theo Hồ Chí Minh, tổ chức nào là “hạt nhân”, quyết định chất lượng lãnh đạo
của Đảng, là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên?
A. Bộ Chính trị. B. Đảng bộ. C. Đảng ủy. D. Chi bộ.
Câu 120. Quan điểm sau đây được trích trong văn bản nào: “Tất cả quyền bính trong
nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

A. Điều 1 - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
B.
Lời nói đầu - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
C. Tuyên ngôn độc lập (1945).
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
Câu 121. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước
mắt phải tẩy sạch bệnh gì?

A. Bệnh trái phép, cậy thế, cậy quyền.
B. Bệnh tư túng, chia rẽ. C. Bệnh quan liêu.
D.
Bệnh kiêu ngạo cộng sản.
Câu 122. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Đảng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người , dân cày và lao
động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự
Tổ quốc và nhân dân”?
A. Vô sản. B. Thợ thủ công. C. Thợ thuyền. D. Tiểu thương.
Câu 123. Đâu là nguyên tắc mà Hồ Chí Minh cho là nguyên tắc lãnh đạo, có thể xem xét
toàn diện mọi mặt, tránh ỷ lại, phát huy tính chủ động:

A. Tập trung dân chủ.
B. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
C. Đoàn kết thống nhất.
D. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Câu 124. Theo Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức nào?
A. Đường lối, chủ trương.
B. Công tác kiểm tra.
C. Qua các tổ chức Đảng, đảng viên trong bộ máy Nhà nước.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 125. Theo Hồ Chí Minh, trong quan hệ với dân thì cán bộ Nhà nước là:
A. Người đầy tớ của dân.
B. Người lãnh đạo của dân.
C. Cha mẹ của dân, dạy dỗ và sai bảo dân.
D. Vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Câu 126. Để bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương thực
hiện “3 chống”, đó là:

A. Tham ô, lãng phí, quan liêu.
B.
Đặc quyền, đặc lợi, hống hách.
C. Cục bộ, địa phương, bè phái.
D. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
Câu 127. Chọn đáp án đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

A. Mang bản chất giai cấp công nhân.
B.
Mang tính nhân dân sâu sắc.
C. Mang tính dân tộc.
D. Có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc.
Câu 128. Theo Hồ Chí Minh, việc gốc để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là:
A. Huấn luyện cán bộ. B. Thi tuyển cán bộ.
C. Chính sách cán bộ.
D. Xác định tiêu chuẩn cán bộ.
Câu 129. Điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh: “Muôn việc thành
công hay thất bại đều do…”

A. Đường lối đúng hay sai.
B. Đảng mạnh hay yếu.
C. Đoàn kết rộng hay hẹp.
D. Cán bộ tốt hay kém.
Câu 130. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào sau đây là quy luật phát triển của Đảng:
A. Tập trung dân chủ.
B. Tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách.
C. Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
D. Tự phê bình và phê bình.
Câu 131. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh: “Để
lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do ..... tốt. Chi bộ tốt là do các ..... đều tốt”.

A. Tổng bí thư/ đồng chí B. Chi bộ/ đảng viên C. Chi ủy/ ủy viên
D. Đảng bộ/bí thư
Câu 132. Câu Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau của Hồ Chí Minh:
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền … Chính phủ”
A. Lật đổ. B. Đuổi. C. Góp ý.
D. Kiểm soát, phê bình.
Câu 133. Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là:
A. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
C. Nhà nước chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 134. Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân
thì Nhà nước đó phải là:
A. Do dân B. Vì Dân. C. Của dân
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 135. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong Di chúc của Hồ Chí Minh: “Các
đồng chí từ trung ương đến các ..... cần phải giữ gìn ….. như giữ gìn con ngươi của mắt mình”

A. Chi bộ / sự đoàn kết nhất trí của Đảng.
B.
Cơ sở / đạo đức cách mạng
C. Địa phương / sự toàn vẹn lãnh thổ.
D. Chi bộ / tư cách của người đảng viên.
Câu 136. Để xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả, Hồ Chí Minh chủ trương:
A. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài.
B. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
C. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 137 Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu gì về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công . chức nhà nước?
A. Tuyệt đối trung thành với cách mạng; Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi
chuyên môn, nghiệp vụ; Liên hệ mật thiết với nhân dân.
B. Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình
huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
C. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì
sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
D. Tất cả những yêu cầu kia.
Câu 138. Tổ chức thanh niên mà Hồ Chí Minh chủ trương thành lập vào năm 1925 có
tên gọi chính thức trong điều lệ của tổ chức này là:

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.
Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.
C. Thanh niên xung phong.
D. Hội Cách mạng Thanh niên Việt Nam
Câu 139. Lần đầu tiên ở nước ta, Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu vào thời gian nào? A. Ngày 06/01/1946. B. Ngày 06/11/1946. C. Ngày 01/6/1946. D. Ngày 11/6/1946.
Câu 140. Mục đích của tổng tuyển cử trong cả nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu năm 1946 là gì?
A. Để nhà nước ta có cơ sở pháp lý vững chắc trong quan hệ với quân Đồng Minh.
B. Để có mối quan hệ quốc tế bình đẳng về mặt nhà nước.
C. Để có thể thiết lập một cơ chế quyền lực hợp pháp theo thông lệ quốc tế.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 141. Quan điểm sau đây được trích trong văn bản nào: “Nhà nước của ta là Nhà
nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”?

A. Điều 1 - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
B. Lời nói đầu của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959).
C.
Tuyên ngôn độc lập (1945).
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
Câu 142. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
bầu ai làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến?
A. Phạm Văn Đồng. B. Tôn Đức Thắng. C. Hồ Chí Minh. D. Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 143. Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là gì?
A. Coi trọng pháp luật quản lý xã hội.
B. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội.
C. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật.
D. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội.
Câu 144 Nhận định sau đây được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh: “Cải cách .
nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những
đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu”; “Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế
độ ra các đạo luật”?

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường cách mệnh. C. Vi hành.
D. Yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 145. Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện được dân chủ trong xã hội, trước tiên cần
thực hiện dân chủ trong tổ chức nào?

A. Dân chủ trong chính quyền các cấp.
B. Dân chủ trong Quốc hội.
C. Dân chủ trong các đoàn thể nhân dân.
D. Dân chủ trong Đảng.
Câu 146. “Bảy xin hiến pháp ban hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Hai
câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường cách mệnh.
C. Việt Nam yêu cầu ca. D. Nhật kí trong tù.
Câu 147. Để có một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến, việc làm đầu tiên của Hồ Chí Minh
sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước.
B.
Kêu gọi thế giới công nhận chính quyền mới.
C. Thiết kế mô hình nhà nước cách mạng.
D. Lựa chọn, sắp xếp cán bộ.
Câu 148. Ngày 26/01/1946, Hồ Chí Minh ký lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp của công dân là tội gì? A. Tù 50 năm. B. Tù 20 năm. C. Tù chung thân. D. Tử hình.
Câu 149. Điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh: "Làm sao cách mệnh
rồi thì quyền trao cho…. chớ để trong tay một bọn ít người"?

A. Dân chúng số nhiều.
B.
Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 150. Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định phạt tội đưa và nhận hối lộ mấy năm tù?
A. Từ 5 đến 10 năm.
B. Từ 5 đến 15 năm. C. Từ 5 đến 20 năm. D. Từ 10 đến 20 năm.
Câu 151. So với học thuyết Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã bổ sung yếu tố nào trong sự
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Phong trào dân chủ.
B. Phong trào yêu nước.
C.
Phong trào công nhân.
D. Phong trào thanh niên.
Câu 152. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng cơ bản nhất quyết định sự lãnh đạo tất yếu của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam là?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
B.
Đảng có đội ngũ đảng viên trong sạch vững mạnh.
C. Đảng đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam.
D. Đảng hoạt động vì nước vì dân.
Câu 153. Điền vào chỗ trống trong quan điểm sau của Hồ Chí Minh: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là …..”.
A. Chủ nghĩa Mác. B. Chủ nghĩa Lênin.
C.
Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên
Câu 154. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào trong hoạt động của Đảng phải là việc làm
thường xuyên, như “mỗi ngày phải rửa mặt”.

A. Tập trung dân chủ.
B. Kỷ luật nghiêm minh tự giác.
C. Tự phê bình và phê bình.
D.
Đoàn kết quốc tế.
Câu 155. Theo Hồ Chí Minh, khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của
cá nhân thì người đảng viên phải như thế nào?

A. Hy sinh lợi ích của Đảng cho lợi ích cá nhân.
B. Hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng.
C.
Cân bằng giữa hai lợi ích.
D. Xem xét tính cấp bách để quyết định lựa chọn lợi ích.
Câu 156. Tư tưởng về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, được Hồ Chí Minh vận dụng,
phát triển trong quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam là tư tưởng của ai?
A. V.I. Lênin. B. C. Mác. C. Mao Trạch Đông. D. Kim Nhật Thành.
Câu 157. Điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ Chí Minh: “Đảng có những điều
kiện kỷ luật bắt buộc mỗi đảng viên phải theo. Không có kỷ luật sắt không có Đảng. Đã
vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng. Đảng đã chỉ thị nghị quyết là phải làm.
Không làm thì … …”.

A. Bàn bạc, thảo luận lại.
B. Xem xét kỷ luật.
C. Giải trình lý do.
D. Đuổi ra khỏi Đảng.
Câu 158. Theo Hồ Chí Minh, việc Đảng cần làm ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam hoàn toàn thắng lợi là?

A. Củng cố quyền lãnh đạo
B. Tăng cường lực lượng.
C. Chỉnh đốn lại Đảng.
D.
Mở rộng các mối quan hệ quốc tế.
Câu 159. Chọn câu trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong quan hệ với quần chúng, Đảng phải:
A. Không được theo đuôi quần chúng.
B.
Luôn luôn nghe theo quần chúng.
C. Theo đuổi quần chúng.
D. Luôn làm theo quần chúng.
Câu 160. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng thì phải làm gì?
A. Tự phê bình và phê bình.
B. Mở rộng dân chủ nội bộ.
C. Chống lại chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 161. Theo Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo, Đảng phải có những phẩm chất gì?
A. Tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết.
B. Phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo.
C. Tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
A. Tư cách, đạo đức, năng lực cần thiết
B. Phải có khả năng làm cho dân tin, dân mến, dân phục, dân theo
C. Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, nghe ý kiến của dân, học nhân dân, chịu
sự kiểm soát của nhân dân…
D. Tất cả những phẩm chất trên
Câu 162. Theo Hồ Chí Minh, trong xây dựng Đảng về chính trị, vấn đề nào là “cốt tử”?
A. Xây dựng đường lối chính trị.
B.
Xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng.
C. Củng cố lập trường chính trị.
D. Nâng cao bản lĩnh chính trị của đảng viên.
Câu 163. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
B.
Tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.
C. Tinh hoa văn hóa của nhân loại.
D. Chủ nghĩa yêu nước.
Câu 164. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bao gồm những yếu tố nào?
A. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc.
B. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
C. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu
nước, phong trào cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 165. Trong bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học
Nhân dân Việt Nam (21/7/1956), Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong sự nghiệp cách mạng,
trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và
vẻ vang; và công, nông, trí, cần phải…..”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.

A. Đoàn kết chặt chẽ.
B. Đoàn kết chặt chẽ thành một khối.
C.
Đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh.
D. Đoàn kết thống nhất thành một khối.
Câu 166. Tại Hội nghị Đại biểu Mặt trận Liên - Việt (10/1/1955), Hồ Chí Minh cho rằng:
đại đoàn kết trước hết phải đoàn kết đa số nhân dân. Vậy đại đa số nhân dân là những ai?

A. Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
B.
Công nhân, nông dân. C. Nông dân.
D. Công nhân, trí thức.
Câu 167. Năm 1939, mặt trận nào sau đây được thành lập?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B.
Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 168. Năm 1960, mặt trận nào sau đây được thành lập?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 169. Năm 1955, mặt trận nào sau đây được thành lập ở miền Bắc?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B.
Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 170. Đánh giá sau đây của ai về vai trò và những cống hiến của Hồ Chí Minh cho
cách mạng thế giới: Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh

và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó
có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu
cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”.

A. G. Niêrêrê - Tổng thống nước Cộng hòa thống nhất Tandani
B. R. Chanđra - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới.
C.
H. Bumêđiên - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Angiêri.
D. X. Agienđê - Nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Chilê.
Câu 171. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải dựa trên cơ sở:
A. Đảm bảo quyền lợi cơ bản của công – nông.
B. Đảm bảo lợi ích của nhân dân lao động.
C. Đảm bảo lợi ích tối cao của giai cấp công nhân.
D. Đảm bảo lợi lích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Câu 172. Trong các luận điểm sau, luận điểm nào là của Hồ Chí Minh?
A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại.
B. Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại.
C. Vô sản tất cả các nước, liên hiệp lại.
D. Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại.
Câu 173. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của lực lượng nào?
A. Giai cấp công nhân và nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp nông dân. D. Toàn dân.
Câu 174. Tháng 9/1955, Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã họp Đại hội và Đại
hội đã quyết định thành lập:

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B.
Việt Nam Độc lập Đồng minh hội.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam.
D. Mặt trận Liên - Việt.
Câu 175. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc bao gồm yếu tố chủ yếu nào?
A. Ý thức tự lực, tự cường.
B. Chủ nghĩa yêu nước.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 176. Theo Hồ Chí Minh động lực nào đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển đất nước?
A. Giúp đỡ nhân dân lao động.
B. Thực hiện công bằng xã hội.
C. Đại đoàn kết toàn dân tộc.
D.
Đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội cũ.
Câu 177. Đoạn văn dưới đây được trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh: “…toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”?

A. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966.
B. Báo cáo Chính trị tại Đại hội III của Đảng năm 1960.
C. Đường cách mệnh (1927).
D. Di chúc (1965-1969).
Câu 178. Chọn đáp án đúng ở chỗ trống theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cần phải giữ gìn
sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn……”.

A. Tài sản của mình.
B. Tính mạng của mình.
C. Nhân cách của mình.
D. Con ngươi của mắt mình.
Câu 179. Chọn đáp án đúng trong chỗ trống. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc
là…hàng đầu của Đảng, của cả dân tộc?

A. Mục tiêu và nhiệm vụ.
B.
Mục tiêu và phương pháp.
C. Nhiệm vụ và quyết tâm.
D. Chiến lược và sách lược.
Câu 180. Sức mạnh đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm:
A. Sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và các đảng cộng sản trên thế giới.
B. Sức mạnh liên minh chiến đấu giữa lao động ở các nước thuộc địa và lao động
thuộc địa với vô sản chính quốc.
C. Sức mạnh của ba dòng thác cách mạng và tiến bộ khoa học công nghệ.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 181. Điền vào chỗ trống trong tư tưởng sau của Hồ Chí Minh: Chính sách đối ngoại
của Việt Nam là "làm bạn với ..... và không gây thù oán với một ai".

A. Tất cả các nước trên thế giới.
B. Tất cả mọi nước dân chủ.
C.
Tất cả các quốc gia, dân tộc.
D. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩ
Câu 182. Tìm yếu tố không nằm trong Mặt trận Dân tộc thống nhất? A. Nhà nước.
B.
Các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Đảng Cộng sản. D. Đoàn Thanh niên.
Câu 183. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế có vai trò như thế nào đối với thắng lợi
của cách mạng Việt Nam?
A. Quyết định.
B. Có ý nghĩa chiến lược quyết định sự thắng lợi. C. Quan trọng.
D.
Vừa quan trọng vừa quyết định.
Câu 184. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những nguyên tắc đoàn kết quốc tế là:
A. Các bên cùng có lợi.
B. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
C.
Không dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực. D. Có đi, có lại.
Câu 185. Câu nói sau đây của Hồ Chí Minh được viết trong bức thư nào: “Tôi khuyên
đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. Nhưng
ngắn hay dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế
này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta”?

A. Thư gửi đồng bào Nam bộ, năm 1946.
B.
Thư gửi đồng bào toàn quốc, năm 1947.
C. Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, năm 1947.
D. Thư gửi các đồng chí Trung Bộ, năm 1947.
Câu 186. Chọn phương án đúng nhất đối với tư tưởng Hồ Chí Minh: Để tranh thủ sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh cách mạng, cần coi trọng nhân tố:

A. Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính.
B.
Có đường lối độc lập, tự chủ.
C. Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
D. Dựa vào nguồn lực ngoại sinh là chính.
Câu 187. Theo Hồ Chí Minh, để lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng phải làm gì?
A. Có năng lực lãnh đạo.
B. Có chính sách đúng đắn.
C. Có phương châm đúng đắn.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 188. Hồ Chí Minh đánh giá: Nhân dân ta đã đoàn kết trong Mặt trận nào để làm
nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945?

A. Mặt trận Việt Minh.
B.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận Dân tộc phản đế đồng minh.
Câu 189. Hồ Chí Minh đánh giá: Nhân dân ta đã đoàn kết trong Mặt trận nào để làm
nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Liên - Việt.
D.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 190. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất là gì?
A. Hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
B.
Tập trung dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Tự do dân chủ, tôn trọng ý kiến cá nhân.
D. Hợp tác thống nhất, bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp.
Câu 191. Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ nào khi đoàn kết giữa cách mạng Việt
Nam với các lực lượng tiến bộ trên thế giới?

A. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B. Hòa bình trong công lý.
C.
Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Câu 192. Câu nói sau của Hồ Chí Minh là về nguyên tắc nào trong tư tưởng đoàn kết
quốc tế: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”?

A. Thống nhất về mục tiêu và lợi ích. B. Có lý, có tình.
C. Tự lực, tự cường.
D.
Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 193. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Giai cấp công nhân.
B. Tầng lớp trí thức.
C. Liên minh công - nông - trí thức.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 194. Theo Hồ Chí Minh, bản chất của các đoàn thể, tổ chức quần chúng nhân dân là:
A. Tổ chức của Đảng.
B. Tổ chức của Nhà nước. C. Tổ chức của Dân.
D.
Tổ chức của Quốc tế cộng sản.
Câu 195 Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm .
tính dân tộc, tính đại chúng và tính chất gì? A. Hiện đại. B. Khoa học. C. Tiên tiến.
D. Xã hội chủ nghĩ
Câu 196. Theo Hồ Chí Minh, phải làm cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân,
nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được thói hư, tật xấu gì?
A. Tham nhũng.
B. Tham nhũng, lười biếng. C. Phù hoa, xa xỉ.
D. Tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ.
Câu 197. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), Hồ Chí Minh khẳng
định, nền văn hóa Việt Nam bao gồm những tính chất nào?

A. Dân tộc, hiện đại.
B. Hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Dân tộc, khoa học, đại chúng.
D.
Có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Câu 198. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa với chính trị có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế
không nảy sinh được. Nay nước ta đã độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có
một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp cả với nguyện vọng của ai?

A. Nguyện vọng của giai cấp công nhân.
B. Nguyện vọng của công – nông.
C. Nguyện vọng của công – nông – trí thức.
D.
Nguyện vọng của dân.
Câu 199 Quan điểm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh về chức . năng của văn hóa?
A. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp cho nhân dân.
B. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
C. Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh;
hướng đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
D. Dân tộc, khoa học và đại chúng.
Câu 200. Câu sau thể hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về lĩnh vực nào: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng”.
A. Khoa học. B. Văn hóa. C. Xã hội. D. Kinh tế.
Câu 201 Phương án nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh về phương châm, .
phương pháp giáo dục?
A. Học đi đôi với hành. Lý luận liên hệ với thực tế.
B. Học tập kết hợp với lao động. Phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
C. Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục.
D.
Học, học nữa, học mãi.
Câu 202. Sau Cách mạng 8/1945, Hồ Chí Minh cho rằng: Chúng ta có nhiệm vụ cấp
bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… làm cho dân tộc chúng ta trở nên một
dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam
độc lập. Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện gì?

A. Thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ.
B. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
C. Thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính.
D.
Gắn liền với lao động sản xuất.
Câu 203. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí
Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong đó, ở
vấn đề thứ tư, Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện gì?

A. Tự phê bình và phê bình.
B. Chủ nghĩa yêu nước.
C. Cần, Kiệm, Liêm, Chính. D. Đoàn kết.
Câu 204. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống ở câu sau của Hồ Chí Minh về con
người: “Chữ người, nghĩa hẹp là ..... , anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là ..... cả
nước. Rộng nữa là cả ..... ”.

A. Nhân dân/ dân tộc/ nhân loại.
B. Gia đình/ người dân/ con người.
C. Gia đình/đồng bào/ loài người.
D.
Cha mẹ/ đồng bào/ người cùng khổ.
Câu 205. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có yếu tố nào sau đây? A. Tài nguyên..
B. Con người xã hội chủ nghĩa. C. Tiền vốn.
D. Khoa học kỹ thuật.
Câu 206. Theo Hồ Chí Minh, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH là nền tảng của: A. Đạo đức mới. B. Thi đua ái quốc.
C. Đạo đức mới và Đời sống mới.
D. Đời sống mới và Thi đua ái quốc.
Câu 207. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là “phải biết làm cho phần tốt ở trong
mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Đó là thái độ của
người cách mạng đối với điều gì trong lòng mỗi người?

A. Chủ nghĩa cá nhân.
B. Đạo đức cách mạng và đạo đức cũ. C. Tốt - Xấu. D. Thiện - Ác.