-
Thông tin
-
Hỏi đáp
TOP 37 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương 1, 2 học phần Tư tương Hồ Chí Minh | Trường Đại học Phenikaa
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” được nêu ra tại Văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phenika) 13 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
TOP 37 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương 1, 2 học phần Tư tương Hồ Chí Minh | Trường Đại học Phenikaa
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” được nêu ra tại Văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phenika) 13 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
CHƯƠNG 1,2
Câu hỏi 1: Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra nội dung nào sau đây?
A. Hệ thống quan điểm về cách mạng thế giới.
B. Hệ thống quan điểm về Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
D. Hệ thống quan điểm về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi 2: Thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh” được dùng theo nghĩa nào?
A. Là tư tưởng của một nhóm người.
B. Là tư tưởng của một lãnh tụ.
C. Là tư tưởng của một cá nhân.
D. Là tư tưởng của một giai cấp, một dân tộc.
Câu hỏi 3: Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta giành thắng lợi” được nêu ra tại Văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng
A. Văn kiện Đại hội XI.
B. Văn kiện Đại hội X.
C. Văn kiện Đại hội IX.
D. Văn kiện Đại hội VIII.
Câu hỏi 4: Luận điểm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại” được nêu ra tại Văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng?
A. Văn kiện Đại hội X.
B. Văn kiện Đại hội VIII.
C. Văn kiện Đại hội IX.
D. Văn kiện Đại hội VII.
Câu hỏi 6: Phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phương pháp luận của chính Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu hỏi 7: Mục đích tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? A. Giải phóng dân tộc.
B. Xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. C. Giải phóng xã hội.
D. Xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.
Câu hỏi 8: Học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với sinh viên?
A. Góp phần nâng cao hiểu biết về cách mạng Việt Nam.
B. Góp phần nâng cao hiểu biết về cách mạng thế giới.
C. Góp phần nâng cao hiểu biết xã hội.
D. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận.
Câu hỏi 9: Đối tượng nghiên cứu của Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam và hệ thống quan điểm Tư tưởng Hồ Chí Minh được vận động trong thực tiễn.
B. Hệ thống quan điểm được vận động trong thực tiễn.
C. Hệ thống quan điểm về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Hệ thống quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam.
Câu hỏi 10: Một trong những phương pháp quan trọng khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là?
A. Phương pháp phân tích văn bản kết hợp nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
B. Phương pháp phân tích văn bản.
C. Phương pháp nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. D. Phương pháp logic.
Câu hỏi 11: Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng
Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng.
B. Là bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng.
C. Là bộ phận nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
D. Là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Đảng.
Câu hỏi 12: Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta chính thức sử dụng vào thời gian nào? A. Năm 1986. B. Năm 1996. C. Năm 1991. D. Năm 2001.
Câu hỏi 13: Tính đảng trong nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Đứng trên lập trường giai cấp công nhân.
B. Đứng trên quan điểm, đường lối của Đảng.
C. Đứng trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và Cương lĩnh, đường lối, quanđiểm của Đảng.
D. Đứng trên lập trường giai cấp công nhân, đứng trên quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lênin, quán triệt Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu hỏi 14: Luận điểm: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt
sáng, một mắt mờ” của Hồ Chí Minh nói lên điều gì?
A. Nhấn mạnh vai trò của thực tiễn.
B. Nhấn mạnh sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
C. Nhấn mạnh vai trò của lý luận.
D. Chỉ ra căn bệnh “lý luận suông”.
Câu hỏi 15: Theo Hồ Chí Minh, học chủ nghĩa Mác- Lênin là để làm gì?
A. Học thuộc các luận điểm lý luận.
B. Để có phương pháp làm việc khoa học.
C. Để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam.
D. Để nâng cao trình độ bản thân.
Câu hỏi 16: Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra năm nào? A. 1917 B. 1918 C. 1915 D. 1916
Câu hỏi 17: Hồ Chí Minh đã tiếp thu được giá trị tư tưởng nào sau đây trong Đại cách mạng Pháp 1789?
A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
B. Quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. C. Quyền dân chủ. D. Quyền bình đẳng.
Câu hỏi 18: Nguyễn Tất Thành lên con tàu Amiran Latusơ Tơrơvin để ra đi tìm
đường cứu nước tại đâu? Vào thời gian nào?
A. 4/6/1911 tại Bến Nhà Rồng.
B. 6/5/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng.
C. 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng. D. 2/6/1911 tại Sài Gòn.
Câu hỏi 19: Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mâu thuẫn cơ bản chi phối đời
sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn nào?
A. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân và thực dân Pháp.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản.
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược cùng bọn tay sai.
Câu hỏi 20: Một trong những giá trị của văn hoá phương Tây được Hồ Chí Minh
tiếp thu góp phần hình thành tư tưởng của Người là:
A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. Những mặt tích cực của Nho Giáo.
C. Tư tưởng dân chủ và cách mạng trong cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ.
D. Tư tưởng vị tha của Phật giáo.
Câu hỏi 21: Giai đoạn vượt qua khó khăn thử thách, giữ vững đường lối, phương
pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo là giai đoạn nào? A. Thời kỳ 1920 - 1930. B. Thời kỳ 1930 - 1941. C. Trước năm 1911. D. Thời kỳ 1911 - 1920.
Câu hỏi 22: Cơ sở lý luận nào có vai trò quyết định tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Giá trị văn hóa phương Đông.
B. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Giá trị văn hóa phương Tây.
Câu hỏi 23: Thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng
Việt Nam là thời kỳ nào? A. Thời kỳ 1911 - 1920. B. Thời kỳ 1920 - 1930. C. Thời kỳ 1930 - 1941. D. Trước năm 1911.
Câu hỏi 24: Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lênin vào thời gian nào? A. 7/1921 B. 7/1920 C. 12/1920 D. 12/1921
Câu hỏi 25: Đầu năm 1930. Tại Hương Cảng, Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã chủ
trì Hội nghị sáng lập tổ chức nào sau đây?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu hỏi 26: Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng phong trào nào sau đây? A. Đông du.
B. Chống đi phu, chống thu thuế. C. Duy tân. D. Đông kinh nghĩa thục.
Câu hỏi 27: Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Quảng Châu, Trung Quốc vào thời gian nào? A. 1927 – 1930 B. 1921 - 1923 C. 1923 - 1924 D. 1924 - 1927
Câu hỏi 28: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Chỉ ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
B. Chấm dứt chế độ phong kiến Việt Nam.
C. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo
cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. D. Tìm thấy con
đường cách mạng vô sản.
Câu hỏi 29: Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc vào thời gian nào? A. 18/6/1920 B. 18/6/1919 C. 18/6/1918 D. 18/6/1917
Câu hỏi 30: Luận điểm: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” được
thể hiện trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Lênin. B. Đường Kách mệnh.
C. Đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
D. Cách mạng Tháng Mười và con đường giải phóng dân tộc.
Câu hỏi 31: Một trong những nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh là?
A. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. -
B. Giá trị truyền thống dân tộc.
C. Gia đình và quê hương Hồ Chí Minh.
D. Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 32: Trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ
trước năm 1911 có ý nghĩa như thế nào?
A. Thời kỳ vượt qua khó khăn thử thách.
B. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước.
C. Thời kỳ tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Thời kỳ tìm đường cứu nước.
Câu hỏi 33: Đối với Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất trong chủ nghĩa Mác - Lênin là gì?
A. Đấu tranh vì tự do, dân chủ. B. Chống phong kiến.
C. Giải phóng các dân tộc thuộc địa.
D. Phương pháp làm việc biện chứng.
Câu hỏi 34: Nguyễn Ái Quốc gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội
nghị Vécxây, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng
của nhân dân Việt Nam vào thời gian nào? A. 6/1918 B. 6/1919 C. 6/1920 D. 6/1917
Câu hỏi 35: Luận điểm: “Luận cương của V. I. Lênin làm cho tôi rất cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một
mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng của chúng ta” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
B. Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Lênin. C. Lênin vĩ đại.
D. Cách mạng Tháng Mười và con đường giải phóng dân tộc.
Câu hỏi 36: Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chí Minh được xuất bản năm nào”? A. 1927 B. 1923 C. 1925 D. 1921
Câu hỏi 37: Đặc điểm nổi bật của thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì?
A. Chủ nghĩa cộng sản ra đời.
B. Chủ nghĩa tư bản phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
C. Chủ nghĩa tư bản ra đời.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.