-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế? Liên hệ thực tế trong ngoại giao của Việt Nam hiện nay? | Bài tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Phenikaa
Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ ngàn xưa. Là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu nước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.Là nguồn sức mạnh thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đưa Bác theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phenika) 13 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế? Liên hệ thực tế trong ngoại giao của Việt Nam hiện nay? | Bài tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Phenikaa
Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ ngàn xưa. Là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu nước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.Là nguồn sức mạnh thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đưa Bác theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phenika) 13 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
Đề bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế? Liên hệ thực tế trong ngoại giao của Việt Nam hiện nay? - Phần 2 trang 54 – 61
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng ta
trong quan hệ quốc tế hiện nay - Studocu I.
Những nhân tố hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh
1. Một là xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ
ngàn xưa. Là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu nước nồng nàn, độc
lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung.
- Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt
Nam.Là nguồn sức mạnh thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước. Đưa Bác theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III.
- Tinh thần đoàn kết, tương ái, sống gắn bó trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa
tắt đèn có nhau của người Việt Nam tạo thành sức mạnh đoàn kết của dân tộc.
- Ngoại giao truyền thống Việt Nam cũng là một nhân tố quan trọng hình thành
tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Đúng với câu nói “Trong việc trị
nước, hòa hiếu với láng giếng là việc lớn” của nhà sử học Phan Huy Chú.
2. Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết quốc tế (Điệp)
- Từ đoàn kết các dân tộc thuộc địa, mở thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính
quốc và giai cấp vô sản thế giới. Bác bỏ qua phiếu tán thành Đảng ra nhập Quốc
tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tại Đại hội
lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua 12/1920 ) II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1. Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức (Tuấn)
- Việc ra đi tìm đường cứu nước của HCM xuất phát từ mong muốn giải phóng
dân tộc mình khỏi ách thống trị của thực dân Pháp
- Trong cuộc hành trình này HCM đã nhận thấy rằng các dân tộc này phải đoàn
kết thành một mặt trận, tạo nên sức mạnh cả về vật chất và tinh thần, chống
kẻ thù chung là thực dân, đế quốc, giành lại quyền độc lập, tự do cho mỗi dân tộc
- Sau khi Tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh càng thấy được sự cần thiết phải
liên hiệp giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc
- Tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh càng thấy được sự cần thiết phải liên
hiệp giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc
- Năm 1938 - 1940, Hồ Chí Minh hoạt động và chiến đấu bên cạnh nhân dân
Trung Quốc do Đảng Trung Quốc lãnh đạo
- Từ 1954 trở đi, Người dành nhiều sự quan tâm và đóng góp tích cực trong
việc xây dựng khối đoàn kết giữa các thuộc địa ở châu Á là Việt Nam, Ấn Độ,
Inđônêxia, Miến Điện... đặc biệt là khối đoàn kết giữa ba nước Đông Dương là Việt - Miến - Lào.
2. Đoàn kết giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với phong
trào cách mạng vô sản ở chính quốc (Lập)
- Hồ Chí Minh nhận thức được rằng cần thiết phải có sự liên minh chặt chẽ giữa
các dân tộc thuộc địa, giữa nhân dân thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính quốc.
Ngay từ những năm đầu hoạt động ở Pháp, đặc biệt là khi tham gia Đảng Xã hội rồi
Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh dành nhiều công sức giúp các đồng chí mình ở
chính quốc nhìn rõ hơn bản chất chính sách thuộc địa của đế quốc Pháp
Năm 1924, tại phiên họp lần thứ 8 Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã nêu
rõ ý nghĩa của cách mạng giải phóng dân tộc đối với phong trào cách mạng vô sản
thế giới: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai
cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị
áp bức ở các thuộc địa”. Đây là nơi cung cấp lương thực, binh lính cho các nước lớn
đế quốc chủ nghĩa, nếu chúng ta muốn đánh bại các nước đế quốc này, chúng ta phải
bắt đầu tước đi thuộc địa của chúng.
Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là “một bộ phận khăng khít”,
“một trong hai cái cánh” của cách mạng vô sản thế giới
Hồ Chí Minh không xem cách mạng thuộc địa phụ thuộc hoàn toàn vào cách mạng
vô sản ở chính quốc mà đặt hai cuộc cách mạng này ngang nhau, tác động và ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau.
3. Đoàn kết giữa các đảng cộng sản và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (Đạt)
- Với trách nhiệm của người chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến mối đoàn kết giữa các nước trong hệ thống XHCN. Người quan
niệm mối quan hệ này là gắn bó, tương trợ lẫn nhau trên tinh thần quốc tế vô
sản chân chính. Người cho rằng: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình
đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết với các Đảng Cộng sản và các nước trong
hệ thống XHCN có ý nghĩa rất lớn đối với thành công của cách mạng thế giới
nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng. Vận dụng tư tưởng của Người,
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân ta
đã nhận được sự viện trợ, giúp đỡ to lớn của các nước trong phe XHCN, đặc
biệt là Liên Xô và Trung Quốc, ngay cả khi hai nước này nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn.
- Nói sơ qua về mâu thuẫn Xô Trung, thì sau chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai
nước này đã xấu đi cực kỳ nhiều, trong đó Việt Nam lại là một nước bị tranh
chấp để thể hiện mức độ ảnh hưởng giữa hai nước. Trong hoàn cảnh
đó, cách ứng xử của chủ tịch Hồ Chí Minh cực kì khéo léo.
- Khoảng tháng 6 năm 1964, Bành Chân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch
Quốc hội Trung Quốc thăm Việt Nam. Khi tiễn Bành Chân về nước, Bác Hồ
đã khéo léo, tế nhị ứng khẩu mấy vần thơ:
- Bắc Kinh thân hữu như tương vấn,
- Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ. - Dịch nghĩa:
- Bạn bè ở Bắc Kinh nếu có hỏi thăm,
- Xin thưa hộ rằng tôi vẫn giữ tấm lòng trong sáng như băng trong bình ngọc.
- Hồ Chủ tịch đã sử dụng câu thơ Đường nổi tiếng của Vương Xương Linh (Phù
Dung Lâu tống Tân Tiệm), thay hai chữ Lạc Dương bằng Bắc Kinh để nói lòng mình.
4. Đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực. Trên tinh thần bốn
biển đều là anh em (Tuân)
- Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ đoàn kết với các nước láng giềng.
- Ở cấp độ châu lục, Người nói: “Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình
châu Á. Tranh đấu cho tự do độc lập của Việt Nam tức là tranh đấu cho tự do,
độc lập của đại gia đình châu Á”
- “Là một nước ở Đông - Nam Á, chúng ta hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính
nghĩa của các dân tộc trong khu vực này chống lại sự xâm lược và nô dịch của
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới”
- Đối với các nước có chung đường biên giới với ta như Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Hồ Chí Minh lại càng coi trọng việc gây dựng khối đoàn kết. Đây
là ba nước “láng giềng gần”, có quan hệ về mọi mặt với nước ta từ lâu đời, coi
nhau như “anh em ruột thịt”, “gắn bó với nhau như môi với răng”...
Tuy vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết ở đây phải trên cơ sở “thật thà”, phải
được thể hiện bằng những hành động cách mạng cụ thể “giúp bạn là tự giúp
mình”. Người giáo dục nhân dân ta là: càng đoàn kết chặt chẽ và giúp đỡ nhau
hết lòng thì càng phải tôn trọng độc lập chủ quyền cũng như phong tục tập
quán của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Khó khăn lớn khác đối với chúng ta là Trung Quốc vận động Việt Nam ủng hộ Đại
cách mạng văn hóa. Trong nội bộ chúng ta cũng có những ý kiến không giống nhau.
Biết rõ thực chất của cách mạng văn hóa hơn ai hết, nhưng Bác vẫn hỏi: Ở đây có ai
hiểu Trung Quốc bằng Bác không? Hồ Chí Minh nói tiếp: Thế mà bây giờ Bác cũng
chẳng hiểu ra làm sao cả. Đã không hiểu thì không nên phát biểu ý
kiến”. Không như nhiều Đảng anh em, có đảng thì phê phán, Anbani ủng hộ. Bác
Hồ và Đảng ta kiên trì đó là công việc nội bộ của Trung Quốc. Bác giải thích với
lãnh đạo Trung Quốc rằng Việt Nam đang bận cách mạng vũ hóa nên không tham
gia cách mạng văn hóa được. Đồng thời, nhân dịp 74 năm ngày sinh Mao Chủ tịch,
Bác đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt. Ngày 26/12/1967, trang nhất Nhân Dân Nhật
báo đăng bút tích của Bác bằng chữ Hán: “Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô
cương”. “Vạn thọ vô cương” là khẩu hiệu chung của nhân dân Trung Quốc chúc
tụng, tôn kính lãnh tụ của mình trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Động tác của
Bác đã góp phần giải tỏa một số vướng mắc xung quan thái độ của Việt Nam đối với
cách mạng văn hóa trong nội bộ Trung Quốc.
5. Đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới (Duy Anh)
- Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã khẳng định
chính sách đối ngoại của Việt Nam là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ
và không gây thù oán với một ai”
- Ngay từ năm 1946, Người đã khẳng định: “Đối với Pháp, chỉ đánh bọn thực
dân, còn đối với những kiều dân không làm hại gì cho nền độc lập của ta, ta
sẽ phải bảo vệ tính mệnh và tài sản của họ”(15). Lòng yêu chuộng hòa bình
chân chính của Hồ Chí Minh đã chinh phục cảm tình của đông đảo nhân dân
lao động Pháp, làm dấy lên một làn sóng mạnh mẽ đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Khi đế quốc Mỹ gây chiến ở Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn rất thân thiện với
nhân dân Mỹ. Người trực tiếp gửi thư tới các chính giới Mỹ, kêu gọi nhân dân
tiến bộ Mỹ hãy cùng với nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh đòi chấm dứt
cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.
- Người từng bày tỏ: “Trước đây, chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp
và nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý
phân biệt nhân dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do, với bọn can thiệp Mỹ và
bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn...”(16). Tiếng nói chính nghĩa của Hồ Chí
Minh đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ đồng tình và chính họ đã
tạo nên những làn sóng đấu tranh liên tục chống chính quyền Mỹ, đòi chấm
dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Cho đến những ngày cuối cuộc đời, dù đang bệnh nặng nhưng trong Thư gửi
Tổng thống Mỹ Níchxơn ngày 25-8-1969, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng
định: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòa bình, một nền hòa
bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự”(17). Như vậy, đoàn kết với các
lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới trong tư tưởng
Hồ Chí Minh không chỉ vì độc lập, tự do của dân tộc mình, mà còn thể hiện
sự tôn trọng truyền thống của các nước thực dân, đế quốc đi xâm lược. Đó
cũng chính là biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn cao cả Hồ Chí Minh - không
gây hận thù dân tộc - một bài học cho nhiều nước trên con đường tranh đấu cho độc lập tự do.
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, ủng hộ quốc tế vào giải quyết
các vấn đề quốc tế hiện nay (Quyết + Ngân)
1. vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính
làm nền tảng để mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
tế, phát triển bền vững và không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc
- Năm 2017 khi tổng thống Donald Trump đắc cử, ông đã đến và xin Henry
Kissinger cố vấn một vài vấn đề về ngoại giao, cho những ai chưa biết thì
Henry Kissinger được xem là nhà ngoại giao lỗi lạc nhất mà Mĩ từng sản sinh.
Khi nhắc về Việt Nam, ông nói thế này: Với người Mỹ nói riêng và thế giới
nói chung dân tộc Việt Nam là một dân tộc đặc biệt. Chúng ta (nước Mỹ)
không nên lôi kéo để gần gũi họ – bởi dân tộc này có tinh thần cảnh giác rất
cao độ đối với những nước lớn. Họ sợ gần gũi rồi lôi kéo mua chuộc làm mất
an ninh quốc gia họ. Đặc biệt càng không nên tạo mối ác cảm thù địch với họ,
vì như chúng ta biết có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh
cảm tưởng như dân tộc này đã bị cô lập bỏ rơi nhưng ý chí và nghị lực của họ không bao giờ cạn.
- Năm 1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài về quan niệm độc lập của Việt
Nam, Hồ Chí Minh nói rõ: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi
công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”. Câu nói này có
thể hiểu theo 2 chiều đều đúng, tức là việc của chúng tôi là việc của chúng tôi,
còn việc nội bộ của các bạn chúng tôi cũng không can thiệp vào.
- “Việt Nam bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các
hành động sử dụng vũ lực, yêu cầầu nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp
lâu dài cho các bất đồng, phù hợp với lợi ích chính đáng của tất cả các
bên, trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc têế”. Bên cạnh đó, không thể
phủ nhận rằng vị thế của VN trên trường quốc tế đang ngày càng gia
tăng. Không phải tự nhiên mà mối quan hệ Việt – Mỹ gần đây ngày
càng nồng ấm, không phải đơn giản mà Mỹ chọn VN làm địa điểm cho
hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2. Và cũng không phải vô cớ khi
Việt Nam trúng cử vào vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020-2021) với tỷ lệ cao khó tin: 192 / 193 phiếu [6].
- Khi cần, Việt Nam vẫn tỏ thái độ rõ ràng và kiên quyết
2. tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới
- Nhờ chính sách ngoại giao đa phương hóa quan hệ, ngoại giao Việt Nam đã
phá được thế bị bao vây, cô lập, cấm vận, khẳng định tính hợp pháp, hợp hiến
của chính quyền cách mạng ở khu vực và trên thế giới
- Chơi với Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ In-ran, Ấn Độ - Pakisstan,...
- Việt Nam kết bạn với ... trên thế giới
- Vấn đề Đài Loan – Trung Quốc
3. vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế để tạo ra môi trường quốc
tế hòa bình, ổn định, hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khu
vực, các nước lớn để tập trung mọi nguồn lực phát triển đất nước