-
Thông tin
-
Quiz
Top 50 câu hỏi Đất đai - Pháp luật đại cương (SSH1170) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Hãy phân tích luận đề: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
Pháp luật đại cương (BK) 63 tài liệu
Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Top 50 câu hỏi Đất đai - Pháp luật đại cương (SSH1170) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Hãy phân tích luận đề: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
Môn: Pháp luật đại cương (BK) 63 tài liệu
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Bách Khoa Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304
50 câu hỏi Đất đai
Câu 1: Hãy phân tích luận đề: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý”.......................................................................................................................
Câu 2: Các căn cứ của việc xác lập nguyên tắc: đất đai thuộc sở hữu toàn dân?...................
Câu 3: Nội dung của nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân?.............................................
Câu 4: Hãy giải thích quy định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý.........................................................................................................................
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa quy định: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao
cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của
Nhà nước ta....................................................................................................................................
Câu 6: Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo anh(chị) việc hoàn thiện chế độ sở
hữu toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay như thế nào?.................................. Câu 7:
Nguồn của luật đất đai. nhận xét của Anh (chị) về nguồn của luật đất đai.................
Câu 8: Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ
đất nông nghiệp..............................................................................................................................
Câu 9: Phân loại đất và ý nghĩa của việc phân loại đất?............................................................
Câu 10:Trình bày các quy định về thẩm quyền giao đất...........................................................
Câu11: Trình bày các quy định về thời hạn giao đất và ý nghĩa của việc quy định
thời hạn giao đất?..........................................................................................................................
Câu12: Các trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?................................
Câu13: Các trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?.......................................
Câu 14: Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp? ý nghĩa của việc quy định hạn mức
sử dụng đất nông nghiệp?.............................................................................................................
Câu15: Trình bày các quy định về căn cứ cho thuê đất và thời hạn cho thuê đất..................
Câu16: Trình bày các quy định về thu hồi đất . Nêu những vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện các quyết định thu hồi đất...........................................................................
Câu 17: Thu hồi đất là gì? Thẩm quyền quyết định thu hồi đất mới nhất?...........................
Câu 18: Tại sao Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với
từng vùng......................................................................................................................................
Câu 19: Dựa trên các giấy tờ nào để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?...................
Câu 20: Điều kiện và trình tự thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân ?.......................................................................................................................
Câu 21: Điều kiện và trình tự thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của các tổ chức kinh tế?.............................................................................................................
Câu 22: Điều kiện và trình tự thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân?............................................................................................................
Câu 23: Điều kiện và trình tự thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ
chức kinh tế?..................................................................................................................... lOMoAR cPSD| 44729304
Câu 24: Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình bị chấm dứt trong những trường hợp
nào?...........................................................................................................................
Câu 25: Phân tích quy định của Luật đất đai về chuyển nhượng quyền sử dụng
đất..................................................................................................................................................
Câu 26: Trình tự thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất được quy định như thế
nào?.................................................................................................................................
Câu 27: Điều kiện và trình tự thực hiện việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
đối với hộ gia đình cá nhân?.......................................................................................................
Câu 28: Quy định điều kiện, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất?........................................
Câu 29: Điều kiện và trình tự thực hiện việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đối
với tổ chức ?.....................................................................................................................
Câu 30: Điều kiện, trình tự thực hiện quyền cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá
nhân?.............................................................................................................................................
Câu 31: Điều kiện, trình tự thực hiện quyền cho thuê đất đối với tổ chức?..........................
Câu 32: Trình tự thực hiện việc thừa kế quyền sử dụng đất...................................................
Câu 33: Các trường hợp Nhà nước cho thuê đất? trình tự, thủ tục lập hồ sơ thuê
đất để thực hiện các dự án đầu tư?............................................................................................
Câu 34: Các quyền của tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất mà trả tiền hàng
năm?....................................................................................................................................
Câu 35: Các quyền của tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất mà trả tiền cho cả thời
gian thuê?..................................................................................................................
Câu 36: Các quyền của tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất ?.....................................................................................................................................
Câu 37: Phân biệt quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?..................
Câu 38: So sánh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với Giấy tờ hợp lệ ?........................
Câu 39: Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai? Các quy định về giải quyết tranh
chấp đất đai ?..........................................................................................................
Câu 40: trong quá trình giải quyết một vụ việc tranh chấp đất đai, toà án phát hiện có các
sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hỏi toà án cần xử lý như
thế nào?.....................................................................................................
Câu 41: Trình bày các quy định về quỹ đất công ích 5% ở địa phương................................
Câu 42: Hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về đất đai: Nhiệm vụ, quyền
hạn?.................................................................................................................................... 2
Câu 43: Trình bày thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân
theo khoản 3 điều 38 Luật đất đai1993...................................................................................... lOMoAR cPSD| 44729304
Câu 44: Trình bày nội dung chủ yếu của Luật Sửa đối, bổ sung một số điều của
Luật đất đai ngày 2/12/1998........................................................................................................
Câu 45: Trình bày nội dung chủ yếu của Luật Sửa đối, bổ sung một số điều của
Luật đất đai ngày 29/6/2001........................................................................................................
Câu 46: Trình bày các quy định mới về hỗ trợ và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng...........................................................................................................................
Câu 47: Khái niệm tranh chấp đất đai. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp đất
đai?................................................................................................................................
Câu 48: Thế nào là giấy tờ hợp lệ? Các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất
theo quy định pháp luật hiện nay...............................................................................................
Câu 49: Điều kiện và thủ tục chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở theo quy định
pháp luật hiện nay?......................................................................................................................
Câu 50: Thời hạn cho thuê đất trong hợp đồng thuê được quy định như thế nào ?............. 3 lOMoAR cPSD| 44729304
Câu 1: Hãy phân tích luận đề: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Luận đề này ngày từ Luật Đất đai năm 1987 đã được khẳng định. Qua các lần sửa đổi bổ sung.
Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bỏ sung năm 1998 và 2001. Luận đề đó vẫn tiếp tục được nhấn
mạnh. Như sậy có thể thấy luận đề này là phù hợp, đúng đắn thể hiện được “ý Đảng, lòng dân” về vấn đề đất đai.
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân…” là nguyên tắc hiến định, được quy định tại điều 17 – Hiếp pháp
1992 “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển,
thềm lục địa và vùng trời… cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều
thuộc sở hữu toàn dân”.
Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản của mình. Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyển giao các quyền
này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không có
mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thẻ
trong quan hệ sở hữu tài sản thuọc sở hữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng.
Việc quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nói riêng.
Việc quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nước
ta. Đất đai nước ta là thành quả trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu
mới tạo lập và abỏ vệ được vốn đất đai như ngày nay.
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Như đã khẳng định nhân dân đã
trao quyền chủ sở hữu đất đai cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn
dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dự ở đất lièn hay ở lãnh hải, dự đất đang sử dụng hay đất chưa sử
dụng đều thuộc Nhà nước. Nhà nước có trọn vẹn ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Mục đích của quy định “Nhà nước thống nhất quản lý” là nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, phục
vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định cần thiết
khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát triển thị
trường bất động sản.
Câu 2: Các căn cứ của việc xác lập nguyên tắc: đất đai thuộc sở hữu toàn dân?
Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
được ghi nhận tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013. như sau: Điều 53.
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên
thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Điều 54. 1.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước,
đượcquản lý theo pháp luât.̣ 1 lOMoAR cPSD| 44729304 2.
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Ngườisử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. 3.
Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết
doluật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật. 4.
Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm
vụquốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
Điều 4 Luật đất đai năm 2013 khẳng định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
là người đại diện và thống nhất quản lý ghi nhận nội dung của nguyên tắc được thể hiện:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được hình thành, tồn tại và
phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta
đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia.
Vì vậy, đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không
thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu nên đất đai phải thuộc sở hữu chung
của toàn dân, không thể thuộc về bất cứ một cá nhân, tổ chức nào. Sở hữu toàn dân tạo điều kiện
để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai để tạo ra của cải và tạo ra cuộc sống ngày
càng tốt hơn cho đời sống nhân dân nói chung riêng cũng như ổn định tình hình kinh tế-xã hội nói chung.
Câu 3: Nội dung của nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân?
Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật đất đai năm 2013 như sau: 1)
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhànước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. 2)
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết định mục đích sử dụng
đấtthông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định
về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất; 3)
Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài
chínhvề đất đai như sau: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người
sử dụng đất mang lại; 4)
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất,
chothuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Câu 4: Hãy giải thích quy định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. 2 lOMoAR cPSD| 44729304
Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Hình thức sở hữu này không chỉ phù hợp với một trong
những đặc điểm của mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa (đó là: Chế độ công hữu được xác lập đối
với các tư liệu sản xuất chủ yếu), mà còn phù hợp với thực tế lịch sử toàn dân ta đã đoàn kết đấu
tranh để giành lại toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Thứ hai, Nhà nước là chủ thể đại diện cho toàn dân để thực hiện các quyền của chủ sở hữu và
thống nhất quản lý đất đai. Toàn dân là một phạm trù chủ thể rất rộng, do đó, để thực hiện được
quyền của chủ sở hữu cần phải thông qua một phương thức đặc biệt. Nhà nước ta được thành lập
với tính chất là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, với hệ thống các cơ quan
quản lý được tổ chức chặt chẽ chính là phương thức để quyền sở hữu đất đai của toàn dân được
thực hiện. Người dân không chỉ trực tiếp bầu ra Quốc hội – cơ quan lập pháp mà còn có quyền
giám sát đối với các hoạt động của Nhà nước để đảm bảo Nhà nước thực hiện đúng những quyền
hạn và trách nhiệm của mình.
Thứ ba, người sử dụng đất (các tổ chức, cá nhân…) không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có
quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân và do Nhà nước là chủ thể đại diện
thực hiện quyền năng đó nên người sử dụng đất không thể có quyền sở hữu đối với đất. Tuy nhiên,
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân… mới là những chủ thể sử dụng đa phần diện tích đất đai trên
lãnh thổ Việt Nam. Do đó, các chủ thể này được Nhà nước trao “quyền sử dụng đất”; “quyền sử
dụng đất” cũng được BLDS xác định là một dạng tài sản của các chủ thể sử dụng đất.
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa quy định: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho
người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước ta.
Căn cứ theo quy định Luật đất đai 2013
Tại Khoản 5, Điều 26, Luật đất đai 2013 có quy định:
“Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của nhà nước cho người
khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều khoản này đã quy định vừa mang tính nguyên tắc lại vừa mang tính định hướng. Do đó, quy
định này là cơ sở pháp lý để cá nhân khẳng định nhà nước Việt Nam là chủ thể duy nhất có quyền
định đoạt đối với đất đai. Mặc dù theo quy định thì đất đai được trao cho người dân nhưng theo
quy định của pháp luật thì lại thuộc sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời việc này cũng có ý nghĩa
rất quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước.
Thứ nhất: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về các
tranh chấp quyền sử dụng mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng không tốt
đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội.Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức cần thiết để
giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay.
Thứ hai: Quy định trên là cơ sở để nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất đai trong
phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận việc đòi lại đất không nảy sinh nhiều vấn
đề phức tạp làm cho nhà nước có thể quản lý hiệu quả mà sự thay đổi về chủ sử dụng đất sẽ làm
cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người và sức của. 3 lOMoAR cPSD| 44729304
Thứ ba: Quy trình này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là, nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Nhà nước quy định như vậy nhằm cụ thể chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phục vụ cho lợi
ích của nhân dân lao động, bảo vệ quyền lực của người sử dụng đất.
Như vậy, Khi Nhà nước không thừa nhận về việc đòi lại đất đã giao theo quy định của Nhà nước
cho người dân hoặc người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai của Nhà
nước qua các thời kỳ. Chính vì vậy, các hộ gia đình khi được Nhà nước giao cho phần đất của gia
đình mình là đúng theo các quy định pháp luật nên việc các hộ gia đình đòi lại được quyền sử dụng
đất đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình đó là không thể.
Câu 6: Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo anh(chị) việc hoàn thiện chế độ sở
hữu toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay như thế nào?
Ở nước ta, đất đai là tài sản chung của quốc gia và Nhà nước là đại diện cho nhân dân thực hiện
quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ đất đai trên lãnh thổ
nước.Vì vậy có thể coi hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân chính là việc hoàn thiện cơ chế thực
hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
Thứ nhất pháp luật đất đai cần phải được xây dựng, bổ sung toàn diện và ổn định trong thời kỳ dài
với mức độ sâu sắc hơn. Thống nhất các quy định về đất đai cần được ghi nhận trong Luật đất đai,
không để các quy định rải rác ở Bộ luật dân sự và một số luật chuyên ngành có liên quan.
Pháp luật đất đai cần phải thể hiện rõ nội dung kinh tế trong quản lý và sử dụng đất tạo cơ sở cho
thị trường bất động sản hình thành và phát triển một cách lành mạnh.Quy định hợp lý hơn về giá
đất, góp phần thúc đẩy các hoạt động tài chính đất đai trong một trật tự nhất định.
Luật hoá các quy định của Chính phủ đã được chính sách chấp nhận bảo đảm của tính thống nhất
trong hệ thống pháp luật, giảm bớt các văn bản dưới luật, tránh tình trọng văn bản chồng chéo,
“giật gấu vá vai”, “sự vụ cá biệt”.
Thứ hai, công tác quy hoạch việc sử dụng đất phải được thực hiện có hiệu quả hơn thiết thực
hơn.Quy hoạch phải được công khai. Trong tập quy hoạch phải có quy trình tham gia ý kiến của
nhan dân, tránh tình trạng thiếu công khai là một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng, hối lộ.
Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai phải nâng cao năng lực trình độ quản lý sử dụng
phối hợp có hiệu quả các công cụ quản lý.
Thứ tư, thay đổi cơ chế giao đất.Việc quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với doanh
nghiệp Nhà nước chủ yếu thực hiện theo cơ chế “xin cho”. Thực chất là chưa trú trọng tới các yếu
tố kinh tế của đất đai, chưa thực sự thấy được đất đai là hàng hoá đặc biệt trong cơ chế thị trường.Từ
đó việc giao đất không thu tiền sử dụng đất để tạo điều kiện chi tình trạng tham nhũng và lãng phí
đất ngày càng tăng, trang khi Nhà nước không thu được thuế cho ngân sách, thâm chí kể cả 1% lệ phí địa chính.
Trong văn kiện Đại hội IX nêu rõ: “Phát triển thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền
sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất…,mở rộng thị trường bất động
sản cho các thành phần kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam tham
gia đầu tư…”. Đây có thể coi là một xu hướng hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Câu 7: Nguồn của luật đất đai. nhận xét của Anh (chị) về nguồn của luật đất đai. 4 lOMoAR cPSD| 44729304
Nguồn của luật đất đai là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật đất đai đang có hiệu lực. Hay
nói cách khác nguồn của Luật đất đai là các văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự và dưới những hình thức nhất định, có mội dung chứa đựng qui phạm pháp luật đất đai.
Nhận xét: đất đai có quá trình tạo lập, sử dụng và quản lý qua nhiều thời kỳ khác nhau nên cũng
trải qua nhiều chính sách khác nhau vì thế nguồn của Luật đất đai cũng rất phong phú, bao gồm
những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành ở những thời kỳ khác nhau.
Câu 8: Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong
khi bình quân chung của thế giới là 4000 m2/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000 m2/người. Là
một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là
điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia,
đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông
nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành
sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đẻ bảo vệ và mở rộng vốn
đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện. Thứ nhất, cần coi trọng việc thâm canh,
tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích hiện có; thứ hai, tích cực khai hoang mở rộng
ruộng đồng từ vốn đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp.
Pháp luật đất đai thể hiện nguyên tắc này như sau: –
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷsản và làm muối có đất để sản xuất. –
Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn
mứcsử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép
chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất. trình phát triển của đất nước, công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một
cách hợp lí và tiết kiệm.
Hiện nay, ở nhiều tỉnh phía Nam có diện tích trồng lúa nước không mang lại hiệu quả kinh tế cao,
trong khi đó nếu sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất nông
nghiệp và cho nhu cầu xuất khẩu thì vấn đề đặt ra là phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng mà khai thác đất đai có hiệu
quả. Từ thực tế đó, cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm trên tinh thần tận dụng mọi
diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Câu 9: Phân loại đất và ý nghĩa của việc phân loại đất?
Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây: 1.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụngđất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 5 lOMoAR cPSD| 44729304 2.
Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối
vớitrường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này; 3.
Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan
nhànước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này; 4.
Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc
xácđịnh loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ. Ý nghĩa của phân loại đất •
Là cơ sở để cơ quan quản lý đất đai áp dụng các quy chế một cách hợp lý đối với từng
chủ thể có quyền sử dụng đất. Vì mỗi một nhóm đất có một cơ chế pháp lý riêng quy
định về chủ thể được giao đất, mục đích sử dụng đất, thời gian sử dụng cũng như hạn mức giao đất. •
Cơ sở để các chủ thể có quyền sử dụng đất tiến hành sử dụng đất một cách hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất.
Câu 10:Trình bày các quy định về thẩm quyền giao đất.
Điều 59 Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất của các cơ quan nhà nước như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất trong các trường hợp sau đây (không được ủy quyền):
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài
theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nướcngoài theo quy định của pháp luật
đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản
chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định; b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư. 3.
Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích của xã, phường, thị trấn. 4.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụngđất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.
Câu11: Trình bày các quy định về thời hạn giao đất và ý nghĩa của việc quy định thời hạn
giao đất? Thời hạn giao đất 6 lOMoAR cPSD| 44729304
– Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất trồng cây
lâunăm; đất rừng sản xuất được giao nhiều loại đất gồm cả đất trồng cây hàng năm; đất trống;
đồi núi trọc; đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm.
– Thời hạn giao đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích
thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các
dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao
đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
– Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điềukiện
kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời
hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
– Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê muathì
thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Ý nghĩa của thời hạn giao đất
– Khẳng định rõ ràng ranh giới giữa nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện để nhà nướcthực
hiện công tác quản lý về đất đai tốt hơn.
– Tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng đất bởi việc quy định rõ thời hạn khi giao đất, cho đấtgiúp
người sử dụng lao động lập kế hoạch đầu tư đúng đắn thu được hiệu quả cao nhất.
– Là cơ hội cho người sử dụng đất vay vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng để sản xuấtkinh doanh.
Câu12: Các trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?
Theo Điều 54 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong 05 trường hợp sau
– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muốiđược giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp.
– Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đấtxây
dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích
công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường
hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển
nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
– Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
– Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
– Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp, gồmđất
thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào
tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
Câu13: Các trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất? 7 lOMoAR cPSD| 44729304
Thứ nhất: Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; tổ chức kinh tế được giao đất đế thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà ở đế bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Quy định với nhóm chủ thể này so với Luật đất đai 2003, thì Luật đất đai 2013 đã thu hẹp đối
tượng giao đất có thu tiền sử dụng đất (giảm hai đối tượng tương ứng với ba loại đất) chuyển sang
thuê đất (đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, đất xây dựng công trình công
cộng có mục đích kinh doanh, đất nông nghiệp), chỉ còn giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với
đất ở. Quy định này là phù hợp với thực tế hiện nay, khi mà quỹ đất “công” do Nhà nước quản lý
không còn nhiều do phần lớn đất đai đã được giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài (gọi chung là người sử dụng đất).
Thứ hai: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Với quy định này cho thấy, lần đầu tiên Luật đất đai 2013 ghi nhận đối tượng là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu
tư xây dựng nhà ở (trước đây đối tượng này chỉ có ở hình thức thuê đất của Nhà nước hoặc có đất
từ hình thức góp vốn để hợp tác đầu tư).
Quy định mới này là một sự tiến bộ và cần thiết, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
việc tôn trọng sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tể, giữa nhà đầu tư trong -nước và nhà đầu
tư nước ngoài trong hoạt động kinh doanh, khắc phục tình trạng đối xử bất bình đẳng giữa nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận đất đai mà Luật đất đai 2003 đã bộc lộ, theo
đó, các chủ thể đầu tư trong nước được Nhà nước giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở (Điều 34 Luật
đất đai 2003), trong khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài lại chỉ được Nhà nước cho thuê đất (Điều
35 Luật đất đai 2003). Vì vậy, sự thay đổi này là hợp lý và cần thiết.
Ngoài mục đích và ý nghĩa nêu trên, Luật đất đai 2013 ghi nhận thêm hình thức giao đất có thu
tiền đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam cũng
là nhằm thu hút nguồn vốn lớn của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, góp phần
thúc đẩy thị trường này phát triển. Đồng thời, tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa
các chủ thể đầu tư trong lĩnh vực này nhằm cung cấp cho thị trường bất động sản sự phong phú
của hàng hoá bất động sản để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng.
Thứ ba: Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa
để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Đây là quy định mới trong Luật đất đại 2013. Quy định này đã thể hiện tính thời sự, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn đặt ra. Bởi trong Luật đất đai 2003, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa là đối tượng
thuộc nhóm được giao đất không thu tiền sử dụng đất và quy định này đã gây khó khăn khi giải
quyết thực tiễn là có những dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng xuất
hiện trong thời gian gần đây với bản chất là đầu tư hạ tầng để kinh doanh nhưng lại được hưởng
ưu đãi không thu tiền sử dụng đất.
Câu 14: Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp? ý nghĩa của việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp?
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp là nhóm đất đặc thù, pháp luật ghi nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất, có thu nhập ổn định từ nông nghiệp. 8 lOMoAR cPSD| 44729304
Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra mức giới hạn đối với diện tích được sử dụng cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân. Theo đó, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp được xác định chính là mức diện tích tối đa
mà Nhà nước quy định hộ gia đình, cá nhân được sử dụng hợp pháp. Nhà nước quy định về hạn
mức sử dụng đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013 Ýnghĩa:
Thứ nhất, quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp nhằm tránh trường hợp mất cân bằng
trong sử dụng đất nông nghiệp, người sử dụng diện tích quá lớn, người không đủ diện tích đất để
sử dụng. Qua đó bảm đảm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân đều có đất đai để sản xuất nông nghiệp,
góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về người cày có ruộng, phát
triển đời sống, kinh tế ở nông thôn tránh trường hợp tích tụ ruộng đất.
Thứ hai, từ việc giới hạn diện tích sử dụng đối với đất nông nghiệp góp phần ổn định xã hội khi
đảm bảo được sự công bằng, quyền lợi cho các hộ gia đình, cá nhân canh tác nông nghiệp. Đồng
thời còn góp phần đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế mà nhà
nước đã đề ra, tránh tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp quá mức.
Thứ ba, hiện nay tình trạng người dân sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu canh tác quy mô nhỏ, đáp
ứng nhu cầu kinh tế hộ gia đình là chủ yếu. Việc pháp luật quy định một hạn mức nhất định đối
với đất nông nghiệp nhằm khuyến khích người sử dụng đất có thể thúc đẩy canh tác, sản xuất nông
nghiệp với quy mô lớn hơn, đồng bộ và hiệu quả.
Câu15: Trình bày các quy định về căn cứ cho thuê đất và thời hạn cho thuê đất.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật đất đai năm 2013 về đất sử dụng có thời hạn: –
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân
trựctiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và
khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này. –
Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi
hếtthời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất. –
Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp,lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào
mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự
án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực
hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin
giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện
kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn
dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì
thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. 9 lOMoAR cPSD| 44729304
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét
gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này”.
Câu16: Trình bày các quy định về thu hồi đất . Nêu những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện các quyết định thu hồi đất
Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 16 Luật đất đai, cụ thể như sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia,công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đedọa tính mạng con người.
Một số nội dung quy định của các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013 về thu
hồi đất chưa thật sự phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết địnhviệc
thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Tại khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 có liệt kê
chín trường hợp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà đối tượng thực hiện hành vi
vi phạm có thể là: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài; Cơ sở tôn giáo (gọi chung là người sử dụng đất)
– Thứ hai, với trường hợp đối tượng sử dụng đất mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
vàtheo quy định đủ điều kiện ra quyết định thu hồi đất, vậy sau khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ra quyết định thu hồi đất theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 và đã hết thời hạn
người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định thu hồi, nhưng vẫn không tự giác thực hiện quyết
định đó, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có được tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định
thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai không? Bởi theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định trường hợp cưỡng chế thu
hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư mà không quy định cưỡng chế đối với trường hợp thu hồi
đất do vi phạm pháp luật về đất đai, nên đây là vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Đất đai 2013.
– Thứ ba, việc quy định không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật trong trường
hợp“người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục hoặcchuyển mục đích sử dụng đất
và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật” tại khoản 5 Điều 87 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP là chưa phù hợp với điểm c khoản 1 Điều 64, điểm d khoản 2 Điều 106 Luật
Đất đai 2013 (chỉ quy định trong trường hợp chuyển quyền chứ không quy định trường hợp
chuyển mục đích sử dụng đất). Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý và sử dụng đất tại
địa phương, tạo cơ hội cho các đối tượng không thuộc trường hợp nhận chuyển nhượng đất nông
nghiệpthành đối tượng nhận chuyển nhượng bằng cách “chuyển mục đích sử dụng đất”, tạo ra
thực trạng người không có hoặc thiếu đất canh tác phải vào các thành phố lớn mưu sinh hay
xuất khẩu lao động… còn người quá nhiều đất lại bỏ hoang không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích. 10 lOMoAR cPSD| 44729304
– Thứ tư, Luật Đất đai 2013 quy định việc thu hồi đất theo Điều 61, 62, 64 và 65 là cần thiếtnhằm
bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất để phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng. Song, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban bành quyết định thu hồi và tiến hành
thu hồi lại gặp nhiều khó khăn do người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi hoặc
tự nguyện thực hiện quyết định nhưng chậm giao đất theo quy định, nhiều trường hợp khi cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thì người bị thu hồi đất gây cản trở người thi
hành công vụ, có trường hợp dùng các biện pháp nguy hiểm (dùng chất nổ, vũ khí nguy hiểm
khác tấn công người thi hành công vụ) làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người thi hành
công vụ,… vì họ cho rằng giá đất bồi thường, chính sách trước và sau thu hồi đất không tương
xứng với thị trường và lợi ích thực tế đất bị thu hồi mang lại. Có thể nói, đây là bất cập lớn đối
với việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất thời gian qua.
Câu 17: Thu hồi đất là gì? Thẩm quyền quyết định thu hồi đất mới nhất?
Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, nội dung về thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất
là những nội dung được quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐCP . Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về khái niệm thu hồi đất.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013,
“thu hồi đất” được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ
gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền
sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.
Trên cơ sở khái niệm thu hồi đất được xác định ở trên, có thể hiểu, khi xảy ra sự kiện thu hồi đất
thì hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu
hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có
thể tự lấy đất từ phía người dân, mà hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại
Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực
hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy
định. Cụ thể, Nhà nước chỉ được thu hồi đất nếu căn cứ thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp sau:
Một là, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích
quốc gia công cộng.
Việc thu hồi đất vì mục đích, quốc phòng, an ninh thường được xác định là thu hồi đất để thực
hiện việc xây dựng, tạo dựng các công trình an ninh quốc phòng như nơi đóng quân, trụ sở làm
việc của cơ quan công an, quân đội, hoặc xây dựng thành căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự, hay
kho tang của lực lượng vũ trang; hoặc xây dựng để dựng thành trường bắn, thao trường, khu thử
nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ…. Các trường hợp này được quy định
cụ thể tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013.
Còn thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng được hiểu là thu
hồi đất để nhằm thực hiện các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình công cộng – dân sinh,
khu đô thị, khu công nghiệp, hay các công trình giao thông, thủy lợi, điện lực…. và các dự án phát
triển kinh tế – xã hội hoặc dự án công trình công cộng khác do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ 11 lOMoAR cPSD| 44729304
chấp thuận, quyết định đầu tư, hoặc các dự án khác do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận. Các
trường hợp này cũng được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật đất đai năm 2013.
Để việc thu hồi đất là hợp pháp thì ngoài việc các dự án buộc thu hồi đất phải là những dự án vì
mục đích quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 61, 62 Luật đất đai năm 2013 nêu trên thì
việc thu hồi đất còn phải được dựa trên căn cứ là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
đã được phê duyệt và tiến độ sử dụng đất trong lộ trình thực hiện dự án.
Hai là, Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Người đang sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có một
trong các hành vi vi phạm quy định của luật đất đai được quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm
2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Sử dụng đất không đúng mục đích, dù đã bị xử phạt hành chính trước đó mà còn tái phạm.
Nội dung này thường được thể hiện ở việc người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cấp đất,
cho thuê quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng vào một mục đích nhất định
nhưng trên thực tế, người sử dụng đất cố tình sử dụng vào một mục đích khác hoàn toàn với mục
đích sử dụng đất của loại đất đó. Hành vi này của người sử dụng đất được xác định là hành vi sử
dụng đất không đúng mục đích.
Ví dụ: Người sử dụng đất xây nhà ở trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Trường hợp này, về
mặt nguyên tắc, theo khoản 1 Điều 170 Luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất phải sử dụng
đất mục đích, nghĩa là họ chỉ có thể trồng cây lâu năm trên phần đất nông nghiệp này, còn việc
xây dựng nhà ở chỉ được xây dựng trên đất ở. Do vậy, khi họ xây nhà ở trên đất nông nghiệp, thì
việc làm của họ đang vi phạm pháp luật đất đai, là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Với
hành này, họ sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng thửa đất như ban
đầu. Việc thu hồi đất đối với trường hợp này chỉ đặt ra khi mà việc vi phạm của người sử dụng đất
diễn ra rất nhiều lần, tái phạm nhiều lần, không khắc phục mặc dù đã bị xử lý hành chính.
– Có hành vi cố ý hủy hoại đất.
Hủy hoại đất, theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, được hiểu là hành vi tác
động vào đất (như múc, xới, đào, san lấp…) làm biến dạng địa hình của đất, dẫn đến việc suy giảm
chất lượng của đất, làm mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng đất hoặc gây ô nhiễm nguồn tài
nguyên đất. Khi người sử dụng đất hủy hoại đất nghĩa là họ không có nhu cầu sử dụng đất hay bảo
vệ nguồn tài nguyên đất, trong khi đó, mặc dù đất đai là nguồn tài nguyên có giá trị lớn nhưng lại
không phải là vô hạn. Vậy nên trong trường hợp người sử dụng đất có hành vi cố ý hủy hoại đất,
việc Nhà nước thu hồi phần đất này để sau đó giao lại cho người thực sự cần sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp.
– Có hành vi tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất dù pháp luật không cho phép.
Nội dung này áp dụng trong trường hợp người sử dụng đất mặc dù biết pháp luật không phép
chuyển nhượng với phần đất ấy nhưng vẫn cố tình chuyển nhượng, tặng cho cho người khác. Trong
đó, các trường hợp không được chuyển nhượng sẽ được xác định theo Điều 191 Luật đất đai năm 2013.
Ví dụ: hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cấp đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ nhưng
tự ý chuyển nhượng cho người khác sinh sống ngoài khu vực rừng phòng hộ, mặc dù pháp luật có
quy định rõ người sử dụng đất sinh sống ngoài khu vực rừng phòng hộ thì không được nhận chuyển 12 lOMoAR cPSD| 44729304
nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đối với phần đất đang thuộc khu vực rừng phòng hộ. Trường
hợp này, các bên trong quan hệ tặng cho, chuyển nhượng đang cố tình làm trái quy định của pháp
luật. Đây là một trường hợp mà Nhà nước được quyền thu hồi đất.
– Có hành vi thiếu trách nhiệm, để cho phần đất do mình quản lý bị lấn, chiếm.
Trường hợp này áp dụng đối với những người sử dụng đất đang được sử dụng phần đất mà Nhà
nước giao để quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý họ đã để cho người khác lấn, chiếm đất.
Trong đó, lấn đất được hiểu là một người vì muốn mở rộng diện tích đất mà họ có quyền sử dụng
nên đã có hành vi dịch chuyển, làm thay đổi vị trí của ranh giới đất hoặc mốc giới đất đã có trước
đó, làm xâm phạm sang phần đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của người khác. Còn chiếm đất
được hiểu là việc người sử dụng đất tự ý sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm
quyền cho phép, hoặc không chịu trả lại đất được giao, cho thuê có thời hạn mặc dù đã hết thời
hạn giao, cho thuê và không được Nhà nước gia hạn. Việc Nhà thu hồi đất trong trường hợp người
đang quản lý phần đất mà Nhà nước giao để quản lý nhưng thiếu trách nhiệm làm cho phần đất
mình quản lý bị lấn chiếm là hoàn toàn hợp lý. Bởi việc để cho người khác lấn, chiếm phần đất
mình quản lý cho thấy việc thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà nước trong
việc quản lý đất đai.
– Đất được giao, cho thuê để sử dụng nhưng không đúng đối tượng hoặc trái thẩm quyền.
– Phần đất mà người sử dụng đất mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn không chấp
hành,không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
– Đất bị bỏ hoang, không được sử dụng trong một thời gian dài, cụ thể là không được sử dụngtrong
thời hạn 12 tháng liên tục đối với đất trồng cây hàng năm; 18 tháng liên tục nếu là đất trồng cây
lâu năm; 24 tháng liên tục nếu là đất trồng rừng.
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư nhưng đã bị bỏhoang,
không được đưa vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc trong quá trình làm dự án
tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Đối với trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể
thực hiện việc thu hồi đất nếu có căn cứ về việc người sử dụng đất có hành vi vi phạm trong quá
trình sử dụng đất được thể hiện thông qua quyết định hoặc biên bản ghi nhận hành vi vi phạm.
Ba là, Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử dụng đất theo
quy định của pháp luật hoặc do việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
Việc quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp này được thực hiện khi có một trong các căn
cứ theo quy định tại Điều 65 Luật đất đai năm 2013, cụ thể gồm các trường hợp:
– Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước (hay còn gọi là hiến đất).
– Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế; trường hợp người sử dụngđất
là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì bị giải thể, phá sản, không có nhu cầu sử
dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.
– Đất đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị
ảnhhưởng thiên tai là mối đe dọa tính mạng con người.
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất và khôngđược gia hạn. 13 lOMoAR cPSD| 44729304
Có thể thấy, việc Nhà nước thu hồi đất không được tùy ý mà phải thuộc một trong các trường hợp
mà pháp luật quy định. Đồng thời, dù thu hồi đất trong trường hợp nào thì việc thu hồi đất của Nhà
nước cũng sẽ làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất kể từ thời điểm thu hồi đất.
Thứ hai, về thẩm quyền thu hồi đất.
Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, không phải cơ quan nào cũng có
thẩm quyền thu hồi đất mà theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có Ủy ban nhân
dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất. Trong đó:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền để thu hồi đất trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đất mà người sử dụng đất có yếu tố nước ngoài cụ thể là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao trừ trường hợp thu hồi đất của cá nhân người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đối với phần đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Còn Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi đất của
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (không có yếu tố nước ngoài) hoặc thu hồi đất ở của người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, trong khu vực thu hồi đất vừa có đối tượng bị thu hồi đất
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vừa có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của
Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định việc thu
hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy, thu hồi đất là một hình thức mà Nhà nước thu hồi lại quyền sử dụng đất từ người sử
dụng đất. Việc thu hồi dù được thực hiện trong trường hợp này thì chỉ được xác định là hợp pháp
nếu thuộc vào một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 16, Điều 61 đến Điều 65 Luật đất
đai năm 2013, và được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo Điều 66 Luật đất đai năm 2013.
Câu 18: Tại sao Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng.
Hạn mức đất là giới hạn diện tích tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được sử dụng vào mục đích nông
nghiệp trên cơ sở Nhà nước giao và được nhận quyền chuyển nhượng đất hợp pháp từ người khác.
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: Các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu long,
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh không quá 3
ha. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác không qua 2 ha.
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.
– Các xã đồng bằng không quá 10 ha.
– Các xã trung du miền núi không quá 20 ha.
Việc áp dụng chế độ hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực đến đời sống kinh tế
ở nông thôn, nó bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản xuất,thực hiện được chính sách của
Đảng và Nhà nước ta là:”người cày có ruộng”.
Việc pháp luật đưa ra hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn xuất phát từ những nguyên nhân như
tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở nông thôn, phần lớn người nông dân không có đủ 14 lOMoAR cPSD| 44729304
việc làm. Mật độ dân cư nông thôn quá dày đặc trên 1 ha, đất canh tác(khoảng 2 người/ ha đất
canh tác).Tình trạng khan hiếm ruộng đất trong nông nghiệp đặc biệt là ở miền Bắc đã dẫn đến
mối tương quan giữa ruộng đất-dân số-lao động trở lên hết sức căng thẳng.Trong những năm gần
đây mặc dù sản lượng lương thực của cả nước nói chung là tăng nhưng đa số nông dân vẫn có mức
thu nhập thấp vì nguồn sống của hộ chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Tách khỏi ruộng đất người nông
dân mất luôn nguồn sống chính. Đa số nông dân có thu nhập thấp,chỉ đủ trang trải cho những nhu
cầu thiết yếu hàng ngày, không có khả năng đầu tư thêm cho sản xuất trên quy mô lớn và cũng
không có khả năng đầu từ vào các lĩnh vực khác, bởi vậy việc áp dụng chính sách hạn mức sử
dụng đất nông nghiệp là cần thiết.
Câu 19: Dựa trên các giấy tờ nào để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
(1) Những giấy tờ về quyền được SDĐ trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấptrong
quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(2) Giấy chứng nhận quyền SDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc cótên
trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
(3) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền SDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giaonhà
tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
(4) Giấy tờ chuyển nhượng quyền SDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày
15/10/1993được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
(5) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nướctheo
quy định của pháp luật;
(6) Giấy tờ về quyền SDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người SDĐ gồm:
– Bằng khoán điền thổ.
– Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độcũ.
– Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có
chứngnhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
– Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũchứng nhận.
– Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độcũ cấp.
– Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
– Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được UBND cấp tỉnh nơi có đấtở công nhận.
(7) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 có tên người SDĐ, cụ thể:
– Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
– Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị 299-
TTg ngày 10/11/1980 (được bổ sung tại Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). 15 lOMoAR cPSD| 44729304
– Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân táiđịnh
cư được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho NLĐ trong nông
trường,lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
– Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở,
côngtrình được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng
chứng nhận hoặc cho phép.
– Giấy tờ tạm giao đất của UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được SDĐ được UBND cấpxã,
hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01/7/1980 hoặc được UBND cấp
huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
– Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố tríđất
cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công
nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng.
– Bản sao giấy tờ quy định tại mục (1), (2), (3), (4), (5), (6) và (7) nêu trên (trừ sổ mục kê đất,
sổkiến điền lập trước ngày 18/12/1980) có xác nhận của UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ
quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị
thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
Căn cứ pháp lý:
– Điều 100 Luật Đất đai 2013.
– Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.
Câu 20: Điều kiện và trình tự thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân ?
Căn cứ theo Luật đất đai năm 2013 quy định những điều kiện sau:
– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuêlại,
thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận theo quy định Luật đất đai năm 20013;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; +
Trong thời hạn sử dụng đất.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng
đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể
từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Câu 21: Điều kiện và trình tự thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế? 16