Top 66 bài tự luận ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Thực tiễn là: toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội củacon người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1. Triết học là khoa học của mọi khoa học.
SAI
- Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí,
vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và
cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như
vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết
học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.
- Triết học Mác đoạn tuyệt triệt để với quan niệm là triết học là “Khoa học của các khoa
học”. Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết
mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt
để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy.
- Vấn đề với tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc
tranh luận mặc dù vậy cái chung các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề
chung nhất của thế giới tự nhiên của xã hội và con người mối quan hệ của con người
của tư duy con người nói riêng với thế giới.
- Tóm lại, triết học không làm nền tảng cho các môn khoa học khác, và nó cũng không
tổng quát mọi môn khoa học khác. Triết học chỉ đơn giản là thu nhận một số lý luận
từ các môn khác, tổng kết sau đó áp dụng vào xã hội loài người. Đây cần hiểu là một
hoạt động nghiên cứu độc lập, vì một mục đích độc lập là kiến tạo xã hội.
VD: Triết học Mác-lênin ra đời không chỉ dựa trên nền tảng các triết học trước, mà còn nhờ
vào những thành tựu trong khoa học, công nghệ, vật lý như thuyết nguyên tử, thuyết tương
đối, thuyết tiến hóa,... Nhờ vào khoa học xã hội, triết học mới được đi vào thực tiễn, tái tạo
cuộc sống. Như vậy, triết học không phải là khoa học của mọi khoa học mà chỉ là một mắt
xích, làm tiền đề và phát triển dựa trên các khoa học khác.
2. Có hai vấn đề cơ bản của Triết học là vấn đề bản thể luận và vấn đề
nhận thức luận.
SAI
- Vấn đề cơ bản của Triết học chỉ có một vấn đề nhưng có có 2 mặt, trả lời cho 2 câu
hỏi lớn:
- Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào? Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện
tượng sự vật hay sự vận động đang cần phải giải thích thì nguyên nhân vật chất hay
nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.
VD: Có thể kể đến trường phái duy tâm, cho rằng vật ý thức có trước, ý thức quyết định vật
chất của Hêghen, hay trường phái triết học duy vật cho rằng vật chất có trước của Phoi ơ
bách.
- Mặt thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không Nói cách khác
khi khám phá sự vật và hiện tượng con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được
sự vật và hiện tượng hay không.
VD: Có thể kể đến thuyết khả tri luận cho rằng thế giới này là có thể nhận thức được, hay
thuyết bất khả tri cho rằng con người không biết tuyệt đối về thế giới
3. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan .
ĐÚNG
- Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí,
vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và
cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như
vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết
học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.
- Thế giới quan chỉ hệ thống các tri thức quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác
định về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các
nguyên tắc thái độ giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người.
- Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan.
Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của khoa học cụ thể thế
giới quan ở các dân tộc hay các thời đại triết học bao giờ cũng là thành phần quan
trọng đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới
quan thông thường triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối dù có thể
không tự giác thứ tư thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới
quan và các quan niệm khác như thế.
VD: Ăngghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” đã viết: “Những ai phỉ báng tiết học
nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích phong tục tồi tệ nhất của những học
thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn
bị triết học chi phối, vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt
hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch
sử tư tưởng và những thành tựu của nó.”
4. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của
chủ nghĩa duy vật.
ĐÚNG.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến như là hình thức cơ bản thứ ba của chủ
nghĩa duy vật, được xây dựng bởi marx và Engels vào những năm 1940, và sau đó là
lenin.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó
(chủ nghĩa duy vật chất phát và chủ nghĩa duy vật siêu hình) và sử dụng khá triệt để
thành tựu của khoa học đương thời. Do đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi
mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của những chủ nghĩa duy vật trước đó
và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Trên cơ sở phản ánh đúng
đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy
vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực
tiễn cách mạng. Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được
xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức.
VD: Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau
và trong sự phát triển nhưng không phụ thuộc vào ý chí con người. Với quy luật phủ định của
phủ định, Một con gà mái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con gà mái đó đẻ trứng
thì quả trứng đó sẽ được coi là cái phủ định của con gà. Sau đó quả trứng gà trải qua thời gian
vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con gà con. Vậy con gà con lúc này sẽ được coi
là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận
động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
5. Xét ở góc độ thế giới quan thì siêu hình và biện chứng là 2 phương
pháp luận đối lập nhau trong lịch sử triết học.
ĐÚNG
- Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử triết
học chủ yếu là về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan.
- Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho
rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái
này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và
phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá
trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu
thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.
VD: PP luận siêu hình: mưa là do thượng đế phái rồng phun nước, hoặc ngọc hoàng sai long
vương phun nước. Nhận thức mưa là một hiện tượng tĩnh tại, cô lập, tách rời khỏi mọi vật
chất khác trên trái đất, không có sự hình thành và phát triển mà do một thế lực siêu nhiên tạo
ra
- Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản
cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung
đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật
khách quan vốn có của nó.
VD: PP luận Biện chứng: hiện tượng mưa là do hơi nước bốc hơi lên dưới tác động của hơi
nóng mặt trời, tạo thành các đám mây, khi quá nhiều nước trong mây, mây sẽ chuyển màu
đen và rơi xuống từng hạt thành mưa. PPL biện chứng đã xem xét hiện tượng mưa là do sự
tác động, liên hệ giữa mặt trời và nước, nhìn nhận sự thay đổi, phát triển về lượng và chất của
nước
6. Triết học Mác tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết
học.
ĐÚNG
- Triết học Mác - Triết học duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ
nghĩa duy vật, được xây dựng bởi marx và Engels vào những năm 1940, và sau đó là
lenin.
- Triết học Mác đã kế thừa những thành tựu của triết học trước đó và bổ sung, phát triển
bằng những thành tựu của khoa học. Triết học Mác đã tạo nên bước ngoặt cách mạng
trong lịch sử triết học thể hiện qua 3 nội dung:
- C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy
vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm Đức.
sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
VD: C.Mác Ăngghen đã phê phán triết học duy tâm của Hêghen, đồng thời cũng vạch ra mặt
tích cực của nó là phép biện chứng
- C.Mác và Ăngghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào
nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử- nội dung chủ yếu của
bước ngoặt cách mạng trong triết học.
VD: Phôi- ơ- bách khi giải thích giới tự nhiên thì đứng trên lập trường duy vật nhưng khi giải
thích lịch sử-xã hội lại đứng trên lập trường duy tâm. Mác và Ăngghen đã kế thừa các giá trị
và phê phán các hạn chế trong triết học của ông, giải thích tự nhiên và cả lịch sử - xã hội đều
phải trên lập trường duy vật, rút ra các quy luật về xã hội mang tính khách quan và hệ thống
về xã hội.
- C.Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra một triết học chân chính khoa học, với những đặc
tính mới của triết học duy vật biện chứng
VD: Trước triết học Mác, các nhà triết học chỉ tập trung giải thích thế giới và xem thế giới chỉ
là một khách thể, mang tính trực quan, tách khỏi hoạt động của con người. Nhưng Mác và
Ăngghen cho rằng triết học không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới, là cơ sở của hoạt
động thực tiễn của con người giống như một khoa học chân chính.
7. Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ
bản của triết học
ĐÚNG
- Định nghĩa vật chất của Lênin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Định nghĩa này đã giải quyết vấn đề thứ nhất của triết học về bản thể luận (Vật chất
có trước hay ý thức có trước). Lênin đã phản bác Chủ nghĩa duy tâm và khẳng định
vật chất có trước, là thế giới khách quan và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác con
người.
- Định nghĩa này đã giải quyết vấn đề thứ 2 của triết học về Nhận thức luận ( Thế giới
này là có thể nhận thức được hay không nhận thức được). Lênin đã phản bác Bất khả
tri và khẳng định thế giới vật chất dù là độc lập, không lệ thuộc vào con người nhưng
vẫn được đem lại cho con người trong cảm giác, tức là con người vẫn có thể nhận biết
nó.
VD: Khi quan sát một cái quạt, cái quạt là vật chất, có trước và được mắt ta thu vào não hình
thành nên ý thức về hình ảnh cái quạt trong đầu ta, đó là vật chất có trước ý thức. Và dù trong
ý thức ta muốn cái quạt quay nhưng trên thực tế nó vẫn đứng im, đó là ý thức không quyết
định vật chất. Nhưng dù cái quạt không phụ thuộc vào ý thức của ta nhưng ta vẫn biết cái
quạt đang ở trước mắt ta và treo trên trần nhà. Nó vẫn được mắt ta chụp lại và thu vào não
hình thành nên ý thức, điều đó chứng minh không có gì là không biết mà chỉ có cái chưa biết
(Khả tri luận)
8. Định nghĩa vật chất của Lênin đã triệt để khắc phục hạn chế của
CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri.
ĐÚNG
- Định nghĩa vật chất của Lênin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Lênin đã khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ tính trực quan, phủ định việc chỉ
xem xét sự vật trên bề mặt, xem vật chất là một vật, một dạng tồn tại cụ thể, giản đơn,
và khẳng định vật chất là mọi vật, mọi dạng tồn tại, là một phạm trù triết học rộng lớn
và phức tạp.
- Lênin đã bác bỏ CNDT: khẳng định vật chất có trước, là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Lênin đã bác bỏ bất khả tri luận, khẳng định thế giới vật chất dù là độc lập, không lệ
thuộc vào con người nhưng vẫn được đem lại cho con người trong cảm giác, tức là
con người vẫn có thể nhận biết nó. Không có gì là không biết mà chỉ có cái chưa biết
VD: Chủ nghĩa duy vật cũ cho rằng vật chất bắt đầu từ lửa, nước, khí hay kim, mộc, thủy,
quả, thổ nhưng không biết rằng có những hạt nguyên tử, hạt vật chất rất nhỏ cấu tạo thành vật
chất. Lênin đã khắc phục định nghĩa ấy bằng một định nghĩa rộng lớn nhất, bao hàm nhất về
vật chất là phạm trù triết học. Và những hạt ấy trước đây dù chưa được phát hiện nhưng đã
tồn tại trong thế giới vật chất, đó là vật chất có trước ý thức, không phụ thuộc vào ý thức.
Nhưng như vậy không có nghĩa là con người mãi không biết đến chúng mà sau đó các nhà
khoa học đã tìm ra và nghiên cứu sự tồn tại và hoạt động của chúng, điều đó chứng minh thế
giới này là khả tri.
VD: Khi quan sát một cái quạt, cái quạt là vật chất, có trước và được mắt ta thu vào não hình
thành nên ý thức về hình ảnh cái quạt trong đầu ta, đó là vật chất có trước ý thức. Và dù trong
ý thức ta muốn cái quạt quay nhưng trên thực tế nó vẫn đứng im, đó là ý thức không quyết
định vật chất. Nhưng dù cái quạt không phụ thuộc vào ý thức của ta nhưng ta vẫn biết cái
quạt đang ở trước mắt ta và treo trên trần nhà. Nó vẫn được mắt ta chụp lại và thu vào não
hình thành nên ý thức, điều đó chứng minh không có gì là không biết mà chỉ có cái chưa biết
(Khả tri luận)
9. Vận động của vật chất là tuyệt đối, vĩnh viễn còn đứng im của vật
chất là tương đối, tạm thời.
ĐÚNG
- Vận động của vật chất: là mọi sự biến đổi nói chung, từ sự thay đổi vị trí từ đơn giản
đến phức tạp, đến sự thay đổi của tư duy.
- Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn vì:
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, mọi vật chất đều vận động, và mọi
vận động đều là vận động của vật chất. Vận động vì thế là thuộc tính cố hữu của vật
chất
+ Vận động xuất phát từ tự thân sự vật, từ những mâu thuẫn nội tại của sự vật. Mà
mâu thuẫn thì luôn tồn tại nên vật chất không bao giờ hết vận động.
+ Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không vì ai mà mất đi, khi sự vật chuyển
hóa thành sự vật khác vận động sẽ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác gồm: vật lý,
hóa học, sinh học, xã hội và đặc biệt là vận động trong một trạng thái cân bằng (đứng im)
- Đứng im của vật chất là: một khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về chất
của sự vật, hiện tượng trong những MQH và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện
sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển
hóa của vật chất
- Đứng im là tương đối, tạm thời vì:
+ Sự vật chỉ đứng im khi ta xét nó trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải
trong mọi mối quan hệ cùng một lúc
+ Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động chứ không phải với mọi hình thức
vận động cùng một lúc
+ Đứng im chỉ biểu hiện khi sự vật còn là nó chưa biến đổi thành cái khác
+ Đứng im thực chất là một loại vận động đặc biệt có xu hướng hình thành sự vật
nhưng mọi vận động nói chung đều có xu hướng làm sự vật không ngừng biến đổi, chuyển
hóa thành sự vật khác, khi đó sẽ không còn đứng im
VD: Một tảng đá dù mắt ta thấy nó đang đứng im, đang vẫn là nó nhưng thực chất nó đang
chịu sự tác động của nắng, gió, nhiệt độ và theo thời gian nó đang nở ra, co lại hay mềm ra,
cứng lại vì các nguyên tử, các hạt vật chất trong nó luôn vận động sát gần hoặc đi xa ra nhau.
10.Ý thức của con người vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản
chất xã hội.
SAI . Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và xã hội nhưng chỉ mang bản chất xã hội
- Ý thức theo định nghĩa của là một được quyết định vớitriết học Mác - Lênin phạm trù
phạm trù , theo đó ý thức là sự phản ánh khách quan vào vật chất thế giới vật chất bộ
óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật
chất.
- Ý thức chỉ mang bản chất xã hội vì:
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức là cái vật
chất ở bên ngoài "di chuyển" vào trong bộ óc của con người và được cải biến đi thuộc
vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất năng lực,
kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
Ý thức phản ánh một cách tự giác, sáng tạo thế giới dựa trên hoạt động thực tiễn: ý
thức là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt. Ý thức phản
ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người song đây là sự phản ánh đặc biệt, gắn liền
với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người.
Ý thức là sản phẩm của các quan hệ xã hội: cùng với hoạt động thực tiễn và đời sống
xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức hình thành và không ngừng
phát triển.
VD: Ý thức của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Từ ấy” là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, phản ánh được mối quan hệ và những kinh nghiệm xã hội của riêng ông. Khi nhà
thơ được kết nạp vào đảng, lúc ấy ý thức nhà thơ đã chịu ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội,
của lý tưởng đảng và thôi thúc ông nhìn thế giới một cách tích cực, đầy niềm tin. Từ đó, phản
ánh vào thơ ông qua thế giới đầy ánh sáng, tươi vui, nhộn nhịp, tươi sáng: “Bừng nắng hạ”,
“Mặt trời chân lý”, “vườn hoa lá”, “hương”, “tiếng chim”.
VD: Abraham lincoln là tổng thống đầu tiên của hoa kỳ công nhận quyền của người da màu
nhưng cũng không tách khỏi hoàn toàn tư tưởng chủ nô. Sau đó, ông vẫn dùng người da màu
làm nô lệ và là công cụ để củng cố chức tổng thống. Như vậy, tư tưởng của ông khi nhìn toàn
thể thì là tiến bộ và đáng ghi nhận, nhưng cũng cần đi vào cụ thể, quá trình hình thành, tồn
tại, biến đổi và tiêu vong của nó qua thời gian và sự ảnh hưởng của thời kỳ lịch sử đến nó.
11.Phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo trên cơ sở
thực tiễn xã hội.
ĐÚNG.
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định với
phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ
óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật
chất.
- Giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản, bao gồm những phản ánh cơ, lý,
hóa và đó là những phản ánh thụ động, chưa lựa chọn. Còn đối với giới tự nhiên hữu
sinh, đó là những phản ánh sinh học có tính định hướng, lựa chọn giúp cho cơ thể
sống thích nghi với môi trường để tồn tại. Ở bậc thực vật thì nó là tính kích thích, ở
vật động vật chưa có thần kinh thì đó là tính cảm ứng, ở động vật có hệ thần kinh thì
đó là phản xạ vô điều kiện, còn ở động vật bậc cao, thì đó gọi là phản ánh tâm lý. Còn
đối với con người thì đó là ý thức.
- Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là hình ảnh
về hiện thực khách quan trong bộ óc người, nội dung phản ánh là khách quan, hình
thức phản ánh là chủ quan.
- Đặc biệt, ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội trong đó
nhằm trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh hoặc xây dựng các học
thuyết, lý thuyết khoa học nhằm mục đích cuối cùng là để cải tạo hoạt động thực tiễn.
Bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình
phản ánh năng động, sáng tạo.
VD: từ thực tiễn một khung cảnh bình minh, qua ý thức của nhiều người sẽ có hình ảnh phản
ánh khác nhau trong bộ não họ, và khi thể hiện ra thành hình thức cũng có nhiều hình thái, có
thể là tranh vẽ, một đoạn văn, một bài nhạc và đã được sáng tạo, mang cá tính của mỗi người.
Từ thực tiễn là khung cảnh sóng biển, Xuân Quỳnh đã phản ánh tích cực, sáng tạo thành bài
thơ “Sóng” mang nhiều ý nghĩa xã hội và làm tác động đến nhiều độc giả, giúp họ có cái nhìn
mới về thiên nhiên. Hình ảnh song đi vào bộ não Xuân Quỳnh đã được khúc xạ một lần, chắt
lọc những cái tinh túy và ấn tượng, khi viết thành bài thơ, lại một lần sáng tạo, mang đậm cá
tính nhà thơ.
12.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng.
ĐÚNG
- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác
- Ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng
tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất.
- Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng.
Trong đó, vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Cụ thể hơn, các thành tựu khoa
học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng vật chất là cái có trước còn ý thức là
cái có sau. Vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Sự vận động của thế
giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc người.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức, ý thức dưới bất kỳ hình thức nào
suy cho cùng đều là phản ánh hiện thực khách quan.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Sự phản ánh của con người không
phải là “soi gương”, “chụp ảnh” hoặc là phản ánh tâm lý như con vật, mà là phản ánh
tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn. Chính thực tiễn và hoạt động vật chất
có tính cải biến thế giới của con người là cơ sở để hình thành phát triển ý thức. Trong
đó, ý thức của con người vừa phản ánh vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo
trong phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động phát triển của ý thức. Mọi sự tồn tại phát
triển của ý thức gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất, vật chất thay đổi thì sớm
hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo
VD: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thông tin
còn rất yếu. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng
nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba
của sẽ tốt hơn rất nhiều. Đó là vật chất quyết định ý thức. Nhưng có những học sinh vượt
khó, đi hằng trăm cây số để tiếp cận với công nghệ và tự học tập thì vẫn có hiều biết nhất
định, từ đó làm cầu nối, mở rộng phổ biến công nghệ đến quê nhà. Đó là ý thức có ảnh hướng
nhất định đến vật chất.
13.Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi
con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần tôn trọng
nguyên tắc khách quan.
ĐÚNG
- Con người ngoài tôn trọng nguyên tắc khách quan còn cần phát huy tính năng động,
sáng tạo trong nhận thức và hoạt động.
- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác
- Ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng
tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất.
- Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng.
Trong đó, vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
- Dựa theo ý nghĩa phương pháp luận, bên cạnh việc tôn trọng nguyên tắc khách quan
và chống lại chủ nghĩa chủ quan bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm
thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan thì ta cũng cần phải phát huy tính
năng động chủ quan và chống thụ động ỷ lại ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ.
VD: Cách mạng Tháng Tám và Lễ Độc lập chỉ có thể thực hiện thành công trong khoảng thời
gian 22 ngày ấy. Nếu Tổng khởi nghĩa diễn ra trước ngày 12/8/1945 sẽ không được vì khi ấy
phát xít Nhật vẫn còn khá mạnh, chưa chịu ngừng bắn và đầu hàng quân Đồng minh. Còn nếu
Lễ Độc lập tuyên bố và khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra
muộn hơn sau ngày 2/9/1945 cũng không được vì khi ấy quân Anh và quân Tưởng đã vào
nước ta giải giáp, tiếp quản chính quyền từ tay quân Nhật. Sự thành công ấy chính là do
những người lãnh đạo cuộc cách mạng đã chớp được đúng thời cơ và vận dụng đúng thời cơ.
14.Biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan là hai hình thức
biện chứng.
ĐÚNG.
- Biện chứng chủ quan là chỉ biện chứng của ý thức. Khái niệm biện chứng chủ quan
chính là sự phản ánh mối liên hệ, sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào đầu
óc, tư duy của con người.
VD: Khi bạn tham gia điều khiển phương tiện giao thông, bạn nghĩ rằng mình đang chạy rất
bình thường không có điều gì xảy ra nhưng thực tế có thể bạn đang chạy quá tốc độ so với
pháp luật quy định.
- Biện chứng khách quan được hiểu là sự biện chứng của các sự vật, hiện tượng bên
ngoài. Khác với biện chứng chủ quan là sự biện chứng của ý thức, thì biện chứng
khách quan là sự phản ánh những mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên mang tính khách quan nhất.
VD: Khi cần giải quyết về một vấn đề nào đó, hai người có thể đưa ra hai phương án, hai
định hướng khác nhau để giải quyết, và hai cũng có những lý lẽ riêng để bảo đảm quan điểm
của mình. Ý kiến chủ quan bao giờ cũng mang tính chất phiến diện và nếu như chỉ nghe một
phía sẽ làm ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của mình. Do vậy, từ vấn đề đó phải cần có một
người khác đưa ra nhận xét và đánh giá sẽ mang tính chất khách quan.
- Tính độc lập tương đối của biện chứng chủ quan với biện chứng khách quan được thể
hiện trên thực tế: sự vật, hiện tượng được phản ánh và nhận thức của con người về
chúng không hoàn toàn trùng thích nhau bởi quá trình tư duy nhận thức cần phải tuân
theo những quy luật mang tính mục đích và sáng tạo của con người. Do vậy Ăngghen
đòi hỏi tư duy khoa học buộc phải phân định rõ ràng, vừa phải thấy sự thống nhất
giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
15.Mối liên hệ có các tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú.
ĐÚNG
- Mối liên hệ sử dụng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển đổi lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới. MLH có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú
- Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người;
con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó
VD: Cá luôn cần có nước để sống, mối liên hệ giữa cá và nước là mối liên hệ vốn có, không
do con người tạo ra, cũng không thể xóa đi mối liên hệ đó mà chỉ có thể nhận thức và ứng
dụng nó để phù hợp với nhu cầu của mình.
- Tính phổ biến: mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng; giữa các mặt của sự vật, hiện
tượng; trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ
VD: Mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, luôn tồn tại từ thời sơ khai đến nay, không bao
giờ mất đi mà chỉ có chuyển hóa từ trạng thái con người bị động, phụ thuộc đến ngang hàng
và hòa hợp với thiên nhiên.
- Tính đa dạng, phong phú: mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có
tính chất và vai trò khác nhau. Không gian, thời gian khác nhau thì mối liên hệ cũng
khắc nhau.
VD: Mối liên hệ tùy vào không gian tồn tại mà có mối liên hệ bên trong, bên ngoài, trực tiếp,
gián tiếp…Mối liên hệ giữa các hạt vật chất trong một ly nước là mối liên hệ bên trong, mối
liên hệ giữa ly nước với người đang cầm nó là mối liên hệ bên ngoài. Mối liên hệ giữa nước
trong ly với cái ly là trực tiếp, mối liên hệ giữa nước trong ly với người cầm nó là gián tiếp.
16.Sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ mang tính khách quan và
phổ biến.
SAI. Sự phát triển của sự vật không chỉ mang tính khách quan, phổ biến mà còn có tính đa
dạng, phong phú:
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật hiện
tượng, do các quy luật khách quan chi phối mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người
nhưng nó vẫn phát triển.
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng, mọi
quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi
trường
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ
sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức
độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự
nhiên và xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
- Tính phong phú, đa dạng: Tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy, nhưng mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau ở
những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều
kiện lịch sử cụ thể.
VD: ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ
trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang
lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc
gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện
chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn
ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn
vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.
- Tính kế thừa: Là sự kế thừa biện chứng, không phải là phủ định sạch trơn cái cũ mà
hiện tượng mới ra đời có sự chọn lọc, giữa lại và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ
các yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của sự vật hiện tượng
VD : Quả trứng bị phủ định để nở thành gà nhưng con gà vẫn mang gen di truyền và lấy chất
dinh dưỡng của trứng để hình thành nên đó là sự phát triển có tính kế thừa
17.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn chỉ cần quán triệt quan điểm toàn diện.
SAI. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn cần phải có cả quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể chứ không chỉ quán triệt
mỗi quan điểm toàn diện
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất
sinh ra chúng
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người phải quán triệt quan điểm toàn
diện:
Khi xem xét một đối tượng, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt,
các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính
Phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng, rút ra được cái trọng
tâm, cái đặc trưng, cơ bản nhất của đối tượng
Cần xem xét các mối liên hệ của sự vật trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Quan điểm lịch sử cụ thể ( được rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển) là xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của đối tượng vừa
trong vừa trong quá trình lịch sử, phát triển, vừa trong điều kiện, hoàn cảnh, môi
trường của từng giai đoạn cụ thể trong quá trình ấy. Tức là xem xét một vấn đề theo
quan điểm sau: một hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào,
và đứng trên quan điểm của sự phát triển để xem xét hiện nay nó đã như thế nào, và
trong tương lai nó sẽ trở thành như thế nào?
VD: Khi nhận xét mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, cần đặt nó trong quá trình phát
triển, xem xét nó ở những giai đoạn cụ thể của xã hội. Thời kỳ công xã nguyên thủy, nhà
nước và nhân dân là một, chung quyền lợi và nghĩa vụ; thời kỳ chiếm hữu nô lệ nhà nước chủ
nô luôn đàn áp và bóc lột nô lệ, thời phong kiến nhà nước có quyền lực vô hạn; thời kỳ tư bản
chủ nghĩa, nhà nước tư sản dùng kinh tế và kiểm soát người dân, thời kì xã hội chủ nghĩa, nhà
nước và nhân dân có sự tôn trọng, tin tưởng và hòa hợp lẫn nhau. Như vậy theo cách nhìn
toàn diện mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân là luôn tồn tại, không thể tách rời, song cần
biết rằng trong lịch sử cụ thể, ở mỗi thời kỳ, mối quan hệ ấy luôn thay đổi, lúc hòa hợp, lúc
đối chọi, và trong tương lai sẽ dẫn đến hòa hợp hoặc sẽ tiêu biến khi xã hội không còn nhà
nước
18.Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, con
người cần tôn trọng nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức.
SAI. Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, con người cần quán triệt
quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Nguyên tắc khách
quan và phát huy tính năng động sang tạo của ý thức được rút ra từ mối liên hệ giữa vật chất
và ý thức
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất
sinh ra chúng
- Khi quán triệt nguyên lý mối liên hệ phổ biến, con người cần tuân thủ quan điểm toàn
diện:
- Khi quán triệt nguyên lý phát triển, con người cần quán triệt quan điểm phát tiển
- Khi quán triệt cả hai nguyên lý trên thì cần tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
VD: Khi xem xét một giai cấp nông dân trong xã hội, cần đặt giai cấp ấy trong mối quan hệ
với các giai cấp khác như tư sản, địa chủ, tiểu tư sản và giữa các nông dân với nhau và tìm ra
mối liên hệ chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ, đó là quan điểm toàn diện. Bên cạnh đó,
cũng cần nhìn nhận sự thay đổi của các mối liên hệ ấy, biết ủng hộ những mối liên hệ tiến bộ,
nhìn nhận sự phát triển của giai cấp nông dân theo thời gian, đó là quan điểm phát triển.
Nhưng chung quy, ta cần nhìn nhận các mối quan hệ của giai cấp nông dân vừa trong từng
giai đoạn cụ thể, vừa trong cả tiến trình lịch sử của nó và thấy rằng trong từng thời kì, mối
liên hệ ấy đã hình thành, thay đổi, phát triển và tiêu vong, chuyển hóa như thế nào. Đó là
quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể.
19.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức
và trong hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm phát triển.
SAI. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và trong
hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện.
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất
sinh ra chúng
- Mối liên hệ phổ biến có các tính chất như: khách quan, phổ biến và đa dạng, phong
phú nên chúng ta cần phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện.
VD: Cá luôn cần có nước để sống, mối liên hệ giữa cá và nước là mối liên hệ vốn có, không
do con người tạo ra, và mối liên hệ đó luôn tồn tại phổ biến ở mọi nơi, mọi thời điểm; tuy
nhiên, ở mỗi vùng nước, mối quan hệ ấy sẽ có tính chất khác nhau, cá ở ở một vùng chỉ có
thể sống trong nước của vùng đó, đó là tính đa dạng phong phú. Vì thế, con người cần quán
triệt nguyên tắc toàn diện để nuôi cá phù hợp với nguồn nước, với điều kiện tự nhiên, điều
hòa đặc tính giữa các loài cá để phù hợp với nhu cầu của mình.
20.Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm
rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
SAI. Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm rút ra từ
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất
sinh ra chúng
- Nguyên lý về sự phát triển: khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt
chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
- Khi quán triệt nguyên lý mối liên hệ phổ biến, con người cần tuân thủ quan điểm toàn
diện:
- Khi quán triệt cả hai nguyên lý trên thì cần tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
VD: Khi xem xét một giai cấp nông dân trong xã hội, cần đặt giai cấp ấy trong mối quan hệ
với các giai cấp khác như tư sản, địa chủ, tiểu tư sản và giữa các nông dân với nhau và tìm ra
mối liên hệ chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ, đó là quan điểm toàn diện. Bên cạnh đó,
cũng cần nhìn nhận sự thay đổi của các mối liên hệ ấy, biết ủng hộ những mối liên hệ tiến bộ,
nhìn nhận sự phát triển của giai cấp nông dân theo thời gian, đó là quan điểm phát triển.
Nhưng chung quy, ta cần nhìn nhận các mối quan hệ của giai cấp nông dân vừa trong từng
giai đoạn cụ thể, vừa trong cả tiến trình lịch sử của nó và thấy rằng trong từng thời kì, mối
liên hệ ấy đã hình thành, thay đổi, phát triển và tiêu vong, chuyển hóa như thế nào. Đó là
quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể.
21.Sự phát triển và mối liên hệ của sự vật, hiện tượng có những tính
chất cơ bản giống nhau.
SAI. Sự phát triển còn có tính kế thừa, còn mối liên hệ không có.
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Mối liên hệ sử dụng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển đổi lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới. MLH có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú
- Các tính chất của mối liên hệ:
+ Thứ nhất, tính khách quan; mối liên hệ phổ biến là cái vốn có tồn tại độc lập với con người,
con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
+ Thứ hai, tính phổ biến; mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng giữa các mặt của sự vật,
hiện tượng; trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ.
+ Thứ ba, tính đa dạng phong phú: mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất
và vai trò khác nhau. Ở những không gian thời gian khác nhau thì các mối liên hệ cũng khác
nhau.
VÍ DỤ: Cá luôn cần có nước để sống, mối liên hệ giữa cá và nước là mối liên hệ vốn có,
không do con người tạo ra, và mối liên hệ đó luôn tồn tại phổ biến ở mọi nơi, mọi thời điểm;
tuy nhiên, ở mỗi vùng nước, mối quan hệ ấy sẽ có tính chất khác nhau, cá ở ở một vùng chỉ
có thể sống trong nước của vùng đó, đó là tính đa dạng phong phú.
- Các tính chất của sự phát triển:
+ Thứ nhất, tính khách quan: nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật,
hiện tượng do các quy luật khách quan chi phối mà cơ bản nhất là quy luật MT.
+ Thứ hai, tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng,
mọi quá trình và giai đoạn của chúng. Và đem đến kết quả là cái mới xuất hiện.
+ Thứ ba, tính phong phú, đa dạng. Quá trình phát triển của sự vật , hiện tượng không hoàn
toàn giống nhau. Nói cách khác, ở những không gian và thời gian khác nhau chịu sự tác động
của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
+ Tính kế thừa: Là sự kế thừa biện chứng, không phải là phủ định sạch trơn cái cũ mà hiện
tượng mới ra đời có sự chọn lọc, giữa lại và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ các yếu tố
gây cản trở cho sự phát triển của sự vật hiện tượng
VD: Quả trứng tự phủ định chính mình để nở ra thành con gà, đón là tính khách quan. Sự phủ
định của trứng để trở thành gà luôn xảy ra khắp nơi trên thế giới và mọi lúc, đó là tính phổ
biến. Nhưng mỗi loại gà, mỗi cách phối giống, mỗi vùng đất sẽ cho ra một con gà con có
hình dạng khác nhau, đó là tính đa dạng, phong phú. Và dù gà phủ định trứng nhưng vẫn
mang gen di truyền và lấy chất dinh dưỡng của trứng để hình thành nên đó là sự phủ định có
tính kế thừa
22.Quy luật có những tính chất cơ bản giống với mối liên hệ và sự phát
triển của sự vật, hiện tượng.
ĐÚNG. Quy luật cũng có những tính chất cơ bản giống với mối liên hệ và sự phát triển là
tính khách quan, phổ biến và đa dạng phong phú
- Quy luật là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, bản chất, tất nhiên và lặp đi lặp
lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Mối liên hệ sử dụng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển đổi lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới. MLH có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú
- Tính khách quan: những quy luật tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn
của con người, con người chỉ dựa vào chúng để thay đổi tự nhiên và xã hội chứ không
thể “làm thay đổi” chúng
- Tính phổ biến: Mọi quy luật đều thể hiện cái phổ biến vốn có ở các giai đoạn vận
động, thể hiện sự thống nhất các đối tượng đa dạng
- Tính đa dạng, phong phú: các quy luật trên thực tiễn hết sức đa dạng, muôn vẻ. Quy
luật được nhận định khác nhau về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò cả về
mức độ phổ biến của chúng đối với với quá trình vận động phát triển của svật.
Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật thể được chia thành: các quy luật
riêng, các quy luật chung, những quy luật phổ biến; Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các
quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật
của tư duy.
Ví dụ: Quy luật lượng đổi chất đổi, việc sự thay đổi của lượng đến một mức độ nào đó sẽ
gây ra thay đổi về chất và hình thành cái mới. Đó là quy luật khách quan, không thể tự ý thay
đổi được nhưng ta thể áp dụng trong mọi lĩnh vực đời sống từ tự nhiên đến hội như sự
ngưng tụ của nước và hình thành mưa đến sự tích lũy tri thức làm nên thành công. Tuy nhiên,
tùy theo tính chất của mỗi lĩnh vực mà có cách áp dụng khác nhau, thúc đẩy hay kiềm hãm sự
hình thành chất mới.
23.Phủ định biện chứng là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên
trong của sự vật, hiện tượng.
ĐÚNG
- Phủ định biện chứng là: sự thay thế một sự vật hiện tượng này bởi một sự vật hiện
tượng khác và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới.
Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích”
trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so
với sự vật, hiện tượng cũ.
- Mâu thuẫn là: là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất
vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các ,mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc
tính,… có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan
trong một sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Bản chất của PĐBC là cái cũ mất đi và cái mới ra đời, cái mới ra đời chính là tiêu chí
của sự phát triển, mà mâu thuẫn mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là động lực của
sự phát triển.
- Phủ định biện chứng có tính khách quan: do nguyên nhân bên trong, là kết quả đấu
tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, mà mâu thuẫn bao gồm cả sự đấu tranh và
thống nhất giữa các mặt đối lập
- Vậy nên giải quyết mâu thuẫn của sự vật cũng là nguyên nhân chính của PĐBC.
VD: Phủ định biện chứng của nước Việt Nam sau CMT8 từ một nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến đến một nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn giữa
các giai cấp và giữa các dân tộc. Trong đó, từ giải quyết mâu thuẫn dân tộc, là đánh đuổi thực
dân Pháp, chúng ta đã phủ định cái mác thuộc địa, từ việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp là
vua Bảo Đại thoái vị cũng phủ định chế độ phong kiến. Từ đó, chúng ta đã phủ định hoàn
toàn xã hội thực dân nửa phong kiến và công bố quyền tự do, độc lập của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam.
24.Thống nhất của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự
phát triển.
SAI
Nguồn gốc, động lực của sự phát triển không chỉ là thống nhất giữa các mặt đối lập mà là cả
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Tức là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập mới là
nguyên nhân của sự phát triển.
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập được thể hiện ở việc
+ Thứ nhất, chúng nương tựa và làm tiền đề cho nhau tồn tại
+ Thứ 2, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau, thể hiện sự đấu tranh giữa cái
mới đang hình thành với cái cũ chưa mất
+ Thứ 3, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện ở:
+ Chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng
+ Thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là
tuyệt đối
- Chính vì có thống nhất và đấu tranh mới tạo nên mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Mâu
thuẫn là nguyên nhân và việc giải quyết các mâu thuẫn đó mới là động lực của sự phát
triển.
VD: Mâu thuẫn giữa cá nhân với tập thể trong một nhóm học tập là nguyên nhân và động lực
để nhóm đó ngày một tiến bộ, hỗ trợ nhau học tốt hơn. Trong đó, giữa cá nhân và tập thể có
lúc thống nhất như những khi họp nhóm phải có mặt đủ và khi tiến hành thực hiện kế hoạch
phải đồng lòng, nhất trí, hoặc khi nhiều cá nhân cùng góp ý giúp giải quyết vấn đề nhanh
hơn. Nhưng cũng có lúc cá nhân đấu tranh với tập thể, đó là khi trong quá trình bàn bạc, lên
kế hoạch, mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau dễ dẫn đến xung đột . Như vậy, giữa cá nhân và
tập thể luôn có mâu thuẫn mà để giải quyết mâu thuẫn đó, cá nhân cần nghiêm túc, biết khi
nào nên tranh luận, khi nào nên đồng thuận và tập thể cũng cần lắng nghe cá nhân, phối hợp
nhịp nhàng trong hành động. Từ đó, mâu thuẫn sẽ được giải quyết, mọi cá nhân được thể hiện
hết khả năng và mọi công việc đều được hoàn thành toàn diện và có sự sáng tạo, độc đáo, là
tinh túy của cả tập thể.
25.Lượng của sự vật thay đổi sớm hay muộn sẽ làm thay đổi căn bản
chất của sự vật.
ĐÚNG
- Chất chỉ những thuộc tính khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất
hữu cơ của các thuộc tính cơ bản làm cho sự vật, hiện tượng là nó chứ không phải là
cái khác. Chất được xác định bởi các thuộc tính khách quan và cấu trúc của nó. Chất
là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản. Biến
đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện.
- Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, xác suất, mức độ... của các quá trình vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng. Lượng là yếu tố động, luôn thay đổi và nó cũng biến đổi dần dần, tuần tự.
- Quy luật lượng đổi chất đổi:
| 1/45

Preview text:

1. T
riết học là khoa học của mọi khoa học. SAI -
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí,
vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và
cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như
vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết
học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống. -
Triết học Mác đoạn tuyệt triệt để với quan niệm là triết học là “Khoa học của các khoa
học”. Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết
mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt
để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy. -
Vấn đề với tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc
tranh luận mặc dù vậy cái chung các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề
chung nhất của thế giới tự nhiên của xã hội và con người mối quan hệ của con người
của tư duy con người nói riêng với thế giới. -
Tóm lại, triết học không làm nền tảng cho các môn khoa học khác, và nó cũng không
tổng quát mọi môn khoa học khác. Triết học chỉ đơn giản là thu nhận một số lý luận
từ các môn khác, tổng kết sau đó áp dụng vào xã hội loài người. Đây cần hiểu là một
hoạt động nghiên cứu độc lập, vì một mục đích độc lập là kiến tạo xã hội.
VD: Triết học Mác-lênin ra đời không chỉ dựa trên nền tảng các triết học trước, mà còn nhờ
vào những thành tựu trong khoa học, công nghệ, vật lý như thuyết nguyên tử, thuyết tương
đối, thuyết tiến hóa,... Nhờ vào khoa học xã hội, triết học mới được đi vào thực tiễn, tái tạo
cuộc sống. Như vậy, triết học không phải là khoa học của mọi khoa học mà chỉ là một mắt
xích, làm tiền đề và phát triển dựa trên các khoa học khác.
2. Có hai vấn đề cơ bản của T
riết học là vấn đề bản thể luận và vấn đề
nhận thức luận. SAI -
Vấn đề cơ bản của Triết học chỉ có một vấn đề nhưng có có 2 mặt, trả lời cho 2 câu hỏi lớn: -
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào? Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện
tượng sự vật hay sự vận động đang cần phải giải thích thì nguyên nhân vật chất hay
nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.
VD: Có thể kể đến trường phái duy tâm, cho rằng vật ý thức có trước, ý thức quyết định vật
chất của Hêghen, hay trường phái triết học duy vật cho rằng vật chất có trước của Phoi ơ bách. -
Mặt thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không Nói cách khác
khi khám phá sự vật và hiện tượng con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được
sự vật và hiện tượng hay không.
VD: Có thể kể đến thuyết khả tri luận cho rằng thế giới này là có thể nhận thức được, hay
thuyết bất khả tri cho rằng con người không biết tuyệt đối về thế giới 3. T
riết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan . ĐÚNG -
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí,
vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và
cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như
vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết
học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống. -
Thế giới quan chỉ hệ thống các tri thức quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác
định về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các
nguyên tắc thái độ giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. -
Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. 
Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan. 
Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của khoa học cụ thể thế
giới quan ở các dân tộc hay các thời đại triết học bao giờ cũng là thành phần quan
trọng đóng vai trò là nhân tố cốt lõi. 
Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới
quan thông thường triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối dù có thể
không tự giác thứ tư thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới
quan và các quan niệm khác như thế.
VD: Ăngghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” đã viết: “Những ai phỉ báng tiết học
nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích phong tục tồi tệ nhất của những học
thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn
bị triết học chi phối, vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt
hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch
sử tư tưởng và những thành tựu của nó.”
4. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triể
n cao nhất của
chủ nghĩa duy vật. ĐÚNG. -
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến như là hình thức cơ bản thứ ba của chủ
nghĩa duy vật, được xây dựng bởi marx và Engels vào những năm 1940, và sau đó là lenin. -
Chủ nghĩa duy vật biện chứng kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó
(chủ nghĩa duy vật chất phát và chủ nghĩa duy vật siêu hình) và sử dụng khá triệt để
thành tựu của khoa học đương thời. Do đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi
mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của những chủ nghĩa duy vật trước đó
và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Trên cơ sở phản ánh đúng
đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy
vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực
tiễn cách mạng. Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được
xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức.
VD: Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau
và trong sự phát triển nhưng không phụ thuộc vào ý chí con người. Với quy luật phủ định của
phủ định, Một con gà mái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con gà mái đó đẻ trứng
thì quả trứng đó sẽ được coi là cái phủ định của con gà. Sau đó quả trứng gà trải qua thời gian
vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con gà con. Vậy con gà con lúc này sẽ được coi
là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận
động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
5. Xét ở góc độ thế giới quan thì siêu hình và biện chứng là 2 phương
pháp luận đối lập nhau trong lịch sử triết học. ĐÚNG -
Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử triết
học chủ yếu là về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. -
Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho
rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái
này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và
phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá
trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu
thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.
VD: PP luận siêu hình: mưa là do thượng đế phái rồng phun nước, hoặc ngọc hoàng sai long
vương phun nước. Nhận thức mưa là một hiện tượng tĩnh tại, cô lập, tách rời khỏi mọi vật
chất khác trên trái đất, không có sự hình thành và phát triển mà do một thế lực siêu nhiên tạo ra -
Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản
cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung
đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật
khách quan vốn có của nó.
VD: PP luận Biện chứng: hiện tượng mưa là do hơi nước bốc hơi lên dưới tác động của hơi
nóng mặt trời, tạo thành các đám mây, khi quá nhiều nước trong mây, mây sẽ chuyển màu
đen và rơi xuống từng hạt thành mưa. PPL biện chứng đã xem xét hiện tượng mưa là do sự
tác động, liên hệ giữa mặt trời và nước, nhìn nhận sự thay đổi, phát triển về lượng và chất của nước 6. T
riết học Mác tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. ĐÚNG -
Triết học Mác - Triết học duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ
nghĩa duy vật, được xây dựng bởi marx và Engels vào những năm 1940, và sau đó là lenin. -
Triết học Mác đã kế thừa những thành tựu của triết học trước đó và bổ sung, phát triển
bằng những thành tựu của khoa học. Triết học Mác đã tạo nên bước ngoặt cách mạng
trong lịch sử triết học thể hiện qua 3 nội dung: -
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy
vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm Đức.
sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
VD: C.Mác Ăngghen đã phê phán triết học duy tâm của Hêghen, đồng thời cũng vạch ra mặt
tích cực của nó là phép biện chứng -
C.Mác và Ăngghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào
nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử- nội dung chủ yếu của
bước ngoặt cách mạng trong triết học.
VD: Phôi- ơ- bách khi giải thích giới tự nhiên thì đứng trên lập trường duy vật nhưng khi giải
thích lịch sử-xã hội lại đứng trên lập trường duy tâm. Mác và Ăngghen đã kế thừa các giá trị
và phê phán các hạn chế trong triết học của ông, giải thích tự nhiên và cả lịch sử - xã hội đều
phải trên lập trường duy vật, rút ra các quy luật về xã hội mang tính khách quan và hệ thống về xã hội. -
C.Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra một triết học chân chính khoa học, với những đặc
tính mới của triết học duy vật biện chứng
VD: Trước triết học Mác, các nhà triết học chỉ tập trung giải thích thế giới và xem thế giới chỉ
là một khách thể, mang tính trực quan, tách khỏi hoạt động của con người. Nhưng Mác và
Ăngghen cho rằng triết học không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới, là cơ sở của hoạt
động thực tiễn của con người giống như một khoa học chân chính.
7. Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyế
t khoa học về vấn đề cơ
bản của triết học ĐÚNG -
Định nghĩa vật chất của Lênin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. -
Định nghĩa này đã giải quyết vấn đề thứ nhất của triết học về bản thể luận (Vật chất
có trước hay ý thức có trước). Lênin đã phản bác Chủ nghĩa duy tâm và khẳng định
vật chất có trước, là thế giới khách quan và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác con người. -
Định nghĩa này đã giải quyết vấn đề thứ 2 của triết học về Nhận thức luận ( Thế giới
này là có thể nhận thức được hay không nhận thức được). Lênin đã phản bác Bất khả
tri và khẳng định thế giới vật chất dù là độc lập, không lệ thuộc vào con người nhưng
vẫn được đem lại cho con người trong cảm giác, tức là con người vẫn có thể nhận biết nó.
VD: Khi quan sát một cái quạt, cái quạt là vật chất, có trước và được mắt ta thu vào não hình
thành nên ý thức về hình ảnh cái quạt trong đầu ta, đó là vật chất có trước ý thức. Và dù trong
ý thức ta muốn cái quạt quay nhưng trên thực tế nó vẫn đứng im, đó là ý thức không quyết
định vật chất. Nhưng dù cái quạt không phụ thuộc vào ý thức của ta nhưng ta vẫn biết cái
quạt đang ở trước mắt ta và treo trên trần nhà. Nó vẫn được mắt ta chụp lại và thu vào não
hình thành nên ý thức, điều đó chứng minh không có gì là không biết mà chỉ có cái chưa biết (Khả tri luận)
8. Định nghĩa vật chất của Lênin đã triệt để khắc phục hạn chế của
CNDV cũ, bác bỏ C
NDT, bất khả tri. ĐÚNG -
Định nghĩa vật chất của Lênin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. -
Lênin đã khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ tính trực quan, phủ định việc chỉ
xem xét sự vật trên bề mặt, xem vật chất là một vật, một dạng tồn tại cụ thể, giản đơn,
và khẳng định vật chất là mọi vật, mọi dạng tồn tại, là một phạm trù triết học rộng lớn và phức tạp. -
Lênin đã bác bỏ CNDT: khẳng định vật chất có trước, là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. -
Lênin đã bác bỏ bất khả tri luận, khẳng định thế giới vật chất dù là độc lập, không lệ
thuộc vào con người nhưng vẫn được đem lại cho con người trong cảm giác, tức là
con người vẫn có thể nhận biết nó. Không có gì là không biết mà chỉ có cái chưa biết
VD: Chủ nghĩa duy vật cũ cho rằng vật chất bắt đầu từ lửa, nước, khí hay kim, mộc, thủy,
quả, thổ nhưng không biết rằng có những hạt nguyên tử, hạt vật chất rất nhỏ cấu tạo thành vật
chất. Lênin đã khắc phục định nghĩa ấy bằng một định nghĩa rộng lớn nhất, bao hàm nhất về
vật chất là phạm trù triết học. Và những hạt ấy trước đây dù chưa được phát hiện nhưng đã
tồn tại trong thế giới vật chất, đó là vật chất có trước ý thức, không phụ thuộc vào ý thức.
Nhưng như vậy không có nghĩa là con người mãi không biết đến chúng mà sau đó các nhà
khoa học đã tìm ra và nghiên cứu sự tồn tại và hoạt động của chúng, điều đó chứng minh thế giới này là khả tri.
VD: Khi quan sát một cái quạt, cái quạt là vật chất, có trước và được mắt ta thu vào não hình
thành nên ý thức về hình ảnh cái quạt trong đầu ta, đó là vật chất có trước ý thức. Và dù trong
ý thức ta muốn cái quạt quay nhưng trên thực tế nó vẫn đứng im, đó là ý thức không quyết
định vật chất. Nhưng dù cái quạt không phụ thuộc vào ý thức của ta nhưng ta vẫn biết cái
quạt đang ở trước mắt ta và treo trên trần nhà. Nó vẫn được mắt ta chụp lại và thu vào não
hình thành nên ý thức, điều đó chứng minh không có gì là không biết mà chỉ có cái chưa biết (Khả tri luận)
9. Vận động của vật chất là tuyệt đối, vĩnh viễn còn đứng im của vật
chất là tương đối, tạm thời. ĐÚNG -
Vận động của vật chất: là mọi sự biến đổi nói chung, từ sự thay đổi vị trí từ đơn giản
đến phức tạp, đến sự thay đổi của tư duy. -
Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn vì:
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, mọi vật chất đều vận động, và mọi
vận động đều là vận động của vật chất. Vận động vì thế là thuộc tính cố hữu của vật chất
+ Vận động xuất phát từ tự thân sự vật, từ những mâu thuẫn nội tại của sự vật. Mà
mâu thuẫn thì luôn tồn tại nên vật chất không bao giờ hết vận động.
+ Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không vì ai mà mất đi, khi sự vật chuyển
hóa thành sự vật khác vận động sẽ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác gồm: vật lý,
hóa học, sinh học, xã hội và đặc biệt là vận động trong một trạng thái cân bằng (đứng im) -
Đứng im của vật chất là: một khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về chất
của sự vật, hiện tượng trong những MQH và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện
sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất -
Đứng im là tương đối, tạm thời vì:
+ Sự vật chỉ đứng im khi ta xét nó trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải
trong mọi mối quan hệ cùng một lúc
+ Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động chứ không phải với mọi hình thức vận động cùng một lúc
+ Đứng im chỉ biểu hiện khi sự vật còn là nó chưa biến đổi thành cái khác
+ Đứng im thực chất là một loại vận động đặc biệt có xu hướng hình thành sự vật
nhưng mọi vận động nói chung đều có xu hướng làm sự vật không ngừng biến đổi, chuyển
hóa thành sự vật khác, khi đó sẽ không còn đứng im
VD: Một tảng đá dù mắt ta thấy nó đang đứng im, đang vẫn là nó nhưng thực chất nó đang
chịu sự tác động của nắng, gió, nhiệt độ và theo thời gian nó đang nở ra, co lại hay mềm ra,
cứng lại vì các nguyên tử, các hạt vật chất trong nó luôn vận động sát gần hoặc đi xa ra nhau. 10.Ý t
hức của con người vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xã hội.
SAI . Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và xã hội nhưng chỉ mang bản chất xã hội -
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định với
phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ
óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất. -
Ý thức chỉ mang bản chất xã hội vì: 
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức là cái vật
chất ở bên ngoài "di chuyển" vào trong bộ óc của con người và được cải biến đi thuộc
vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất năng lực,
kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh. 
Ý thức phản ánh một cách tự giác, sáng tạo thế giới dựa trên hoạt động thực tiễn: ý
thức là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt. Ý thức phản
ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người song đây là sự phản ánh đặc biệt, gắn liền
với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người. 
Ý thức là sản phẩm của các quan hệ xã hội: cùng với hoạt động thực tiễn và đời sống
xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức hình thành và không ngừng phát triển.
VD: Ý thức của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Từ ấy” là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, phản ánh được mối quan hệ và những kinh nghiệm xã hội của riêng ông. Khi nhà
thơ được kết nạp vào đảng, lúc ấy ý thức nhà thơ đã chịu ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội,
của lý tưởng đảng và thôi thúc ông nhìn thế giới một cách tích cực, đầy niềm tin. Từ đó, phản
ánh vào thơ ông qua thế giới đầy ánh sáng, tươi vui, nhộn nhịp, tươi sáng: “Bừng nắng hạ”,
“Mặt trời chân lý”, “vườn hoa lá”, “hương”, “tiếng chim”.
VD: Abraham lincoln là tổng thống đầu tiên của hoa kỳ công nhận quyền của người da màu
nhưng cũng không tách khỏi hoàn toàn tư tưởng chủ nô. Sau đó, ông vẫn dùng người da màu
làm nô lệ và là công cụ để củng cố chức tổng thống. Như vậy, tư tưởng của ông khi nhìn toàn
thể thì là tiến bộ và đáng ghi nhận, nhưng cũng cần đi vào cụ thể, quá trình hình thành, tồn
tại, biến đổi và tiêu vong của nó qua thời gian và sự ảnh hưởng của thời kỳ lịch sử đến nó.
11.Phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo trên cơ sở
thực tiễn xã hội. ĐÚNG. -
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định với
phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ
óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất. -
Giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản, bao gồm những phản ánh cơ, lý,
hóa và đó là những phản ánh thụ động, chưa lựa chọn. Còn đối với giới tự nhiên hữu
sinh, đó là những phản ánh sinh học có tính định hướng, lựa chọn giúp cho cơ thể
sống thích nghi với môi trường để tồn tại. Ở bậc thực vật thì nó là tính kích thích, ở
vật động vật chưa có thần kinh thì đó là tính cảm ứng, ở động vật có hệ thần kinh thì
đó là phản xạ vô điều kiện, còn ở động vật bậc cao, thì đó gọi là phản ánh tâm lý. Còn
đối với con người thì đó là ý thức. -
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là hình ảnh
về hiện thực khách quan trong bộ óc người, nội dung phản ánh là khách quan, hình
thức phản ánh là chủ quan. -
Đặc biệt, ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội trong đó
nhằm trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh hoặc xây dựng các học
thuyết, lý thuyết khoa học nhằm mục đích cuối cùng là để cải tạo hoạt động thực tiễn.
Bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình
phản ánh năng động, sáng tạo.
VD: từ thực tiễn một khung cảnh bình minh, qua ý thức của nhiều người sẽ có hình ảnh phản
ánh khác nhau trong bộ não họ, và khi thể hiện ra thành hình thức cũng có nhiều hình thái, có
thể là tranh vẽ, một đoạn văn, một bài nhạc và đã được sáng tạo, mang cá tính của mỗi người.
Từ thực tiễn là khung cảnh sóng biển, Xuân Quỳnh đã phản ánh tích cực, sáng tạo thành bài
thơ “Sóng” mang nhiều ý nghĩa xã hội và làm tác động đến nhiều độc giả, giúp họ có cái nhìn
mới về thiên nhiên. Hình ảnh song đi vào bộ não Xuân Quỳnh đã được khúc xạ một lần, chắt
lọc những cái tinh túy và ấn tượng, khi viết thành bài thơ, lại một lần sáng tạo, mang đậm cá tính nhà thơ. 12.Mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. ĐÚNG -
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác -
Ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng
tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất. -
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng.
Trong đó, vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. 
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Cụ thể hơn, các thành tựu khoa
học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng vật chất là cái có trước còn ý thức là
cái có sau. Vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Sự vận động của thế
giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc người. 
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức, ý thức dưới bất kỳ hình thức nào
suy cho cùng đều là phản ánh hiện thực khách quan. 
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Sự phản ánh của con người không
phải là “soi gương”, “chụp ảnh” hoặc là phản ánh tâm lý như con vật, mà là phản ánh
tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn. Chính thực tiễn và hoạt động vật chất
có tính cải biến thế giới của con người là cơ sở để hình thành phát triển ý thức. Trong
đó, ý thức của con người vừa phản ánh vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh. 
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động phát triển của ý thức. Mọi sự tồn tại phát
triển của ý thức gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất, vật chất thay đổi thì sớm
hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo VD: Ở V
iệt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thông tin
còn rất yếu. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng
nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba
của sẽ tốt hơn rất nhiều. Đó là vật chất quyết định ý thức. Nhưng có những học sinh vượt
khó, đi hằng trăm cây số để tiếp cận với công nghệ và tự học tập thì vẫn có hiều biết nhất
định, từ đó làm cầu nối, mở rộng phổ biến công nghệ đến quê nhà. Đó là ý thức có ảnh hướng
nhất định đến vật chất.
13.Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi
con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần tôn trọng
nguyên tắc khách quan.
ĐÚNG -
Con người ngoài tôn trọng nguyên tắc khách quan còn cần phát huy tính năng động,
sáng tạo trong nhận thức và hoạt động. -
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác -
Ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng
tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất. -
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng.
Trong đó, vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. -
Dựa theo ý nghĩa phương pháp luận, bên cạnh việc tôn trọng nguyên tắc khách quan
và chống lại chủ nghĩa chủ quan bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm
thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan thì ta cũng cần phải phát huy tính
năng động chủ quan và chống thụ động ỷ lại ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ.
VD: Cách mạng Tháng Tám và Lễ Độc lập chỉ có thể thực hiện thành công trong khoảng thời
gian 22 ngày ấy. Nếu Tổng khởi nghĩa diễn ra trước ngày 12/8/1945 sẽ không được vì khi ấy
phát xít Nhật vẫn còn khá mạnh, chưa chịu ngừng bắn và đầu hàng quân Đồng minh. Còn nếu
Lễ Độc lập tuyên bố và khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra
muộn hơn sau ngày 2/9/1945 cũng không được vì khi ấy quân Anh và quân Tưởng đã vào
nước ta giải giáp, tiếp quản chính quyền từ tay quân Nhật. Sự thành công ấy chính là do
những người lãnh đạo cuộc cách mạng đã chớp được đúng thời cơ và vận dụng đúng thời cơ. 14.Biện
chứng chủ quan và biện chứng khách quan là hai hình thức biện chứng. ĐÚNG. -
Biện chứng chủ quan là chỉ biện chứng của ý thức. Khái niệm biện chứng chủ quan
chính là sự phản ánh mối liên hệ, sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào đầu
óc, tư duy của con người.
VD: Khi bạn tham gia điều khiển phương tiện giao thông, bạn nghĩ rằng mình đang chạy rất
bình thường không có điều gì xảy ra nhưng thực tế có thể bạn đang chạy quá tốc độ so với pháp luật quy định. -
Biện chứng khách quan được hiểu là sự biện chứng của các sự vật, hiện tượng bên
ngoài. Khác với biện chứng chủ quan là sự biện chứng của ý thức, thì biện chứng
khách quan là sự phản ánh những mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên mang tính khách quan nhất.
VD: Khi cần giải quyết về một vấn đề nào đó, hai người có thể đưa ra hai phương án, hai
định hướng khác nhau để giải quyết, và hai cũng có những lý lẽ riêng để bảo đảm quan điểm
của mình. Ý kiến chủ quan bao giờ cũng mang tính chất phiến diện và nếu như chỉ nghe một
phía sẽ làm ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của mình. Do vậy, từ vấn đề đó phải cần có một
người khác đưa ra nhận xét và đánh giá sẽ mang tính chất khách quan. -
Tính độc lập tương đối của biện chứng chủ quan với biện chứng khách quan được thể
hiện trên thực tế: sự vật, hiện tượng được phản ánh và nhận thức của con người về
chúng không hoàn toàn trùng thích nhau bởi quá trình tư duy nhận thức cần phải tuân
theo những quy luật mang tính mục đích và sáng tạo của con người. Do vậy Ăngghen
đòi hỏi tư duy khoa học buộc phải phân định rõ ràng, vừa phải thấy sự thống nhất
giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. 15.Mối
liên hệ có các tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú. ĐÚNG -
Mối liên hệ sử dụng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển đổi lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới. MLH có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú -
Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người;
con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó
VD: Cá luôn cần có nước để sống, mối liên hệ giữa cá và nước là mối liên hệ vốn có, không
do con người tạo ra, cũng không thể xóa đi mối liên hệ đó mà chỉ có thể nhận thức và ứng
dụng nó để phù hợp với nhu cầu của mình. -
Tính phổ biến: mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng; giữa các mặt của sự vật, hiện
tượng; trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ
VD: Mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, luôn tồn tại từ thời sơ khai đến nay, không bao
giờ mất đi mà chỉ có chuyển hóa từ trạng thái con người bị động, phụ thuộc đến ngang hàng
và hòa hợp với thiên nhiên. -
Tính đa dạng, phong phú: mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có
tính chất và vai trò khác nhau. Không gian, thời gian khác nhau thì mối liên hệ cũng khắc nhau.
VD: Mối liên hệ tùy vào không gian tồn tại mà có mối liên hệ bên trong, bên ngoài, trực tiếp,
gián tiếp…Mối liên hệ giữa các hạt vật chất trong một ly nước là mối liên hệ bên trong, mối
liên hệ giữa ly nước với người đang cầm nó là mối liên hệ bên ngoài. Mối liên hệ giữa nước
trong ly với cái ly là trực tiếp, mối liên hệ giữa nước trong ly với người cầm nó là gián tiếp.
16.Sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ mang tính khách quan và phổ biến.
SAI. Sự phát triển của sự vật không chỉ mang tính khách quan, phổ biến mà còn có tính đa dạng, phong phú: -
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. -
Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật hiện
tượng, do các quy luật khách quan chi phối mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người
nhưng nó vẫn phát triển. -
Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng, mọi
quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ
sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức
độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây. -
Tính phong phú, đa dạng: Tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy, nhưng mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau ở
những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
VD: ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ
trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang
lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc
gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện
chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn
ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn
vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển. -
Tính kế thừa: Là sự kế thừa biện chứng, không phải là phủ định sạch trơn cái cũ mà
hiện tượng mới ra đời có sự chọn lọc, giữa lại và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ
các yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của sự vật hiện tượng VD
: Quả trứng bị phủ định để nở thành gà nhưng con gà vẫn mang gen di truyền và lấy chất
dinh dưỡng của trứng để hình thành nên đó là sự phát triển có tính kế thừa
17.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn chỉ cần quán triệt quan điểm toàn diện.
SAI. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn cần phải có cả quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể chứ không chỉ quán triệt
mỗi quan điểm toàn diện -
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng -
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người phải quán triệt quan điểm toàn diện: 
Khi xem xét một đối tượng, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt,
các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính 
Phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng, rút ra được cái trọng
tâm, cái đặc trưng, cơ bản nhất của đối tượng 
Cần xem xét các mối liên hệ của sự vật trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể -
Quan điểm lịch sử cụ thể ( được rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển) là xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của đối tượng vừa
trong vừa trong quá trình lịch sử, phát triển, vừa trong điều kiện, hoàn cảnh, môi
trường của từng giai đoạn cụ thể trong quá trình ấy. Tức là xem xét một vấn đề theo
quan điểm sau: một hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào,
và đứng trên quan điểm của sự phát triển để xem xét hiện nay nó đã như thế nào, và
trong tương lai nó sẽ trở thành như thế nào?
VD: Khi nhận xét mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, cần đặt nó trong quá trình phát
triển, xem xét nó ở những giai đoạn cụ thể của xã hội. Thời kỳ công xã nguyên thủy, nhà
nước và nhân dân là một, chung quyền lợi và nghĩa vụ; thời kỳ chiếm hữu nô lệ nhà nước chủ
nô luôn đàn áp và bóc lột nô lệ, thời phong kiến nhà nước có quyền lực vô hạn; thời kỳ tư bản
chủ nghĩa, nhà nước tư sản dùng kinh tế và kiểm soát người dân, thời kì xã hội chủ nghĩa, nhà
nước và nhân dân có sự tôn trọng, tin tưởng và hòa hợp lẫn nhau. Như vậy theo cách nhìn
toàn diện mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân là luôn tồn tại, không thể tách rời, song cần
biết rằng trong lịch sử cụ thể, ở mỗi thời kỳ, mối quan hệ ấy luôn thay đổi, lúc hòa hợp, lúc
đối chọi, và trong tương lai sẽ dẫn đến hòa hợp hoặc sẽ tiêu biến khi xã hội không còn nhà nước
18.Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, con
người cần tôn trọng nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức.

SAI. Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, con người cần quán triệt
quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Nguyên tắc khách
quan và phát huy tính năng động sang tạo của ý thức được rút ra từ mối liên hệ giữa vật chất và ý thức -
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng
- Khi quán triệt nguyên lý mối liên hệ phổ biến, con người cần tuân thủ quan điểm toàn diện:
- Khi quán triệt nguyên lý phát triển, con người cần quán triệt quan điểm phát tiển
- Khi quán triệt cả hai nguyên lý trên thì cần tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
VD: Khi xem xét một giai cấp nông dân trong xã hội, cần đặt giai cấp ấy trong mối quan hệ
với các giai cấp khác như tư sản, địa chủ, tiểu tư sản và giữa các nông dân với nhau và tìm ra
mối liên hệ chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ, đó là quan điểm toàn diện. Bên cạnh đó,
cũng cần nhìn nhận sự thay đổi của các mối liên hệ ấy, biết ủng hộ những mối liên hệ tiến bộ,
nhìn nhận sự phát triển của giai cấp nông dân theo thời gian, đó là quan điểm phát triển.
Nhưng chung quy, ta cần nhìn nhận các mối quan hệ của giai cấp nông dân vừa trong từng
giai đoạn cụ thể, vừa trong cả tiến trình lịch sử của nó và thấy rằng trong từng thời kì, mối
liên hệ ấy đã hình thành, thay đổi, phát triển và tiêu vong, chuyển hóa như thế nào. Đó là
quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể.
19.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức
và trong hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm phát triển.
SAI. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và trong
hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện. -
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng -
Mối liên hệ phổ biến có các tính chất như: khách quan, phổ biến và đa dạng, phong
phú nên chúng ta cần phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện.
VD: Cá luôn cần có nước để sống, mối liên hệ giữa cá và nước là mối liên hệ vốn có, không
do con người tạo ra, và mối liên hệ đó luôn tồn tại phổ biến ở mọi nơi, mọi thời điểm; tuy
nhiên, ở mỗi vùng nước, mối quan hệ ấy sẽ có tính chất khác nhau, cá ở ở một vùng chỉ có
thể sống trong nước của vùng đó, đó là tính đa dạng phong phú. Vì thế, con người cần quán
triệt nguyên tắc toàn diện để nuôi cá phù hợp với nguồn nước, với điều kiện tự nhiên, điều
hòa đặc tính giữa các loài cá để phù hợp với nhu cầu của mình.
20.Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm
rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
SAI. Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm rút ra từ
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. -
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: giữa các sự vật, hiện tượng sẽ là điều kiện, tiền đề
quy định lẫn nhau và giữa các mặt của sự vật, hiện tượng sẽ có sự tác động qua lại và
chuyển hóa lẫn nhau. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến; chúng quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ. Mối liên hệ phổ biến khi phạm vi bao
quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng, vật chất mà còn được mở
rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng -
Nguyên lý về sự phát triển: khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt
chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). -
Khi quán triệt nguyên lý mối liên hệ phổ biến, con người cần tuân thủ quan điểm toàn diện: -
Khi quán triệt cả hai nguyên lý trên thì cần tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
VD: Khi xem xét một giai cấp nông dân trong xã hội, cần đặt giai cấp ấy trong mối quan hệ
với các giai cấp khác như tư sản, địa chủ, tiểu tư sản và giữa các nông dân với nhau và tìm ra
mối liên hệ chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ, đó là quan điểm toàn diện. Bên cạnh đó,
cũng cần nhìn nhận sự thay đổi của các mối liên hệ ấy, biết ủng hộ những mối liên hệ tiến bộ,
nhìn nhận sự phát triển của giai cấp nông dân theo thời gian, đó là quan điểm phát triển.
Nhưng chung quy, ta cần nhìn nhận các mối quan hệ của giai cấp nông dân vừa trong từng
giai đoạn cụ thể, vừa trong cả tiến trình lịch sử của nó và thấy rằng trong từng thời kì, mối
liên hệ ấy đã hình thành, thay đổi, phát triển và tiêu vong, chuyển hóa như thế nào. Đó là
quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể.
21.Sự phát triển và mối liên hệ của sự vật, hiện tượng có những tính
chất cơ bản giống nhau.
SAI. Sự phát triển còn có tính kế thừa, còn mối liên hệ không có. -
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. -
Mối liên hệ sử dụng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển đổi lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới. MLH có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú -
Các tính chất của mối liên hệ:
+ Thứ nhất, tính khách quan; mối liên hệ phổ biến là cái vốn có tồn tại độc lập với con người,
con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
+ Thứ hai, tính phổ biến; mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng giữa các mặt của sự vật,
hiện tượng; trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ.
+ Thứ ba, tính đa dạng phong phú: mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất
và vai trò khác nhau. Ở những không gian thời gian khác nhau thì các mối liên hệ cũng khác nhau.
VÍ DỤ: Cá luôn cần có nước để sống, mối liên hệ giữa cá và nước là mối liên hệ vốn có,
không do con người tạo ra, và mối liên hệ đó luôn tồn tại phổ biến ở mọi nơi, mọi thời điểm;
tuy nhiên, ở mỗi vùng nước, mối quan hệ ấy sẽ có tính chất khác nhau, cá ở ở một vùng chỉ
có thể sống trong nước của vùng đó, đó là tính đa dạng phong phú. -
Các tính chất của sự phát triển:
+ Thứ nhất, tính khách quan: nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật,
hiện tượng do các quy luật khách quan chi phối mà cơ bản nhất là quy luật MT.
+ Thứ hai, tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng,
mọi quá trình và giai đoạn của chúng. Và đem đến kết quả là cái mới xuất hiện.
+ Thứ ba, tính phong phú, đa dạng. Quá trình phát triển của sự vật , hiện tượng không hoàn
toàn giống nhau. Nói cách khác, ở những không gian và thời gian khác nhau chịu sự tác động
của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
+ Tính kế thừa: Là sự kế thừa biện chứng, không phải là phủ định sạch trơn cái cũ mà hiện
tượng mới ra đời có sự chọn lọc, giữa lại và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ các yếu tố
gây cản trở cho sự phát triển của sự vật hiện tượng
VD: Quả trứng tự phủ định chính mình để nở ra thành con gà, đón là tính khách quan. Sự phủ
định của trứng để trở thành gà luôn xảy ra khắp nơi trên thế giới và mọi lúc, đó là tính phổ
biến. Nhưng mỗi loại gà, mỗi cách phối giống, mỗi vùng đất sẽ cho ra một con gà con có
hình dạng khác nhau, đó là tính đa dạng, phong phú. Và dù gà phủ định trứng nhưng vẫn
mang gen di truyền và lấy chất dinh dưỡng của trứng để hình thành nên đó là sự phủ định có tính kế thừa
22.Quy luật có những tính chất cơ bản giống với mối liên hệ và sự phát
triển của sự vật, hiện tượng.
ĐÚNG. Quy luật cũng có những tính chất cơ bản giống với mối liên hệ và sự phát triển là
tính khách quan, phổ biến và đa dạng phong phú -
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, bản chất, tất nhiên và lặp đi lặp
lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. -
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. -
Mối liên hệ sử dụng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển đổi lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới. MLH có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú -
Tính khách quan: những quy luật tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn
của con người, con người chỉ dựa vào chúng để thay đổi tự nhiên và xã hội chứ không
thể “làm thay đổi” chúng -
Tính phổ biến: Mọi quy luật đều thể hiện cái phổ biến vốn có ở các giai đoạn vận
động, thể hiện sự thống nhất các đối tượng đa dạng -
Tính đa dạng, phong phú: các quy luật trên thực tiễn hết sức đa dạng, muôn vẻ. Quy
luật được nhận định là khác nhau về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò và cả về
mức độ phổ biến của chúng đối với với quá trình vận động và phát triển của sự vật.
Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành: các quy luật
riêng, các quy luật chung, những quy luật phổ biến; Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các
quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật của tư duy.
Ví dụ: Quy luật lượng đổi chất đổi, là việc sự thay đổi của lượng đến một mức độ nào đó sẽ
gây ra thay đổi về chất và hình thành cái mới. Đó là quy luật khách quan, không thể tự ý thay
đổi được nhưng ta có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực đời sống từ tự nhiên đến xã hội như sự
ngưng tụ của nước và hình thành mưa đến sự tích lũy tri thức làm nên thành công. Tuy nhiên,
tùy theo tính chất của mỗi lĩnh vực mà có cách áp dụng khác nhau, thúc đẩy hay kiềm hãm sự hình thành chất mới. 23.P
hủ định biện chứng là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên
trong của sự vật, hiện tượng.
ĐÚNG -
Phủ định biện chứng là: sự thay thế một sự vật hiện tượng này bởi một sự vật hiện
tượng khác và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới.
Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích”
trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so
với sự vật, hiện tượng cũ. -
Mâu thuẫn là: là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất
vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các ,mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc
tính,… có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan
trong một sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. -
Bản chất của PĐBC là cái cũ mất đi và cái mới ra đời, cái mới ra đời chính là tiêu chí
của sự phát triển, mà mâu thuẫn mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. -
Phủ định biện chứng có tính khách quan: do nguyên nhân bên trong, là kết quả đấu
tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, mà mâu thuẫn bao gồm cả sự đấu tranh và
thống nhất giữa các mặt đối lập -
Vậy nên giải quyết mâu thuẫn của sự vật cũng là nguyên nhân chính của PĐBC.
VD: Phủ định biện chứng của nước Việt Nam sau CMT8 từ một nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến đến một nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn giữa
các giai cấp và giữa các dân tộc. Trong đó, từ giải quyết mâu thuẫn dân tộc, là đánh đuổi thực
dân Pháp, chúng ta đã phủ định cái mác thuộc địa, từ việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp là
vua Bảo Đại thoái vị cũng phủ định chế độ phong kiến. Từ đó, chúng ta đã phủ định hoàn
toàn xã hội thực dân nửa phong kiến và công bố quyền tự do, độc lập của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 24.T
hống nhất của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự phát triển. SAI
Nguồn gốc, động lực của sự phát triển không chỉ là thống nhất giữa các mặt đối lập mà là cả
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Tức là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập mới là
nguyên nhân của sự phát triển. -
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. -
Thống nhất giữa các mặt đối lập được thể hiện ở việc
+ Thứ nhất, chúng nương tựa và làm tiền đề cho nhau tồn tại
+ Thứ 2, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau, thể hiện sự đấu tranh giữa cái
mới đang hình thành với cái cũ chưa mất
+ Thứ 3, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng -
Đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện ở:
+ Chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng
+ Thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối -
Chính vì có thống nhất và đấu tranh mới tạo nên mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Mâu
thuẫn là nguyên nhân và việc giải quyết các mâu thuẫn đó mới là động lực của sự phát triển.
VD: Mâu thuẫn giữa cá nhân với tập thể trong một nhóm học tập là nguyên nhân và động lực
để nhóm đó ngày một tiến bộ, hỗ trợ nhau học tốt hơn. Trong đó, giữa cá nhân và tập thể có
lúc thống nhất như những khi họp nhóm phải có mặt đủ và khi tiến hành thực hiện kế hoạch
phải đồng lòng, nhất trí, hoặc khi nhiều cá nhân cùng góp ý giúp giải quyết vấn đề nhanh
hơn. Nhưng cũng có lúc cá nhân đấu tranh với tập thể, đó là khi trong quá trình bàn bạc, lên
kế hoạch, mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau dễ dẫn đến xung đột . Như vậy, giữa cá nhân và
tập thể luôn có mâu thuẫn mà để giải quyết mâu thuẫn đó, cá nhân cần nghiêm túc, biết khi
nào nên tranh luận, khi nào nên đồng thuận và tập thể cũng cần lắng nghe cá nhân, phối hợp
nhịp nhàng trong hành động. Từ đó, mâu thuẫn sẽ được giải quyết, mọi cá nhân được thể hiện
hết khả năng và mọi công việc đều được hoàn thành toàn diện và có sự sáng tạo, độc đáo, là
tinh túy của cả tập thể. 25.L
ượng của sự vật thay đổi sớm hay muộn sẽ làm thay đổi căn bản
chất của sự vật.
ĐÚNG -
Chất chỉ những thuộc tính khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất
hữu cơ của các thuộc tính cơ bản làm cho sự vật, hiện tượng là nó chứ không phải là
cái khác. Chất được xác định bởi các thuộc tính khách quan và cấu trúc của nó. Chất
là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản. Biến
đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện. -
Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, xác suất, mức độ... của các quá trình vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng. Lượng là yếu tố động, luôn thay đổi và nó cũng biến đổi dần dần, tuần tự. -
Quy luật lượng đổi chất đổi: