Topic ôn tập - Quan hệ kinh tế quốc tế | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Topic ôn tập - Quan hệ kinh tế quốc tế | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế (2023)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:36 9/8/24 Lsqhqt - BTVN - Topic 2 - ...
Họ và tên: Phạm Thị Như Quỳnh Lớp: QH2204 MSSV: 22DH702242 Ca học:Thứ 5, Tiết 10-12
Topic 2: Xem phim "Trân Châu Cảng". Trình bày nhận xét của anh/chị về sự khốc liệt
của CTTG II qua trường hợp trận Trân Châu Cảng. Bài làm
“ Trân Châu Cảng” là một bộ phim Mỹ sản xuất năm 2001 về đề tài chiến tranh do
Michael Bay là đạo diễn. Bộ phim miêu tả lại cuộc tấn công của quân đội Nhật vào Trân
Châu Cảng hay còn gọi là Hawwai của Mỹ.
Trong khi Chiến tranh thế giới thứ 2 đang diễn ra khốc liệt ở mặt trận châu Âu giữa hai quốc
gia Anh và Đức. Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì tình trạng trung lập mặc dù họ đã viện trợ cho
nước Anh. Mục đích của Nhật là thành lập “ khu vực thịnh vượng chung Đông Á “ dưới sự
bảo hộ của Nhật và bắt đầu thâu tóm cả Đông Nam Á. Động thái đó đã đe dọa đến lợi ích
của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương. Vì vậy, Mùa hè năm 1941, Mỹ - Anh liên kết
thực hiện cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản. Dầu mỏ dự trữ của quân Nhật ngày một vơi đi,
nếu không có dầu mỏ thì quân đội Nhật sẽ lâm vào tình trạng vô cùng căng thẳng. Quan hệ
của hai nước càng trở nên căng thẳng và không thể giải quyết bằng đàm phán. Do đó, Nhật
đi hai nước cờ khác nhau, một mặt thì tiến hành đàm phán. Mặt khác, Nhật lợi dụng khoảng
thời gian đàm phán để chuẩn bị cho một chiến dịch “ đánh úp “ Mỹ. Hiểu rằng sức mạnh chủ
yếu của Mỹ là ở châu Á – Thái Bình Dương là hạm đội Thái Bình Dương đóng quân tại Trân
Châu Cảng. Do đó, muốn nhanh chóng đánh bại Mỹ thì phải bí mật, bất ngờ tiêu diệt hạm
đội của Mỹ ở Trân Châu Cảng.
Sáng Chủ nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, không quân Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng
bằng các loại máy bay tiêm kích A6M Zero, máy bay ném bom và máy bay phóng ngư lôi.
Bao gồm 2 đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản.
Cuộc tấn công bất ngờ của Nhật đã đánh chìm thiết giáp hạm USS Arizona, US Oklahoma
và rất nhiều chiếc hạm khác của Mỹ. Phát xít Nhật còn phá hoại ba tuần dương hạm và phá
hủy 188 máy bay của Mỹ khiến hơn 2.400 người thiệt mạng và gần 1.300 người bị thương.
Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sữa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng
các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy đã không bị đánh trúng. Thiệt hại bên
Nhật chỉ mất 122 máy bay và 65 người thiệt mạng.
Cuộc tấn công đầy bất ngờ là một sự kiện lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó diễn ra
trước khi có bất cứ lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra trước khi tấn công Trân Châu
Cảng. Trong khi hai quốc gia Mỹ và nhật bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế
cuộc tấn công bất ngờ này bị xem như là đánh lén. Vfa Tổng thống Mỹ lúc đó Franklin
Roosevelt gọi ngày 7/12/1941 là một ngày ô nhục của nước Mỹ, “ Nước Mỹ đã bị tấn công about:blank 1/2 22:36 9/8/24 Lsqhqt - BTVN - Topic 2 - ...
một cách bất ngờ và có chủ đích từ trước” và cũng vào ngày này Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật. about:blank 2/2