-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trắc nghiệm chương 6 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Trắc nghiệm chương 6 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ nghĩa xã hội khoa học (ĐHCN) 23 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Trắc nghiệm chương 6 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Trắc nghiệm chương 6 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (ĐHCN) 23 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
CHƯƠNG 6 (Phần II)
Câu 1: Dân tộc ở Việt Nam có bao nhiêu đặc điểm nổi bật:
- 4
- 5
- 6 (tr206)
- 7
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của dân tộc ở Việt Nam:
- Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.
- Các dân tộc cư trú xen kẻ nhau.
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn cóvị trí chiến lược quan trọng.
- Tất cả đều đúng (tr206)
Câu 3: Theo các tài liệu chính thức, dân số thuộc dân tộc Kinh là bao nhiêu:
- 82.085.826 người (tr206)
- 82. 805. 826 người
- 81.085. 826 người
- 81.805.826 người
Câu 4: Những dân tộc có dân số trên 1 triệu người gồm:
- Tày, Mường, Thái (tr206)
- Tày, Mường, Ơ Đu
- Mông, Khmer, Ơ Đu
- Nùng, Ơ Đu, Thái
Câu 5: Địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số là:
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc
- Tây Nguyên
- Cả A và B đều đúng (tr206)
- Cả A và B đều sai
Câu 6: Dân tộc ở Việt Nam có số dân thấp nhất là:
- Kinh
- Ơ Đu (tr206)
- Thái
- Mường
Câu 7: Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực nào: A. Đông Nam Á (tr206)
- Tây Á
- Bắc Á
- Trung Á
Câu 8: Có bao nhiêu dân tộc Việt Nam có dân số dưới 5 nghìn người:
- 9
- 10
- 11 (tr206)
- 12
Câu 9: Trình độ phát triển của các dân tộc ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về những phương diện nào:
- Kinh tế
- Văn hóa
- Xã hội
- Tất cả đều đúng (tr207)
Câu 10: Điền vào chỗ trống: " Muốn thực hiện bình đẳng dân tộc thì phải từng bước giảm, tiến tới xóa bỏ khoảng
cách phát triển của các dân tộc về ...."
- kinh tế, chính trị, xã hội
- văn hóa, chính trị, xã hội
- kinh tế, văn hóa, xã hội (tr208)
- kinh tế, văn hóa, chính trị
Câu 11: Dân tộc-tộc người có bao nhiêu đặc trưng cơ bản:
- 3 ( tr200-201)
- 2
- 5
- 6
Câu 12: Một trong những đặc trưng cơ bản của dân tộc – tộc người:
- Chung một nhà nước
- Ý thức tự giác tộc người (tr200-201)
- Chung một nền văn hoá và tâm lí
- Chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
Câu 13: Cộng đồng về ngôn ngữ bao gồm:
- Ngôn ngữ nói và Ngôn ngữ viết
- Chỉ ngôn ngữ viết
- Chỉ riêng ngôn ngữ nói
- A,C đều đúng (tr200)
Câu 14: Đặc trưng cơ bản nào của dân tộc- tộc người là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn:
- Cộng đồng về ngôn ngữ (tr200)
- Cộng đồng về văn hoá
- Ý thức tự giác tộc người
- Tất cả đáp án đều sai
Câu 15: Đặc trưng cộng đồng về văn hoá là đặc trưng cơ bản của:
A. Dân tộc- tộc người (tr200) B. Dân tộc- quốc gia dân tộc
- Dân tộc- lãnh thổ
- Dân tộc- văn hoá
Câu 16 : Đặc trưng của dân tộc, tộc người:
- Cộng đồng về ngôn ngữ
- Cộng đồng về văn hoá
- Ý thức tự giác tộc người
- Tất cả điều đúng (tr200)
Câu 17: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc:
- 54 (tr200)
- 64
- 45
- 73
Câu 18: Đặc trưng cơ bản nào của dân tộc- tộc người là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người: A. Cộng đồng về ngôn ngữ
- Cộng đồng về văn hoá
- Ý thức tự giác tộc người (tr200)
- Tất cả đáp án đều sai
Câu 19: cộng đồng về văn hóa là văn hoá nào:
- Văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể ( tr200)
- Văn hoá phi vật thể
- Văn hoá vật thể
- Tất cả điều sai
Câu 20: khái niệm dân tộc nghĩa hẹp dùng để chỉ:
- Một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử (tr199)
- Một cộng đồng trong lịch sử
- Một bộ lạc trong lịch sử
- Một bộ tộc kế thừa
Câu 21: Điền vào chỗ trống: “Lãnh thổ là dấu hiệu xác định không gian sinh tồn, vị trí địa lý của một dân tộc, biểu thị “…” mà mỗi dân tộc được quyền sở hữu”.
- Vùng đất
- Vùng đất, vùng trời
- Vùng đất, vùng biển
- Vùng đất, vùng trời, vùng biển (tr197)
Câu 22: Theo đặc trưng cơ bản(nghĩa rộng) của khái niệm dân tộc, vận mệnh của cộng đồng tộc người gắn bó với việc xác lập và:
- Bảo vệ quốc gia
- Bảo vệ lãnh thổ quốc gia (tr197)
- Hình thành quốc gia
- Bảo vệ lãnh thổ
Câu 23: Theo đặc trưng cơ bản(nghĩa rộng) của khái niệm dân tộc, Đối với quốc gia và từng thành viên dân tộc, yếu tố nào là thiêng liêng nhất:
- Quốc gia
- Vùng biển
- Lãnh thỗ (tr197)
- Dân tộc
Câu 24: Theo đặc trưng cơ bản(nghĩa rộng) của khái niệm dân tộc, Bảo vệ chủ quyền quốc gia là:
- Nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất của mỗi thành viên dân tộc
(tr197)
- Nghĩa vụ của mỗi thành viên dân tộc
- Trách nhiệm cao nhất của mỗi thành viên dân tộc
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên dân tộc
Câu 25: Theo đặc trưng cơ bản(nghĩa rộng) của khái niệm dân tộc, mối quan hệ kinh tế là:
- Nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc (tr197)
- Kết quả của cộng đồng dân tộc
- Thành tựu của dân tộc
- Mối quan hệ không công bằng
Câu 26: Theo đặc trưng cơ bản(nghĩa rộng) của khái niệm dân tộc, thì Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc, là cơ sở để gắn kết các bộ phận, các thành viên trong dân tộc, tạo nên tính thống nhất, ổn định, bền vững của dân tộc. đó là đặc trưng nào:
- Có chung một nền văn hóa và tâm lý.
- Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.
- Có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc).
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế.(tr197-198)
Câu 27: … là một ngôn ngữ đã phát triển và sự thống nhất về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc:
- Ngôn ngữ dân tộc (tr198)
- Ngôn ngữ quốc tế
- Ngôn ngữ cơ thể
- Ngôn ngữ địa phương
Câu 28: Mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Trong sinh hoạt cộng đồng, các thành viên của dân tộc thuộc “ . . . “ của dân tộc, đồng thời hấp thụ các giá trị văn hóa chung đó:
- Những thành phần xã hội giống nhau tham gia vào sự sáng tạo giá trị văn hóa chung
- Những thành phần xã hội khác nhau tham gia vào sự sáng tạogiá trị văn hóa riêng
- Những thành phần xã hội giống nhau tham gia vào sự sáng tạo giá trị văn hóa riêng
- Những thành phần xã hội khác nhau tham gia vào sự sáng tạogiá trị văn hóa chung (tr198)
Câu 29: Các thành viên cũng như các cộng đồng tộc người trong một dân tộc đều chịu sự quản lý, điều khiển của một nhà nước độc lập. Đây là yếu tố phân biệt dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người. Dân tộc - tộc người trong một quốc gia không có nhà nước với thể chế chính trị riêng. Là nội dung của đặc trưng nào:
- Có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc) (tr198)
- Có chung một nền văn hóa và tâm lý.
- Có chung một vùng lãnh thổ ổn định.
- Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.
Câu 30: Nhà nước là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc, là đại diện cho dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới:
- Đặc trưng, đại diện (tr198)
- Đại diện, đặc trưng
- Đặc trưng, nền tảng
- Nền tảng, đại diện
Câu 31: Theo nghĩa rộng, dân tộc là gì:
- Chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân nhiều nước
- Chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước (tr196)
- Chỉ một cộng đồng người không ổn định làm thành nhân dân một nước
- Chỉ cộng đồng người không ổn định làm thành nhân dân nhiềunước
Câu 32: Theo nghĩa rộng, dân tộc có mấy đặc trưng cơ bản:
- 1
- 3
- 5 (tr199)
- 7
Câu 33: Thứ tự các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao:
- Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc (tr196)
- Dân tộc, bộ lạc, thị tộc, bộ tộc
- Bộ tộc, thị tộc, bộ lạc, dân tộc
- Bộ lạc, thị tộc, dân tộc, bộ lạc
Câu 34: Dân tộc được hiểu theo mấy nghĩa:
- 1
- 2 (tr196)
- 3
- 4
Câu 35: Đặc trưng cơ bản của dân tộc bao gồm:
- Có chung một vùng lãnh thổ ổn định
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
C.Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp
D. Tất cả các đáp án trên (tr197)
Câu 36: “ Ở phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền ....., một tâm lý dân tộc:
- Chính trị
- Xã hội
- Kinh tế
- Văn hóa (tr196)
Câu 37: Ví dụ đúng về dân tộc theo nghĩa rộng:
- Dân tộc Việt Nam (tr197)
- Dân tộc miền núi
- Dân tộc Kinh
- Dân tộc da đỏ
Câu 38: Các đặc trưng của dân tộc theo nghĩa rộng có quan hệ như thế nào:
- Quan hệ mật thiết
- Quan hệ thân thiết
- Quan hệ nhân quả (tr199)
- Quan hệ cấp thiết
Câu 39: Trong giao lưu văn hóa, các dân tộc luôn có ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc của mình, để tránh nguy cơ gì:
- Phân hóa về văn hóa
- Đồng hóa về văn hóa (tr199)
- Đồng hóa về kinh tế
- Phân hóa về kinh tế
Câu 40: Mối quan hệ nào là nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc:
- Mối quan hệ chính trị
- Mối quan hệ văn hóa
- Mối quan hệ kinh tế (tr198)
- Mối quan hệ xã hội
Câu 41:Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về Cương lĩnh dân tộc, nội dung nào được xem là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội?
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Các dân tộc được quyền tự quyết
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc (tr203)
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng và tự quyết
Câu 42: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về Cương lĩnh dân tộc, nội dung nào được xem là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc: A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng (tr204)
- Các dân tộc được quyền tự quyết
- Liên hiệp công nhân tất cả dân tộc
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng và tự quyết
Câu 43: Nội dung nào được xem là cơ bản nhất ,tiên quyết nhất của quyền dân tộc tự quyết:
- Tự quyết về chính trị (tr204)
- Tự quyết về kinh tế
- Tự quyết về văn hóa
- Tự quyết về lãnh thổ
Câu 44: Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết , liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại (tr203)
- Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng ,liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại
- Các dân tộc được quyền tự quyết,Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng,liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, tự quyết và liên hiệp công nhân các nước
Câu 45: Trong vấn đề dân tộc, cương lĩnh chủ nghĩa Mác - Lênin gồm mấy nội dung:
- 2
- 3 (tr203)
- 4
- 5
Câu 46: Dân tộc Kinh ở Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số cả nước:
- 73,594,341 người, chiếm 85,7% dân số
- 12,252,656 người, chiếm 14,3% dân số
- 85,7% dân số (tr206)
- 14,3% dân số
Câu 47: Những dân tộc có số dân dưới 1 triệu người ở Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc:
- Tổ chức cuộc sống
- Bảo tồn tiếng nói và văn hóa dân tộc
- Duy trì và phát triển giống nòi
- Tất cả các đáp án trên đều đúng (tr206)
Câu 48: Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau mang lại cả thuận lợi và khó khăn. Điều khó khăn đó là:
A. Tạo điều kiện để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau B. Mở rộng giao lưu và giúp đỡ nhau cùng phát triển
- Dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột và tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước (tr207 )
- Tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng
Câu 49: Đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là: A. Các dân tộc cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn.
- Các dân tộc có lãnh thổ tộc người riêng.
- Các dân tộc cư trú phân tán, xen kẽ nhau (tr207)
- Các dân tộc không chuyển cư.
Câu 50: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở những vị trí:
- Xa xôi, hẻo lánh của đất nước
- Trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước
- Những vùng đất màu mỡ, thuận lợi về sinh kế
- Vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa của đất nước (tr207)
Câu 51: Các dân tộc ở Việt Nam có sự chênh lệch lớn về:
- Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội (tr 07)
- Dân số và phân bố địa lý
- Quan hệ với các nước láng giềng
- Trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật
Câu 52: Mục tiêu chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số là:
- Duy trì sự chênh lệch phát triển giữa các dân tộc
- Tập trung phát triển các dân tộc đông dân
- Cho phép các dân tộc phát triển theo cách riêng của họD. Từng bước giảm, tiến tới xoá bỏ khoảng cách phát triển giữa các dân tộc (tr208)
Câu 53: Truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời giữa các dân tộc Việt Nam được hình thành chủ yếu do:
- Yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên
- Nhu cầu phải hợp sức, hợp quần để cùng đấu tranh chống ngoại xâm
- Sự hình thành của cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất
- Cả A, B và C đều đúng (tr208)
Câu 54: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử:
- Truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời giữa các dân tộc (tr209)
- Sự đoàn kết của giai cấp công nhân và nông dân
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tinh thần yêu nước và ý chí độc lập của nhân dân
Câu 55: Truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước:
- Bộ lạc
- Dân tộc (tr196)
- Liên minh các Bộ tộc
- Bộ tộc
Câu 56: Khái niệm nào sau đây được dùng để chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên kết chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hoá:
- Thị tộc
- Liên minh các bộ tộc
- Dân tộc - tộc người (tr199)
- Quốc gia - dân tộc
Câu 57: Khái niệm nào sau đây được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân của một nước, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa:
- Thị tộc
- Liên minh các bộ tộc
- Dân tộc-tộc người
- Quốc gia - dân tộc (tr196)
Câu 58: Dân tộc theo nghĩa rộng có những đặc trưng cơ bản nào:
- Có lãnh thổ chung, ổn định, không bị chia cắt
- Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế
- Có ngôn ngữ chung của quốc gia; có chung nền văn hoá và tâm lý, có chung 1 nhà nước
- Cả A B C (tr197)
Câu 59: Dân tộc theo nghĩa hẹp có những đặc trưng cơ bản nào:
- Cộng đồng về ngôn ngữ
- Cộng đồng về văn hoá
- Ý thức tự giác tộc người
- Cả A,B,C (tr200)
Câu 60: Lênin đã chỉ ra có bao nhiêu xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc:
- 2
- 4
- 5
- 6
Câu 61: Xu hướng nào là xu hướng khách quan của sự pt dân tộc đc lênin phát hiện ra:
- Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dântộc độc lập
- Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiềuquốc gia muốn liên hiệp lại với nhau
- Các quốc gia dân tộc chuyển từ đối đầu sang đối thoại
- Cả A,B (tr202)
Câu 62: Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc được biểu hiện đa dạng như thế nào:
- Thể hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc- tộc người để đi tới tự do bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình
- Các dân tộc đấu tranh chống lại chính sách đô hộ dưới mọi hình thức để giành độc lập, tự chủ cho dân tộc mình
- Các dân tộc-quốc gia muốn xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để hình thành liên minh dân tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu
- Cả A,B,C (tr202)
Câu 63: Nội dung nào là nội dung cương lĩnh dân tộc của Lê-Nin:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc đc quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả dân tộc cộng lại (tr203)
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, liên hiệp công nhân tất cả dân tộc lại
- Các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả dântộc lại
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc đc quyền tự quyết
Câu 64: Thế nào là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
- Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Trong mọi quan hệ không một dân tộc nào có quyền đi áp bức,bốc lột dân tộc khác
- Quyền bình đẳng dân tộc phải được trên cơ sở pháp lý và phảiđc thực hiện trên thực tế
- Cả A,B,C (tr204)
Câu 65: Quyền dân tộc tự quyết được thể hiện như thế nào:
- Các dân tộc tự quyết định lấy vẫn mệnh của dân tộc mình, quyền lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình (tr204)
- Các dân tộc tự quyết định lấy chế độ kinh tế, có quyền lựa chọn chế độ kinh tế và con đường phát triển của dân tộc mình C. Các dân tộc có quyền lựa chọn chế độ văn hoá và con đường phát triển kinh tế của dân tộc mình
D. Các dân tộc có quyền lựa chọn chế độ kinh tế và con đường phát triển văn hoá của dân tộc mình
Câu 66: Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam thể hiện như thế nào:
- Có sự chênh lệch về số dân cư giữa các tộc người; các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn cóvị trí chiến lược quan trọng; các dân tộc ở Việt Nam có trình độ pt k đồng đều
- Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đờitrong cộng đồng dân tộc-quốc gia thống nhất; mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng
của nền văn hoá Việt Nam thống nhất
- Cả A,B,C
Câu 67: Chính sách dân tộc của Đảnh và nhà nước Việt Nam về chính trị thể hiện như thế nào:
- Thực hiện bình đẳng đoàn kết tôn trọng giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc (tr206)
- Phát huy tiềm năng phát triển từngbuowsc khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vìng giữa các dân tộc
- Thực hiện chính sách xã hội đảm bảo an ninh xã hội trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Cả A, B, C
Câu 68: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền:
- Quyền thiêng liêng (tr204)
- Quyền làm chủ
- Quyền tự quyết
- Cả A,B,C
Câu 69: Đảng ta có quan điểm như thế nào về vấn đề dân tộc:
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam
- Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc miền núi
- Cả A,B,C (tr211)
Câu 70: Đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc quốc gia là đặc trưng nào:
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế (tr196)
- Có chung một vùng lãnh thổ ổn định
- Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp D. Có chung một nền văn hóa và tâm lý