-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trắc nghiệm kiểm tra điều kiện | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trắc nghiệm kiểm tra điều kiện | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Chuyên đề Toán 47 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Trắc nghiệm kiểm tra điều kiện | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trắc nghiệm kiểm tra điều kiện | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Chuyên đề Toán 47 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Vật chất và ý thức
Câu 1: V.I.Lênin sử dụng phương pháp nào để định nghĩa phạm trù vật chất
a. phương pháp định nghĩa đối lập.
b. phương pháp định nghĩa qua so sánh. c. phương pháp mô tả.
d. phương pháp định nghĩa qua giống gần gũi khác biệt về loài.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây trong định nghĩa vật chất của V.I.Lênin giải
quyết được mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học?
a. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan.
b. Vật chất phụ thuộc vào cảm giác của con người.
c. Thực tại khách quan được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ảnh.
d. Thực tại khách quan tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Câu 3: Quan điểm: Bản chất thế giới là ý thức là của trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. b. Chủ nghĩa duy tâm. c. Nhị nguyên.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 4: Thuộc tính cơ bản nhất để phân biệt vật chất với ý thức trong định
nghĩa vật chất của V.I.Lênin là a. thực tại khách quan.
b. vận động và biến đổi.
c. có khối lượng và quảng tính. d. không có khối lượng.
Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, không gian, thời gian là
a. phụ thuộc vào ý thức của con người.
b. phụ thuộc vào ý niệm tuyệt đối.
c. hình thức và phương thức tồn tại của vật chất.
d. không phải là một dạng vật chất.
Câu 6: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất với tư
cách là phạm trù triết học có nghĩa
a. vật chất vô hạn, vô tận, tồn tại vĩnh viễn.
b. vật chất được sinh ra và bị mất đi.
c. vật chất có khối lượng.
d. vật chất được đồng nhất với vật thể.
Câu 7: Thực tại khách quan được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh
trong định nghĩa vật chất của V.I.Lênin khẳng định
a. ý thức có trước vật chất.
b. ý thức và vật chất ra đời đồng thời.
c. con người không thể nhận thức được thế giới.
d. con người có khả năng nhận thức được thế giới.
Câu 8: Trong định nghĩa vật chất của V.I.Lênin: Thực tại khách quan được
cảm giác chúng ta chép lại, phản ánh lại, được hiểu
a. con người có khả năng nhận thức được thế giới.
b. con người không thể nhận thức đúng thế giới.
c. con người thụ động trước thế giới vật chất.
d. con người không thể phản ánh đúng bản chất của thế giới.
Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng các mệnh đề nào
dưới đây là không đúng?
a. Sự vật muốn vận động thì cần phải có một lực bên ngoài tác động vào nó.
b. Vận động của vật chất biểu hiện ở nhiều trình độ khác nhau, rất đa dạng,
phong phú, tùy vào kết cấu vật chất.
c. Vận động của vật chất là vận động tự thân.
d. Vận động và vật chất luôn gắn liền với nhau.
Câu 10: Trong các quan điểm sau, đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
a. Vận động tách rời vật chất.
b. Có vật chất nhưng không có vận động.
c. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.
d. Vận động chỉ là sự tăng giảm về số lượng.
Câu 11: Quan điểm tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn
tại duy nhất sinh ra thế giới vật chất là của
a. chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. chủ nghĩa duy vật siêu hình.
d. chủ nghĩa duy vật thời cổ đại.
Câu 12: Phạm trù nào sau đây biểu hiện những thuộc tính như: độ sâu của
sự biến đổi, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật, các trạng thái khác nhau
trong thế giới vật chất a. vận động. b. đứng im. c. không gian. d. thời gian.
Câu 13: Trong các hình thức sau, hình thức phản ánh nào cao nhất? a. Phản ánh vật lý. b. Phản ánh hóa học. c. Phản ánh tâm lý. d. Phản ánh ý thức.
Câu 14: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm
a. bộ óc con người và lao động.
b. thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc.
c. lao động và ngôn ngữ.
d. bộ óc con người và sự phản ánh thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc.
Câu 15: Nguồn gốc xã hội của ý thức theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là a. bộ óc con người.
b. sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.
c. lao động và ngôn ngữ. d. thế giới khách quan.
Câu 16: Nhân tố nào đóng vai trò quyết định để con người tách khỏi thế giới động vật?
a. Hoạt động sinh sản duy trì nòi giống. b. Hoạt động lao động. c. Hoạt động phản ánh.
d. Hoạt động thay đổi thích nghi với môi trường.
Câu 17: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?
a. Ý thức là thực thể độc lập.
b. Ý thức là sự phản ánh nguyên xi hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
c. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
d. Ý thức là năng lực của mọi dạng vật chất.
Câu 18: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong các yếu tố
cầu thành ý thức, yếu tố nào là quan trọng nhất? a. Tri thức. b. Tình cảm. c. Ý chí. d. Niềm tin.
Câu 19: Quan điểm nào là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
a. Vật chất là sản phẩm của ý thức.
b. Ý thức quyết định vật chất.
c. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.
d. Ý thức và vật chất độc lập với nhau.
Câu 20: Quan điểm nào tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức
a. chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. chủ nghĩa duy vật siêu hình.
d. chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 21: Đồng nhất ý thức với quá trình sinh lý của bộ não người sẽ rơi vào
quan lập trường triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Câu 22: Văn kiện XIII của Đảng khẳng định: Trong những năm tới dự báo
tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường.
Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều trở ngại,
khó khăn, thách thức… Nhận định trên là sự thể hiện:
a. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
b. Tính năng động, sáng tạo vượt trước của ý thức đối với vật chất
c. Tính thụ động của ý thức đối với vật chất
d. Tính kế thừa của ý thức đối với vật chất
Câu 23: Chọn phương án đúng nhất để có câu trả lời hoàn chỉnh: Vật chất trong ngành giáo dục là
a. Cơ sở vật chất, trường lớp, đồ dung, trang thiết bị dạy học
b. Đội ngũ dạy và đội ngũ học, sự đòi hỏi của xã hội đối với ngành giáo dục
c. Tri thức, sách vở, đồ dùng dạy học
d. Đội ngũ người dạy, cán bộ giáo dục, người học, trường lớp, đồ dùng,
trang thiết bị dạy học…
Câu 24: Ai là người định nghĩa: Phép biện chứng chẳng qua là môn khoa
học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội và của dư duy? a. C.Mác. c. V.I.Lênin. b. Ph.Ăngghen. d. Hêghen.
Câu 25: Mối liên hệ phổ biến là
a. những quy định bên ngoài, có tính ngẫu nhiên của sự vật.
b. sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật mang tính ngẫu nhiên.
c. sự tác động, sự chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật mang tính chủ quan.
d. các mối liên hệ ràng buộc, tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hay giữa các đối tượng với nhau.
Câu 26: Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi gì khi nhận thức và tác động vào sự vật?
a. không cần chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, môi trường cụ thể của sự vật sinh ra.
b. không cần chú ý đến điều kiện hoàn cảnh lịch sử tồn của sự vật tồn tại và phát triển.
c. gắn liền với sự vận động, biến đổi của điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ
thể, gắn với không gian và thời gian vận động của sự vật, hiện tượng.
d. không chú ý đến không gian, thời gian của sự tồn tại, vận động sự vật.
Câu 27: Nêu ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm phát triển?
a. Chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật.
b. Chỉ nắm bắt cái đã tồn tại của sự vật.
c. Nắm bắt xu hướng vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
d. Chỉ nắm bắt xu hướng phát triển trong tương lai của sự vật.
Câu 28: Sự phát triển của giới vô cơ theo quan điểm duy vật biện chứng biểu hiện như thế nào?
a. Sự hoá hợp và phân giải các chất vô cơ, hình thành các hợp chất mới có
những tính chất hóa học và vật lý mới.
b. Sự tăng lên về lượng của các vật thể trong không gian.
c. Sự cháy và tỏa nhiệt.
d. Sự biến dị và di truyền.
Câu 29: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ
a. những mặt, những thuộc tính riêng.
b. những mối liên hệ riêng. c. những bản chất chung.
d. một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Câu 30: Theo quan điểm Triết học Mác - Lênin, luận điểm nào sau đây sai?
a. Cái riêng là chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ nhất định.
b. Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng.
c. Cái đơn nhất chỉ một yếu tố (thuộc tính) chỉ có ở một sự vật, hiện tượng,
quá trình, được lặp lại bất kỳ sự vật (hiện tượng, quá trình).
d. Cái chung là chỉ một yếu tố (thuộc tính) không chỉ có ở một sự vật (hiện
tượng, quá trình) này mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật (hiện tượng, quá trình) khác nhau.
Câu 31: Điền vào chỗ trống: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nguyên nhân…
a. không ảnh hưởng đến kết quả.
b. sản sinh ra kết quả, có trước kết quả.
c. có sau kết quả, đôi khi có trước kết quả.
d. không có mối liên hệ đến kết quả.
Câu 32: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
a. Nội dung và hình thức không tách rời nhau.
b. Nội dung và hình thức luôn luôn phù hợp với nhau.
c. Nội dung quy định hình thức.
d. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức mang tính tạm thời.
Câu 33: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung nào sau đây là sai?
a. Nội dung là phạm trù chỉ tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật.
b. Hình thức chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng.
c. Hình thức quyết định nội dung.
d. Nội dung quy định hình thức.
Câu 34: Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một
phương thức sản xuất là quan hệ gì?
a. Quan hệ giữa ngẫu nhiên - ngẫu nhiên.
b. Quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả.
c. Quan hệ giữa nội dung - hình thức.
d. Quan hệ giữa bản chất - hiện tượng.
Câu 35: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong mối quan hệ giữa bản
chất và hiện tượng thì
a. hiện tượng luôn luôn đối lập với bản chất.
b. hiện tượng luôn luôn thống nhất với bản chất.
c. hiện tượng chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định ở bên ngoài của bản chất.
d. hiện tượng tồn tại độc lập với bản chất.
Câu 36. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau để được định
nghĩa khái niệm cái riêng: Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ
a. một sự vật, một quá trình riêng lẻ nhất định.
b. một đặc điểm chung của các sự vật
c. nét đặc thù của một số các sự vật.
d. một sự vật duy nhất không lặp lại ở sự vật khác
Câu 37: Cho rằng mối liên hệ nhân quả là do cảm giác con người quy định.
Đó là luận điểm của trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 38: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?
a. Có tất nhiên thuần túy tồn tại khách quan.
b. Có ngẫu nhiên thuần túy tồn tại khách quan.
c. Không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần túy tồn tại bên ngoài nhau.
d. Tất nhiên và ngầu nhiên đều phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Câu 39: Luận điểm: Bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng, do con người đặt
ra, không tồn tại thực thuộc lập trường triết học
a. chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 40: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
a. Khả năng và hiện thực đều tồn tại khách quan.
b. Khả năng và hiện thực không tách rời nhau.
c. Chỉ có hiện thực tồn tại khách quan, khả năng chỉ là cảm giác của con người.
d. Khả năng và hiện thực có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 41: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
a. Hiện thực nào cũng chứa đựng khả năng.
b. Khả năng luôn tồn tại trong hiện thực.
c. Khả năng chỉ tồn tại trong ý niệm, không tồn tại trong hiện thực.
d. Cùng một sự vật, trong những điều kiện nhất định tồn tại nhiều khả năng.
Câu 42: Vị trí của quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất là
a. vạch ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
b. nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
c. hạt nhân của phép biện chứng.
d. vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu 43: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phạm trù chất của sự vật?
a. Chất của sự vật tồn tại khách quan bên ngoài sự vật, phụ thuộc vào ý thức của con người.
b. Chất của sự vật do cảm giác của con người quyết định.
c. Chất của sự vật chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là tổng
hợp các thuộc tính của sự vật nói lên đặc trưng của sự vật.
d. Chất là những thuộc tính không cơ bản của sự vật.
Câu 44: Phạm trù trong quy luật Lượng - chất được hiểu là gì? độ
a. Sự biến đổi về chất mà lượng không thay đổi.
b. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
về chất của sự vật, hiện tượng.
c. Sự biến đổi hoàn toàn về chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
d. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng bất kỳ cũng làm biến đổi
về chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 45: Đâu là quan điểm đúng của chủ nghĩa duy vật biện chứng khi nói về quy luật mâu thuẫn?
a. có thống nhất của các mặt đối lập nhưng không có đấu tranh giữa chúng.
b. trong mâu thuẫn biện chứng sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không tách rời nhau.
c. sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập luôn tách rời nhau.
d. thống nhất của các mặt đối lập là tuyệt đối, đấu tranh là tương đối.
Câu 46: Thế nào là hai mặt đối lập nhau tạo thành một mâu thuẫn biện chứng?
a. Hai mặt đối lập tồn tại trong một sự vật, có khuynh hướng biến đổi, phát triển trái ngược nhau.
b. Hai mặt đối lập có chứa những yếu tố, thuộc tính khác nhau bên cạnh
những yếu tố, thuộc tính giống nhau.
c. Hai mặt đối lập tồn tại trong hai sự vật khác nhau.
d. Hai mặt tồn tại trong hai sự vật không liên quan đến nhau.
Câu 47: Quy luật nào được xem là hạt nhân của phép biện chứng duy vật?
a. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất.
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
quy luật phủ định của phủ định.
Câu 48: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây sai?
a. Phủ định biện chứng xoá bỏ cái cũ hoàn toàn.
b. Phủ định biện chứng không xoá bỏ cái cũ.
c. Phủ định biện chứng loại bỏ những yếu tố không thích hợp của cái cũ.
d. Phủ định biện chứng giữ lại và cải biến những yếu tố còn thích hợp của cái cũ.
Câu 49: Quan điểm kế thừa trong chủ nghĩa duy vật biện chứng được hiểu thế nào?
a. Xóa bỏ toàn bộ cái cũ.
b. Kế thừa toàn bộ cái cũ.