Trắc nghiệm luật thương mại quốc tế I Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trắc nghiệm luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tài liệu gồm 5 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trắc nghiệm môn luật thương mại quốc tế
Nhận định đúng sai! Giải thích 1.
Chỉ những hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia mới được
coi là thương mại quốc tế
Sai vì: ở trong lãnh thổ của 1 quốc gia cũng xảy ra hoạt động thương mại
quốc tế nhưng hoạt động buôn bán ra vào khu vực chế xuất phải đóng thuế,
làm thủ tục hải quan( theo luật hải quan) đây là hoạt động thương mại quốc
tế vì vậy thương mại quốc tế trong nước giống như ở nước ngoại là hoạt
động thương mại quốc tế. 2.
Chỉ những quốc gia có chủ quyền mới là chủ thể của luật thương mại quốc tế
sai vì, theo lý thuyết thì quốc gia phải có chủ quyền nhưng trong thực tiễn
một số quốc gia không có chủ quyền những vẫn tham gia luật thương mại
quốc tế như các nước hong kong, ma cao, đài loan họ vẫn chính thức tham
gia tổ chức thương mại quốc tế wto 3.
Trong trường hợp chủ thể là quốc gia thì chỉ những quốc gia có chủ quyền
mới có thể trở thành chủ thể của luật hương mại quốc tế
Sai vì theo lý thuyết thì quốc gia phải có chủ quyền nhưng trong thực tiễn một số quốc gia khô 4.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết thành văn bản
sai vì : theo điều 11 công ước viên 1980 quy định “ hợp đồng mua bán
không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ
một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. hợp đồng có thể chứng
minh bằng mọi cách kể cả những lời khai của nhân chứng và theo khoản 2
điều 27 luật thương mại 2005 của việt nam quy định thì 2. Mua bán hàng
hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. 5.
Khi xác định hành vi phá giá của một doanh nghiệp đã thỏa mãn các điểu
kiện thì một doanh nghiệp của nước nhập khẩu có thể khởi kiện doanh nghiệp bán phá giá đó
Sai vì theo điều 5 hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại 1994( hiệp định AD) thì một doanh nghiệp của nước
nhập khẩu không thể khời kiện được mà phải được sự ủng hộ của 5 doanh
nghiệp của nước nhập khẩu. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi
ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu
như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiếu 50% tổng sản
lượng của sản phẩn tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến
tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên điều tra sẽ không được
bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn
25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra
Vd giả sử ngành sản xuất mặt hàng A của nước B muốn kiện nhà xuất khẩu
việt nam vì đã bán phá gia mặt hàng A vào nước B nếu ngành sản xuất mặt
hàng A của nước B có tổng cộng 5 nhà sản xuất trong đó -
Nsx1: sản xuất ra 9% tổng sản lượng nội địa A của nước B -
Nsx 2 sản xuất ra 5% tổng sản lượng nội địa A của nước B -
Nsx 3 và 4 sản xuất ra 15% tổng sản lượng nội địa A của nước B -
Nếu nsx 4 15% khởi kiện các nsx 1, 2,3 đểu bày tỏ ý kiến về việc khởi
kiện này và nsx 5 56% không có ý kiến gì thì : -
Nếu nsx 2 ủng hộ, 1vaf 3 phản đối tổng sản lượng của các nhà sản xuất
ửng hộ nhà sản xuất 4 và 2 là 20% nhỏ hơn so với 24 tổng sản lượng của
các nhà sản xuất 1 và 3 => đơn kiện sẽ bị bác bỏ do không thỏa mãn điều kiện i) -
Nếu nhà sản xuất 2 và nhưng nhỏ hơn 25%=> đơn kiện sẽ bị bác bỏ do
thỏa mãn điều kiện i) nhưng không thỏa mãn điều kiện ii). 6.
Tất cả các tập quán thương mại đểu là nguồn của luật thương mại quốc tế:
sai vì không phải bất ký tập quán thương mại nào cũng được xem là tập
quán thương mại quốc tế . tập quán thương mại chỉ được xem là tập quán
thương mại quốc tế với tư cách là nguồn của Luật Thương mại quốc tố khi
nó thỏa mãn các điều kiến pháp lý sau: tập quán thương mại quốc tế là thói
quen trong thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung cụ thể rõ
ràng, chỉ có một cách hiểu duy nhất, được áp dụng liên tục và được đa số các
chủ thể trong thương mại quốc tế hiểu biết và chấp nhận. 7.
Khi chủ thể là quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế giống
như các thương nhân thì luôn được hửng quyền miễn trừ tư pháp
Đúng vì , nhưng để thuận tiện cho việc tham gia các quan hệ quốc tế thì
thông thường các quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp. Có thể khi kí kết
hợp đồng trong trưởng hợp này tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp thì
lúc đó quôc gia giống như một thương nhân, cá nhân. 8.
Hàng hóa được hưởng GSP(Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP) phải là những
hàng hóa có xuất xứ hoàn toàn trong nước hoặc có nguyên vật liệu được
nhập khẩu nhưng đã qua quá trính công tái chế cần thiết
Sai vì các điểu kiện về hàng hóa được hưởng GSP còn có nguyên tắc ngoại
lệ là nguyên tắc công gộp khu vực. về cơ bản, điểu kiện về hàng hóa phải có
nguồn gốc xuất xứ tại nước được hưởng hoặc nhập khẩu nhưng đã trải qua
quá trình gia công tái chế cần thiết. theo các chế dộ của 1 số nước cho
hưởng, quy tắc này đã được mở rộng để 01 số sản phẩm có thể được sản
xuất và hoàn thiện tại 1 nước được hưởng từ các nguyên liệu, bộ phận hoàn
thành phần nhập khẩu từ những nước được hưởng nói trên, thì tất cả các
nước được hưởng đểu được coi là khu vực duy nhất cho mục đích xác định
xuất xứ. do đó, xuất xứ cộng gộp đượ cđưa ra với phạm vi rộng và theo
nhiều điểu kiện khác nhau. Vd eu cho các nước asean hưởng thì nguyên vật
liệu của việt nam lấy của singapor thì được xem là nguyên vật liệu của việt nam. 9.
Khi quốc gia đã chấp nhận cho các cơ quan xét xử mình khi xảy ra tranh
chấp thì quốc gia sẽ bị giàng buộc bởi các phán quyết cơ quan có thể quyền
tài phán. Đúng, vì khi quốc gia tham gia vào hoạt động thương mai với tư
cách giống như các thương nhân thì khi quốc gia đã chấp nhận cho các cơ
quan xét xử xét xử mình khi xảy ra tranh chấp thì quốc gia sẽ bị giàng buộc
bởi các phán quyết cơ quan có thẩm quyền tài phán.
10. Tất cả các trường hợp bán giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm
và gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước sở tại đểu được coi là hành vi
phá giá và bị áp dụng thuế đối khàng: sai vì theo khoản 8 điều 5 hiệp định
AD quy định điều kiện được coi là phá giá khi biên độ phá giá lớn hơn 2%,
bán thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. trong trường hợp tổng sản phẩm xuất
khẩu của 01 nước phá giá bằng tổng 3% so với tổng giá nhập khẩu cho dù
bán phá giá 10% vẫn được. nhưng tổng số các sản phẩm tương tự của những
nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản
phẩm tương tự vào thành viên nhập khẩu.
11. Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa được áp dụng cho tất cả các
hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên chủ thể có quốc tích ở các nước là
thanh viên của công ước: sai vì theo khoản 3 điều 1 công ước viên 1980
quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân
sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp
dụng của công ước này.
12. Theo công ước viên 1980 thì sự im lặng được coi như là sự đồng ý chấp
nhận hàng. Sai vì theo khoản 1 điều 18 công ước” một lời tuyên bố hay một
hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu
thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bấp hợp tác vì không mặc
nhiên có giá trị một sự chấp nhận.
13. Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị khi người được cháo hàng chấp nhận
toàn bộ hàng mà không đưa ra bất kỳ mọt sự sửa đổi nào. Sai vì theo khoản
1 điều 19 công ước viên thì một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận
chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều
khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dụng chào hàng thì
được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức
không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điễm khác biệt đó hoặc gửi
thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người
chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của
chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng với những
sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.
14. Một quốc gia bán phá gia với biên độ phá giá lơn hơn 2% thì được coi là
hành vi phá giá: sai vì ngoài biên độ phá giá lớn hơn 2%, bán thấp hơn 2%
của giá xuất khẩu và gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản
xuất của nước nhập khẩu thì mới được coi là hành vi phá giá.
15. Thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng cao hơn mức phá giá: sai,
vì theo khoản 3 điều 9 hiệp định AD mức thuế chống bán phá giá không
được phép vượt quá biên độ bán phá giá được xác định theo như điều 2
16. Một đề nghị được gửi tới nhiều người không xác định cũng được coi là
một chào hàng: sai vì theo khoản 2 điều 14 công ước viên 19080 một đề
nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm
chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.
17. Theo công ước viên, khi hủy bỏ hợp đồng các bên phải hoàn trả cho nhau
những già đã nhân vì theo khoản 2 điều 81 công ước viên 1980” ben nào đã
thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại
những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. nêu cả
hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này
cùng một lúc” vì vậy, khi hủy bỏ hợp đồng các bên phải hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại thì
họ phải làm việc này cùng một lúc.
18. Mức bồi thường thiệt hại theo công ước viên là toàn bộ bộ những tổn thất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Sai vì: theo điều 74 công ước viên
1980” tiền bồi thương thiệt hại xả yra do một bên vi phạm hợp đồng là một
khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do
hậu quả của sự vi phạm hợp đồng//////
19. Theo hiệp định SMC thì mức trợ cấp cho phép chỉ là 1%: sai vì theo hiệp
định SMC thì đối với các nước phát triển mực trợ cấp không quá 1% các
nước đang phát triển mức trợ cấp là <- 2% và các nước kém phát triển thì
mức trợ cấp là <- 3%.
20. Khi các bên không thỏa thuận áp dụng, điều ước quốc tế và luật của
quốc gia không viện dẫn áp dụng thì tập quán thương mại quốc tế sẽ
không thể nào áp dụng đối với các chủ thể: Đúng vì theo Inconterms
2000 thì tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc các bên
thực hiện khi họ thỏa thuận dẫn chiểu đến trong hợp đồng.
21. Sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng luôn có giá trị cao hơn các quy
định trong tập quaans thương mại quốc tế: Đúng vì theo điều 12 của
Incoterm 2000 thì các điều thỏa thuận riêng biệt có giá trị pháp lý cao hơn cả
các điều giải thích trong Incoterm. Trên thực tế các điều khoản của
Incoterms có thể không phù hợp với một số thói quen giao gichj đối với một
số ngành nghề hoặc một số tập quán khu vực………..