





Preview text:
Câu 1: Việc định giá của hãng hàng không Vietnam Airline theo hạng Bussiness Class và Economy Class là việc ?
A. Định giá phân biệt theo giai tầng xã hội
B. Định giá phân biệt theo nhóm khách hàng
C. Định giá phân biệt theo địa điểm
D. Định giá phân biệt theo thời gian
Giải thích: Chiến lược định giá phân biệt là chiến lược mà công ty bán cùng một loại sản
phẩm với các mức giá khác nhau tùy vào điều kiện khác nhau. Trường hợp trên là theo
địa điểm: giá tùy thuộc vào chỗ ngồi tốt hay kém trong trên máy bay, cũng có thể là nhà
hát, khách sạn… Mục đích là khai thác độ co giãn của cầu khác nhau trong thị trường.
Câu 2: Giá bán lẻ 1kg bột giặt X là 14.000VND/1kg nhưng nếu khách hàng mua từ 6kg
trở lên thì tính ra chỉ phải thanh toán 12.000VND/1kg. Doanh nghiệp bán sản phẩm X
đang thực hiện chính sách?
A. Chiết khấu cho người bán lẻ.
B. Chiết khấu do thanh toán ngay bằng tiền mặt
C. Chiết khấu do mua số lượng nhiều D. Chiết khấu thời vụ
Câu 3: Bạn mua một bộ sản phẩm Johnson với nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ được
mua với giá thấp hơn nếu bạn mua các sản phẩm đó riêng lẻ. Đó chính là do người bán đã định giá?
A. Cho những hàng hoá phụ thêm
B. Cho những chủng loại hàng hoá C. Trọn gói
D. Cho sản phẩm kèm theo bắt buộc
Câu 4: Một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên những vùng thị
trường xa nơi sản xuất, cách tiếp cận xác định giá nào sau đây tỏ ra không hiệu quả nhất? A. FOB B. Giá thống nhất C. Giá trọn gói
D. Giá tại thời điểm giao hàng Giải thích: - FOB:
- Giá thống nhất: người bán đặt một mức giá thống nhất cho tất cả các khách hàng không
phân biệt họ ờ xa hay gần. Như vậy, cước vận chuyển của khách hàng gần sẽ bù cho khách hàng xa.
- Giá trọn gói: không liên quan đến giá bán ở gần và xa
- Giá tại thời điểm giao hàng: Người bán sẽ định giá tại kho nhà máy, người mua có trách
nhiệm thanh toán toàn bộ phí vận chuyển. Do đó, ở xa sẽ phải chi trả mức phí vận chuyển cao hơn so với ở gần.
Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây thì doanh nghiệp nên chủ động tăng giá?
A. Năng lực sản xuất dư thừa B. Cầu quá mức
C. Thị phần đang có xu hướng giảm
D. Nền kinh tế đang suy thoái
Giải thích: Các tình huống dẫn đến việc chủ động tăng giá của các doanh nghiệp:
Do nạn “lạm phát chi phí”
Do cầu tăng quá mức so với cung
Câu 6: Trong trường hợp nào sau đây thì doanh nghiệp nên chủ động hạ giá?
A. Năng lực sản xuất dư thừa
B. Lượng hàng hóa bán ra không đủ đáp ứng nhu cầu
C. Lợi nhuận đang tăng lên ở mức cao
D. Thị phần chiếm giữ đang tăng lên
Giải thích: Các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm giá của mình khi phải đối mặt với những tình huống sau:
Dư thừa năng lực sản xuất.
Tỷ phần thị trường giảm sút.
Khống chế thị trường bằng việc bán hạ giá (phá giá).
Câu 7: Công ty xe bus Hà Nội giảm giá vé cho học sinh, sinh viên và người già khi đi xe
bus. Đó là áp dụng chiến lược định giá gì? A. Chiết khấu B. Phân biệt C. Tâm lý D. Tất cả đều sai
Giải thích: Tương tự câu 1 nhưng theo nhóm khách hàng: sinh viên, cụ già, thương binh,
người tàn tật… được giảm giá. Mục đích là để thực hiện chính sách xã hội, đồng thời tạo
nên hình ảnh thân thiện của công ty trước công chúng.
Câu 8: Hãng máy in HP bán máy in thu lợi nhuận ít và các phụ tùng khác có mức lời cao
hơn. Họ đã sử dụng chiến lược định giá gì?
A. Định giá theo chi phí sản xuất B. Định giá hai phần
C. Định giá theo hình ảnh
D. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Các công ty dịch vụ thường sử dụng cách định giá 2 phần: phần trả cho quyền
được tiêu dùng ở mức tối thiểu (giá máy in), và phần trả cho mức tiêu dùng biến đổi tăng
thêm (mực, phụ tùng cho máy...). Lợi nhuận nằm ở phần thứ 2 của giá.
Câu 9: Theo quan điểm marketing, quy trình xác định mức giá bán lần đầu bao gồm: A. 4 bước B. 5 bước C. 6 bước D. 7 bước Giải thích:
Câu 10: Một cửa hàng đặt giá 199.999 VND/sp là đã khai thác yếu tố nào sau đây khi định giá sản phẩm?
A. Định giá thấp để thu hút khách hàng
B. Sự nhạy cảm về giá của khách hàng
C. Giá hàng hóa rẻ do chất lượng thấp d. Sự ngộ nhận về giá
Câu 11: Chiến lược giá nào sau đây đúng với chiến lược giá phân biệt theo thời gian cao và thấp điểm?
A. Giá vé máy bay hạng Business và Economy
B. Giá một cốc cà phê tại ‘quán cóc’ và tại khách sạn Melia
C. Giá cước điện thoại lúc 16h và 24h
D. Giá vé tàu hỏa cho nhà kinh doanh và cho sinh viên
Câu 12: Một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có lượng hàng kinh doanh
dự kiến là 5000 sản phẩm. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 50 ngàn đồng.
Chi phí cố định là 3 triệu đồng. Giả sử mức lãi dự kiến là 25% trên giá thành sản phẩm,
hãy tính giá dự kiến cho doanh nghiệp? A. 50.600 đ/sp B. 60.000 đ/sp C. 63.250 đ/sp D. 54.750 đ/sp
Giải thích: Tổng chi phí của doanh nghiệp là:
TC = 50000*5000 + 3000000 = 253 triệu đồng
Chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm là :
AC = 253000000/5000 = 50600 đồng
Do chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm là 50600 đồng nên khi bán để hòa vốn thì
doanh nghiệp sẽ bán với giá bằng với chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.
Nếu mức lãi dự kiến là 25% trên giá thành sản phẩm thì giá bán của doanh nghiệp sẽ bằng:
P* = 50600 + 50600*25% = 63250 đồng
Câu 13: Sự khác biệt cơ bản giữa định giá theo chi phí và sự cảm nhận là ở: A. Quy trình tiếp cận B. Chi phí C. Giá bán D. Cả B và C
Giải thích: Định giá theo chi phí dựa trên chi phí để sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ, trong khi đó, định giá theo sự cảm nhận dựa trên giá trị mà sản phẩm hoặc
dịch vụ mang lại cho khách hàng. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở cách tiếp cận để xác định
giá của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Câu 14: Một công ty đầu tư 100.000.000 USD để sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD
với chi phí đơn vị là 10 USD. Công ty hy vọng đạt mức lợi nhuận tính trên vốn đầu tư là
là 50%. Nếu số lượng bán là 5.000.000 chiếc thì mức giá nào cho phép công ty đạt mục tiêu: A. 30 USD B. 25 USD C. 20 USD D. 55 USD Giải thích:
Tổng lợi nhuận mong muốn = 50%*100.000.000 = 50.000.000
P = 10 + 50.000.000/5.000.000 = 20
Câu 15: Ước tính rằng, ở thành phố Hồ Chí Minh (xấp xỉ 9 triệu người), số lượng cốc
coffee mang đi trung bình mà 1 người tiêu thụ trong 1 tuần là 3 cốc, một cốc coffee có giá
khoảng 15.000. Hãy tính cầu thị trường trong 1 năm (giả sử 1 năm có 50 tuần) một năm
chúng ta có khoảng 50 tuần. A. 2.025*109 B. 2.050*109 C. 2,250*109 D. 4.025*109
Câu 16: Trường NEU có khoảng 45,000 sinh viên sử dụng điện thoại smartphone. Giả
sử,họ đều có smartphone được thay mới 2 năm/lần, mỗi chiếc smartphone có giá trị
10.000.000 VND. Tính lượng cầu smartphone dự kiến trong một năm? Đáp số: 1.0125*10 VND 16
Câu 17: Giả sử một doanh nghiệp có VC =