-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trắc nghiệm Mô phôi - Hóa Dược | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng
Trắc nghiệm Mô phôi - Hóa Dược | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Hóa dược(HD34) 25 tài liệu
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Trắc nghiệm Mô phôi - Hóa Dược | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng
Trắc nghiệm Mô phôi - Hóa Dược | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hóa dược(HD34) 25 tài liệu
Trường: Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Preview text:
MÔ CƠ
1. Mô cơ có nguồn gốc từ: a. Nội bì b. Ngoại bì c. Trung bì phôi d. Trung bì trung gian
2. Đơn vị cấu tạo của cơ vân là: a. Sợi cơ b. Vi sợi cơ c. Siêu sợi cơ d. Sarcomer
3. Đơn vị co cơ của cơ vân: a. Siêu sợi actin b. Siêu sợi myosin c. Vi sợi cơ d. Sarcomer
4. Cấu trúc tiếp nhận ion canci để gây co cơ là: a. Troponin C b. Troponin I c. Đầu nhân tử myosin d. G. Actin
5. Vạch bậc thang là cấu trúc gặp ở:
a. Lớp cơ chéo của dạ dày b. Cơ tim c. Cơ trơn d. Cơ vân
6. Ở hầu hết các thành tạng rỗng, cơ có đặc điểm sau:
a. Có 1 lớp cơ vân và 2 lớp cơ trơn
b. Có 2 lớp cơ vân và 1 lớp cơ trơn
c. Có 1 lớp cơ vân và 1 lớp cơ trơn d. Có 2 lớp cơ trơn
7. Lớp cơ của đường dẫn nhiệt là: a. Cơ vân b. Cơ tim c. Cơ trơn d. Cơ biểu mô
8. Cơ tim có thể hoạt động co – duỗi liên tục nhờ cấu trúc đặc biệt sau đây:
a. Mỗi tế bào thường có rất nhiều nhân
b. Ty thể phong phú hơn ở cơ vân c. Có vạch bậc thang
d. Có cấu trúc thể đặc
9. Khi cơ vân co sẽ có sự thay đổi nào sau đây:
(1) Băng A và băng I ngắn lại
(2) Hai vạch Z tiến lại gần nhau
(3) Siêu sợi actin trượt trên siêu sợi myosin a. 1,2 đúng b. 1,3 đúng c. 2,3 đúng d. 1,2,3 đúng
10. Bất thường các cấu trúc thể đặc của cơ trơn có thể ảnh hưởng đến khả năng co – duỗi vì các thể đặc có tính chất sau đây:
a. Tập trung nhiều quanh nhân
b. Cấu tạo chủ yếu là siêu sợi actin
c. Làm nơi bám cho siêu sợi actin
d. Là nơi tiếp xúc với các cấu trúc tận cùng của tế bào noron BIỂU MÔ
1. Biểu mô trụ tầng giả có lông chuyển lợp đoạn đường dẫn khi nào, TRỪ MỘT: a. Khí quản b. Phế quản gốc c. Phế quản tận d. Phế quản thùy
2. Biểu mô lát đơn KHÔNG có đặc điểm này: a. Gồm 1 hàng tế bào
b. Tế bào đa diện và dẹt
c. Trên bề mặt tế bào luôn nhẵn và ẩm
d. Bề mặt rất nhiều vi nhung mao
3. Biểu mô ở khí quản là thuộc loại: a. Biểu mô lát đơn b. Biểu mô vuông đơn c. Biểu mô trụ đơn
d. Biểu mô trụ tầng giả có lông chuyển
4. Biểu mô thực quản thuộc loại: a. Biểu mô trụ tầng
b. Biểu mô lát tầng có sừng hóa
c. Biểu mô lát tầng không sừng hóa d. Biểu mô vuông tầng 5. Tuyến giáp là:
b. Tuyến nội tiết kiểu nang
c. Tuyến nội tiết kiểu lưới
d. Tuyến ngoại tiết kiểu túi
e. Tuyến ngoại tiết kiểu ống túi phức hợp
6. Biểu mô chuyển dạng thấy ở: a. Thực quản b. Khí quản c. Dạ dày d. Bàng quang
7. Tuyến bã là tuyến ngoại tiết kiểu: a. Ống chia nhánh b. Túi đơn c. Ống túi d. Túi chùm
8. Tuyến mồ hôi là tuyến ngoại tiết kiểu: a. Túi đơn b. Ống đơn thẳng c. Ống chia nhanh d. Ống đơn cong queo
9. Tuyến kiểu túi thấy ở: a. Tuyến bã b. Tuyến mồ hôi c. Tuyến đáy dạ dày d. Tuyến nước bọt
10. Tuyến mồ hôi có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
a. Cấu tạo kiểu ống cong queo
b. Có thể chế tiết kiểu toàn vẹn
c. Có thể chế tiết kiểu bán hủy
d. Có thể chế tiết kiểu toàn hủy
11. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển:
a. Biểu mô phủ đường hô hấp trên
b. Biểu mô phủ đường tiêu hóa
c. Biểu mô phủ đường tiết niệu
d. Biểu mô phủ đường sinh dục
12. Biểu mô tuyến ngoại tiết có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
a. Đổ sản phẩm chết tiết trực tiếp vào máu
b. Đổ sản phẩm chết tiết qua ống bài xuất
c. Sản phẩm chế tiết thường được xuất bào qua cực đỉnh tế bào
d. Có liên kết vòng bịt ở ranh giới mặt bên – mặt đinh tế bào
13. Biểu mô trụ đơn có ở các cấu trúc sau, TRỪ MỘT A. Biểu mô phủ dạ dày
B. Biểu mô phủ hỗng tràng
C. Biểu mô phủ thực quản
D. Biểu mô phủ ruột già
13*. Hình ảnh các gai tạo thành ở lớp gai của biểu bì là do:
A. Các siêu sợi keratin B. Các hạt keratohyalin
C.Các thể liên kết và các nhánh bào tương D. Các tơ trương lực
MÔ LIÊN KẾT, SỤN – XƯƠNG
1. Cấu tạo của màng đáy là: a. Collagen type II b. Sợi chum c. Collagen type IV d. Sợi lưới
2. Tế bào tổng hợp GAG mạnh nhất là: a. Nguyên bào sợi b. Lympho bào c. Masto bào d. Tế bào sợi
3. Sụn nắp thanh quản: a. Sụn trong b. Sụn chun c. Sụn xơ d. Sụn xơ và sụn trong
4. Nói về mô sụn, phát biểu nào sau đây SAI:
a. Tế bào sụn có kích thước và hình dạng phụ thuộc vào mức độ biệt hóa
b. Thành phần chất căn bản sụn rất giàu chất hữu cơ không ưa nước nên không thể khếch tán chết chuyển hóa
c. Do thành phần sợi liên kết nên có ba loại sụn: sụn xương, sụn chun, sụn xơ
d. Ở sụn khớp không có màng sụn nên mô sụn được nuôi dưỡng từ dịch khớp và mô xương Havers xốp phía dưới sụn
5. Mô xương là mô liên kết có tính chất sau:
a. Chất căn bản không có glycoaminoglycan GAG
b. Chất căn bản nhiễm nhiều muối canci
c. Mạch máu chỉ đến ống tủy
d. Tế bào xương không còn khả năng chuyển hóa
6. Tế bào sụn có thể dễ dàng phân biệt được với bất kỳ loại tế bào nào khác nhờ vào: a. Kích thước b. Hình dạng c. Vị trí d. Bào tương có glycogen
7. Xương có chức năng nào sau đây, TRỪ MỘT: a. Vận động b. Chống đỡ
c. Hỗ trợ quá trình tạo huyết d. Dự trữ glycogen
8. Biểu mô trụ đơn có các cấu trúc sau, TRỪ MỘT: a. Biểu mô phủ dạ dày
b. Biểu mô phủ hỗng tràng
c. Biểu mô phủ thực quản ( bm lát tầng không sừng hóa )
d. Biểu mô phủ ruột già
9. Mức canxi trong máu phụ thuộc vào hoạt động của tế bào: a. Tạo cốt bào b. Hủy cốt bào c. Cốt bào d. Nguyên bào sụn
10. Tế bào có khả năng chuyển hóa Canxi mạnh nhất: a. Hủy cốt bào b. Tạo cốt bào c. Cốt bào
d. Tế bào sụn phì đại nhiễm canxi
11. Mô liên kết có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
a. Gồm: tế bào, sợi và chất căn bản b. Bao gồm cơ biểu mô c. Có mạch máu
d. Gồm 2 loại: chính thức, chuyên biệt
12. Tế bào có số lượng nhiều nhất ở mô liên kết, là cơ sở của vết sẹo: a. Đại thực bào b. Nguyên bào sợi c. Tế bào sợi d. Tương bào
13. Nguyên bào sợi: a. Tạo chất nền b. Hủy chất nền
c. Có nguồn gốc từ tế bào trung mô d. Tất cả đều đúng
14. Tế bào lưới thường thấy trong các cơ quan sau, TRỪ MỘT: a. Hạch b. Lách c. Tuyến ức d. Gan
15. Sợi liên kết gồm thành phần sau, TRỪ MỘT: a. Collagen b. Trung gian c. Chun d. Lưới
16. Mô liên kết đặc, thành phần chiếm ưu thế: a. Sợi liên kết b. Tế bào liên kết
c. Chất căn bản liên kết d. Tất cả sai
17. Tế bào nội mô là biểu mô lót lỏng ở: a. Ống tiêu hóa b. Hệ tuần hoàn c. Phế quản d. Niệu quản
18. Mô xương có tính chất sau, TRỪ MỘT:
a. Có 3 loại tế bào xương
b. Sợi liên kết là collagen
c. Chất căn bản chỉ là chất vô cơ
d. Có quá trình trao đổi mới xương
19. Mô xương có tính chất sau, TRỪ MỘT:
a. Mỗi ổ xương có nhiều tế bào xương
b. Nhánh bào tương nằm trong tiểu quản xương
c. Cấu trúc dạng lá xương
d. Chất căn bản nhiễm muối canxi
20. Xương cốt hóa trực tiếp từ màng ngoài xương: a. Xương dài b. Xướng ngắn c. Xương dẹt d. Tất cả sai
21. Xương Havers đặc có ở: a. Đầu xương dài b. Thân xương dài c. Xương ngắn d. Xương dẹt
22. Xương dài có đặc điểm sau, TRỪ MỘT: a. 2 đầu là xương xốp
b. Thân là ống xương đặc
c. Màng ngoài xương bọc xương và diện khớp
d. Được cốt hóa trên mô hình sụn
23. Mô xương đặc điểm sau:
A. Hủy cốt bào chiếm số lượng nhiều nhất
B. Tế bào trung mô biệt hóa thành tạo cốt bào
C. Cốt bào có hình trụ, nhiều chân
D. Tạo cốt bào bám ở cực đối diện giá đỡ
24: Masto bào có đặc điểm sau:
A. Điều hòa kích thước mạch máu B.Bào tương có nhiều sợi keratin
C.Có chứa nhiều histamin D.Tham gia miễn dịch dịch thể
25: Mô liên kết thưa là mô:
A. Chứa nhiều chất căn bản B.Có nhiều thành phần sợi
C.Có nhiều thành phần tế bào D.Chưa có câu trả lời thích hợp
MÔ THẦN KINH - HỆ THẦN KÌNH
1. Thể Nissl trong thân nơron có bản chất cấu tạo là:
a. Lưới nội bào có hạt b. Bộ máy Golgi c. Thể vùi d. Lysosom
2. Tế bào thần kinh đệm không có chức năng sau: a. Bảo vệ b. Dinh dưỡng
c. Dẫn truyền xung động thần kinh
d. Tạo màng ranh giới của mô thần kinh
3. Mô thần kinh có nguồn gốc từ: a. Trung bì b. Ngoại bì c. Nội bì d. Trung bì ngoài phôi
4. Tế bào thần kinh đệm nào sau đây có khả năng tạo ra dịch não tủy: a. Tế bào vỏ bao
b. Tế bào biểu mô nội tủy c. Tế bào sao d. Vi bào đệm
5. Tiêu thể thần kinh Pacini:
a. Nằm trong lớp hạt của biểu bì
b. Nằm trong nhú chân bì ( tiểu thể Meisiner)
c. Nằm trong lớp lưới của bì
d. Nằm trong lớp gai của biểu bì
6. Thân noron gồm các phần sau a. Thể Nissl b. Sợi nhánh c. Sợi trục d. Bao myelin
7. Tế bào Schwann tạo bao myelin cho sợi trục ở:
a. Hệ thần kinh trung ương
b. Hệ thần kinh ngoại vi c. Tiêu thể thần kinh d. Tất cả sai
8. Sợi nhánh thần kinh có các thành phần sau, TRỪ MỘT: a. Lưới nội bào hạt b. Siêu ống
c. Túi Synap ( cúc tận cùng của sợi trục – tiền synap ) d. Ribosom
9. Thân tế bào thần kinh có các vị trí sau, TRỪ MỘT: a. Chất xám não bộ
b. Chất trắng tủy sống
c. Hạch thần kinh tủy sống
d. Hạch thần kinh ngoại biên
10. Tiêu thể Meissner có đặc điểm sau, TRỪ MỘT: a. Thường gặp ở môi
b. Tận cùng thần kinh có bao liên kết
c. Chứa nhánh sợi thần kinh trần
d. Không chứa tế bào sợi
11. Các cấu trúc sau thuộc tận cùng thần kinh ngoại biên, TRÙ MỘT: a. Tiêu thể Meissner b. Tiêu thể Pacini
c. Tiêu thể Hassal (tuyến ức ) d. Tiêu thể Ruffini
12. Tế bào không tạo lớp myelin: a. Tế bào Schwann b. Tế bào ít nhánh c. Tế bào sao d.
Chưa có câu trả lời thích hợp 13. Sợi trục:
a. Dẫn xung động thần kinh đi vào thân nơron
b. Dẫn xung động thần kinh ra khỏi thân nơron
c. Mỗi nowrron có nhiều sợi trục
d. Chỉ có hệ thần kinh ngoại biên
14. Tế bào thần kinh đệm có chức năng sau, TRỪ MỘT: a. Nâng đỡ các nơron b. Dinh dưỡng các nơron
c. Dẫn truyền xung động TK d. Thực bào
15. Tế bào thần kinh đệm bọc sợi trục dây thần kinh ngoại biên: a. Tế bào sao b. Tế bào ít nhánh c. Vi bào đệm d. Tế bào Schwan
16. Tế bào thần kinh đệm bọc sợi trục thần kinh trung ương: a. Tế bào sao b. Tế bào ít nhánh c. Vi bào đệm d. Tế bào Schwan
17. Túi Synap có tính chất sau, TRỪ MỘT: a. Có ở phần tiền synap b. Có ở phần hậu synap c.
Chứa chất trung gian hóa học dẫn truyền d.
Kiểu synap phổ biến là trục – hoành 18. Nơron đa cực:
a. Là loại noron có nhiều nhất trong nhất cơ thể
b. Có hai hoặc nhiều sợi nhánh
c. Có khả năng tổng hợp protein d. Cả A,B,C đúng
19. Sợi thần kinh nhánh gồm có các cấu tạo sau: a. Màng tế bào b. Bào tương c. Túi synap d. Siêu sợi
20. Sợi thần kinh có myelin gồm các cấu tạo sau, TRỪ MỘT: a. Sợi trục b. Vòng thắt Ranvier c. Bao myelin d. Bộ Golgi
21.Sợi thần kinh có những đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
A. Gồm sợi nhánh và sợi trục
B. Có lưới nội bào phong phú C. Không có chưa Golgi
D. Siêu ống khá phong phú
21*. Túi synap phân bố chủ yếu ở:
A. Sợi nhánh B. Sợi trục C. Phần tiền synap D. Phần hậu synap
21. Vòng thắt Ranvier là cấu trúc:
a. Giống mạc treo trụ trục b. Có nhiều myelin c. Không có myelin
d. Có tác dụng tổng hợp protein
22. Mô thần kinh có những đặc điểm sau đây, TRỪ MỘT: a. Gồm nhiều noron
b. Có nguồn gốc từ ngoại bì
c. Gồm nhiều tế bào thần kinh đệm
d. Có nguồn gốc từ nội bị
23. Noron có đặc điểm cấu tạo sau: a. Không có bộ Golgi b. Không có siêu ống c. Không có hạt nhân
d. Có những sợi thần kinh
24. Thể Nissl trong thân noron có bản chất cấu tạo là: a. Hạt đặc hiệu b. Ti thể c. Bộ Golgi d. Lưới nội bào hạt
25. Phần tế bào thần kinh làm nhiện vụ nuôi dưỡng là: a. Sợi nhánh b. Thân noron c. Sợi trục d. Cúc tận cùng
26. Sợi thần kinh trần có bản chất cấu tạo là: a. Siêu ống b. Xơ thần kinh c. Nhánh bào tương d. Lông tế bào e. Bó siêu sợi
27. Trong thần kinh trung ương thì bao myelin được hình thành bởi: a. Tế bào sao b. Tế bào ít nhánh c. Vi bào đệm d. Tế bào Schwann
28. Tập hợp các thân noron trong hệ thần kinh trung ương được gọi là: a. Hạch thần kinh b. Nhân thần kinh c. Thần kinh đệm d. Chất trắng
29. Cắt ngang của tủy sống có các thành phần sau, TRỪ MỘT: a. Thân noron vận động b. Thân noron cảm giác
c. Nhiều sợi thần kinh không myelin d. Nhiều tế bào Schwann 29*.
Cắt ngang của tủy sống có các thành phần sau, TRỪ MỘT: a. Dây thần kinh
b.Sợi thần kinh không myelin
c. Sợi thần kinh có myelin d.Nơron
30. Trong các trung khu thần kinh trung ương, bao myelin được tạo ra bởi: a. Tế bào sao b. Tế bào ít nhánh c. Tế bào Schwann d. Tất cả đều đúng 30*.
Chất xám của tủy sống có các thành phần sau, TRỪ MỘT: a. Thân noron vận động b.Thân noron cảm giác
c. Nhiều sợi thần kinh không myelin d.Nhiều tế bào Schwann 31. Tế bào tháp: a. Là noron hai cực b. Là noron một cực giả c.
Nằm trong lớp phân tử của vỏ não d.
Nằm trong lớp hạt ngoài của vỏ não e. Tất cả đều sai
32. Lớp hạt của vỏ tiểu não có nhiều: a. Tế bào tháp b. Tế bào Purkinje c. Tế bào Betz d. Tế bào giỏ e. Tất cả đều sai
33. Cấu trúc bọc mặt ngoài sát với mô não hoặc tủy sống là: a. Màng nhện b. Khoang dưới nhận c. Màng mềm d. Màng cứng
34. Dịch não tủy được tiết ra từ: a. Tế bào sao b. Tế bào ít nhánh c. Tế bào Schwann d. Tất cả đều sai
35. Hàng rào máu – não gồm các cấu tạo sau, TRỪ MỘT: a. Lớp tế bào nội mô
b. Các nhánh bào tương của tế bào sao c. Chu bào d. Đám rối màng mạch
36. Bao ngoại thần kinh của dây thần kinh ngoại biên:
a. Có bản chất là mô thần kinh
b. Có bản chất là mô liên kết
c. Nằm giữa xen kẽ với các sợi thần kinh d. Cả B,C đúng
CƠ QUAN TẠO HUYẾT – MIỄN DỊCH
1. Chức năng tạo huyết ở lách được thực hiện bởi: a. Tiểu thể lách b. Dây Billroth c. Xoang TM d. Vách xơ
2. Xoang tĩnh mạch ở lách có cấu tạo như sau: a. Mao mạch kín b. Mao mạch thủng
c. Mao mạch kiểu xoang có lỗ thủng
d. Mao mạch kín có lỗ thủng
3. Đặc điểm mô học giúp phân biệt rõ giữa lách và hạch bạch huyết:
a. Không có mô lympho dạng nang b. Các xoang
c. Không phân chia vỏ - tủy d. Tế bào B và T
4. Bạch huyết dẫn về hạch bạch huyết qua các mạch bạch huyết đến. Từ đó bạch huyết đổ trực tiếp vào: a. Xoang quanh nang b. Xoang tủy c. Xoang dưới vỏ d. Mạch bạch huyết đi
5. Các cơ quan tạo huyết và miễn dịch có các đặc điểm cấu tạo sau, TRỪ MỘT:
a. Mô nâng đỡ là mô lưới hoặc tế bào lưới biểu mô
b. Có hệ thống mao mạch kiểu xoang phong phú
c. Chức năng miễn dịch ưu thế hơn chức năng tạo huyết
d. Có chứa nhiều đại thực bào
6. Cơ quan tạo huyết quan trọng nhất: a. Tuyến ức b. Tủy đỏ c. Hạch bạch huyết d. Lách
7. Một hệ thống phòng vệ chống lại các kháng nguyên, bắt đầu bởi các tế bào bạch huyết, được gọi là: a. Phản ứng chéo b. Phản ứng viêm c. Phản ứng miễn dịch d. Nhiễm trùng huyết
8*. Tế bào lympho T trưởng thành trong ______, trong khi tế bào lympho B trưởng thành trong ______ .
A. Tủy vàng; tủy tạo huyết
B. Nang tuyến giáp, tủy tạo huyết
C. Tủy tạo huyết, tuyến ức
D. Tuyến ức, tủy tạo huyết
8. Đặc điểm mô học nào không hiện diện ở mô lách? a. Trung tâm mầm b. Dây tủy c. Dây Billroth d. Thể Hassall e. Động mạch trung tâm
9. Đặc điểm mô học nào không hiện diện ở mô hạch: a. Trung tâm mầm b. Dây tủy c. Dây Billroth d. Thể Hassall e. Động mạch trung tâm
10. Đặc điểm mô học là đặc trưng giúp phân biệt tuyến ức với các cơ quan lympho khác: a. Trung tâm mầm b. Dây tủy c. Dây Billroth d. Thể Hassall e. Động mạch trung tâm ộ g ạ g 11.
Hình ảnh mô học hiện diện ở cơ quan nào? a. Hạch b. Lách c. Tuyến ức d. Vòm e. Amidan
12. Dấu ấn hóa mô miễn dịch nào giúp nhận diện lymphô T? a. CD20 b. Cytokeratin c. CD138 d. CD31 e. Đáp án khác ( CD3 )
13. CD20 giúp nhận diện tế bào nào sau đây? a. Lymphô T b. Lymphô B ở mô hạch c. Lymphô B ở mô lách d. B và C đều đúng e. A, B và C đều đúng.
14. Dấu ấn hóa mô miễn dịch nào giúp nhận diện tương bào? a. CD20 b. Cytokeratin c. CD138 d. CD31 e. Đáp án khác
15. Dấu ấn hóa mô miễn dịch nào giúp nhận diện tế bào nội mô mạch máu? a. CD20 b. Cytokeratin c. CD138 d. CD31 e. Đáp án khác
16. (A) Cytokeratin giúp phân biệt mô tuyến ức với mô hạch và mô lách VÌ (B) Chỉ có tuyến ức có tế bào lympho
dương tính với Cytokeratin a. A và B đều đúng, A và B có liên quan nhân quả.
b. A và B đều đúng, A và B không có liên quan nhân quả. c. A đúng, B sai d. A sai, B đúng e. A và B đều sai
17. (A) Ki67 giúp phân biệt vùng sáng và tối trong nang lymphô ở mô hạch VÌ
(B) Chỉ có vùng sáng dương tính với Ki67
a. A và B đều đúng, A và B có liên quan nhân quả.
b. A và B đều đúng, A và B không có liên quan nhân quả. c. A đúng, B sai d. A sai, B đúng e. A và B đều sai
18. Vùng nào của hạch bạch huyết được gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức? a. Vùng vỏ b. Trung tâm sinh sản c. Vùng cận vỏ d. Tất cả đều đúng
19. Đặc điểm nào sau đây không gặp ở các cơ quan miễn dịch?
a. Mô nâng đỡ là mô lưới hoặc tế bào lưới biểu mô
b. Ít hệ thống mao mạch kiểu xoang
c. Tế bào miễn dịch thuộc các dòng khác nhau
d. Có chứa nhiều đại thực bào
20. Cấu trúc nào dưới đây thuộc tủy trắng của lách? a. Nang bạch huyết b. Dây Billroth c. Xoang tĩnh mạch d. Dây tủy
21. Cấu trúc nào dưới đây thực hiện chức năng tạo lymphô bào ở lách? a. Dây Billroth b. Xoang tĩnh mạch c. Tiểu thể lách d. Vách xơ
22. Cấu trúc nào dưới đây không phù hợp cấu tạo vùng vỏ hạch bạch huyết? a. Đại thực bào b. Lymphô T là chủ yếu c. Lymphô B là chủ yếu d. Nang bạch huyết
23. Cơ quan nào sau đây không phải cơ quan lymphô ngoại biên? a. Hạch b. Lách c. Amiđan d. Tuyến ức
24. Mô lymphô hiện diện ở lớp niêm mạc ống tiêu hóa và đường hô hấp được gọi tên là gì? a. MALT b. MALL c. MATL d. MATT
25. Vùng nào sau đây không thuộc cấu tạo nang lymphô thứ cấp? a. Trung tâm mầm b. Cận vỏ c. Áo nang d. D. Rìa nang
26. Tế bào nào sau đây phân bố ưu thế ở vùng tối trung tâm mầm? a. Tâm bào b. Nguyên tâm bào c. Võng bào d. Tương bào
27. Cấu trúc nào dưới đây thực hiện chức năng tiêu hủy hồng cầu già ở lách? a. Tủy đỏ b. Vùng quanh động mạch c. Vùng sinh sản d. Vùng rìa
28. Tế bào nào sau đây phân bố ưu thế ở vùng sáng trung tâm mầm? a. Tâm bào b. Nguyên tâm bào c. Thực bào d. Tương bào PHÔI ĐẠI CƯƠNG
1. Thứ tự nào sau đây là đúng trong quá trinh hình thành giao tử:
a. Tế bào mầm di cư -> nguyên phân -> giảm phân
b. Giảm phân -> tế bào mầm di cư -> giảm phân
c. Nguyên phân -> giảm phân -> tế bào mầm di cư
d. Giảm phân -> tế bào mầm di cư -> nguyên phân
2. Giai đoạn nào sau đây giống nhau ở giữa nam và nữ trong sự hình thành giao tử:
a. Sự di cư tế bào mầm b. Nguyên phân c. Giảm phân p
d. Cả 3 giai đoạn đều khác nhau giữa nam và nữ
3. Tế bào mầm nguyên thủy xuất phát ở đâu trong phôi: a. Đầu phôi
b. Trong thành của túi noãng hoàng c. Niệu nang
d. Tuyến sinh dục nguyên thủy
4. Ở giai đoạn 1 của quá trình hình thành giao tử đích đến của các tế bào mầm nguyên thủy là ở đâu: a. Đầu phôi
b. Trong thành của túi noãn hoàng c. Niệu nang
d. Tuyến sinh dục nguyên thủy
5. Tế bào mầm nguyên thủy di cư đến sai vị trí sẽ dẫn đến hậu quả gì? a. Tạo Polype b. Tạo u quái (teraromas) c. Tạo u ác tính d. Tạo u dịch nhầy
6. Nguyên phân tế bào mầm ở nữ bắt đầu khi nào:
a. Từ tuần thứ 2 của thai kỳ
b. Từ tháng thứ 2 của thai kỳ c. Lúc gần sinh ra d. Lúc gần dậy thì
7. Giảm phân tế bào mầm ở nữ bắt đầu khi nào
a. Từ tuần thứ 2 của thai kỳ
b. Từ tháng thứ 2 của thai kỳ c. Lúc gần sinh ra d. Lúc gần dậy thì
8. Giảm phân tế bào mầm ở nam bắt đầu khi nào?
a. Từ tuần thứ 2 của thai kỳ
b. Từ tháng thứ 2 của thai kỳ c. Lúc gần sinh ra d. Lúc gần dậy thì
9. Các nang trứng ở trạng thái diplotene sẽ:
A. Là trạng thái để bảo vệ nang trứng tốt nhất
B. Có thể tồn tại đến 40 năm mới đi vào chín
C. Có nhiều nguy cơ tổn thương nếu thời gian tồn tại lâu D. Tất cả đều đúng
10. Ngay sau khi tinh trùng đã vào noãng, trứng sẽ đáp ứng như thế nào? g y g g g p g
a. Phản ứng vỏ và màng trong suốt
b. Bắt đầu lại sự giảm phân 2 trứng
c. Sự hoạt hóa của trứng d. Tất cả đều đúng
11. Quá trình thụ tinh diễn ra theo trình tự nào sau đây là đúng:
a. Tinh trùng xâm nhập qua màng trong suốt -> qua vàng tia -> sự hòa hợp của 2 tiền nhân
b. Tinh trùng kết hợp với trứng -> tiền nhân vượt qua vành tia -> vượt qua màng trong suốt
c. Tinh trùng vượt qua vành tia -> vượt qua màng trong suốt -> sự hòa hợp của 2 tiền nhân d. d. Tất cả đều sai
12. Quá trình thụ tinh diễn ra qua mấy giai đoạn: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
13. Câu nào sau đây đúng khi nói về màng trong suốt sau khi trứng được thụ tinh:
a. Biến mất ở giai đoạn phôi nang
b. Biến mất ngay sau lần phân cắt phôi đầu tiên
c. Biến mất khi tinh trùng chui vào trứng d. Tất cả đều sai
14. Trong quá trình di chuyển trong vòng tử cung, phôi được dinh dưỡng bằng cách nào:
a. Bằng chất dinh dướng dự trữ trong noãn hoàng
b. Bằng chất dinh dưỡng dự trữ ở màng trong suốt
c. Bằng chất dinh dưỡng tích trong cực cầu
d. Bằng các chất dinh dưỡng trong dịch tiết của vòi tử cung
15. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự phân cắt phôi sau khi thụ tinh:
a. Sự phân cắt của phôi xảy ra đồng thời với quá trình di chuyển phôi
b. Khi hợp tử vào đến tử cung thì mới bắt đầu phân cắt
c. Màng trong suốt sẽ biến mất ngay sau lần phân cắt phôi đầu tiên d. Câu A,C đúng
16. Phôi nào làm tổ ở giai đoạn phôi nào: a. Phôi 2 tế bào b. Phôi 4 tế bào c. Phôi dâu d. Phôi nang
17. Lớp tế bào bao ngoài phôi nang được là lớp: a. Nguyên bào nuôi b. Hợp bào nuôi c. Nguyên bào phôi d. Nguyên bào nang
18. Phôi 2 lá được đặc trưng bởi cấu trúc gì? a. Ngoại bì và trung bì b. Trung bì và nội bì
c. Ngoại bì và thượng bì
d. Thượng bì và hạ bị
19. Câu nào sau đây đúng khi nói về thượng bì và hạ bì phôi:
a. Thượng bì phôi nằm ở mặt lưng của phôi
b. Hạ bì phôi ở mặt bụng của phôi
c. Hạ bì phôi sẽ tạo thành biểu mô lót thành túi noãn hoàng d. Tất cả đều đúng
20. Niêm mạc tử cung phát triển tạo thuận lợi cho sự làm tổ với các tính chất sau, TRỪ MỘT:
a. Mạch máu xoắn lò xo b. Tích trữ glycogen c. Phù nề d. Tiết HCG
21. Ở tuần lễ thứ 3 của phôi, sự xuất hiện của cấu trúc gì có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển phôi? a. Đĩa phôi 2 lá b. Đường nguyên thủy c. Nút nguyên thủy d. Khoang ối
22. Vị trí làm tổ bình thường phổ biến nhất? a. Thân tử cung b. Cổ tử cung c. Eo tử cung
d. Góc tử cung – vòi trứng
23. Vị trí làm tổ bất thường thường gặp nhất? a. Buồng trững b. Cổ tử cung c. Vòi trứng d. Mạc treo ruột non
24. Phôi 3 lá được đặc trưng bởi:
a. Ngoại bì, trung bì, nội bì
b. Thượng bì, trung bì, hạ bì
c. Ngoại bì, trung bì, hạ bì d. Tất cả đều sai
25. Dây sống có vai trò gì? a. Chống đỡ phôi
b. Tham gia biệt hóa tế bào
c. Tạo thành một số cơ quan như: ngoại bì thần kinh, hệ thần kinh trung ương, các đốt xơ và nụ tụy sau d. Tất cả đều đúng
26. Cơ và xương có nguồn gốc từ lá phôi nào: A.Ngoại bì B.Trung bì C.Nội bì D.Cả 3 lá phôi
27. Biểu mô khí quản, phế quản, ống tiêu hóa, gan, tụy có nguồn gốc từ lá phôi nào A. Ngoại bì B.Trung bì C.Nội bì D.Ngoại bì và trung bì
28. Da có nguồn gốc từ lá phôi nào A.Ngoại bì B.Trung bì C.Nội bì D.Cả 3 lá phôi
29. Tuyến giáp và tuyến cận gíap có nguồn gốc từ lá phôi nào? A.Trung bì B.Ngoại bì C.Nội bì D.Trung bì và ngoại bì
30. Hệ thần kinh trung ương có nguồn gốc từ lá phôi nào? A.Ngọai bì B.Trung bì C.Nội bì D.Trung bì và nội bì
31. Mô liên kết của các tạng và các chi có nguồn gốc từ lá phôi nào? A.Ngoại bì B.Trung bì C.Nội bì D.Ngoại bì và trung bì
32. Tuyến yên có nguồn gốc từ đâu?
A. Ngoại bì da và ngoại bì thân kinh
B. Ngoại bì thần kinh và trung bì cận trục
C. Trung bì cận trục, ngoại bì da
D. Ngoại bì da, ngoại bì thần kinh, trung bì cận trục
33. Tuyến thượng thận có nguồn gốc từ đâu?
A. Ngoại bì, trung bì và nội bì B. Nội bì và ngoại bì C. Nội bì và trung bì D. Ngoại bì và trung bì
34. Trung bình, phôi bắt đầu làm tổ vào ngày phát triển thứ mấy? A. 5-6 B. 6-7 C. 7-8 D. 9-10
35. Thành phần nào tiết enzyme gây chết sinh lý biểu mô tử cung giúp phổi làm tổ? E. Vòng tia F. Màng trong suốt G. Lá nuôi tế bào H. Lá nuôi hợp bào
36. Khi làm tổ, đám tế bào mầm phổi có cấu trúc: A. 2 lá phổi phẳng B. 3 lá phổi phẳng C. 3 lá phổi hình ống
D. Chưa phân thành các lá phổi
37. Niêm mạc tử cung phất triển tạo thuận lợi cho sự làm tổ với các tính chất sau, TRỪ MỘT: A. Mạch máu xoắn lò xo B. Tích trữ glycogen C. Phù nề D. Tiết HCG
38. HCG(human chorionic gonadotropin) do thành phần nào tiết ra? A. Lá nuôi tế bào B. Lá nuôi hợp bào ợp C. Màng trong suốt D. Niêm mạc tử cung
39. Cơ quan đích trực tiếp của HCG(human chorionic gonadotropin)? A. Niêm mạc tử cung B. Nang trứng có hốc C. Hoàng thể D. Tuyến yên
40. Một người phụ nữ có chu kỳ kinh đều 28 ngày. Nếu chị có thai thì phôi làm tổ vào thời
điểm nào kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng? A. Ngày 7 B. Ngày 14 C. Ngày 21 D. Ngày 28
1. Vị trí làm tổ BÌNH THƯỜNG phổ biến nhất? A. Thân tử cung B. Cổ tử cung C. Eo tử cung
D. Góc tử cung-vôi trứng
2. Vị trí làm tổ BẤT THƯỜNG thường gặp nhất? A. Buồng trứng B. Cổ tử cung C. Vòi trứng D. Mạc treo ruột non
3. Sự làm tổ của phôi ở nội mạc tử cung ở thời kì: A. Kì hành kinh B. Kì trước kinh C. Kì sau kinh D. Kì hồi phục
4. Sự phân cắt cảu hợp tử:
A. Là sự phân bào liên tiếp B. Xảy ra sau thụ tinh
C. Bào tương không tăng trưởng D. Tất cả đều đúng
5. Sự phát triển của phôi từ 1 hợp tử lần lượt là: phôi dâu (1), phôi hai lá (2), phôi nang (3), phôi ba lá (4): A. 1-3-2-4 B. 1-2-4-3 C. 1-4-2-3 D. 1-3-2-4
6. Quy luật của những con số 2 gồm:
A. Xảy ra ở tuần thứ 2
B. Đĩa phôi có 2 lá( thượng bi phôi và hạ bi phôi)
C. Có 2 lá nuôi(lá nuôi tế bào, lá nuôi hợp bào) D. Tất cả đều đúng
7. Đầu tuần thứ 3 xuất hiện đường nguyên thuỷ, NGOẠI TRỪ:
A. Ở mặt lưng thượng bì B. Phía đuôi phôi C. Phía đầu phôi
D. Hai bên là trục đối xứng phải-trái
8. Trung bì trong phôi xuất hiện, NGOẠI TRỪ
A. Từ khắp tấm thượng bì
B. Ở hai bên gờ nguyên thuỷ
C. Đi vào rãnh nguyên thuỷ
D. Chen vào giữa hạ bì và thượng bì phôi
9. Trung bì trong phôi lan ra giữa 2 tấm thượng bì và ngoại bì phôi, NGOẠI TRỪ:
A. Màng họng miệng + màng nhớp
B. Trung bì phía đuôi phôi
C. Lan sang hai bên và phía trước
D. Từ hố nguyên thuỷ lan ra phía trước
10. Hình thành dây sống,NGOẠI TRỪ: A. Từ ống nguyên sống
B. Sát nhập ống nguyên sống vào nội bì
C. Khép máng nội bì tạo ống rỗng
D. Khép mạng nội bì toạ dây tế bào đặc
11. Sự biệt hoá của ngoại bì, NGOẠI TRỪ A. Tạo ống thần kinh B. Tạo mào thần kinh C. Tạo biểu bì da D Tạo mô mỡ
12. Trung bì bao gồm, NGOẠI TRỪ: A. Trung bì cận trục B. Trung bì trung gian C. Trung bì lá thành D. Trung bì lá đáy
13. Sự biệt hoá nội bì gồm, NGOẠI TRỪ:
A. Biểu mô phủ đường hô hấp
B. Các tế bào tuyến ức (lympho T)
C. Biểu mô phủ, tuyến đường tiêu hoá D. Tuyến giáp, cận giáp
Câu 1: Phôi vùi vào niêm mạc tử cung và lá nuôi hợp bào hình thành:
A. Vào cuối tuần thứ hai B. Ở cực không phôi
C. Ở cực phôi D. Ở cực phôi hoặc cực không phôi
Câu 2: Vòm miệng thứ phát có nguồn gốc từ:
A. Ụ mũi giữa B. Ụ hàm trên C. Ụ hàm dưới D. Ụ trán mũi
Câu 3: Vùng đầu có các loại trung bì sau, TRỪ MỘT:
A. Trung bì tấm giữa B. Trung bì cận trục
C. Trung bì phôi D. Trung bì tấm bên
Câu 4: Ở giai đoạn 1 của quá trình hình thành giao tử đích đến của các tế bào mầm nguyên thủy là ở đâu? A. Niệu nang
B. Trong thành của túi noãn hoàng
C. Tuyến sinh dục nguyên thủy D. Đầu phôi
Câu 5: Mầm tuyến ức được hình thành từ:
A. Tuần thứ 2 B. Tuần thứ 5 C. Tuần thứ 3 D. Tuần thứ 6
Câu 6: Ụ trán mũi sẽ hình thành cấu trúc sau:
A. Má B. Môi trên C. Vòm miệng D. Ụ mũi giữa
Câu 7: Giảm phân tế bào mầm ở nữ bắt đầu khi nào?
A. Từ tháng thứ 2 của thai kỳ B. Lúc gần sinh ra C. Lúc dậy thì
D. Từ tuần thứ 2 của thai kỳ Câu
8: Sự khép mình của phôi có các kết quả sau, TRỪ MỘT:
A. Tạo cơ thể hình ống có da bọc bên ngoài
B. Phôi nằm trong khoang ối
C. Hình thành ống thần kinh D. Hình thành dây rốn
Câu 9: Số lượng tế bào noãn đạt tối đa vào thời điểm nào của sự phát triển ở nữ?
A. Trưởng thành (16 – 20 tuổi) B. Ngay lúc sinh ra đời
C. Tháng thứ năm giai đoạn phôi thai D. Dậy thì (12-14 tuổi)
Câu 10: Tế bào tạo ra ba lá phôi có nguồn gốc từ:
A. Trung bì B. Hạ bì C. Lá nuôi tế bào D. Thượng bì
Câu 11: Một phụ nữ 38 tuổi vừa kết hôn và mang thai. Do hợp tử là sự kết hợp giữa noãn có
chứa n nhiễm sắc thể (NST) và n NST từ tinh trùng của chồng. Muốn như vậy, noãn phải kết
thúc lần phân chia thứ hai của giảm phân. Yếu tố quyết định điều này xảy ra là:
A. Do nồng độ progesteron tăng cao trong máu
B. Do sự có mặt của HCG (human chorionic gonadotropin)
C. Môi trường thuận lợi của vòi trứng và buồng tử cung
D. Do thụ tinh và tinh trùng kích hoạt giảm phân
Câu 12: Một người đàn ông 26 tuổi bị nhiễm cúm và có sốt 39 độC liên tục trong 3 ngày. Do quá
trình sinh tinh trùng chỉ thực hiện được ở nhiệt độ 35 độC, sau khi hết bệnh, anh ta không còn
tinh trùng sống sót trong tinh hoàn. Khoảng thời gian trung bình để anh ta có thể có lại tinh
trùng mới, còn sống và chuyển động được ở mào tinh là bao nhiêu?
A. 3 ngày B. 2 tháng C. 5 tuần D. 1 tuần
Câu 13: Có thể chẩn đoán có thai sớm bằng que thử nước tiểu định tính HCG. HCG có đặc điểm sau:
A. Nồng độ rất thấp trong bệnh thai trứng B. Do thận tiết ra
C. Có 2 tiểu đơn vị là α (alpha) và β (beta)
D. Là một steroid hormone Câu 14: Cấu trúc vùng mặt (gồm hàm trên, hàm dưới) xuất nguồn từ:
A. Cung mang 1 B. Cung mang 3 C. Cung mang 4 D. Cung mang 2
Câu 15: Phôi có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
A. Giai đoạn đầu của phôi dâu có nhiều hơn 8 tế bào
B. Phôi dâu xuất hiện khoảng ngày 5 sau thụ tinh
C. Phôi nang là giai đoạn phôi có kích thước lớn nhất
D. Phôi ngày thứ 3 sau thụ tinh thường có 8 tế bào
Câu 16: Cấu trúc giúp cơ thể định vị các cơ quan trái-phải, trước-sau, lưng-bụng: A.
Rãnh nguyên thủy B. Tất cả đều đúng
C. Nút nguyên thủy D. Hố nguyên thủy
Câu 17: Sự kiện đặc biệt nhất của sự hình thành vùng đầu và cổ là sự xuất hiện của các cung
mang. Cung mang có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
A. Cung mang có lõi mà mô trung mô
B. Xuất hiện từ tuần thứ 4 của sự phát triển phôi
C. Các túi mang hình thành và thông với khe mang
D. Các cung mang ngăn cách với nhau bởi các khe gọi là khe mang
Câu 18: Máu từ bánh nhau đi về thai có nồng độ Oxy bão hòa khoảng 80%. Tuy nhiên, sau đó
nồng độ oxy giảm dần do bị trộn lẫn với máu ít oxy. Mạch máu nào sau đây có chứa nồng độ oxy bão hòa cao nhất?
A. Động mạch chủ bụng B. Động mạch phổi
C. Ống động mạch D. Đoạn gần động mạch cảnh trong
Câu 19: Tế bào mầm nguyên thủy di cư đến sai vị trí sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Tạo u ác tính B. Tạo u quái (teratomas)
C. Tạo u dịch nhầy D. Tạo polype
Câu 20: Ở tuần lễ thứ 3 của phôi, sự xuất hiện của cấu trúc gì có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển phôi?
A. Đĩa phôi 2 lá B. Khoang ối
C. Nút nguyên thủy D. Đường nguyên thủy
Câu 21: Cơ do cung mang I biệt hóa tạo thành:
A. Cơ vòng mắt B. Các cơ thanh quản
C. Cơ hàm móng D. Cơ trâm hầu
Câu 22: Một cặp vợ chồng có ý định sinh con. Họ không muốn có nhiều con trong cùng một lần
mang thai (sanh 2, sanh 3, ...). Họ muốn tham vấn bác sĩ để được giúp đỡ. Yếu tố nào giúp cho
không có hiện tượng thụ tinh đa tinh trùng?
A. Phản ứng vỏ của trứng
B. Quá trình giảm phân lần 1 của trứng
C. Quá trình giảm phân lần 2 của trứng
D. Sự phóng thích enzym trong thể cực đầu của tinh trùng Câu 23: Bệnh thai trứng (hyatidiform
mole) có đặc điểm:
A. Do nhiều trứng cùng rụng trong một chu kỳ
B. Có thể hình thành phôi hoặc không
C. Do trứng không thụ tinh
D. Hầu hết phát triển thành ung thư Câu 24: Ý nghĩa của phản ứng cực đầu:
A. Giúp trứng chọn lựa các tinh trùng tốt
B. Giúp ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng
C. Giúp ổn định bộ nhiễm sắc thể của hợp tử
D. Giúp tinh trùng tiếp xúc với trứng
Câu 25: Tuyến giáp và tuyến cận giáp có nguồn gốc từ lá phôi nào?
A. Nội bì B. Ngoại bì và trung bì C. Trung bì D. Ngoại bì
Câu 26: Sự hợp nhất của 2 tấm vòm miệng vào tuần thứ mấy?
A. Tuần thứ 6 B. Tuần thứ 4 C. Tuần thứ 7 D. Tuần thứ 5 Câu
27: Sự phát triển của vòm miệng so với sự phát triển của mặt như thế nào?
A. Sự phát triển của vòm miệng diễn ra sau sự phát triển của mặt
B. Sự hình thành vòm miệng gần hoàn chỉnh thì mặt mới bắt đầu hình thành
C. Sự phát triển của vòm miệng diễn ra trước sự phát triển của mặt
D. Sự phát triển của vòm miệng diễn ra song song với sự phát triển của mặt
Câu 28: Dị tật hở hàm sẽ hình thành khi cấu trúc nào dưới đây không hợp nhất:
A. 2 Ụ mũi giữa B. Ụ hàm trên và Ụ mũi bên
C. 2 tấm vòm miệng D. Ụ hàm trên và Ụ mũi giữa
Câu 29: Tinh trùng vượt qua cấu trúc sau của trứng bằng phản ứng cực đầu (acrosome reaction): A. Màng zona pellucida
B. Lớp tế bào vành tia (corona radiata)
C. Khoang quanh noãn (Periviteline space) D. Màng bào tương trứng
Câu 30: Các nang trứng ở trạng thái diplotene sẽ:
A. Có thể tồn tại đến 40 năm mới đi vào chín
B. Có nhiều nguy cơ tổn thương nếu thời gian tồn tại lâu C. Tất cả đều đúng
D. Là trạng thái để bảo vệ nang trứng tốt nhất
Câu 31: Vùng đầu được hình thành có xuất nguồn từ tấm phôi sau, TRỪ MỘT:
A. Trung bì tấm bên B. Trung bì cận trục
C. Tấm ngoại bì D. Tấm nội bì
Câu 32: Tế bào mầm nguyên thủy xuất phát ở đâu trong phôi?
A. Tuyến sinh dục nguyên thủy B. Trong thành của túi noãn hoàng
C. Đầu phôi D. Niệu nang
Câu 33: Cấu trúc hình thành từ nội bì
A. Ruột sau B. Cả ba đoạn trên C. Ruột trước D. Ruột giữa
Câu 34: Nguyên phân tế bào mầm ở nữ bắt đầu khi nào? A. Lúc gần sinh ra
B. Từ tuần thứ 2 của thai kỳ
C. Từ tháng thứ 2 của thai kỳ D. Lúc gần dậy thì
Câu 35: Giảm phân tế bào mầm ở nam bắt đầu khi nào?
A. Từ tháng thứ 2 của thai kỳ B. Lúc dậy thì
C. Từ tuần thứ 2 của thai kỳ D. Lúc gần sinh ra
Bệnh nhân nam 34 tuổi đến phòng khám với các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên nhiều lần
anh ấy khẳng định mình không hút thuốc bao giờ khi khám phổi bạn nghe được tiếng khò khè 2
bên phổi và tiếng ralê nổ ở đáy phổi phải tình cờ tiếng tim được nghe rõ nhất cũng ở phần bên
phải của ngực. chụp X quang phát hiện mỏm tim và cung động mạch chủ nằm bên phải. siêu âm
bụng ghi nhận cấu trúc gan và túi mật bình thường nhưng nằm bên trái, lách có cấu trúc bình
thường nhưng nằm bên phải.
1. Trong quá trình phát triển phôi dị tập nào dưới đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng của anh ấy?
A tồn tại đường nguyên thủy
B tạo phôi ba lá không hoàn chỉnh
C rối loạn chức năng lông chuyển
D bất thường trong sự di chuyển của tế bào mào thần kinh
E tạo tấm thần kinh không hoàn chỉnh
2. Triệu chứng nào dưới đây có thể xảy ra đối với bệnh nhân nói trên? A loét dạ dày B vàng da tắc nghẽn C vô sinh D Sỏi túi mật
3. Một sản phụ đang mang thai 20 tuần đến khám sản khoa định kỳ kết quả siêu âm phát hiện
dị tật vách tim liên quan đến sự di chuyển của tế bào mào thần kinh. Dị tật trên xảy ra vào
khoảng thời gian nào của sự phát triển phôi A 1 đến 2 tuần B 4 đến 6 tuần C 9 đến 11 tuần
D 12 đến 15 tuần E 16 đến 19 tuần
4. Một nhà nghiên cứu phôi thai học phát triển kháng thể huỳnh quang giúp phát hiện chuyên
biệt với tế bào mô thần kinh cấu trúc nào trong một phôi đang phát triển có thể được xác định
với kháng thể do nhà phôi thai học đó phát triển
A cơ quan tạo nên các não thất
B cấu trúc sẽ tạo nên lớp da vùng mặt
C cơ quan dự trữ hormone chống lợi niệu được sản xuất từ vùng hạ đồi
D tế bào tiết ra acid ở ống tiêu hóa E có tế bào bao quanh tủy xương
5. Một bé trai sơ sinh bị dị dạng bẩm sinh kiểu kết hợp với các dị tật liên quan sự hình thành
của các ống thuộc hệ niệu và sinh dục. tiền căn gia đình qua 3 thế hệ phát hiện vài người thân
trong gia đình cũng có các vấn đề tương tự. các vấn đề này có liên quan đến khiếm khuyết di
truyền ảnh hưởng cấu trúc nào của phôi A ngoại bì bề mặt B nội bì túi noãn hoàng
C trung bì trung gian D trung bì cận trục E tế bào mào thần kinh
6. Một bạn nữ 23 tuổi vừa phát hiện bạn ấy đang mang thai 4 tuần tim thai không thể nghe
được cho đến khi thai được 10 tuần vì vậy bạn ấy rất hồi hộp tại thời điểm này điều gì đang
xảy ra trong phôi thai của bạn ấy.
A tạo phôi vị chưa bắt đầu
B các đốt phôi chưa bắt đầu hình thành C túi ối hình thành xong
D quá trình neurulation có thể hoàn thành
E tim chưa bắt đầu phát triển
7. Một phụ nữ phải chấm dứt thời kỳ một cách không mong muốn vì thai chết trong long tử
cung khi tử thiết mô thai, thai cực kỳ nhợt nhạt phù toàn bộ và có gan lách to bạn nghĩ tới chuẩn đoán nào A VATER B Thalassemia minor C Thalassemia major D Hydrops fetalis E VACTERL
8. Dấu hiệu đầu tiên của sự tạo phôi vị là
A Hình thành đường nguyên thủy B Hình thành dây sống
C Hình thành ống thần kinh
D Hình thành trung bì ngoài phôi E Hình thành gai nhau chính thức
9. Trung bì trung gian sẽ hình thành A Ống TK B Hệ tim mạch C Hệ niệu dục D Các đốt phôi E Dây sống
10. Thượng bì có thể tạo thành lá phôi nào A ngoại bì B ngoại bì và trung bì C ngoại bì và nội bì
D ngoại bì trung bì nội bì E trung bì và nội bì
11. Một bé trai sơ sinh có khối u lành mạch máu ở vùng thái dương – trán. Các tế bào tạo nên
u này có xuất nguồn từ lớp A ngoại bì B trung bì C nội bì
D ngoại bì và trung bì E nội bì và trung bì
12. Một bé sơ sinh 3 ngày tuổi phải phẫu thuật để điều trị một khối u ở cột sống, gần đoạn cuối
của tủy sống. Thực hiện giải phẫu bệnh khối u phát hiện mô mỡ, mô thần kinh, mô tụy nội tiết,
da và cơ vân. Nguồn gốc của khối u này là từ A ngoại bì B trung bì C nội bì
D Đường nguyên thủy E Dây sống g g y y y g
13. Một phụ nữ trẻ bị đái tháo đường phụ thuộc insulin lo lắng ve việc tiêm insulin mỗi ngày
của cô ấy sẽ gây ra dị dạng bẩm sinh. Là bác sĩ, bạn sẽ tư vấn gì với cô ấy?
(A) Insulin là chất gây dị dạng, cần ngưng điều trị
(B) Insulin không đi qua màng nhau
(C) Insulin đi qua màng nhau nhưng bị thoái hoá nhanh chóng
(D) Insulin có lợi cho em bé vì làm tăng chuyển hoá glucose
(E) Insulin đi qua màng nhau nhưng không gây dị dạng
14. Điều nào mô tả chính xác nhất thành phần bánh nhau của song thai khác trứng?
A 1 bánh nhau, 2 túi ối, 1 màng đệm
B 1 bánh nhau, 2 túi ối, 2 màng đệm
C 2 bánh nhau, 2 túi ối, 1 màng đệm
D 2 bánh nhau, 2 túi ối, 2 màng đệm E 1 bánh nhau, 1 túi ối, 1 màng đệm
15. Một phụ nữ 25 tuổi đến khám với kết quả thử thai (+). Tiền căn gia đình có chị gái từng
mang song thai. Siêu âm qua ngã âm đạo xác nhận hình ảnh phôi tách nhau ra ở ngày 5 trong
giai đoạn phôi nang. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả nào dưới đây?
A Song thai với bộ gene giống nhau và có 1 màng đệm và 2 khoang ối
B Song thai với bộ gene giống nhau và có 1 màng đệm và 1 khoang ối
C Song thai với bộ gene giống nhau và có 2 màng đệm và 2 khoang ối
D Song thai với bộ gene khác nhau
E Song thai với hai giới tính khác nhau
16. Điều nào sau đây đúng khi nói về tỷ lệ dị dạng bẩm sinh
A Tỷ lệ mù chữ ở nước ta vào khoảng 1,5%. Tỷ lệ dị dạng bẩm sinh thấp hơn con số này
B Người gốc Âu có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao hơn người gốc Phi, người gốc Á có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh ở mức trung bình
C Gần như cứ 7 ca mang thai sẽ có 1 trường hợp có dị dạng bẩm sinh nhưng không ảnh hưởng sức khỏe trẻ
D Dị dạng bẩm sinh dễ phát sinh nhất trong 2 tuần đầu sau khi thụ tinh, vì đây là giai đoạn tế bào phân cắt rất nhanh
17. Trong nghiên cứu các nguyên nhân gây ra dị dạng bẩm sinh, nhóm nguyên nhân nào dưới
đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và phù hợp với cơ chế gây dị dạng nhất: Cơ chế gây dị
dạng các bạn sẽ được học ở phần sau A Tác động lâu dài của các yếu tố môi trường
B Đột biến gene là nguyên nhân có tỷ lệ nhiều nhất
C Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân có tỷ lệ nhiều nhất
D Sự tương tác giữa các yếu tố môi trường và gene
18. Một bà mẹ trẻ đưa con trai 2 tuổi đến khám, cô ấy cho rằng con của cô không nghe được,
không nói các từ như “ba”, “mẹ”, và có vẻ không thông mình như những đứa trẻ trong xóm
cùng tuổi. Cô ấy cho biết thêm trong những tháng đầu mang thai bé này, cô ấy có cảm thấy sốt
và mệt mỏi nhé, sau đó nổi những ban đỏ, cô ấy không khám và điều trị gì vì cho rằng do loại
sữa tắm mà cô ấy sử dụng gây ra.Khám ghi nhận đầu nhỏ và điếc, gan lách to, có biểu hiện
vàng da. Em bé từng nhập viện nhiều lần vì bệnh tim bẩm sinh. Theo bạn, còn triệu chứng nào có thể ghi nhận: A Tai đóng thấp B Đục thủy tinh thể C Mắt nhỏ
D Nhược cơ 19. Một bà mẹ đem người con gái 5 tuổi đến khám theo yêu cầu của người quản lý
cậu ấy tại trại hè. Người quản lý nhận xét với bà rằng bé rất quậy và có vẻ không thông minh
như những đứa khác. Bà mẹ cho biết con bà trông khá nhỏ lúc sanh và có dị tật ở vách liên
thất đã được điều trị ngay sau sanh. Bà ấy cho biết thêm mọi điều khác trong thai kỳ đều ổn.
Bà ấy uống rượu mỗi ngày trong thời gian mang thai. Qua thăm khám phát hiện 2 mắt nằm
xa nhau, nhân trung phẳng, khe mắt hẹp, sống mũi phẳng, thiểu sản xương hàm trên, và môi
trên mỏng (như hình).Kết quả MRI não của bé cho thấy hình ảnh bán cầu đại não không
chia làm 2 thùy. Chẩn đoán của bạn là gì?
A Lạm dụng rượu trong thai kỳ
B Sử dụng thalidomide trong thai kỳ
C Sử dụng Phenytoin trong thai kỳ D Hội chứng Prader-Willi