-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trắc nghiệm môn Luật kinh tế (Có đáp án) | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Trắc nghiệm môn Luật kinh tế (Có đáp án) | Học viện Phụ nữ Việt Nam. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HVPNVN) 5 tài liệu
Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Trắc nghiệm môn Luật kinh tế (Có đáp án) | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Trắc nghiệm môn Luật kinh tế (Có đáp án) | Học viện Phụ nữ Việt Nam. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HVPNVN) 5 tài liệu
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Preview text:
1 LUẬT KINH TẾ 1. Doanh nghiệp là gì?
a. Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
b. Là tổ chức bất kỳ nào có họat động mua, bán
c. Là việc kinh doanh có điều kiện
d. Là những người mời gọi người khác cùng tham gia hoạt động kinh doanh. 2. Kinh doanh:
a. Là việc tính toán để đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực kinh tế
b . L à việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
c. Là sự thỏa thuận giao kết hợp đồng
d. Là sự thỏa thuận cùng thực hiện hợp đồng
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh được xem là hợp lệ:
a. Là hồ sơ nộp theo đề xuất của bên kia
b. Là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng chưa được kê khai
đầy đủ nội dung theo quy định;
c . Là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp, có nội dung được kê khai
đầy đủ theo quy định của pháp luật. d. Tất cả đều đúng 4. Góp vốn
a. Là việc cho thuê tài sản b. Là việc cho vay tiền
c. Là việc cho mượn tài sản để kinh doanh
d. Là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của
công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị
quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác
ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. 5. Phần vốn góp
a. Là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.
b. Là số vốn được đề xuất
c. Là số tiền được thỏa thuận đóng góp d. Tất cả đều sai 6. Vốn điều lệ
a. Là số vốn được ghi trong sổ đăng ký kinh doanh
b. Là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và
được ghi vào Điều lệ công ty.
c. Là số vốn được ghi tại tài khoản ngân hàng d. Tất cả đều sai. 7. Vốn pháp định
a. Là mức vốn bắt buộc phải nộp
b. Là mức vốn bắt buộc được phân chia lợi nhuận
c. Là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
d. Là mức vốn được đề nghị biểu quyết
8. Vốn có quyền biểu quyết.
a. Là tổng số tiền của thành viên Hội đồng quản trị
b. Là tổng số tiền của Ban kiểm soát
c. Là tổng số tiền của Ban giám đốc.
d. Là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề
thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông. 9. Cổ tức
a. Là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ
nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
b. Là số cổ phiếu tối thiểu
c. Là số cổ phiếu của mỗi cổ đông d. Tất cả đều đúng
10. Thành viên sáng lập
a. Là người đề xuất ý kiến thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh
b. Là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
c. Là người môi giới thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh 2
d. Là người chịu trách nhiệm về việc thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh. 11. Cổ đông
a. Là người được hưởng lợi nhuận của công ty
b. Là người được hưởng cổ phiếu
c. Là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần.
d. Là người được hưởng cổ phần ưu đãi.
12. Cổ đông sáng lập
a. Là người đề xuất ý kiến thành lập công ty cổ phần
b. Là người môi giới thành lập công ty cổ phần
c. Là người chịu trách nhiệm chính về việc thành lập công ty cổ phần.
d. Là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
13. Thành viên hợp danh
a. Là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.
b. Là người cho mượn tên để thành lập công ty hợp danh
c. Là người sẽ thay thế người có tên trong cty hợp danh d. Tất cả đều đúng
14. Người quản lý doanh nghiệp
a. Là người đầu tiên góp vốn
b. Là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ
tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.
c. Là người do doanh nghiệp ủy quyền d. Là cổ đông
15. Người đại diện theo uỷ quyền a. Là pháp nhân
b. Là người thân của giám đốc doanh nghiệp
c. Là cá nhân được thành viên, cổ đông là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần uỷ quyền bằng văn bản thực hiện các quyền của mình tại công ty theo quy định của Luật Doanh nghệp
d. Là người xung phong gánh vác công việc của doanh nghiệp
16. Trường hợp nào thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác?
a. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;
b. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó. d. Cả a, b, c.
17. Tổ chức lại doanh nghiệp
a. Là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.
b. Là phá sản doanh nghiệp
c. Là giải thể doanh nghiệp d. Tất cả đều đúng
18. Phần vốn góp thuộc sở hữu nhà nước
a. Là giá trị tài sản đóng góp
b. Là phần vốn góp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác của Nhà
nước do một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế làm đại diện chủ sở hữu.
c. Là lợi nhuận sau doanh thu. d. Là tiền lãi phát sinh
19. Cổ phần sở hữu nhà nước
a. Là khoản tiền góp vốn nói chung b. Là cổ tức
c. Là cổ phần được thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác của Nhà nước
do một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế làm đại diện chủ sở hữu. d. Là lợi nhuận
20. Quốc tịch của doanh nghiệp
a. Là quốc tịch của chủ tịch Hội đồng thành viên
b. Là quốc tịch của chủ tịch Chủ tịch Hội đồng quản trị
c. Là quốc tịch của trưởng ban kiểm soát
d. Là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh. 3
21. Địa chỉ thường trú
a. Địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức;
b. Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú;
c. Địa chỉ nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp
để làm địa chỉ liên hệ. d. Cả a, b, c
22. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu:
a. Trên 48% vốn điều lệ;
c. Trên 50% vốn điều lệ.
b. Trên 49% vốn điều lệ d. Tất cả đều đúng
23. Việc bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp thể hiện ở:
a. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật DN.
b. Bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở
hữu và thành phần kinh tế.
c. Thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. d. Cả a, b, c
24. Các quyền cơ bản, quan trọng nhất của doanh nghiệp
a. Hoạt động liên kết b. Hoạt động độc lập
c. Tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư,
chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh. d. Tất cả đều đúng
25. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
a. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh
b. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp
c . Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện d. Khiếu nại, tố cáo
23. Các hành vi nào là bị cấm đối với doanh nghiệp
a. Sản xuất, cung ứng hàng hóa không đúng số lượng, chủng loại.
b. Không bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho khách hàng
c. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh hoặc
tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
d. Từ chối không cung cấp các nguồn lực không đúng theo quy định
24. Trường hợp nào sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
b. Công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực chủ thể
c. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; Các
trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. d. Người nước ngoài
25. Trường hợp nào được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
a. Khi thay đổi tên, trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
b. Thay đổi nội dung chứng nhận đăng ký kinh doanh
c. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác d. cả a, b và c đúng
26. Điều lệ công ty là
a. Bản cam kết thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật
b. Bản cam kết với khách hàng
c. Bản cam kết của tất cả các thành viên về việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty
d. Bản cam kết giữa các thành viên công ty về việc phân chia lợi nhuận.
27. Chấm dứt tư cách thành viên của doanh nghiệp trong trường hợp nào
a. Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp của mình cho người khác. b. Thành viên chết
c. Khi điều lệ doanh nghiệp quy định d. Tất cả đều đúng 4
28. Tổ chức, cá nhân nào sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, không
được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp?
a. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước
góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b. Cán bộ, công chức góp vốn vào Cty TNHH
c. Cán bộ, công chức mua cổ phần của Cty cổ phần với tư cách là thành viên Hội đồng quản
trị; tham gia Công ty hợp danh với tư cách là thành viên hợp danh d. Tất cả a, b, c
29. Hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng
ký kinh doanh do thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được
ký trước đăng ký kinh doanh là hợp đồng:
a. Thuê nhà làm trụ sở doanh nghiệp, thuê người thiết kế bảng hiệu, thuê người giúp việc;
b. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa c. Hợp đồng gia công
d. Hợp đồng mua bán hàng hóa
30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
a. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
b. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại của Luật doanh nghiệp; Có trụ sở
chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật doanh nghiệp;
c. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; Nộp đủ lệ phí đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật. d. Cả a,b, c
31. Thời hạn đăng ký thay đổi một hoặc một số nội dung đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký
kinh doanh là bao nhiêu ngày? a. 5 ngày; b. 10 ngày ; c. 15 ngày; d. 20 ngày
32. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đã cấp cho doanh nghiệp đến các cơ quan nào sau đây:
a. Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.
c. Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Uỷ ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. d. Tất cả đều đúng
33. Thời hạn công bố nội dung đăng ký kinh doanh: a. 10 ngày; b. 20 ngày; c. 30 ngày; d. 40 ngày
34. Luật doanh nhiệp năm 2012 quy định về tên doanh nghiệp như thế nào
a. Tên DN phải viết được bằng tiếng Việt; b. Là ký hiệu được thỏa thuận.
c. Là việc liệt kê dãy số;
d. Viết tên bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
35. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp được quy định như thế nào?
a. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
b. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân mà không được sự đồng ý của cơ quan đó.
c. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. d. Cả a, b, c
36. Luật doanh nghiệp quy định về tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên
viết tắt của doanh nghiệp như thế nào?
a. Là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng.
b. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên
bằng tiếng Việt của doanh nghiệp.
c. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. d. Tất cả a, b, c
37. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp
a. Là đơn vị phụ thuộc, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và
bảo vệ các lợi ích đó.
b. Là chi nhánh của doanh nghiệp
c. Là nơi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
d Là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 5
38. Quy định về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
a. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước;
b. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài;
c. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương
theo địa giới hành chính. d. Cả a, b, c
39. Cuộc họp Hội đồng thành viên Cty TNHH 2 thành viên được tiến hành khi có số
thành viên dự họp đại diện ít nhất:
a. 55% vốn điều lệ; b. 65% vốn điều lệ; c. 75% vốn điều lệ; d. 85% vốn điều lệ
40. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a. Tăng vốn góp của thành viên;
b. Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của Cty
c. Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. d. Tất cả a, b, c
41. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty TNHH 2 thành viên có thể giảm
vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a. Chào bán vốn góp ra bên ngoài;
b. Chia lợi nhuận cho các thành viên
c. Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.
d. Đầu tư sang doanh nghiệp khác.
42. Chủ thể kinh doanh gồm:
a. Có đăng ký kinh doanh; b. Không có ĐKKD c. Đăng ký KD một phần; d. a và b đúng
43. Chủ thể kinh doanh có ĐKKD (thương nhân: cá nhân, pháp nhân) gồm
a. Hộ kinh doanh, cá nhân có ĐKKD; b. Doanh nghiệp c. Hợp tác xã; d. Tất cả đúng
44. Điều kiện để Pháp nhân để trở thành Thương nhân
a. Phải thực hiện hành vi thương mại;
b. Phải thường xuyên báo cáo
c. Phải được giới thiệu của chủ thể khác; d. Tất cả sai
45. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
a. DN 100% vốn nước ngoài c. a, b đúng b. DN liên doanh d. a, b sai
46. Sự khác biệt cơ bản giữa các loại hình doanh nghiệp là:
a. Cơ cấu tổ chức, quản lý DN; b. Khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư;
c. Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập DN; d. Tất cả đều đúng
47. Luật doanh nghiệp 2005 có các loại hình công ty:
a. Công ty cổ phần, Cty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Cty hợp danh, nhóm công ty
b. Công ty cổ phần, Cty TNHH 1 thành viên, Cty hợp danh
c. Công ty cổ phần, Cty TNHH 2 thành viên, Cty hợp danh
d. Cty hợp danh, nhóm công ty
48. Loại hình doanh nghiệp nào có quyền phát hành cổ phiếu a. Công ty cổ phần b. Cty TNHH c. Công ty hợp danh c. Doanh nghiệp tư nhân
49. Điểm khác biệt giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn là:
a. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản
nghĩa vụ của công ty còn thành viên góp vốn thì chỉ phải chịu trách nhiệm bằng số vốn góp vào công ty.
b. Thành viên hợp danh thì được quyền điều hành quản lý công ty còn thành viên góp vốn thì
không phải trường hợp nào cũng được.
c. Thành viên hợp danh thì không được làm chủ DNTN khác hoặc làm thành viên hợp danh
của Cty hợp danh khác còn thành viên góp vốn thì được. c. Tất cả a, b, c
50. Chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân:
a. Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, tổ hợp tác, Hộ kinh doanh cá thể
b. Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, hộ gia đình c. Các loại hình công ty d. Tất cả đều sai
51. Nghĩa vụ của doanh nghiệp a.Tự chủ liên kết
b. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của DN
c. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo qui định của pháp luật về lao động
d. Khiếu nại tố cáo theo qui định. 6
52. Theo quyết định của Hội Đồng thành viên trong Cty TNHH 2 thành viên trở lên thì
công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức nào sau đây:
a. Tăng vốn góp của thành viên, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
b. Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty c. a và b đúng d. a và b sai
53. Loại hình doanh nghiệp nào không được thay đổi vốn điều lệ (nếu thay đổi phải thay đổi loại hình công ty): a. Cty cổ phần c.Cty TNHH 2 thành viên b. C ty TNHH 1 thành viên d. Cty hợp danh
54. Cty hợp danh có ít nhất bao nhiêu thành viên là chủ sở hữu công ty: a. 02 b. 03 c. 04 d. 05
55. Cty cổ phần có số lượng thành viên là:
a. Ít nhất 02 nhiều nhất 100
c. Ít nhất 03 nhiều nhất: Không giới hạn
b. Ít nhất 05, nhiều nhất: không giới hạn d. Ít nhất 07 nhiều nhất: không giới hạn
56. Trong Cty cổ phần, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất:
a. 20% tổng số cổ phần phổ thông b. 25% tổng số cổ phần phổ thông
c. 30 % tổng số cổ phần phổ thông d. 35% tổng số cổ phần phổ thông
57. Loại hình DN nào không được thuê giám đốc: a.
Công ty cổ phần b. Cty hợp danh c. Cty TNHH d. DN tư nhân
58. Những loại hình DN có thể chuyển đổi lẫn nhau
a. DN tư nhân và Cty hợp danh;
b. CTy TNHH và Cty cổ phần c. Cty TNHH và DN tư nhân c. Tất cả đều đúng.
59. Đối với CTy TNHH 1 thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên do:
a. Chủ sở hữu Cty chỉ định
b. Đại hội thành viên bầu
b. Giám đốc Cty chỉ định
d. Tổng GĐ Cty chỉ định
60. Cty TNHH 1 thành viên khi sửa đổi điều lệ Cty, chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ
vốn điều lệ thì phải đạt số thành dự họp chấp nhận là: a. 1/2 b. 2/3 c. 3/4 d. Tất cả sai
61. Kiểm soát viên của Cty TNHH 1 thành viên có số lượng từ: a . 1 3 thành viên ;
b. 2 5 thành viên; c. 3 7 thành viên; d. 4 9 thành viên
62. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sở hữu vốn điều lệ hoặc đạt một tỷ lệ % là bao
nhiêu để có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên. a. 25% b. 30%; c. 35% d. 40%
63. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có trên bao nhiêu thành viên mới thành lập Ban kiểm soát? a. 7 b. 9 c. 11 d. 13
64. Thời hạn cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải đăng ký sở hữu với cơ
quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền là bao nhiêu ngày kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó? a. 05 ngày b. 07 ngày c. 9 ngày d. 11 ngày
65. Nhiệm kỳ của giám đốc, tổng giám đốc công ty cổ phần trường hợp được bổ nhiệm
lại với số nhiệm kỳ bị giới hạn là: a.
01 nhiệm kỳ b. 02 nhiệm kỳ
c. 03 nhiệm kỳ d. Không hạn chế
66. Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại: a. 02 loại b. 03 loại c. 04 loại d. Tùy điều lệ công ty.
67. Thời hạn được phép kéo dài khi Cty cổ phần không đủ số lượng thành viên tối thiểu
theo quy định của luật doanh nghiệp là bao nhiêu? a. 6 tháng b. 07 tháng c. 08 tháng d. 09 tháng
68. Nếu người nhận chuyển nhượng là tổ chức nước ngoài hoặc người nước ngoài không
thường trú tại Việt Nam thì việc đăng kí thay đổi được thực hiện khi phần góp vốn của
các cổ đông nước ngoài không vượt quá: a.25 % vốn điều lệ
b. 30% vốn điều lệ c. 35% vốn điều lệ d. 40% vốn điều lệ
69. Căn cứ vào dấu hiệu về phương thức vốn có thể chia doanh nghiệp thành
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước; c. a và b sai
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; d. a và b đúng
70. Căn cứ vào dấu hiệu sở hữu, người ta có thể phân chia doanh nghiệp thành
a. Doanh nghiệp nhà nước
b. Doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội c. Cả a và b đều đúng d. Chỉ có a đúng 7
71. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân khi:
a. Khi nộp đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp b. Khi đăng ký kinh doanh
c . Khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD d. Cả a, b, c đều sai. 72. Nhóm công ty là
a. Tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế,
b. Tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích công nghệ, thị trường
c. Tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về các dịch vụ kinh doanh khác. d. Tất cả a, b và c
73. Công ty mẹ- Công ty con là:
a. Là tên gọi khác của Liên hiệp hợp tác xã;
b. Hình thức chuyển đổi các Tổng công ty Nhà nước (hình thành trên cơ sở sáp nhập doanh
nghiệp Nhà nước và các xí nghiệp liên hiệp theo những tiêu chí như: Cùng ngành nghề,
liên kết dọc hoặc liên kết hỗn hợp). c. Là Công ty liên doanh
d. Là việc tập hợp nhiều hộ kinh doanh cá thể:
74. Cách thức hình thành công ty mẹ- công ty con
a. Tập hợp các công ty lại với nhau theo một tiêu chí nhất định;
b. Chủ nhân của từng công ty (gọi là công ty con) bán cổ phần cho công ty mới lập- công ty
nắm vốn (gọi là công ty mẹ).
c. Các cổ đông thành lập công ty mẹ, rồi công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập các công ty con hay
góp cổ phần chi phối vào các công ty khác. d. Tất cả a, b, c
75. Tổ hợp công ty mẹ- công ty con có tư cách pháp nhân hay không?
a. Không có tư cách pháp nhân; b. Có tư cách pháp nhân,
c. Có một phần d. Tất cả đều sai
76. Tư cách của công ty mẹ và từng thành viên của công ty con:
a. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân
b. Từng thành viên của công ty con có tư cách pháp nhân. c. a, b đúng d. a, b sai
77. Tập đoàn kinh tế:
a. Là nhóm công ty có quy mô lớn; b. Là nhóm công ty có quy mô vừa
c. Là nhóm công ty có quy mô nhỏ; d. Tất cả đều sai.
78. Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước:
a. Cổ phần hóa chỉ diễn ra đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước,
b. Là quá trình chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thành các công ty cổ phần
thuộc sở hữu của các cổ đông gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
c. Cổ phần hóa diễn ra với tất cả loại hình doanh nghiệp; d. a và b đúng
79. Các hình thức tiến hành cổ phần hóa:
a. Bán cổ phần cho công chúng;
b. Bán cổ phần cho tư nhân
c. Những người quản lý và lao động mua doanh nghiệp; d. Tất cả a, b, c
80. Chia doanh nghiệp là: a . C hia C t y A t hành → Cty B, Cty C b. Tách khỏi cty A c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai.
81. Tách doanh nghiệp:
a. Cty A thành → Cty B, Cty C b . T ách k hỏi c ty A → Cty A, cty B
c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai.
82. Hợp nhất doanh nghiệp: a . H ợp nhất c ty A vớ i c ty B → Cty C
b. Sáp nhập cty A vào cty B → Cty B
c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai.
83. Sáp nhập doanh nghiệp:
a. Hợp nhất cty A với cty B → Cty C b . S áp nhập c ty A v ào c ty B → Cty B
c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai.
84. Chủ thể kinh doanh có ĐKKD (thương nhân: cá nhân, pháp nhân) gồm
a. Hộ kinh doanh, cá nhân có ĐKKD c. Hợp tác xã, b. Doanh nghiệp d. Tất cả đều đúng 8
85. Trách nhiệm hữu hạn của chủ thể kinh doanh được hiểu là:
a. Tính không xác định của nghĩa vụ trả nợ. b. Là đích cuối cùng của nghĩa vụ trả nợ
c. Tính có giới hạn và khả năng trả nợ. d. Tất cả đều đúng
86. Điều kiện để Pháp nhân để trở thành Thương nhân (chủ thể thủ yếu của Luật
thương mại) thì trước hết pháp nhân đó phải:
a. Là pháp nhân theo luật Dân sự
b. Thỏa mãn về điều kiện chủ thể theo quy định của Luật dân sự và thỏa mãn các điều kiện để
trở thành chủ thể trong hoạt động kinh doanh. c. Có đăng ký kinh doanh d. Tất cả đều đúng
87. Dấu hiệu đặc trưng của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là:
a. Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; b. Bị chủ nợ đòi nợ
c. Bị các đối tác đòi hủy hợp đồng
c. Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ
88. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
a. Là quyền của chủ nợ;
b. Là quyền của người lao động
c. Là nghĩa vụ của doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản; d. Cả a, b và c
89. Thứ tự phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản:
a. Các khoản lương, nợ, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội; phí phá sản; các khoản nợ không
có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ.
b. Các khoản lương, nợ, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội; các khoản nợ không có bảo đảm
phải trả cho các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ; phí phá sản.
c. Phí phá sản; các khoản lương, nợ, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội; các khoản nợ không
có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ.
d. Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ; Phí
phá sản; các khoản lương, nợ, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội.
90. Hành vi thương mại là:
a. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
b. Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi
c. Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp
d. Phải đầy đủ các yếu tố trên.
91. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
a. Là thời điểm bên đề nghị giao kết đưa ra lời đề nghị;
b. Là thời điểm bên được đề nghị giao kết trả lời bên đề nghị giao kết;
c. Là thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận;
d. Là thời điểm các bên được đề nghị giao kết hứa sẽ xem xét lời đề nghị.
92. Căn cứ xác định trách nhiệm vật chất khi thực hiện hợp đồng:
a. Có hành vi vi phạm hợp đồng có thiệt hại thực tế phát sinh;
b. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm H Đ và thiệt hại thực tế
c. Có lỗi của bên vi phạm họp đồng
d. Phải có tất cả các yếu tố trên
93. Mức phạt tối đa đối với một vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm HĐ
trên giá trị phần vi phạm: a. Không quá 8%. c. Không giới hạn b. Không quá 10% d. Tất cả đều sai
94. Trách nhiệm vô hạn của chủ thể kinh doanh được hiểu là:
a. Tính không có giới hạn nghĩa vụ trả nợ; c. Là ranh giới của nghĩa vụ trả nợ
b. Không xác định được giới hạn của nghĩa vụ trả nợ; d. Tất cả đều sai
95. Hòa giải khi có tranh chấp trong kinh doanh TM là phương thức:
a. Khi chưa xảy ra vi phạm; c. Bắt buộc phải thực hiện khi có T/C xảy ra.
b. Do bên thứ ba đứng ra làm trung gian giải quyết. d. Là cách giải quyết duy nhất đúng.
96. Thương lượng khi có tranh chấp trong kinh doanh TM là phương thức:
a . Các bên cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp… mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba
b. Do một bên đưa ra yêu cầu
c. Cả hai bên cùng đưa ra yêu cầu giải quyết
d. Nhờ người khác giải quyết
97. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là phương thức
a. Do Tòa án giải quyết. c. Bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị
b. Có tính cưỡng chế cao. d. Tất cả đều đúng
98. Các biện pháp bảo đảm hợp đồng
a. Bảo lãnh, thế chấp, tín chấp; c. a và b đều đúng
b. Ký cược, cầm cố, ký quỹ; d. Tất cả đều sai
99. Các biện pháp chế tài khi vi phạm hợp đồng :
a. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.
c. Tạm ngưng thực hiện hợp đồng 9
b. Hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ, buộc thực hiện đúng hợp đồng. d. Tất cả đều đúng
100. Sự khác nhau giữa đình chỉ thực hiện hợp đồng và chế tài huỷ bỏ hợp đồng là:
a. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
b. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
c . Về hiệu lực của hợp đồng; d. Tất cả đúng
101. Chỉ ra nhận định đúng:
Các trường hợp miễn trách nhiệm vật chất khi thực hiện hợp đồng
a. Gặp thiên tai, địch họa hoặc các trường hợp khách quan khác;
b. Phải thi hành lệnh khẩn cấp
c. Do vi phạm của bên kia d. Tất cả a, b, c