Trắc nghiệm ôn tập chương 2 Lịch sử Đảng - | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1. Một trong những thuận lợi cơ bản của cách mạng ViệtNam sau tháng 8/1945?a. Chủ nghĩa tư bản suy yếub. Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thànhc. Cách mạng Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốcd. Nhật bị quét sạch khỏi Đông Dương Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710 CHƯƠNG 2
Câu 1. Một trong những thuận lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam sau tháng 8/1945?
a. Chủ nghĩa tư bản suy yếu
b. Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thành
c. Cách mạng Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc
d. Nhật bị quét sạch khỏi Đông Dương
Câu 2. Theo thỏa thuận của Hội nghị Postdam, quân đồng minh ồ ạt kéo vào Đông
Dương với danh nghĩa nào?
a. Lực lượng dân chủ hòa bình
b. Bình ổn Việt Nam sau chiến tranh
c. Trao trả Việt nam cho Pháp
d. Tước khí giới của quân đội Nhật
Câu 3. Tổ chức phản động làm tay sai cho quân đội Tưởng Giới Thạch tại Việt Nam năm 1945 là?
a. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội b. Nam đồng thư xã
c. Việt Nam Quốc dân đảng
d. Tân Việt cách mạng đảng
Câu 4. Kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 8/1945 là? a. Giặc nội xâm b. Giặc ngoại xâm c. Giặc đói d. Giặc dốt
Câu 5. Kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam sau tháng 8/1945? a Thực dân Pháp
b. 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch c. Thực dân Anh d. Đế quốc Mỹ
Câu 6. Sau ngày tuyên bố độc lập Chính phủ lâm thời đã xác định các nhiệm vụ
cấp bách cần giải quyết là: a. Chống ngoại xâm
b. Chống ngoại xâm và nội phản
c. Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm d. Tất cả đáp án lOMoAR cPSD| 45764710
Câu 7. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) của BCH TƯ Đảng xác định, mục
tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam là: a. Dân tộc giải phóng
b. Bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám
c. Đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
d. Chống Pháp ở Nam Bộ, chống quân đội Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc
Câu 8. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) của BCH TƯ Đảng xác định kẻ
thù chính của Việt Nam lúc này là: a. Quân đội Tưởng Giới Thạch b. Thực dân Anh
c. Thực dân Pháp xâm lược d. Tất cả đáp án
Câu 9. Ngày 23/9/1945 khi quay trở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chiến lược gì?
a. Dùng người Việt đánh người Việt
b. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
c. Đánh nhanh, thắng nhanh
d. Đánh chắc, thắng chắc
Câu 10. Trong đấu tranh ngoại giao với Pháp và Tưởng, từ tháng 9/1945 đến tháng
3/1946, Đảng chủ trương:
a. Hòa với Pháp để đánh Tưởng
b. Hòa với Tưởng để đánh Pháp ở miền Nam
c. Hòa với Pháp và Tưởng d. Tất cả đáp án
Câu 11. Từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946 trong đấu tranh ngoại giao với Pháp và
Tưởng, Đảng chủ trương:
a. Hòa với Tưởng để đánh Pháp
b. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước
c. Đấu tranh đánh Pháp và Tưởng
d. Không có đáp án đúng
Câu 12. Chủ trương và sách lược của Trung ương Đảng trong việc đối phó với các lực
lượng đế quốc sau cách mạng tháng Tám năm 1945: a. Thêm bạn bớt thù b. Hoa -Việt thân thiện
c. Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế đối với Pháp d. Tất cả đáp án trên lOMoAR cPSD| 45764710
Câu 13. Để quân Tưởng và tay sai khỏi kiếm cớ sách nhiễu, Đảng chủ trương: a. Dĩ hoà vi quý b. Hoa Việt thân thiện
c. Biến xung đột lớn thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung độtd. Tất cả đáp án
Câu 14. Hiệp ước Trùng Khánh (28/2/1946) được kí kết giữa:
a Thực dân Pháp và quân đội Tưởng Giới Thạch
b. Thực dân Pháp và Việt Nam dân chủ cộng hòa
c. Quân đội Tưởng Giới Thạch và Việt Nam dân chủ cộng hòa
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 15. Vì sao Đảng lại lựa chọn giải pháp thương lượng với Pháp sau khi Hiệp ước
Trùng Khánh (28/2/1946) được kí kết? a. Vì Pháp lúc này rất mạnh
b. Tập trung lực lượng đuổi nhanh quân Tưởng về nước…
c. Phối hợp với Pháp tấn công Tưởng.
d. Chúng ta không muốn chiến tranh
Câu 16. Nội dung cơ bản của Hiệp ước Trùng Khánh (28/2/1946) được kí kết giữa Pháp và Tưởng là?
a Thực dân Pháp kéo quân ra miền Bắc thay chân Tưởng Giới Thạch.
b. Tưởng và Pháp cùng chia nhau quyền lợi tại miền Bắc
c. Tưởng vào Miền Nam thay chân Pháp
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3- 1946 và Tạm ước 14-9- 1946 là:
a. Từ hai kẻ thù ta còn một kẻ thù
b. Pháp công nhận nền độc lập – tự do của Việt Nam
c. Pháp ngừng đánh chiếm Nam Bộ
d. Tạo điều kiện cho quân và dân ta có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới
Câu 18. Sau khi ký bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3- 1946, Ban thường vụ Trung ương
Đảng đã ra chỉ thị nào dưới đây? a. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc b Chỉ thị Hoà để tiến
c. Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến
d. Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta lOMoAR cPSD| 45764710
Câu 19. Quân đội của Tưởng Giới Thạch đã rút hết khỏi miền Bắc nước ta vào thời gian nào? a. Cuối tháng 8/1946 b. Đầu tháng 8/1946
c. Đầu tháng 9/1946d Cuối tháng 9/1946
Câu 20. Đảng ta đã phát động phong trào gì để ủng hộ nhân lực cho Nam Bộ
kháng chiến chống Pháp từ ngày 23/9/1945? a. Vì miền Nam “thành đồng Tổ quốc”
b. Hướng về miền Nam ruột thịt c Nam tiến
d. Tất cả để chiến thắng
Câu 21. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc diễn ra vào ngày? a. 6/1/1945 b. 6/1/1946 c. 7/1/1945 d. 7/1/1946
Câu 22. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua
vào ngày, tháng, năm nào? a. 11/11/1945 b. 10/11/1946 c. 9/11/1946 d. 8/11/1946
Câu 23. “Giấy bạc cụ Hồ” được phát hành vào thời gian nào? a. 11/1946 b. 12/1946 c. 01/1947 d. 02/1947
Câu 24. Hà Nội được xác định là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa vào năm nào? a. 1945 b. 1946 c. 1947 d. 1948
Câu 25. Sau cách mạng tháng Tám 1945, để diệt “Giặc dốt”, Đảng và Nhà nước ta đã
phát động phong trào gì?
a. Xây dựng nếp sống văn hóa mới lOMoAR cPSD| 45764710
b. Bình dân học vụ c. Hũ gạo cứu đói d. Học hay là chết
Câu 26. Một trong những bài học kinh nghiệm quý báu của chủ trương xây dựng
và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 – 1946 là:
a. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính
b. Đường lối kháng chiến đúng đắn
c. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc – chủ nghĩa xã hội
d. Tạo xung đột giữa các kẻ thù
Câu 27. Nhận định “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất
định phải đánh Pháp” được đưa ra tại Hội nghị nào vào tháng 10 năm 1946? a.
Hội nghị Bộ chính trị
b. Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ I
c. Hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng VIII
d. Hội nghị Ban bí thư
Câu 28. Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để chúng kiểm soát
an ninh trật tự ở thủ đô vào thời gian nào? a. Ngày 18/12/1946 b. Ngày 20/12/1946 c. Ngày 21/12/1946
d. Pháp không gửi tối hậu thư
Câu 29. Trước tình hình mới, ngày 19/12/1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung
Đảng mở rộng đã họp và quyết định:
a. Tiếp tục hòa hoãn với Pháp để kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng
b. Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược
c. Giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp d. Hòa để tiến
Câu 30. Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam vào thời điểm nào? a. Rạng sáng ngày 19/12/1946 b. 20 giờ ngày 19/12/1946 lOMoAR cPSD| 45764710
c. Rạng sáng ngày 20/12/1946 (ngày 19/12 bác nói nhưng ngày 20/12 phát lên đài) d. 20 giờ ngày 20/12/1946
Câu 31. Những văn kiện nào dưới đây được coi như Cương lĩnh kháng chiến của Đảng?
a. Toàn dân kháng chiến của TƯ Đảng(12/12/1946)
b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946)
c. Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (3/1947)
d. Tất cả đáp án
Câu 32. Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai ? a. Hồ Chí Minh b. Lê Duẩn c. Trường Chinh d. Phạm Văn Đồng
Câu 33. Đâu được coi là căn cứ địa cách mạng của cả nước trong kháng chiến chống Pháp? a.
Việt Bắc (Pháp) – Tây Ninh (TƯ cục Miền Nam – Chống Mỹ) b. Tây Bắc
c. Đồng bằng Sông Hồng d. Cao – Bắc – Lạng
Câu 34. Trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần 2, mục
đích kháng chiến được Đảng ta xác định là:
a. Giành độc lập,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
b. Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám
c. Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập d. Tất cả đáp án
Câu 35. Tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được
Đảng ta xác định trong đường lối kháng chiến chống Pháp là: a. Tính dân
tộc, một phần thuộc địa và nửa phong kiến b. Tính dân tộc
c. Tính chất thuộc địa nửa phong kiến
d. Tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài
Câu 36. Trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nền văn hóa lOMoAR cPSD| 45764710
dân chủ mới được Đảng xây dựng theo nguyên tắc nào?
a. Dân tộc, khoa học, đại chúng
b. Văn hóa là của đại đa số nhân dân c. Tập trung dân chủ
d. Tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Câu 37. Vì sao Đảng lại xác định phương châm của đường lối kháng chiến chống
thực dân Pháp là “kháng chiến lâu dài” ?
a. Vì tương quan lực lượng giữa ta và Pháp có sự chênh lệch lớn ( Pháp mạnh – ta yếu)
b. Vì chúng ta không có đủ quân đội để đánh Pháp
c. Để tập trung lực lượng
d. Để phân tán quân chủ lực của Pháp
Câu 38. Trong kháng chiến chống Pháp, phương châm tiến hành kháng chiến được Đảng ta xác định là:
a. Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
b. Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân c.
Đoàn kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến… phải tự cấp, tự túc vềmọi mặt d.
Kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng T8, đánh phản động thực dân Pháp
xâm lược, giành thống nhất và độc lập.
Câu 39. Chiến thắng nào đã căn bản đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp?
a. Việt Bắc, Thu đông 1947
b. Cuộc chiến đấu trong các đô thị cuối 1946 đầu 1947 c. Biên Giới 1950
d. Chiến thắng Điện Biên Phủ
Câu 40. Thắng lợi của chiến dịch nào đã giúp quân ta giành được quyền chủ động
chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ? a. Chiến dịch Việt Bắc (1947)
b. Chiến dịch Biên giới (1950)
c. Chiến dịch Hà-Nam –Ninh (1951)
d. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Câu 41. Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực lOMoAR cPSD| 45764710
dân Pháp được khẳng định trong Chính Cương của Đảng Lao động Việt Nam là:
a. Chống đế quốc giành độc lập dân tộc
b. Xoá bỏ những tàn tích phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân (nhiệm vụ dân
chủ chỉ thực hiện sau khi dành độc lập) c. Xây dựng chế độ dân chủ mới
d. Xây dựng đời sống văn hóa mới
Câu 42. Ngày 15-10-1947, để đối phó với cuộc tấn công của thực dân Pháp lên căn
cứ địa Việt Bắc, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra:
Kháng Mỹ: mùa mưa – mùa khô ở miền Nam
Kháng Pháp: 4 mùa ở miền Bắc
a. Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc
b. Chỉ thị Phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp; (tháng 10 thuộc về mùa Đông)
c. Chủ trương tiến công quân Pháp ở vùng sau lưng chúng
d. Lời kêu gọi đánh tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp
Câu 43. Việt Nam bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và một
số nước khác vào năm nào? a. Năm 1945 b. Năm 1950 c. Năm 1951 d. Năm 1954
Câu 44. Đối tượng = kẻ thù chính của cách mạng được phản ánh trong Chính cương
của Đảng lao động Việt Nam là:
a. Thực dân Pháp xâm lược (45-51: chống Pháp)
b. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược c. Đế quốc Mỹ
d. Chủ nghĩa thực dân
Câu 45. Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II (2/1951), Đảng xác định: Nền
tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là: a. Công nhân và nông dân
b. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
c. Công nhân, nông dân và lao động trí thức
d. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
Câu 46. Đại hội lần thứ II (2-1951) của Đảng đã đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành:
a. Đảng Cộng sản Việt Nam b. Đảng Dân chủ c. Đảng Xã hội lOMoAR cPSD| 45764710
d. Đảng Lao động Việt Nam (trải qua 3 lần đổi tên: 10/30, 2/51, 76)
Câu 47. Đặc điểm của cách mạng Việt Nam được xác định trong Chính cương của
Đảng lao động Việt Nam là?
a. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
b. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
c. Cuộc cách mạng tư sản dân quyền
d. Cuộc cách mạng chống lại chủ nghĩa đế quốc
Câu 48. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam xác định, xã hội Việt Nam
gồm có mấy tính chất, là những tính chất nào? a. 1 - Tính chất thuộc địa
b. 2 - Tính dân chủ nhân dân và tính thuộc địa
c. 3 - Tính dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa (pháp đang đô hộ) và nửa phong kiến
d. 4 - Tính dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa, nửa phong kiến và tính dân chủ tư sản
Câu 49. Năm 1954, viện trợ của Mỹ cho Pháp đã tăng bao nhiêu % trong ngân
sách chiến tranh ở Đông Dương: a. 50% b. 60% c. 73% d. 80%
Câu 50. Điểm mạnh trong kế hoạch Nava của Pháp và Mỹ trên chiến trường Đông Dương là:
a. Tập trung một đội quân cơ động mạnh nhất và phương tiện chiến tranh nhiều nhất
b. Phân tán và giải đều lực lượng ra khắp các chiến trường
c. Tập trung tối đa lực lượng chủ lực ở đồng bằng Bắc Bộ
d. Sử dụng các phương tiện, vũ khí hiện đại
Câu 51. Ngày 20-11-1953, giữa lúc quân ta tiến quân lên Tây Bắc, Nava vội vàng
phân tán lực lượng và cho quân nhảy dù, tập trung một khối chủ lực mạnh ở đâu? a. Lai Châu b. Điện Biên Phủ c. Thượng Lào
d. Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia lOMoAR cPSD| 45764710
Câu 52. Theo Hiệp định Giơnevơ (1954), vào tháng 7/1956 ở Việt Nam sẽ diễn ra sự
kiện gì dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch? a. Thực
hiện di chuyển tập kết quân đội hai vùng dọc vĩ tuyến 17
b. Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước
c. Lập lại hòa bình tại Đông Dương
d. Ra nhập khối quân sự SEATO
Câu 53. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại Hòa bình ở Đông
dương đã quyết định lấy vĩ tuyến bao nhiêu làm giới tuyến quân sự tạm thời? a. Vĩ tuyến 17 b. Vĩ tuyến 18 c. Vĩ tuyến 19 d. Vĩ tuyến 20
Câu 54. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài bao nhiêu năm? a. 7 năm b. 8 năm c. 9 năm (45-54) d. 10 năm
Câu 55. Hiệp định Giơnevơ (Thụy Sỹ) ngày 21/7/1954 là Hiệp định về:
a. Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
b. Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương
c. Chấm dứt chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp
d. Chia cắt Việt Nam thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau
Câu 56. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7 năm 1954 là?
a. Đất nước bị chia cắt làm hai miền
b. Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ
c. Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước có chế
độ chính trị khác nhau
d. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược
Câu 57. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959) đã xác định con đường phát triển cơ
bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là?
a. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
b. Khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
c. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền lOMoAR cPSD| 45764710
d. Dựa vào Hậu phương lớn miền Bắc XHCN
Câu 58. Ai được cử làm Bí thư Trung ương cục miền Nam đầu tiên? a. Phạm Hùng b. Nguyễn Văn linh c. Phan Đăng Lưu d. Lê Duẩn
Câu 59. Nghị quyết Đại hội Đảng III (10/9/1960) khẳng định: “Do cùng thực hiện
một mục tiêu chung nên “Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ (… ) với nhau
và có tác dụng (…) lẫn nhau”. ”. Điền từ vào dấu (…) a. Khăng khít – thúc đẩy b. Gắn bó – bổ trợ
c. Biện chứng – bổ trợ
d. Mật thiết – thúc đẩy (MB hậu phương – MN tiền tuyến)
Câu 60.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Miền Bắc được xác định là: a. Hậu phương
b. Hậu phương quan trọng c. Hậu phương lớn
d. Hậu phương vững chắc
Câu 61. Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng III (10/9/1960) đối với sự phát triển
của toàn bộ cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất nước nhà, cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò: a. Quyết định b.
Quyết định trực tiếp (nói về cách mạng Mnam, vì đối đầu trực tiếp với Mỹ, quyết định trực tiếp đến thắng lợi) c. Quyết định nhất d. Hậu thuẫn quan trọng
Câu 62. Chiến lược chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ ở miền Nam diễn ra
trong giai đoạn nào? a. 1954 – 1959 b. 1954- 1960
c. 1954 – 1964 (đến năm 65 thực hiện chiến tranh cục bộ) d. 1964 - 1968
Câu 63. Ba mũi giáp công được Bộ Chính trị chủ trương kết hợp trong giai đoạn 1961 – 1965 là?
a. Quân sự - chính trị - ngoại giao
b. Quân sự - chính trị - kinh tế
c. Quân sự (VN-Mỹ) - chính trị (đi meeting, biểu tình) - binh vận (vận động binh lính Mỹ đầu lOMoAR cPSD| 45764710 hàng quân ta)
d. Quân sự - chính trị - phá ấp chiến lược
Câu 64. Đâu không phải tên gọi của các chiến lược chiến tranh Mỹ thi hành tại miền Nam Việt Nam
a. Chiến lược chiến tranh đơn phương
b. Chiến lược chiến tranh đặc biệt
c. Chiến lược chiến tranh cục bộ
d. Chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh
Câu 65. Việt Nam hóa chiến tranh thực chất là cuộc chiến đế quốc Mỹ dùng :
a. Dùng người Việt đánh người Việt
b. Dùng quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp tham chiến
c. Dùng quân chư hầu vào tham chiến
d. Dùng quân đội Mỹ là chủ yếu
Câu 66. Chiến lược chiến tranh cục bộ là cuộc chiến mà đế quốc Mỹ:
a. Dùng người việt đánh người Việt
b. Đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp tham chiến
c. Không leo thang bắn phá miền Bắc
d. Chỉ sử dụng quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp tham chiến
Câu 67.Hội nghị nào của Đảng đã quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968?
a. Hội nghị Trung ương 13 – khóa III của Đảng (1/1967)
b. Hội nghị Bộ Chính trị (5/1967)
c. Hội nghị Bộ Chính trị (12/1967)
d. Hội nghị Bộ Chính trị (10/1967)
Câu 68. Tại Hội nghị Bộ Chính trị (19/6/1970), khu vực nào được xác định là
hướng tiến công chính nhằm ngăn chặn và đẩy lùi chương trình “bình định” của đế quốc Mỹ? a. Thành thị b. Nông thôn c. Miền núi d. Đồng bằng
Câu 69. Chiến thắng quân sự nào đã buộc Mỹ phải kí kết với ta tại hiệp định Pari (1973)? lOMoAR cPSD| 45764710
a. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)
b. Vạn Tường - Ấp Bắc c. Đồng khởi
d. Điện Biên phủ trên không (1972)
Câu 70. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký khi nào? a. 27/12/1972 b. 27/1/1973 c. 27/2/1973 d. 27/4/1973
Câu 71. Bản Đề cương cách mạng miền Nam do ai chủ trì dự thảo? a. Nguyễn Chí Thanh b. Hoàng Quốc Việt c. Lê Duẩn d. Trường Chinh
Câu 72. Hội nghị nào của Đảng quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dây giải
phóng Sài Gòn trước tháng 5/1975?
a. Hội nghị vạch ra đường lối hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam (7/1973)
b. Hội nghị đề ra nhiệm vụ và phương châm chiến lược cho toàn miền Nam (12/1973)
c. Hội nghị lần thứ 23, Ban chấp hành TƯ Đảng (10/1974)
d. Hội nghị Bộ Chính trị 3/1975
Câu 73. Câu nói “Miền Nam là máu của Việt Nam, là thịt của Việt Nam. Sông có
thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” là của ai? a. Hồ Chí Minh b. Trường Chinh c. Lê Duẩn d. Phạm Văn Đồng