-
Thông tin
-
Quiz
Tranh biện bảo vệ quan điểm: Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam cuối TK19 đầu TK20 dựa trên đối tượng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Tranh biện bảo vệ quan điểm: Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam cuối TK19 đầu TK20 dựa trên đối tượng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
NHÓM 2
Đề bài: Tranh biện bảo vệ quan điểm: Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa tư
bản ở Việt Nam cuối TK19 đầu TK20 dựa trên đối tượng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
P1. Cơ sở lý luận (Thu Hiền, Việt Dương)
Luận điểm 1: Khẳng định tính tuần tự của lịch sử loài người: trong đó tuần tự tức là
đi từ thấp đến cao: từ cộng sản nguyên thủy -> chiếm hữu nô lệ-> phong kiến-> tư bản-> CNXH
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng lịch sử xã hội loài người là một tiến trình nối tiếp nhau từ
thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội: -
Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy) -
Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ - Hình thái KTXH phong kiến -
Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa -
Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa.
“Lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ
thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử tự nhiên”- Mác
● Sự phát triển của LLSX quyết định tính tuần tự của XH
● Sự phát triển của lực lượng sản xuất gây lên sự thay đổi về quan hệ sản xuất.
● Sự thay đổi về quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc
thượng tầng (hệ thống các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã
hội tương ứng) thay đổi.
Dẫn chứng 1: phân tích việc LLSX pt-> thay đổi QHSX-> thay đổi HT KT-XH.
(LLSX bao gồm các yếu tố: Người lao động và Tư liệu SX (Tư liệu LD (công cụ LD + ptiện
LD) + Đối tượng LD. )
- Ở hình thái cộng sản nguyên thủy, với việc hái lượm và săn bắt, chế độ quần cư được sản
sinh, ban đầu là mẫu quyền và sau là phụ quyền với các hình thức thị tộc, bộ lạc. Trong quá
trình đấu tranh với thú dữ và thiên nhiên, chính sự quá thô sơ của công cụ lao động, trình
độ thấp kém của lực lượng sản xuất đã quy định tính chất “công xã, cộng đồng” của chế độ
xã hội đầu tiên này của loài người.
- Xã hội chiếm hữu nô lệ: cái cuốc xuất hiện cộng với sự hợp sức có tổ chức của LD nô lệ
đã tạo được năng suất lao động cao hơn, đã có của cải dư thừa. Xã hội chiếm hữu nô lệ
xuất hiện với việc phân chia loài người thành hai giai cấp chủ yếu là chủ nô (tầng lớp chiếm
hữu được số của cải thừa) và nô lệ. Cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước chủ nô là quan hệ
sản xuất chiếm hữu nô lệ dựa trên chế độ sở hữu tư nhân của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ. - Xã hội phong kiến:
+ Khi chiếc cày xuất hiện, công cụ chủ yếu dùng bằng sắt, nhờ đó, năng suất LD
cùng một số tiến bộ trong lĩnh vực khác đã phá bung chế độ chiếm hữu nô lệ, sinh ra chế độ
phong kiến. Phương thức SX dựa trên chế độ sở hữu phong kiến về tư liệu sản xuất, chủ
yếu là ruộng đất và sự lệ thuộc về thân thể của người nông dân vào chúa đất phong kiến.
Xã hội phân chia chủ yếu thành chúa đất và nông dân tự do. Nông dân có thể tự mình nhận
đất canh tác với công cụ thủ công, trình độ kỹ thuật thấp, quy mô sản xuất nhỏ và nộp tô
cho địa chủ, thuế cho nhà nước phong kiến. Quy luật kinh tế cơ bản của PTSX là sản xuất
ra sản phẩm thặng dư cho chúa phong kiến bằng cách bóc lột người nông nô dưới hình
thức địa tô, chủ yếu là địa tô hiện vật. Lực lượng sản xuất phát triển, nông dân quan tâm
hơn đến sản xuất, mức độ bóc lột của địa chủ có hạn chế hơn và tiến bộ hơn so với mức độ
bóc lột dưới chế độ nông nô.
+ Trong QHSX phong kiến nông dân đã được tự do hơn, có nền kinh tế riêng, có
thời gian riêng để lao động tạo ra của cải cho mình-> thúc đẩy đến sự pt của LLSX. Như cày
sắt phát triển rộng rãi, kỹ thuật canh tác được cải tiến hơn, nhân công trong nông nghiệp
được mở rộng. Nhưng với sự pt hơn nữa của LLSX, đặc biệt khi diễn ra các cuộc cách
mạng công nghiệp, thì QHSX phong kiến không còn thích ứng và thành lực cản. Mâu thuẫn
giữa LLSX với QHSX phong kiến ngày càng sâu sắc, là nguyên nhân làm cho nền kinh tế
phong kiến bị đình đốn, khủng hoảng LLSX càng phát triển càng làm cho xã hội phong kiến
thêm bất ổn định-> QHSX phải nhường chỗ cho QHSX mới tiên tiến hơn. - Xã hội tư bản:
+ Đến khi máy hơi nước ra đời, cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử phát triển của
công cụ sản xuất bắt đầu. Nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, thành phố và những
thương trường sầm uất mọc lên. Những giới hạn chật hẹp của lãnh địa phong kiến cùng với
những lề thói lạc hậu của nó bị xóa bỏ. Xã hội tư bản được thiết lập.
+ Phương thức SX xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX và bóc lột
lao động làm thuê thay thế cho PTSX phong kiến. Xã hội chia thành 2 giai cấp cơ bản đối
kháng: giai cấp tư sản (người sở hữu tư liệu sản xuất) và giai cấp vô sản (người bị tước
đoạt hết TLSX, buộc phải làm thuê, bán sức ld cho nhà tư bản, chịu sự bóc lột của nhà tư
bản). Quy luật kinh tế cơ bản của PTSX TBCN là quy luật giá trị thặng dư. PTSX TBCN thể
hiện sự hơn hẳn của nó so với các phương thức sản xuất trước ở chỗ: lực lượng sản xuất
và khoa học - kĩ thuật phát triển mạnh, sản xuất và lao động được xã hội hoá cao trên quy
mô lớn, năng suất lao động cao.
+ CNTB ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển tự nhiên của xã hội. Nó thay
thế cho phong kiến vì nó tạo ra một kiểu tổ chức xã hội mà trong đó năng suất lao động cao
hơn nhiều so với năng suất LD của các xã hội trước.
- XH cộng sản chủ nghĩa: Phương thức SX dựa trên chế độ sở hữu công cộng XHCN về
TLSX, sự liên hiệp và tương trợ lẫn nhau trong sx giữa những người lao động đã được giải
phóng khỏi sự bóc lột, và trên cơ sở một nền sx lớn cơ khí hiện đại. Là một giai đoạn phát
triển của một phương thức sx mới - cộng sản chủ nghĩa, cao hơn so với phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội không còn phân chia giai cấp chiếm hữu TLSX và giai
cấp vô sản, con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, không có
người bóc lột người; lực lượng sản xuất và nền kinh tế phát triển cao; sự phân phối chủ yếu
là theo lao động. Kết cấu của PTSX XHCN tạo nên kết cấu hạ tầng, trên đó được xây dựng
nên một kiến trúc thượng tầng mới, một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; công bằng xã hội và
dân chủ được bảo đảm; các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng, có quan hệ hữu nghị với các dân tộc khác.
Dẫn chứng 2: Tính tuần tự của XH thông qua hoạt động thực tiễn của con người, qua
sự phát triển của CMXH.
Lịch sử đã chứng minh đầy đủ vai trò của các cuộc cách mạng xã hội từng diễn ra.
+ Cách mạng chuyển từ htkt-xh nguyên thủy lên htkt-xh chiếm hữu nô lệ.
+ Cách mạng xóa bỏ chế độ nô lệ và thay thế nó bằng chế độ phong kiến;
+ Cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Cách mạng vô sản xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để CMXH diễn ra cần có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan chín muồi.
Điều kiện chủ quan: sự phát triển, trưởng thành về kinh tế, nhận thức và tổ chức
của giai cấp cách mạng tức giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.
Điều kiện khách quan: Tình thế cách mạng: sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, của mâu thuẫn giai cấp trong xã hội dẫn tới
những đảo lộn trong nền tảng kt-xh, tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc
khiến cho việc thay thế thể chế chính trị đó bằng thể chế chính trị khác tiến bộ hơn
như là một thực tế không thể đảo ngược.
Minh chứng cho việc cần các điều kiện khách quan và chủ quan thì CMXH mới diễn ra: có
thể thấy cuộc CM tư sản để xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ TBCN không hề diễn
ra đồng thời giữa các nước mà diễn ra thời điểm khác nhau, do mỗi quốc gia lại có thời điểm
các điều kiện chín muồi khác nhau:cách mạng tư sản Hà Lan (1566 - 1648), Anh (1642 -
1651), Pháp (1789–1799), Bắc Mỹ (1765 - 1783),..
Dẫn chứng: Cách mạng tư sản Pháp (1789) (cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất)
diễn ra được do nó đã hội tụ và chín muồi được các điều kiện: -
Điều kiện khách quan: Cuối TKXVIII nền kinh tế TBCN Pháp phát triển mạnh trong
công thương nghiệp. Khi LLSX phát triển, quan hệ trao đổi buôn bán ngày càng
được mở rộng thì nền kinh tế TBCN lại càng chịu sự kìm hãm của cách chính sách
phong kiến như thuế quan, đo lường,...-> nảy sinh LLSX mới, tiến bộ với QHSX
phong kiến lạc hậu lỗi thời -> yêu cầu đặt ra phải xóa bỏ những rào cản của chế độ
phong kiến, tạo điều kiện cho nền kt TBCN pt.
+ Chế độ đẳng cấp khắt khe: đẳng cấp quý tộc và tăng lữ được hưởng mọi đặc quyền
về kinh tế, chính trị thì đẳng cấp thứ 3 (tư sản, nông dân và bình dân thành thị)
không được hưởng những quyền lợi về chính trị, phải đóng hàng trăm nghìn thứ thuế. -
Điều kiện chủ quan: -
Sự phát triển về nhận thức, kinh tế và tổ chức của giai cấp tư sản:
Sự ra đời của hệ tư tưởng dân chủ tư sản dẫn dắt con đường lãnh đạo cách mạng
của giai cấp tư sản: tư tưởng Khai sáng (thường được liên hệ chặt chẽ với cuộc
Cách mạng Khoa học) với mơ ước thiết lập một xã hội của nhân tính, lý tính, chủ
trương tự do, tiến bộ loài người, khoan dung, bác ái, chính phủ lập hiến, phân lập
nhà nước với tôn giáo, có tác dụng dọn đường, chuẩn bị cho cuộc CMXH bùng nổ.
Tiền đề về kinh tế của giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản nhờ những thuận lợi trong
thời kỳ đầu (chủ nghĩa trọng thương từ giữa thế kỉ XVII) đã giàu lên nhanh chóng,
không ngừng phát triển mạnh mẽ về thế lực kinh tế, làm giàu bằng thương mại thuộc
địa và bành trướng sản xuất chế biến đã mạnh lên nhưng vẫn bị gạt khỏi công việc của nhà nước.
Đại diện cho LLSX tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản là một giai cấp cách mạng, một
giai cấp đang lên có ý thức về vai trò lãnh đạo của mình. Điều đó quy định giai cấp
tư sản Pháp có thể độc chiếm vai trò lãnh đạo cách mạng mà không cần đến sự liên
minh của giai cấp quý tộc phong kiến tư sản hóa.
-> cuộc CM tư sản Pháp nổ ra, do giai cấp tư sản lãnh đạo, đưa nước Pháp thay đổi hình
thái ktxh từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN – một chế độ xã hội cao hơn, tiến bộ hơn,
phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của XH loài người.
Luận điểm 2: NC tại VN: NC lại thực tiễn VN-> nhận thấy VN phải đi theo tuần tự XH của Mác -
Theo đúng tuần tự của Mác: llsx phong kiến => llsx cntb => llsx cnxh
Xuất phát điểm LLSX ở VN ( thời phong kiến): Vào thế kỉ XIX, Việt Nam đang ở thời
kì phong kiến và đang ở giai đoạn thứ nhất của giai đoạn phát triển lực lượng sản
xuất, còn yếu kém, lạc hậu, chủ yếu lđ thủ công chân tay. · => đi luôn lên CNXH là
không đúng trình tự, dễ dàng bị sụp đổ.
., Sau 1945: Trình độ người lao động rất thấp, hầu hết không có chuyên môn tay
nghề, phần lớn lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà cha
ông để lại. Trường dạy nghề rất hiếm, chủ yếu chỉ xuất hiện ở Hà Nội, Sài Gòn,
….Tại những đô thị lớn, trình độ của người lao động cao hơn các vùng khác trong cả nước.
., Tư liệu sản xuất mà nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kỳ này còn thô sơ, lạc
hậu. Là một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cày, cuốc,
theo hình thức “ con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ yếu,
trong công nghiệp máy móc thiết bị còn ít và rất lạc hậu. Phát triển công cụ lao động
giữa các vùng, miền cũng có sự khác nhau.
Đối chiếu các điều kiện thực hiện CMXH: cần giai cấp cách mạng trưởng thành về
nhận thức, vị thế kinh tế, tổ chức.
., GCCN Việt Nam năm 1945 chỉ có 200 nghìn người. nếu trước 1986, nước ta có
khoảng 3,38 triệu công nhân, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội
Theo đúng trình tự phải có LLSX cao, khoa học công nghệ phát triển, cơ sở hạ tầng
cao rồi đi lên CNXH vậy mới theo đúng tuần tự.
=> vì vậy, khi chuyển sang giai đoạn thứ 2 là giai đoạn cách mạng công nghiệp, ứng dụng
nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật thì Việt Nam nên phát triển thành một nước tư bản chủ
nghĩa sau đó mới tiến lên chủ nghĩa xã hội đúng theo trình tự của 3 giai đoạn phát triển LLSX Mác đưa ra.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen nhận định rằng, trong lịch sử của mình, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị
chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng
sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”.
=> Cần lên CNTB để tích tụ, tập trung sản xuất, cải thiện llsx lên trình độ cao, năng suất
cao, phát triển trình độ KH - KT, sản xuất các công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại =>
là tiền đề cho llsx phát triển=> Rồi từ đó đi lên CNXH mới bền vững, chắc chắn, phát triển 1 cách dài hạn.
Đặt vấn đề: Việc ko tuân theo tuần tự xã hội, nhảy vọt, bỏ qua Hình thái KTXH TBCN
dẫn đến khủng hoảng VN giai đoạn 75-85.
Theo đúng trình tự: LLSX pt-> thay đổi quan hệ SX-> thay đổi hình thái kt-xh
Tình hình Việt Nam giai đoạn 1975-1985: Bỏ qua cntb-> cnxh-> khủng hoảng sự pt llsx ko theo kịp.
“Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ:lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường
hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ,
có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” (văn kiện Đại hội VI của Đảng)
+ QHSX lên quá cao, tách rời với LLSX: quá nhấn mạnh sở hữu tư liệu sản xuất theo
hướng tập thể hóa, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động, chủ quan muốn
tạo ra một QHSX vượt trước trình độ LLSX, làm cho mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trở
nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
(nông dân bị ép đi vào hợp tác xã, mở rộng nông trường quốc doanh mà không tính đến
LLSX còn rất lạc hậu. Người lao động không được chú trọng về cả trình độ và thái độ lao
động, đáng ra là chủ thể của sản xuất nhưng lại trở nên thụ động trong cơ chế quan liêu bao cấp.)
+ Trong xác lập QHSX, tuyệt đối hoá vai trò của công hữu, làm QHSX chỉ còn tồn tại giản
đơn dưới 2 hình thức toàn dân và tập thể; xoá bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN, không
chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ; xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân
một cách ồ ạt, trong khi nó đang tạo điều kiện cho sự phát triển LLSX. Dẫn đến LLSX không
phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, sản xuất đình đốn.
-> Hậu quả là SX bị kìm hãm, đời sống nhân dân đi xuống nhanh chóng, thui chột động lực
tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... cả nước
làm không đủ ăn. Đến cuối năm 1985( 12/1985, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845.3%), năng
suất lao động quá thấp, kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. P2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thế giới (Long Giang)
Cơ sở Thực Tiễn Thế Giới
1. Thành tựu của tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong kiến:
1.1 Về văn hóa và xã hội : Tư Bản Chủ Nghĩa Phong kiến
· Tiến bộ trong tư tưởng và suy nghĩ
· Tin vào thần thánh , thường vịn
, xã hội dần trở nên thoải mái hơn với
vào những chuyện mê tín phi khoa học
những tục lệ , quan niệm cũ xưa . Đề
để giải thích cho những điều kì bí .
cao quyền tự do bình đẳng và vấn đề
nhân quyền và tự do ngôn luận
· Tôn giáo là chủ thể của bản ngã
con người và mối liên kết của con người
· Thoát ly khỏi những tư tưởng mê
trong xã hội, là nền tảng cho sự giáo
tín dị đoan , quan niệm lạc hậu . Bắt đầu
dục trong gia đình và cuộc sống .
dùng khoa học , lý thuyết thực tế tiến bộ
để giải thích , giải quyết vấn đề thay vì
· Vấn đê nhân quyền và tự do ngôn
dựa vào những câu chuyện tâm linh ,
luận còn hạn chế , các phong tục tập thần thánh
quán cũng như tư tưởng suy nghĩ tương đối nặng nề . 1.2 Về kinh tế : Tư Bản Chủ Nghĩa Phong kiến
· Với sự bùng nổ của cuộc cách
· Nền kinh tế kém phát triển , sản
mạng công nghiệp và thiết bị máy móc
xuất với công cụ thô sơ , thủ công
ứng dụng trong sản xuất , năng suất lao
không hiệu quả và cực kì lạc hậu . Đa
động được cải thiện vượt bậc
phần công việc vẫn dựa vào sức lao
động của con người, không xuất hiện
· Các nhà tư sản giờ đây chú trọng
hoặc rất ít máy trong sản xuất . Nền
vào việc nâng cấp , cải thiện và sáng
kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông
chế thiết bị sản xuất , cải thiện hơn
nghiệp hoặc thủ công nghiệp năng suất lao động
· Chưa có sự phân hóa sản xuất
· Sản xuất tập trung quy mô lớn ,
hay xã hội hóa sản xuất , hầu hết đều
công việc được phân chia theo chuyên
sản xuất theo quy mô nhỏ , thiếu hiệu môn cụ thể
quả , rất khó khăn trong việc nâng cao năng xuất lao động
· Nhìn nhận quyền sử hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất . Các công ty tư
· Ở sản xuất phong kiến, nông dân
nhân tạo thành thành phần kinh tế tư
lĩnh canh bị bóc lột bởi địa chủ thông
nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của qua địa tô.
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
· người làm thuê bị bóc lột bởi giai cấp tư sản 1.3 Về Chính Trị : Tư Bản Chủ Nghĩa Phong kiến
· Quyền lực không còn nằm trong
· Quyền lực tập trung tối cao vào
tay vua và quý tộc , quốc hội cùng với
tay vua và tầng lớp quý tộc
chính phủ xuất hiện nắm quyền điều hành đất nước
· Quyền lực được duy trì bởi sự
chuyển giao qua quan hệ huyết thống
· Tự do dân chủ , người dân có cùng một dòng máu
quyền bầu ra người điều hành đất nước
· Chính sách điều hành cai trị đất
, quyền lực không còn chuyển giao qua
nước mang nặng tính độc đoán cá nhân
quan hệ huyết thống máu mủ . và cảm tính .
2. Ví dụ thực tế và kết luận:
2.1 Nhật bản trước và sau tư bản chủ nghĩa - Minh Trị Duy tân:
Tư Bản Chủ Nghĩa Nhật Bản
Phong kiến Nhật Bản
Kinh tế :Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị
· Kinh tế : Đến giữa thế kỷ 19, Nhật
trường, cho phép mua bán ruộng đất. Tăng
Bản vẫn là một nước nông nghiệp duy
cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
trì cách sản xuất lạc hậu dựa trên nền
nông thôn.Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường
tảng phong kiến. Dân làm ruộng phải
sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
chịu tô thuế nặng cộng với nạn mất mùa
và thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng
đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, Yên)
bần cùng. Trong khi nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn thì thương nghiệp ở
· Xã hội : Thi hành chính sách giáo
Nhật lại bùng phát với lợi điểm hải cảng
dục bắt buộc. Chú trọng nội dung khoa
lớn, nhà buôn phát giàu nhanh chóng.
học - kỹ thuật trong chương trình giảng
Đó là cơ sở cho chủ nghĩa tư bản phát
dạy. Cử những học sinh giỏi đi du học triển ở Nhật Bản
phương Tây .Toà án mới (kiểu phương
Tây) được thành lập. Nhiều cải cách
· Xã hội : Về mặt xã hội, Nhật Bản
quan trọng về giáo dục được thi hành
lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp
trong đó có việc thành lập các trường
với quyền bính do các đại danh
Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo
(daimyo) và võ sĩ Samurai nắm cả. Tuy chính quyền và kinh doanh.
nhiên vào thời kỳ này tình hình quốc nội
đã yên, chiến tranh kết thúc nên địa vị
· Chính trị : Nhật hoàng tuyên bố
của Samurai đã không còn như trước.
thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ
Một số phải chuyển sang làm ruộng, làm
mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền
thợ hay đi buôn. Trong khi đó tầng lớp
tự do. Ban hành Hiến pháp mới (năm
tư sản công thương nghiệp ngày càng
1889), chế độ quân chủ lập hiến được
giàu lên nhưng không có quyền lực về
thiết lập. B ãi bỏ hệ thống lãnh địa và
chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên tạo
danh hiệu của các đại danh. Đồng thời,
ra mối xung khắc giữa tầng lớp thương
họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa
nhân và giai cấp thống trị ngày càng lớn.
là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân,
Nông dân Nhật thì bị áp lực của cả hai
thợ thủ công và thương nhân giờ đây
phía, giới quý tộc và thương nhân.
không còn bị phân biệt. Điều này gây
bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình
· Chính trị : Nền phong kiến Nhật
Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu
Bản đúng ra là do vua Nhật (Thiên
bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản
hoàng) quyết định nhưng trong thực tế
tiền nhận được từ triều đình cộng với tri
thì do Mạc phủ tokugawa thao túng từ
thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã
đầu thế kỷ XVII đã hơn 250 năm. Phe
biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản
bảo hoàng tôn quân lấy điều đó làm bất .
bình nên khơi ra phong trào lật đổ Mạc
Phủ, trao lại quyền bính cho triều đình Thiên hoàng. 2.2 Kết luận :
· Qua ví dụ duy tân minh trị của nhật bản , ta có thể thấy hình mẫu tư bản chủ nghĩa
là 1 con đường phát triển tuyệt vời từ chế độ phong kiến , giúp đất nước phát triển vượt
bậc về mọi mặt và đồng thời giúp đất nước tránh khỏi sự nhòm ngó , xâm lược của
phương tây . đưa đất nước lên vị thế mới trong khu vực . 2.2 Việt Nam (Thùy Dương)
LĐ1: CNTB với đại diện là Pháp đã mang đến một khái niệm mới chính là "khai hóa
văn minh". Chính sách khai hóa này đã có tác động lớn đến Việt Nam, góp phần thay
đổi bộ mặt kinh tế, xã hội ở nước ta lúc bấy giờ. 1. Về kinh tế: - Cơ sở hạ tầng:
+ Thiết lập một hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt hoàn thiện và hiện đại hơn với
mục đích vừa phát triển kinh tế lâu dài vừa vận hành bộ máy hành chính đến các cấp.
● Các trục đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng
và các vùng biên giới trọng yếu (Đến đầu thế kỷ 20, Pháp đã làm được 20.000km
đường bộ. Điển hình là các trục đường: Hà Nội- Cao Bằng, Việt Trì- Tuyên Quang, Vinh- Sầm Nưa).
● Các đoạn đường sắt ở Bắc Kì và Trung Kì cũng lần lượt được xây dựng. (Tính đến
năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam do Pháp xây dựng được hoàn thành có
tổng chiều dài là 2059 km)
+ Ở Việt Nam thời đó, vì giao thông đường thủy đóng vai trò chủ đạo nên Pháp cũng đã tập
trung phát triển hệ thống giao thông đường thủy ở nước ta.
● Nhiều cảng biển, cảng sông lớn được xây dựng như: cảng Sài Gòn, cảng Hải
Phòng, cảng Đà nẵng … đặc biệt là cảng Sài Gòn được ưu tiên phát triển với nhiều
trang thiết bị máy móc hiện đại, là cảng lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ.
● Hệ thống kênh rạch cũng được đẩy mạnh phát triển ở khu vực miền Nam nước ta và
chỉ trong 10 năm (1880-1890), Pháp đã cho đào được 2 triệu m3 đất kênh rạch, gia
tăng thêm 170.000 mẫu đất canh tác. Nhiều con kênh lớn được xây dựng như kênh
Xà No, kênh Kinh Rạch Giá-Hà Tiên,...
Các công trình cơ sở hạ tầng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự thay đổi của Việt
Nam ở những năm cuối TK XIX, đầu XX và nó vẫn được vận hành đến tận ngày nay. -
Cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực và mang một bộ mặt hoàn toàn mới:
+ Nông nghiệp : xây dựng nhiều đồn điền với quy mô lớn, phát triển trồng các loại cây công
nghiệp và năng suất canh tác cũng được đẩy mạnh.
+ Về công nghiệp, Pháp mở hàng loạt các nhà máy xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công
nghiệp chế biến như sản xuất ngói, dệt may, xay xát,...; xuất hiện nhiều loại máy móc phục
vụ sản xuất và người Việt bước đầu được tiếp xúc với những cách thức, phương pháp, kỹ
thuật hiện đại, tiên tiến từ phương Tây tăng năng suất lao động cũng như tạo ra sản
lượng sản phẩm dồi dào.
Pháp đã thực hiện hóa công nghiệp, biến Việt Nam từ nước có nền công nghiệp lạc hậu
thành một nước có những bước đi đầu tiên trong cách mạng công nghiệp. So với nền kinh
tế phong kiến, kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải, vật chất hơn, năng
suất gia tăng đột biến hơn.
2. Văn hóa - Xã hội: mang đậm màu sắc văn hóa Pháp
- Về văn hóa: Không chỉ đặt nền móng thiết chế mà người Pháp còn xây dựng những tập
quán, thói quen cho người Việt ta.
+ Ngôn ngữ và nghệ thuật: cũng là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng to lớn nhất của
thực dân phương Tây nói chung và thực dân Pháp nói riêng về văn hoá lên đất nước ta.
Chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang dùng ngày nay chính là minh chứng. Chữ Quốc ngữ
không chỉ là ký hiệu để ghi âm mà còn thay đổi cả tư duy ngữ pháp diễn đạt đến tâm hồn của người Việt Nam.
+ Về kiến trúc: Phong cách kiến trúc được ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách Pháp Tạo
ra dòng kiến trúc Indochine (Đông Dương) độc đáo và không giống bất cứ đâu trên thế giới.
Những công trình kiến trúc nổi tiếng được Pháp xây dựng như Metropole Hà Nội hay nhà
thờ Đức Bà,.. đến nay vẫn là những tinh hoa và không có cảm giác bị lỗi thời. Các trường
học được xây dựng từ thời Pháp thuộc hiện nay vẫn là một phần không thể thiếu trong hệ
thống giáo dục nước ta hiện nay như trường Chu Văn An.
+ Du nhập nhiều nét mới từ các nước phương Tây: ẩm thực xuất hiện nhiều món ăn mới lạ,
nhiều loại hình giải trí, nghệ thuật đương đại, phong cách thời trang hiện đại ra đời,...
- Về xã hội: Xuất hiện nhiều giai cấp và tầng lớp mới trong đó tiêu biểu nhất và cũng là lực
lượng nòng cốt đi đầu ở nước ta chính là giai cấp công nhân mang đến hệ tư tưởng mới
cho tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam.
Sự tác động của Pháp đã mang đến cho Việt Nam một bộ mặt văn hóa-xã hội rất mới mẻ
và hiện đại, giúp Việt Nam không chỉ bắt kịp với sự phát triển của các nước khác mà còn hội
nhập được với quốc tế.
LĐ2: Không chỉ mang lại văn minh dưới góc độ Kinh Tế - Xã Hội, tư bản còn tác động
đến con đường cứu nước của các nhà yêu nước Việt Nam.
.+ Đối với xã hội thuần tuý, lạc hậu thời bấy giờ, những sức mạnh khoa học kĩ thuật mà
Pháp thể hiện làm người dân ta phải kinh ngạc, và điều đó đã tác động mạnh đến suy nghĩ,
tư tưởng của người đương thời: Xóa đi những suy nghĩ đầy lòng tự hào dân tộc một cách
mù quáng của các nhà Nho xưa coi người phương Tây chỉ là loại người man di coi trọng vật chất.
+ Cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp đã mở ra một đường lối tư tưởng mới trong đầu óc
tầng lớp thanh niên trí thức yêu nước thời bấy giờ.
● Từ "kinh ngạc" họ đi đến "khâm phục" và tìm mọi cách để học hỏi những thành tựu
tiến bộ của nền văn minh phương Tây mà tiêu biểu nhất chắc chắn là "người mà ai
cũng biết là ai" (Bác Hồ).
● Ngoài ra, còn có các nhà yêu nước khác như: Phan Bội Châu với phong trào Đông
Du hay Phan Châu Trinh với phong trào Duy Tân…
=> Kết luận: Chủ nghĩa tư bản đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều giá trị mới về cơ sở
vật chất, khoa học kỹ thuật, đường xá, cầu cống,...do đó đi theo tính tuần tự từ thấp
đến cao, từ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản rồi mới đến chủ nghĩa xã hội như Mác đã
nhận định là hoàn toàn hợp lý.
P3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh ( Đức Duy )
P4. Tính đúng đắn ( Hương Giang, Trung Hiếu) IV. Tính đúng đắn
Luận điểm 1: Sự lựa chọn nhảy vọt lên con đường CNXH hiện nay không còn quá
đúng đắn nhất là khi CNXH đã sụp đổ, không những là một nước mà là cả một hệ thống
Dẫn chứng 1: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu
Mùa thu năm 1991, CNXH thất bại trên chính ngay quê hương của Cách mạng
Tháng Mười Nga. Sự sụp đổ của Liên Xô và một phần hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã
khiến giới chính trị tư sản và chủ nghĩa đế quốc tin chờ vào hiệu ứng “đô-mi-nô” về cái gọi là
“sự sụp đổ định mệnh” toàn hệ thống CNXH. Trong vòng ba năm, các chế độ Cộng sản sụp
đổ và các quốc gia riêng lẻ giành được tự do, ban đầu là ở các quốc gia vệ tinh của Liên Xô
và sau đó là trong chính Liên Xô:
● Vào đêm ngày 9 tháng 11 năm 1989, Bức tường Berlin - biểu tượng mạnh mẽ nhất
của sự phân chia thời chiến tranh lạnh của châu Âu chính thức sụp đổ. Sự sụp đổ
của Bức tường Berlin là đỉnh điểm của những thay đổi mang tính cách mạng ở Đông Âu vào năm 1989.
● Ở Ba Lan, Sự kiện Walesa nhậm chức tổng thống vào ngày 21 tháng 12 năm 1990
được coi là sự kết thúc chính thức của nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và là khởi
đầu của nước Cộng hòa Ba Lan.
● Theo chân Ba Lan, Hungary trở thành quốc gia Đông Âu tiếp theo chuyển tiếp sang
sang một chính phủ phi Cộng sản. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1989, Đảng Cộng sản
tại kỳ đại hội cuối cùng của nó đã chính thức đổi tên thành Đảng Xã hội Hungary.
● Với sự sụp đổ của các chính phủ Cộng sản tại các quốc gia Đông Âu khác, và các
cuộc biểu tình trên đường phố ngày càng gia tăng, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã
tuyên bố vào ngày 28 tháng 11 năm 1989 rằng họ sẽ từ bỏ quyền lực và đồng thời
bãi bỏ nhà nước độc đảng. Tiếp sau đó là các đảng cộng sản ở Đông Đức, Tiệp
Khắc, Bulgaria, Romania, Albania, Nam Tư liên tiếp sụp đổ.
● Ngày 25 tháng 12 năm 1991: Gorbachev đọc diễn văn từ biệt, tuyên bố từ chức
Tổng thống Liên Xô. Một ngày sau, thượng viện của Xô Viết Tối cao bỏ phiếu cho cả
chính họ và Liên bang Xô Viết không tồn tại, chính thức dẫn tới sự kết thúc của Liên
bang Xô Viết và hệ thống CNXH ở Đông Âu.
Dẫn chứng 2: Các cuộc khủng hoảng lớn của CNTB
Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa". Sản xuất "thừa" ở
đây chỉ có ý nghĩa tương đối, nghĩa là "thừa" so với mức eo hẹp tiêu dùng có khả năng
thanh toán của quần chúng, không phải "thừa" so với nhu cầu thực tế của xã hội.
Khủng hoảng kinh tế biểu hiện ở chỗ: hàng hóa bị ứ đọng, sản xuất bị thu hẹp, xí nghiệp,
thậm chí phải đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng lên, thị trường rối loạn... ·
Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Anh vào năm 1825,
sau khi nền đại công nghiệp cơ khí xuất hiện và tiếp theo đó các cuộc khủng
hoảng kinh tế nổ ra và mang tính chu kì. ·
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm rung
chuyển thế giới tư bản chủ nghĩa, sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản phát
triển trong thời gian này đã bị kéo thụt lùi lại hàng chục năm, chỉ tương đương
với sản lượng công nghiệp những năm cuối thế kỷ XIX: Mỹ giảm 55,6%, Anh
giảm 32,2%. Pháp giảm 34,7%. Đức giám 43,5%,... Khủng hoảng kinh tế 1929-