Triết học 1 - Triết học về tự nhiên | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

Triết học 1 - Triết học về tự nhiên | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
A. Triết học về tự nhiên (Biện chứng của tự nhiên)
Tổng qua sơ đồ “Triết học về tự nhiên”
I.
1.
2. Hai nguyên lý của phép Biện chứng duy vật
2.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
2.1.1 Khái niệm “mối liên hệ” và “mối liên hệ phổ biến”
-Mối liên hệ: Là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau
phụ thuộc lẫn nhau sự làm tiền đề điều kiện cho nhau sự tác động qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau
-Mối liên hệ phổ biến: là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự tồn tại khái quát,
bao trùm và rộng khắp của sự ràng buộc, quy định phụ thuộc lẫn nhau, của sự
làm tiền đề điều kiện cho nhau, của sự tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau
trong mọi phạm vi lĩnh vực của thế giới
2.1.2 Các tính chất của mối liên hệ
-Tính khách quan:
+Mối liên hệ là thuộc tính khách quan vốn có của TG của các svht, mối
liên hệ tồn tại gắn liền với TG, với các svht và không tách rời TG, không tách
rời các svht.
+Mối liên hệ tồn tại độc lập với nhận thức hiểu biết của con người, không
phụ thuộc vào việc con người nhận thức nắm bắt hiểu biết được hay không nhận
thức không nắm bắt, không hiểu biết được sự tồn tại của nó.
Theo Lênin: “Mối liên hệ giữa các svht đều tồn tại khách quan”
-Tính phổ biến:
+Mối liên hệ tồn tại trong toàn bộ tổng thể TG, trong phạm vi lĩnh vực
khác nhau của TG, trong tự nhiên, trong xã hội, trong nhận thức tư duy, trong
tâm lý tình cảm của con người và đối với mọi svht khác nhau.
Theo Lênin” Những quan hệ của mỗi svht… là muôn vẻ, phổ biến và toàn
diện.
- Tính tác dụng:
+Mối liên hệ tồn tại như là cơ chế điều hành TG, điều hành svht, chi phối
sự tồn tại vận động biến đổi, chuyển hoá của svht, mối liên hệ tạo các giới hạn
tồn tại, phẩm chất, phẩm tính của svht và cũng chính mối liên hệ xoá bỏ ranh
giới giữa các svht, kết nối chúng lại với nhau thành bức tranh tổng thể TG.
-Tính phong phú đa dạng
+Mối liên hệ phong phú đa dạng về dạng thức, cách thức, vị trí vai trò và
tác dụng, tính phong phú đa dạng muôn màu muôn vẻ của mối liên hệ gắn liền
với sự đa dạng phong phú muôn màu muôn vẻ của các svht.
+ Bức tranh tổng quát của toàn bộ tổng thể thế giới là bức tranh về mối
liên hệ của bản thân các sự vật, là bức tranh về dạng thức, cách thức, vị trí vai
trò của mối liên hệ, là bức tranh của cơ chế của sự tồn tại, bản chất và sự biến
đổi chuyển hóa của svht.
2.1.3. Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
-Mọi sự vật hiện tượng, mọi yếu tố bộ phận, mọi giai đoạn quá trình đều liên hệ
với nhau. Không có sự vật hiện tượng nào, yếu tố bộ phận, giai đoạn quá trình
nào tồn tại mà không liên hệ hay tồn tại ngoài mối liên hệ; Không có sự vật hiện
tượng nào, yếu tố bộ phận giai đoạn quá trình nào độc lập tách biệt không liên
hệ với các sự vật hiện tượng khác, các yếu tố bộ phận giai đoạn quá trình khác.
Theo Lênin: “Mỗi sự vật hiện tượng quá trình đều liên hệ với mỗi sự vật khác.”
-Mối liên hệ là phương thức, điều kiện quy định sự tồn tại hay không tồn tại của
sự vật hiện tượng, của mọi yếu tố bộ phận, mọi giai đoạn quá trình. Thông qua
mối liên hệ, bằng mối liên hệ, do mối liên hệ sự tồn tại hay không tồn tại của sự
vật hiện tượng được bộc lộ ra và biểu hiện. Thông qua mối liên hệ, bằng mối
liên hệ, do mối liên hệ sự vật hiện tượng mới biểu hiện ra nó là cái gì, như thế
nào và phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.
Theo Lênin: “Liên hệ có tính quy định lẫn nhau của tất cả.”
-Tổng thể của các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, giữa các yếu tố bộ
phận, giai đoạn quá trình làm thành bức tranh tổng quát về mối liên hệ phổ biến
của thế giới.
-Toàn bộ “Thế giới tự nhiên, lịch sử loài người, hoạt động tinh thần… là một
bức tranh chằng chịt vô tận của các mối liên hệ và những tác động qua lại lẫn
nhau”
-Kết cấu cơ bản của bức tranh tổng quát về mối liên hệ phổ biến của thế giới của
các sự vật hiện tượng các yếu tố bộ phận giai đoạn quá trình bao gồm:
+Các dạng thức (hình thức) liên hệ: các mối liên hệ giữa vật chất-ý thức,
cái chung-cái riêng, tất nhiên- ngẫu nhiên, nguyên nhân- kết quả, nội dung- hình
thức, bản chất- hiện tượng, khả năng- hiện thực.
+Phương thức (cách thức) liên hệ: các sự vật hiện tượng liên hệ hiện thực
với nhau trong không gian và thời gian theo các cách thức: trực tiếp- gián tiếp,
bên trong- bên ngoài, bên trên- bên dưới, chiều dọc- chiều ngang
-Vai trò của liên hệ: các liên hệ có vai trò không giống nhau, có mối liên hệ
không cơ bản, có mối liên hệ cơ bản, có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ
yếu, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất
nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên.
-Cơ sở của các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, giữa các yếu tố bộ phận,
các giai đoạn quá trình là tính thống nhất vật chất của thế giới.
-Toàn bộ các mối liên hệ hiện thực giữa các sự vật hiện tượng, giữa các yếu tố
bộ phận, các giai đoạn quá trình dựa trên nền tảng vật chất, dựa trên tính thống
nhất vật chất của thế giới. Không có nền tảng vật chất, không có tính thống nhất
vật chất của thế giới thì không có bất kỳ mối liên hệ nào của sự vật hiện tượng.
Ăng ghen: “Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó và tính
vật chất này được chứng thực bởi quá trình phát triển lâu dài khó khăn của triết
học và khoa học tự nhiên.”
2.1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lí về mối liên hệ
phổ biến
a) Nguyên tắc liên hệ
Liên hệ là một hiện tượng khách quan phổ biến tồn tại phổ quát trong toàn bộ
tổng thể thế giới, trong các phạm vi lĩnh vực khác nhau và đối với các sự vật
hiện tượng khác nhau. Không có phạm vi lĩnh vực nào, không có sự vật hiện
tượng nào mà không có mối liên hệ hay không tồn tại trong mối liên hệ. Vì vậy
trong mọi nhận thức khoa học trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau cần chú ý:
-Không phải đặt vấn đề có hay không có, tồn tại hay không tồn tại mối liên hệ
của sự vật hiện tượng mà chỉ có vấn đề mối liên hệ của sự vật hiện tượng đã
được nhận thức hay chưa được nhận thức, đã được nhận diện xác định hay chưa
được nhận diện xác định mà thôi.
-Luôn luôn phải đặt sự vật hiện thực vào trong các mối liên hệ, quan hệ hiện
thực của nó để xem xét nghiên cứu. Không được tách sự vật hiện tượng ra khỏi
các mối liên hệ của nó để nghiên cứu xem xét.
Ăngghen: “Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét các sự vật trong sự
liên hệ lẫn nhau của chúng chứ không phải trong trạng thái cô lập.”
b) Nguyên tắc toàn diện
-Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng không chỉ có một mối liên hệ mà có nhiều
mối liên hệ khác nhau, các mối liên hệ khác nhau cùng tồn tại, tác động, chi phối
sự vật hiện tượng nhưng vị trí vai trò của chúng khác nhau, không giống nhau.
Vì vậy trong mọi nhận thức nghiên cứu khoa học trong mọi phạm vi lĩnh vực
khác nhau cần chú ý:
+Phải nắm bắt đầy đủ, phải nghiên cứu xem xét đầy đủ các mối liên hệ
quan hệ hiện thực của sự vật hiện tượng. Không được chỉ nắm bắt nghiên cứu
xem xét một vài mối liên hệ nào đó và bỏ qua nhiều mối liên hệ vốn có khác của
sự vật hiện tượng.
Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt các mối liên hệ, quan hệ của nó.”
+Phải phân loại được và đánh giá được vị trí, vai trò của các mối liên hệ
đối với sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Không được cào bằng hay đánh đập các
mối liên hệ sự vật hiện tượng đều đóng vai trò như nhau cần phải chống lại mọi
biểu hiện của chủ nghĩa Chiết Trung và thuật ngụy biện, đây là những phương
pháp nhận thức không đúng về thế giới về các sự vật hiện tượng
Lenin: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải tìm cho kỳ được mặt chủ yếu,
mặt quyết định trong một toàn bộ phức tạp.”
c)Nguyên tắc lịch sử cụ thể
-Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong những không gian thời gian cụ thể,
trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tồn tại trong những mối liên hệ quan
hệ cụ thể của nó. Trong những không gian, thời gian cụ thể, trong những điều
kiện hoàn cảnh cụ thể, trong những mối liên hệ, quan hệ cụ thể, sinh sự vật hiện
tượng bộc lộ ra nó là cái gì và như thế nào. Vì vậy trong mọi nhận thức nghiên
cứu khoa học, trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau luôn luôn phải đặt sự vật
hiện tượng vào trong không gian thời gian cụ thể, trong điều kiện hoàn cảnh cụ
thể, trong các mối liên hệ, quan hệ cụ thể của nó để nghiên cứu xem xét. Không
được tách sự vật hiện tượng ra khỏi không gian, thời gian cụ thể, điều kiện hoàn
cảnh cụ thể, mối liên hệ, quan hệ cụ thể của nó để nghiên cứu xem xét.
Lênin: “Bản chất linh hồn của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể một tình hình
cụ thể”
2.2. Nguyên lý về sự phát triển
2.2.1 Khái niệm “Vận động”, “Phát triển”
-Vận động: là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự biến đổi sự thay đổi, sự trở nên
khác đi, trở thành khác đi không như nó là nữa, không như trước đó nữa trên
mọi mặt, mọi phương diện của sự vật hiện tượng
-Phát triển: là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự vận động biến đổi theo hướng
có tổ chức hơn, trình độ hơn, chất lượng hơn, theo hướng tiến bộ hơn, tiên tiến
hơn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật hiện tượng.
2.2.2 Các tính chất của phát triển
a) Tính khách quan
-Phát triển là thuộc tính khách quan vốn có của thế giới của các sự vật hiện
tượng gắn liền với thế giới với các sự vật hiện tượng không cách rồi thế giới
không tách rời các sự vật hiện tượng
-Phát triển tồn tại độc lập với hiểu biết của con người, không phụ thuộc vào việc
con người nhận thức, nắm bắt, hiểu biết được hay không nhận thức, không nắm
bắt, không hiểu biết được nó
b)Tính phổ biến
Phát triển tồn tại phổ quát trong toàn bộ tổng thể thế giới, trong mọi phạm vi
lĩnh vực khác nhau, trong tự nhiên xã hội, trong nhận thức tư duy, trong tâm lý
tình cảm của con người. Không có phạm vi lĩnh vực nào không có sự phát triển
hay loại trừ sự phát triển.
c)Tính định hướng
-Phát triển có tính định hướng, phát triển là quá trình sự vật hiện tượng điều
chỉnh, điều hòa sự tồn tại của bản thân, là quá trình sự vật hiện tượng tổ chức
sắp xếp lại sự tồn tại của bản thân nó một cách thích hợp hơn, là quá trình sự vật
hiện tượng thay đổi mọi mặt mọi phương diện tồn tại của nó do nhu cầu tồn tại
của bản thân, do sự tác động qua lại của các sự vật hiện tượng, đó là quá trình sự
vật đổi mới bản thân nó theo hướng có tổ chức hơn, có trình độ hơn để duy trì sự
tồn tại của nó một cách thích hợp hơn.
d) Tính phong phú, đa dạng
Phát triển vô cùng phong phú đa dạng, muôn màu muôn vẻ về hình thức nội
dung, về tính chất trình độ. Mỗi phạm vi lĩnh vực tồn tại khác nhau của thế giới
có một hình thức nội dung, tính chất, trình độ phát triển đặc trưng riêng của nó
phụ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, vào các mối liên hệ cụ thể của sự
tồn tại của nó.
| 1/7

Preview text:

TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
A. Triết học về tự nhiên (Biện chứng của tự nhiên)
Tổng qua sơ đồ “Triết học về tự nhiên” I. 1.
2. Hai nguyên lý của phép Biện chứng duy vật
2.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
2.1.1 Khái niệm “mối liên hệ” và “mối liên hệ phổ biến”
-Mối liên hệ: Là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau
phụ thuộc lẫn nhau sự làm tiền đề điều kiện cho nhau sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau
-Mối liên hệ phổ biến: là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự tồn tại khái quát,
bao trùm và rộng khắp của sự ràng buộc, quy định phụ thuộc lẫn nhau, của sự
làm tiền đề điều kiện cho nhau, của sự tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau
trong mọi phạm vi lĩnh vực của thế giới
2.1.2 Các tính chất của mối liên hệ -Tính khách quan:
+Mối liên hệ là thuộc tính khách quan vốn có của TG của các svht, mối
liên hệ tồn tại gắn liền với TG, với các svht và không tách rời TG, không tách rời các svht.
+Mối liên hệ tồn tại độc lập với nhận thức hiểu biết của con người, không
phụ thuộc vào việc con người nhận thức nắm bắt hiểu biết được hay không nhận
thức không nắm bắt, không hiểu biết được sự tồn tại của nó.
Theo Lênin: “Mối liên hệ giữa các svht đều tồn tại khách quan” -Tính phổ biến:
+Mối liên hệ tồn tại trong toàn bộ tổng thể TG, trong phạm vi lĩnh vực
khác nhau của TG, trong tự nhiên, trong xã hội, trong nhận thức tư duy, trong
tâm lý tình cảm của con người và đối với mọi svht khác nhau.
Theo Lênin” Những quan hệ của mỗi svht… là muôn vẻ, phổ biến và toàn diện. - Tính tác dụng:
+Mối liên hệ tồn tại như là cơ chế điều hành TG, điều hành svht, chi phối
sự tồn tại vận động biến đổi, chuyển hoá của svht, mối liên hệ tạo các giới hạn
tồn tại, phẩm chất, phẩm tính của svht và cũng chính mối liên hệ xoá bỏ ranh
giới giữa các svht, kết nối chúng lại với nhau thành bức tranh tổng thể TG. -Tính phong phú đa dạng
+Mối liên hệ phong phú đa dạng về dạng thức, cách thức, vị trí vai trò và
tác dụng, tính phong phú đa dạng muôn màu muôn vẻ của mối liên hệ gắn liền
với sự đa dạng phong phú muôn màu muôn vẻ của các svht.
+ Bức tranh tổng quát của toàn bộ tổng thể thế giới là bức tranh về mối
liên hệ của bản thân các sự vật, là bức tranh về dạng thức, cách thức, vị trí vai
trò của mối liên hệ, là bức tranh của cơ chế của sự tồn tại, bản chất và sự biến
đổi chuyển hóa của svht.
2.1.3. Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
-Mọi sự vật hiện tượng, mọi yếu tố bộ phận, mọi giai đoạn quá trình đều liên hệ
với nhau. Không có sự vật hiện tượng nào, yếu tố bộ phận, giai đoạn quá trình
nào tồn tại mà không liên hệ hay tồn tại ngoài mối liên hệ; Không có sự vật hiện
tượng nào, yếu tố bộ phận giai đoạn quá trình nào độc lập tách biệt không liên
hệ với các sự vật hiện tượng khác, các yếu tố bộ phận giai đoạn quá trình khác.
Theo Lênin: “Mỗi sự vật hiện tượng quá trình đều liên hệ với mỗi sự vật khác.”
-Mối liên hệ là phương thức, điều kiện quy định sự tồn tại hay không tồn tại của
sự vật hiện tượng, của mọi yếu tố bộ phận, mọi giai đoạn quá trình. Thông qua
mối liên hệ, bằng mối liên hệ, do mối liên hệ sự tồn tại hay không tồn tại của sự
vật hiện tượng được bộc lộ ra và biểu hiện. Thông qua mối liên hệ, bằng mối
liên hệ, do mối liên hệ sự vật hiện tượng mới biểu hiện ra nó là cái gì, như thế
nào và phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.
Theo Lênin: “Liên hệ có tính quy định lẫn nhau của tất cả.”
-Tổng thể của các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, giữa các yếu tố bộ
phận, giai đoạn quá trình làm thành bức tranh tổng quát về mối liên hệ phổ biến của thế giới.
-Toàn bộ “Thế giới tự nhiên, lịch sử loài người, hoạt động tinh thần… là một
bức tranh chằng chịt vô tận của các mối liên hệ và những tác động qua lại lẫn nhau”
-Kết cấu cơ bản của bức tranh tổng quát về mối liên hệ phổ biến của thế giới của
các sự vật hiện tượng các yếu tố bộ phận giai đoạn quá trình bao gồm:
+Các dạng thức (hình thức) liên hệ: các mối liên hệ giữa vật chất-ý thức,
cái chung-cái riêng, tất nhiên- ngẫu nhiên, nguyên nhân- kết quả, nội dung- hình
thức, bản chất- hiện tượng, khả năng- hiện thực.
+Phương thức (cách thức) liên hệ: các sự vật hiện tượng liên hệ hiện thực
với nhau trong không gian và thời gian theo các cách thức: trực tiếp- gián tiếp,
bên trong- bên ngoài, bên trên- bên dưới, chiều dọc- chiều ngang
-Vai trò của liên hệ: các liên hệ có vai trò không giống nhau, có mối liên hệ
không cơ bản, có mối liên hệ cơ bản, có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ
yếu, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất
nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên.
-Cơ sở của các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, giữa các yếu tố bộ phận,
các giai đoạn quá trình là tính thống nhất vật chất của thế giới.
-Toàn bộ các mối liên hệ hiện thực giữa các sự vật hiện tượng, giữa các yếu tố
bộ phận, các giai đoạn quá trình dựa trên nền tảng vật chất, dựa trên tính thống
nhất vật chất của thế giới. Không có nền tảng vật chất, không có tính thống nhất
vật chất của thế giới thì không có bất kỳ mối liên hệ nào của sự vật hiện tượng.
Ăng ghen: “Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó và tính
vật chất này được chứng thực bởi quá trình phát triển lâu dài khó khăn của triết
học và khoa học tự nhiên.”
2.1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lí về mối liên hệ phổ biến a) Nguyên tắc liên hệ
Liên hệ là một hiện tượng khách quan phổ biến tồn tại phổ quát trong toàn bộ
tổng thể thế giới, trong các phạm vi lĩnh vực khác nhau và đối với các sự vật
hiện tượng khác nhau. Không có phạm vi lĩnh vực nào, không có sự vật hiện
tượng nào mà không có mối liên hệ hay không tồn tại trong mối liên hệ. Vì vậy
trong mọi nhận thức khoa học trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau cần chú ý:
-Không phải đặt vấn đề có hay không có, tồn tại hay không tồn tại mối liên hệ
của sự vật hiện tượng mà chỉ có vấn đề mối liên hệ của sự vật hiện tượng đã
được nhận thức hay chưa được nhận thức, đã được nhận diện xác định hay chưa
được nhận diện xác định mà thôi.
-Luôn luôn phải đặt sự vật hiện thực vào trong các mối liên hệ, quan hệ hiện
thực của nó để xem xét nghiên cứu. Không được tách sự vật hiện tượng ra khỏi
các mối liên hệ của nó để nghiên cứu xem xét.
Ăngghen: “Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét các sự vật trong sự
liên hệ lẫn nhau của chúng chứ không phải trong trạng thái cô lập.” b) Nguyên tắc toàn diện
-Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng không chỉ có một mối liên hệ mà có nhiều
mối liên hệ khác nhau, các mối liên hệ khác nhau cùng tồn tại, tác động, chi phối
sự vật hiện tượng nhưng vị trí vai trò của chúng khác nhau, không giống nhau.
Vì vậy trong mọi nhận thức nghiên cứu khoa học trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau cần chú ý:
+Phải nắm bắt đầy đủ, phải nghiên cứu xem xét đầy đủ các mối liên hệ
quan hệ hiện thực của sự vật hiện tượng. Không được chỉ nắm bắt nghiên cứu
xem xét một vài mối liên hệ nào đó và bỏ qua nhiều mối liên hệ vốn có khác của sự vật hiện tượng.
Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt các mối liên hệ, quan hệ của nó.”
+Phải phân loại được và đánh giá được vị trí, vai trò của các mối liên hệ
đối với sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Không được cào bằng hay đánh đập các
mối liên hệ sự vật hiện tượng đều đóng vai trò như nhau cần phải chống lại mọi
biểu hiện của chủ nghĩa Chiết Trung và thuật ngụy biện, đây là những phương
pháp nhận thức không đúng về thế giới về các sự vật hiện tượng
Lenin: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải tìm cho kỳ được mặt chủ yếu,
mặt quyết định trong một toàn bộ phức tạp.”
c)Nguyên tắc lịch sử cụ thể
-Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong những không gian thời gian cụ thể,
trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tồn tại trong những mối liên hệ quan
hệ cụ thể của nó. Trong những không gian, thời gian cụ thể, trong những điều
kiện hoàn cảnh cụ thể, trong những mối liên hệ, quan hệ cụ thể, sinh sự vật hiện
tượng bộc lộ ra nó là cái gì và như thế nào. Vì vậy trong mọi nhận thức nghiên
cứu khoa học, trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau luôn luôn phải đặt sự vật
hiện tượng vào trong không gian thời gian cụ thể, trong điều kiện hoàn cảnh cụ
thể, trong các mối liên hệ, quan hệ cụ thể của nó để nghiên cứu xem xét. Không
được tách sự vật hiện tượng ra khỏi không gian, thời gian cụ thể, điều kiện hoàn
cảnh cụ thể, mối liên hệ, quan hệ cụ thể của nó để nghiên cứu xem xét.
Lênin: “Bản chất linh hồn của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”
2.2. Nguyên lý về sự phát triển
2.2.1 Khái niệm “Vận động”, “Phát triển”
-Vận động: là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự biến đổi sự thay đổi, sự trở nên
khác đi, trở thành khác đi không như nó là nữa, không như trước đó nữa trên
mọi mặt, mọi phương diện của sự vật hiện tượng
-Phát triển: là khái niệm Triết học dùng để chỉ sự vận động biến đổi theo hướng
có tổ chức hơn, trình độ hơn, chất lượng hơn, theo hướng tiến bộ hơn, tiên tiến
hơn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật hiện tượng.
2.2.2 Các tính chất của phát triển a) Tính khách quan
-Phát triển là thuộc tính khách quan vốn có của thế giới của các sự vật hiện
tượng gắn liền với thế giới với các sự vật hiện tượng không cách rồi thế giới
không tách rời các sự vật hiện tượng
-Phát triển tồn tại độc lập với hiểu biết của con người, không phụ thuộc vào việc
con người nhận thức, nắm bắt, hiểu biết được hay không nhận thức, không nắm
bắt, không hiểu biết được nó b)Tính phổ biến
Phát triển tồn tại phổ quát trong toàn bộ tổng thể thế giới, trong mọi phạm vi
lĩnh vực khác nhau, trong tự nhiên xã hội, trong nhận thức tư duy, trong tâm lý
tình cảm của con người. Không có phạm vi lĩnh vực nào không có sự phát triển
hay loại trừ sự phát triển. c)Tính định hướng
-Phát triển có tính định hướng, phát triển là quá trình sự vật hiện tượng điều
chỉnh, điều hòa sự tồn tại của bản thân, là quá trình sự vật hiện tượng tổ chức
sắp xếp lại sự tồn tại của bản thân nó một cách thích hợp hơn, là quá trình sự vật
hiện tượng thay đổi mọi mặt mọi phương diện tồn tại của nó do nhu cầu tồn tại
của bản thân, do sự tác động qua lại của các sự vật hiện tượng, đó là quá trình sự
vật đổi mới bản thân nó theo hướng có tổ chức hơn, có trình độ hơn để duy trì sự
tồn tại của nó một cách thích hợp hơn.
d) Tính phong phú, đa dạng
Phát triển vô cùng phong phú đa dạng, muôn màu muôn vẻ về hình thức nội
dung, về tính chất trình độ. Mỗi phạm vi lĩnh vực tồn tại khác nhau của thế giới
có một hình thức nội dung, tính chất, trình độ phát triển đặc trưng riêng của nó
phụ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, vào các mối liên hệ cụ thể của sự tồn tại của nó.