TRiết học bài tập vận dụng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Câu 1: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, hình thái kinh tế - xã hội là gì, kếtcấu của nó? Tại sao sự phát triển, thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hộilại bắt nguồn từ sự thay đổi, phát triển của lực lượng sản xuẩt? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, hình thái kinh tế - xã hội là gì, kết
cấu của nó? Tại sao sự phát triển, thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội
lại bắt nguồn từ sự thay đổi, phát triển của lực lượng sản xuẩt?
Theo quan điểm Triết học Mác Lênin, hình thái kinh tế - xã hội một phạm
trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi chủ nghĩa duy vậtbiện chứng về
hội) dùng để chỉ hội từng giai đoạn lịch sử nhấtđịnh, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho hội đó, phù hợp vớimột trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất, với một kiến trúc thượngtầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
sản xuất đó. chínhlà các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng
giữa cácmặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Kết cấu của hình thái kinh tế - hội: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất,
kiến trúc thượng tầng.
Sự phát triển, thay thế của các hình thái kinh tế - hội bắt nguồn từ sự biến
đổi, phát triển của lực lượng sản xuất lực lượng sản xuất quyết định trình độ phát
triển của nền kinh tế - xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội cụ thể sự tác động của phương
thức sản xuất, sự thể hiện của qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất
trình độ của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một giới hạn
nhất định sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với nó. Ở giới hạn
đó lực lượng sản xuất mới đòi hỏi xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một quan hệ
sản xuất mới phù hợp với nó. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội, là mâu thuẫn cơ
bản của các chế độ xã hội cụ thể và việc giải quyết mâu thuẫn này đều thông qua cách
cuộc cách mạng xã hội. Khi lực lượng sản xuất phát triển, chúng tạo ra công nghệ mới,
ngành công nghiệp mới và hình thức tổ chức mới đòi hỏi các hình thái kinh tế - xã hội
mới phải phù hợp. dụ, nông nghiệp phát triển dẫn đến hình thành chế độ phong
kiến, công nghiệp phát triển dẫn đến hình thành chủ nghĩa tư bản. Sự thay thế một hình
thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác là kết quả của những
mâu thuẫn, xung đột nảy sinh giữa lực lượng sản xuất với các hình thái kinh tế - xã hội
hiện có. Khi các hình thái kinh tế -hội hiện có không còn phù hợp với yêu cầu của
lực lượng sản xuất.
Câu 2: Phân tích nguồn gốc, đặc trưng của giai cấp đấu tranh giai cấp theo
quan điểm Triết học Mác Lênin. Đấu tranh giai cấp phải động lực duy
nhất của sự vận động và phát triển của xã hội không, tại sao?
*Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin nguồn gốc của giai cấp bắt nguồn từ 2
nguyên nhân: nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực lượng sản
xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng khách
quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác.
Nguyên nhân trực tiếp đưa tới sự ra đời của giai cấp xã hội xuất hiện chế độ
hữu về liệu sản xuất. Chế độ hữu về sản xuấtt sở trực tiếp của sự hình
thành các giai cấp.đâu còn tồn tại chế độhữu về liệu sản xuất thì ở đó còn có
sự tồn tại của các giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Con đường hình thành giai cấp: Trong lịch sử xã hội, con đường hình thành giai
cấp rất phức tạp, có nhiều con đường
- Những ngườichức, có quyền lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt tài sản công
làm của riêng.
- Những binh bị bắt được trong chiến tranh được sử dụng làm lệ để sản
xuất.
- Các tầng lớp xã hội tự do trao đổi, bị phân hóa thành các giai cấp khác nhau...
Điều kiện phân hóa giai cấp: Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc,
những hành vi bao lực trong xã hội...
*Đặc trưng của giai cấp theo quan điểm Triết học Mác – Lênin:
- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau trong một
hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
- Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
- Giai cấp những tập đoàn người khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động
xã hội.
- Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về phương thức sản xuất.
*Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin nguồn gốc của đấu trang giai cấp là sự
phản kháng của tập đoan người này với tập đoàn người khác chủ yếu do sự áp bức
bóc lột.
Bắt đầu từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ do sự áp bức bóc lột của giai cấp chủđã
làm cho giai cấp nô lệ không chịu đựng được nữahọ phản kháng bằng những cuộc
đấu tranh, khởi nghĩa.
Bước sang xã hội phong kiến thì giai cấp nông dân nông nô cũng tiến hành khởi
nghĩa để chống lại giai cấp quý tộc địa chủ.
Bước sang hội bản chủ nghĩa, giai cấp sản họ cũng không chịu đựng
được sự áp bức bóc lột của giai cấp sản, vậy họ đã tiến hành những cuộc phản
công, nổi dậy để chống lại giai cấp tư sản.
*Đặc trưng của đấu tranh giai cấp theo quan điểm Triết học Mác – Lênin:
- Đấu tranh giai cấp không phảihiện tượng vĩnh viễn. Cuộc đấu tranh giai cấp
giữa các giai cấp trong lịch sử tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp
sản. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử.
- Trong đấu tranh giai cấp, liên minh giai cấp là tất yếu.
*Đấu tranh giai cấp không phải động lực duy nhất để thức đẩy phát triển
hội. ngoài đấu tranh giai cấp ra còn nhiều động lực khác như: đạo đức, tưởng,
văn hóa, giáo dục…và vị trí, vai trò của mỗi động lực khác nhau. Nhận thức được
điều này sẽ giúp chúng ta sẽ tránh được tư tưởng tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp.
Câu 3: Theo quan điểm của Triết học Mác Lênin, mấy hình thức tổ chức
cộng đồng người trong lịch sử? Nêu khái niệm, đặc trưng của dân tộc? Phân
tích tính phổ biến tính đặc thù của sự hình thành dân tộc trong lịch sử thế
giới? Nêu mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại.
*Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, có 4 hình thức tổ chức cộng đồng
người trong lịch sử: thị tộc, bộc lạc, bộ tộc, dân tộc.
*Khái niệm dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa rộng dùng để chỉ quốc gia – các quốc gia, dân tộc trên thế giới (như Việt
Nam, Campuchia, Anh, Pháp…)
- Nghĩa hẹp dùng để chỉ cộng đồng tộc người các dân tộc đa số thiểu số
trong một quốc gia.
*Đặc trưng của dân tộc:
- Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
- Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hoá, tâm lý và tính cách.
- Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất.
*Tính phổ biến và tính đặc thù của sự hình thành dân tộc trong lịch sử thế giới:
Ở các quốc gia trên thế giới, sự hình thành dân tộc diễn ra theo hai phương thức
cơ bản:
- Phương thức thứ nhất: là sự tập hợp của nhiều bộ tộc lại với nhau một cách tự
giác. Quá trình hình thành dân tộc ở đây vừa là một quấ trình thống nhất lãnh thổ, vừa
là một quá trình đồng hoá các bộ tộc khác nhau thành một dân tộc duy nhất, một quốc
gia như ở các nước Đức, Pháp…
- Phương thức thứ hai: Các bộ tộc, bộ lạc thôn tính lẫn nhau va trong suốt quá
trình lịch sử họ đã đồng hoá lẫn nhau thông qua sự bạo lực và văn hoá.
*Mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại:
Giai cấp, dân tộc và nhân loại có mối quan hệ biện chứng với nhau:
- Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách rời với lợi ích giai cấp, lợi
ích dân tộc và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp và dân tộc.
- Sự tồn tại của nhân loại la tiền đề, là điều kiện tất yếu, thường xuyên của sự tồn
tại dân tộc và giai cấp.
- Sự phát triển về mọi mặt của nhân loại tạo ra những điềi kiện thuận lợi cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc va giai cấp.
Câu 4: Nêu khái niệm, nguyên nhân vai trò của cách mạng hội đối với
hội có đối kháng giai cấp theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin?
*Khái niệm cách mạng xã hội:
Cách mạnghội là quá trình biến đổi toàn diện của xã hội trên tất cả các lĩnh
vực đời sống.
Nghĩa hẹp: là sự thay đổi chế độ chính trị.
Nghĩa rộng: là biến đổi toàn bộ xã hội trên phạm vi rộng lớn.
*Nguyên nhân của cách mạng xã hội:
Nguyên nhân sâu xa: sự lạc hậu về quan hệ sản xuất đó lại mâu thuẫn với sự
tiến bộ của lực lượng sản xuất.
Nguyên nhân trực tiếp: mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
* Vai trò của cách mạng hội đối với hội đối kháng giai cấp theo quan
điểm của Triết học Mác – Lênin.
Theo triết học Mác-Lênin, cách mạng hội một bước cần thiết trong quá
trình phát triển của xã hội. Đóquá trình giai cấp công nhân lật đổ giai cấp thống trị
và thiết lập một hệ thống xã hội mới dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Trong
hệ thống mới này, việc bóc lột giai cấp này bởi giai cấp khác bị loại bỏ giai cấp
công nhân trở thành giai cấp thống trị. Vai trò của cách mạng xã hội trong một hội
có mâu thuẫn giai cấp là đưa quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 5: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, nêu khái niệm và lấy ví dụ về
tồn tại hội ý thức hội. Mối quan hệ giữa tồn tại hội ý thức hội,
lấy ví dụ?
Theo quan điểm của Triến học Mác Lênin tồn tại hội toàn bộ sinh hoạt
vật chất va những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
dụ: Dân tộc Việt Nam sống gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, cách
thức sản xuất của chúng ta đối với nền công nghiệp lúa nước, biến đổi nền kinh tế,
phát triển đô thị hoá…tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng
người Việt Nam là tộn tại xã hội.
Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin ý thức xã hội là toàn bộ sự phản ánh
của một cộng đồng người đối với tồn tại xã hội mà cộng động người ấy có.
dụ: trong quá trình con người sinh sống con người phản ánh những cái quá
trình lao động, nghiên cứu những quy luật của tự nhiên của hội, đúc kết thành
những học thuyết khoa học.
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội va ý thức xã hội:
Ý thức xã hội va tồn tại xã hội có mối quan hệ biến chứng.
- Tồn tại hội như thế nào thì ý thức hội như thế ấy. (ví dụ: khi nền kinh tế
xã hội Việt Nam, phương thức sản xuất của Việt Nam đang trong tình trạng lạc
hậu, điều kiện tự nhiên chưa bị ô nhiễm… thì cách suy nghĩ của người Việt
Nam về các vấn đề ấy sẽ khác. Khi môi trường trở nên ô nhiễm con người sẽ có
cách nhìn nhận vấn đề khác.)
- Ý thức hội cũng khả năng tác động ngược lại tồn tại xã hộitính
độc lập tương đối. Theo Triết học Mác ý thức xã hội tác động ngược lại tồn tại
xã hội theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.
Câu 6: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, bản chất của con người là
như thế nào, bản chất con người có thay đổi không, vì sao? Hãy giải thích: con
người là một thực thể tự nhiên mang bản chất xã hội?
Theo Triết học Mác Lênin, bản chất của con người tổng hoà các quan hệ
xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất của con người không
cố định, không thay đổi mà do hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà con người sống quyết
định. Theo quan điểm này, bản chất con người có thể thay đổi khi điều kiện lịch sử
xã hội thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này không xảy ra một cách tự động hoặc dễ
dàng. Nó đòi hỏi sự nỗ lực và đấu tranh có ý thức để cải biến các quan hệ xã hội và
cơ cấu hình thành bản chất con người . Vì vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, bản chất con người có thể thay đổi, nhưng chỉ thông qua nỗ lực tập thể và có
ý thức mới có thể biến đổi được.
Giải thích “Con người là một thực thể tự nhiên mang bản chất xã hội”:
*Về tính tự nhiên
- Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của
con người chính giới tự nhiên, vậy bản tính tự nhiên một trong
những phương tiện cơ bản của con người.
- Con người là kết quả tiến hoá và phát triển lâu dài của giới tự nhiên
- Con người là một bộ phận đặc biệt, quang trọng của giới tự nhiên, nhưng
lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình dựa trên các quy
luật khách quan. Về mặc thể xác con người sống bằng những sản phẩm
tự nhiên, dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở…
Bằng hoạt động thực tiễn của con người trở thành một bộ phận của giới
tự nhiên, đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”.
*Về tính xã hội:
- Hoạt động hội quan trọng nhất của con người lao động sản xuất.
Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để
tiến hoá và phát triển thành người.
- Xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại
của luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố hội các quy luật
hội. hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó cũng sự thay
đổi tương ứng ngược lại, sự phát triển của mỗinhân là tiền đề cho
sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ
tồn tại với cách một thực thể sinh vật thuần túy không thể
“con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Như vậy, vớicách là thực thểhội, con người trong hoạt động thực
tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến
giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn phát triển của thì đồng thời con
người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch
sử đó.
| 1/6

Preview text:

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, hình thái kinh tế - xã hội là gì, kết
cấu của nó? Tại sao sự phát triển, thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội
lại bắt nguồn từ sự thay đổi, phát triển của lực lượng sản xuẩt?

Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, hình thái kinh tế - xã hội là một phạm
trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng về xã
hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhấtđịnh, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp vớimột trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất, và với một kiến trúc thượngtầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
sản xuất đó. Nó chínhlà các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng
giữa cácmặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng.
Sự phát triển, thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội bắt nguồn từ sự biến
đổi, phát triển của lực lượng sản xuất vì lực lượng sản xuất quyết định trình độ phát
triển của nền kinh tế - xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội cụ thể sự tác động của phương
thức sản xuất, là sự thể hiện của qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một giới hạn
nhất định sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với nó. Ở giới hạn
đó lực lượng sản xuất mới đòi hỏi xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một quan hệ
sản xuất mới phù hợp với nó. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội, là mâu thuẫn cơ
bản của các chế độ xã hội cụ thể và việc giải quyết mâu thuẫn này đều thông qua cách
cuộc cách mạng xã hội. Khi lực lượng sản xuất phát triển, chúng tạo ra công nghệ mới,
ngành công nghiệp mới và hình thức tổ chức mới đòi hỏi các hình thái kinh tế - xã hội
mới phải phù hợp. Ví dụ, nông nghiệp phát triển dẫn đến hình thành chế độ phong
kiến, công nghiệp phát triển dẫn đến hình thành chủ nghĩa tư bản. Sự thay thế một hình
thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác là kết quả của những
mâu thuẫn, xung đột nảy sinh giữa lực lượng sản xuất với các hình thái kinh tế - xã hội
hiện có. Khi các hình thái kinh tế - xã hội hiện có không còn phù hợp với yêu cầu của lực lượng sản xuất.
Câu 2: Phân tích nguồn gốc, đặc trưng của giai cấp và đấu tranh giai cấp theo
quan điểm Triết học Mác – Lênin. Đấu tranh giai cấp có phải là động lực duy
nhất của sự vận động và phát triển của xã hội không, tại sao?

*Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin nguồn gốc của giai cấp bắt nguồn từ 2
nguyên nhân: nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực lượng sản
xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng khách
quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác.
Nguyên nhân trực tiếp đưa tới sự ra đời của giai cấp là xã hội xuất hiện chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất. Chế độ tư hữu về sản xuấtt là cơ sở trực tiếp của sự hình
thành các giai cấp. Ở đâu còn tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì ở đó còn có
sự tồn tại của các giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Con đường hình thành giai cấp: Trong lịch sử xã hội, con đường hình thành giai
cấp rất phức tạp, có nhiều con đường
- Những người có chức, có quyền lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt tài sản công làm của riêng.
- Những tù binh bị bắt được trong chiến tranh được sử dụng làm nô lệ để sản xuất.
- Các tầng lớp xã hội tự do trao đổi, bị phân hóa thành các giai cấp khác nhau...
Điều kiện phân hóa giai cấp: Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc,
những hành vi bao lực trong xã hội...
*Đặc trưng của giai cấp theo quan điểm Triết học Mác – Lênin:
- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau trong một
hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
- Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
- Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội.
- Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về phương thức sản xuất.
*Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin nguồn gốc của đấu trang giai cấp là sự
phản kháng của tập đoan người này với tập đoàn người khác chủ yếu là do sự áp bức bóc lột.
Bắt đầu từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ do sự áp bức bóc lột của giai cấp chủ nô đã
làm cho giai cấp nô lệ không chịu đựng được nữa và họ phản kháng bằng những cuộc đấu tranh, khởi nghĩa.
Bước sang xã hội phong kiến thì giai cấp nông dân nông nô cũng tiến hành khởi
nghĩa để chống lại giai cấp quý tộc địa chủ.
Bước sang xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản họ cũng không chịu đựng
được sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, vì vậy họ đã tiến hành những cuộc phản
công, nổi dậy để chống lại giai cấp tư sản.
*Đặc trưng của đấu tranh giai cấp theo quan điểm Triết học Mác – Lênin:
- Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn. Cuộc đấu tranh giai cấp
giữa các giai cấp trong lịch sử tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử.
- Trong đấu tranh giai cấp, liên minh giai cấp là tất yếu.
*Đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất để thức đẩy phát triển xã
hội. Vì ngoài đấu tranh giai cấp ra còn nhiều động lực khác như: đạo đức, tư tưởng,
văn hóa, giáo dục…và vị trí, vai trò của mỗi động lực là khác nhau. Nhận thức được
điều này sẽ giúp chúng ta sẽ tránh được tư tưởng tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp.
Câu 3: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, có mấy hình thức tổ chức
cộng đồng người ở trong lịch sử? Nêu khái niệm, đặc trưng của dân tộc? Phân
tích tính phổ biến và tính đặc thù của sự hình thành dân tộc trong lịch sử thế
giới? Nêu mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại.

*Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, có 4 hình thức tổ chức cộng đồng
người trong lịch sử: thị tộc, bộc lạc, bộ tộc, dân tộc.
*Khái niệm dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa rộng dùng để chỉ quốc gia – các quốc gia, dân tộc trên thế giới (như Việt Nam, Campuchia, Anh, Pháp…)
- Nghĩa hẹp dùng để chỉ cộng đồng tộc người – các dân tộc đa số và thiểu số trong một quốc gia.
*Đặc trưng của dân tộc:
- Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
- Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hoá, tâm lý và tính cách.
- Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất.
*Tính phổ biến và tính đặc thù của sự hình thành dân tộc trong lịch sử thế giới:
Ở các quốc gia trên thế giới, sự hình thành dân tộc diễn ra theo hai phương thức cơ bản:
- Phương thức thứ nhất: là sự tập hợp của nhiều bộ tộc lại với nhau một cách tự
giác. Quá trình hình thành dân tộc ở đây vừa là một quấ trình thống nhất lãnh thổ, vừa
là một quá trình đồng hoá các bộ tộc khác nhau thành một dân tộc duy nhất, một quốc
gia như ở các nước Đức, Pháp…
- Phương thức thứ hai: Các bộ tộc, bộ lạc thôn tính lẫn nhau va trong suốt quá
trình lịch sử họ đã đồng hoá lẫn nhau thông qua sự bạo lực và văn hoá.
*Mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại:
Giai cấp, dân tộc và nhân loại có mối quan hệ biện chứng với nhau:
- Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách rời với lợi ích giai cấp, lợi
ích dân tộc và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp và dân tộc.
- Sự tồn tại của nhân loại la tiền đề, là điều kiện tất yếu, thường xuyên của sự tồn
tại dân tộc và giai cấp.
- Sự phát triển về mọi mặt của nhân loại tạo ra những điềi kiện thuận lợi cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc va giai cấp.
Câu 4: Nêu khái niệm, nguyên nhân và vai trò của cách mạng xã hội đối với xã
hội có đối kháng giai cấp theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin?

*Khái niệm cách mạng xã hội:
Cách mạng xã hội là quá trình biến đổi toàn diện của xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống.
Nghĩa hẹp: là sự thay đổi chế độ chính trị.
Nghĩa rộng: là biến đổi toàn bộ xã hội trên phạm vi rộng lớn.
*Nguyên nhân của cách mạng xã hội:
Nguyên nhân sâu xa: sự lạc hậu về quan hệ sản xuất đó lại mâu thuẫn với sự
tiến bộ của lực lượng sản xuất.
Nguyên nhân trực tiếp: mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
* Vai trò của cách mạng xã hội đối với xã hội có đối kháng giai cấp theo quan
điểm của Triết học Mác – Lênin.
Theo triết học Mác-Lênin, cách mạng xã hội là một bước cần thiết trong quá
trình phát triển của xã hội. Đó là quá trình giai cấp công nhân lật đổ giai cấp thống trị
và thiết lập một hệ thống xã hội mới dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Trong
hệ thống mới này, việc bóc lột giai cấp này bởi giai cấp khác bị loại bỏ và giai cấp
công nhân trở thành giai cấp thống trị. Vai trò của cách mạng xã hội trong một xã hội
có mâu thuẫn giai cấp là đưa quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 5: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, nêu khái niệm và lấy ví dụ về
tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, lấy ví dụ?

Theo quan điểm của Triến học Mác – Lênin tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt
vật chất va những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam sống gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, cách
thức sản xuất của chúng ta đối với nền công nghiệp lúa nước, biến đổi nền kinh tế,
phát triển đô thị hoá…tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng
người Việt Nam là tộn tại xã hội.
Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin ý thức xã hội là toàn bộ sự phản ánh
của một cộng đồng người đối với tồn tại xã hội mà cộng động người ấy có.
Ví dụ: trong quá trình con người sinh sống con người phản ánh những cái quá
trình lao động, nghiên cứu những quy luật của tự nhiên của xã hội, đúc kết thành
những học thuyết khoa học.
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội va ý thức xã hội:
Ý thức xã hội va tồn tại xã hội có mối quan hệ biến chứng.
- Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy. (ví dụ: khi nền kinh tế
xã hội Việt Nam, phương thức sản xuất của Việt Nam đang trong tình trạng lạc
hậu, điều kiện tự nhiên chưa bị ô nhiễm… thì cách suy nghĩ của người Việt
Nam về các vấn đề ấy sẽ khác. Khi môi trường trở nên ô nhiễm con người sẽ có
cách nhìn nhận vấn đề khác.)
- Ý thức xã hội cũng có khả năng tác động ngược lại tồn tại xã hội vì nó có tính
độc lập tương đối. Theo Triết học Mác ý thức xã hội tác động ngược lại tồn tại
xã hội theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.
Câu 6: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, bản chất của con người là
như thế nào, bản chất con người có thay đổi không, vì sao? Hãy giải thích: con
người là một thực thể tự nhiên mang bản chất xã hội?

Theo Triết học Mác Lênin, bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất của con người không
cố định, không thay đổi mà do hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà con người sống quyết
định. Theo quan điểm này, bản chất con người có thể thay đổi khi điều kiện lịch sử
xã hội thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này không xảy ra một cách tự động hoặc dễ
dàng. Nó đòi hỏi sự nỗ lực và đấu tranh có ý thức để cải biến các quan hệ xã hội và
cơ cấu hình thành bản chất con người . Vì vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, bản chất con người có thể thay đổi, nhưng chỉ thông qua nỗ lực tập thể và có
ý thức mới có thể biến đổi được.
Giải thích “Con người là một thực thể tự nhiên mang bản chất xã hội”: *Về tính tự nhiên
- Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của
con người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong
những phương tiện cơ bản của con người.
- Con người là kết quả tiến hoá và phát triển lâu dài của giới tự nhiên
- Con người là một bộ phận đặc biệt, quang trọng của giới tự nhiên, nhưng
lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình dựa trên các quy
luật khách quan. Về mặc thể xác con người sống bằng những sản phẩm
tự nhiên, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở…
Bằng hoạt động thực tiễn của con người trở thành một bộ phận của giới
tự nhiên, đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”. *Về tính xã hội:
- Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất.
Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để
tiến hoá và phát triển thành người.
- Xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại
của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã
hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay
đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho
sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ
tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là
“con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực
tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến
giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con
người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.