Triết học Chương 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Con người với kì vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra nhứng luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ảnh thế giới xung quanh và thếgiới của chính con người. Triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Triết học Chương 1
Các vấn đề cần tìm hiểu
?. Triết học là gì
?. Vấn đề cơ bản của triết học
?. Các trường phái triết học lớn trong lịch sử ?. Phép biện chứng ?. Triết học Mác
Nguồn gốc của triết học:
Con người với kì vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã
sáng tạo ra nhứng luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ảnh thế giới xung quanh và thế
giới của chính con người. Triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội *Nguồn gốc nhận thức:
Về mặt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thuỷ là loại hình triết lý đầu tiên mà
con người dùng để giải thích thế giới bí ấn xung quanh.
Thời kì triết học ra đời cũng là thời kì suy giảm và thu hẹp phạm vi của các loại hình tư duy
huyền thoại và tôn giáo nguyên thuỷ. Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên trong
lịch sử tư tưởng nhân loại thay thế cho tư duy huyền thoại tôn giáo.
Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình nhận thức sẽ đến lúc
làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò của con người
trong thế giới đó hình thành. Đó là lúc triết học xuất hiện với tư cách là một loại hình tư duy
lý luận đối lập với các giáo lý tôn giáo và triết lí huyền thoại
Vào thời kì cổ đại, triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả
các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học không thể hình thành từ mảnh
đất trống mà phải dựa vào các tri thức khác để khái quát và định hướng ứng dụng. Dựa trên
những tri thức như vậy triết học đã ra đời và khái quát các tri thức riêng lẻ thành luận thuyết
trong đó có những khái niệm, phạm trù và quy luật của mình.
NOTE: Tri thức: Sự hiểu biết của con người về tự nhiên xã hội
*Nguồn gốc xã hội: Triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đạt đến một trình độ tương đối cao
của sản xuất xã hội, phân công xã hội được hình thành, của cải tương đối dư thừa, tư hữu hoá tư
liệu sản xuất được luật định, giai cấp rõ và mạnh, nhà nước ra đời.
Khái niệm triết học:Là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người
trong thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội là tư duy.
Trong đó thế giới được định nghĩa là tất cả các sự vật, hiện tượng, quá trình mà nó phát sinh,
tồn tại và phát triển diễn ra trong không gian và thời gian.
Thế giới gồm: giới tự nhiên, xã hội, tinh thần nhận thức, tâm linh, con người
Tóm lại, Triết học: + Hệ thống tri thức diễn đạt bằng các quan điểm lí luận
+ ND cơ bản và chức năng: Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận
chung để con người áp dụng giải quyết các vấn đề thế giới.
Thế giới quan: hệ thống những quan niệm của con người về thế giới như 1 chỉnh thế thống
nhất từ những vấn đề hợp thành, yếu tố căn bản hình thành nên thế giới quan là Tri thức ngoài
ra còn niềm tin và lí tưởng.
Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao trong các loại thế giới quan
Phương pháp luận chung: hệ thống các quan điểm mà được xây dựng nên từ thế giới quan,
được sử dụng như là căn cứ cơ bản để con người xác lập nên các phương pháp cụ thể
Vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề cơ
bản của triết học có 2 mặt, trả lời 2 câu hỏi lớn
? Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước cái nào quyết định cái nào. ( vật chất hay tinh thần
đóng vai trò quyết định)
? Con người có nhận thức đúng thế giới không?
*Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy tâm
Quan niệm: Vật chất có trước và quyết định ý Quan niệm: Ý thức có trước và quyết định vật thức chất Hình thức phát triển: Hình thức phát triển:
Chất phác – siêu hình – biện chứng Chủ quan – khách quan
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức
phát triển nhất của chủ nghĩa duy vật
Phương pháp biện chứng và siêu hình
Phương pháp siêu hình: Các sinh vật, hiện tượng tồn tại độc lập, biệt lập tuyệt đối với nhau.
Tồn tại bất biến nếu có biến đổi thì chỉ biến đổi theo quy luật tuần hoàn.
Phương pháp biện chứng: Các sinh vật, hiện tượng nó chỉ tồn tại độc lập tương đối và chúng
tồn tại trong sự quy định tác động lẫn nhau. Phép biện chứng
Lý luận, học thuyết Triết học nghiên cứu biện chứng của thế giới thành các nguyên lí quy luật,
xây dựng hệ thống các nguyên tắc và phương pháp luânnj cho nhận thức và thực tiễn
Biện chứng là các mối quan hệ tương tác và vận động phát triển theo 1 quy luật Chương 2 *Phạm trù vật chất
Phạm trù là khái niệm cơ bản trong lí luận nào đó
Phạp trù triết học khi đạt đủ 2 điều kiện là: 1. Khái quát nhất
2. Trong khái niệm phải bao hàm câu trả lời của 2
câu hỏi trong 2 vấn đề cơ bản của triết học
Phạm trù vật chất là phạm trù cơ bản có nền tảng của chủ nghĩa duy vật nói chung, chủ nghĩa
duy vật biện chứng nói chung
Quan niệm trước Mác về vật “chất”
-Thời cổ đại: Vật chất là 1 hay một số chất khách quan trong tự nhiên là cơ sở hình thành
nên sự tồn tại đa dạng trong thế giới
-Thời cận đại Tây Âu: Vật chất được quan niệm là tất cả những gì có thuộc tính của vật
thể: tạo nên từ nguyên tử, thuộc tính khối lượng,…
Ưu điểm: Tạo cách nhìn khoa học trong giải thích thế giới tự nhiên
Hạn chế: -Chưa bao quát được mọi tồn tại của vật chất
-Chưa tiếp cận đầy đủ theo giác độ vấn đề cơ bản của triết học