Triết học lượng - chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động vàphát triển: sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật đã tích lũynhững thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I) Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại:
- Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và
phát triển: sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật đã tích lũy
những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định.
II) Nội dung quy luật:
- Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và
lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. 1) Chất:
- Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc
tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. 2) Lượng:
- Là phạm trù triết học quyết định tính khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị
đại lượng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.
- Lượng thể hiện thành số lượng, đại lượng về trình độ, quy mô,
nhịp điệu,… của sự vận động và phát triển của sự vật.
III) Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất: 1) Kh ái niệm:
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất
giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau.
Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu
không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay
đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất
của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng
với thay đổi về lượng của nó.
Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động và phát
triển không ngừng. Việc tích lũy về lượng cũng chính là một
trong những cách vận động của sự vật. Vì thế, dù nhanh hay
chậm, sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của sự vật cũng
sẽ đến một giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi
về căn bản. Thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để
làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút. Chất của sự vật
thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy. 2) Nội dung quy luật:
Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội cũng như sự phát triển nhận thức trong tư duy con người
đều đi từ sự thay đổi dần về lượng khi vượt qua giới hạn về độ
tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi cơ bản về chất, làm cho sự
vật, hiện tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế bằng sự vật ,
hiện tượng khác. Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt
thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang trong mình tính mâu
thuẫn vốn có trong sự vật.
Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ
bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nội dung của nó không
chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm
lên mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Tất cả vạn vật xung quanh đều phải tuân theo quy luật
này, bất kì sự vật nào cũng có hai phương diện chất và
lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm
chuyển hóa lẫn nhau, do đó trong nhận thức cần phải coi
trọng cả hai chỉ tiêu, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.
Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về
chất của sự vật; đồng thời phát huy tác động của chất mới
theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
Cần khác phục tư tưởng nôn nóng, tả khuynh và tư tưởng
bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn.
Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy
cho phù hợp với từng điều kiện, lĩnh vực cụ thể.
3) Một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ lượng – chất:
Đôi nét về hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh:
- Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. Từ khi
sinh ra, chúng ta đã tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát
triển: từ những điều cơ bản nhất như ngôn ngữ, đồ vật, màu
sắc,… đến những kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống
như văn học, toán học, lịch sử. Đặc biệt là những năm tháng
ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta được tiếp thu những tri thức
cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Bên cạnh
đó, mỗi học sinh cũng trang bị thêm cho mình những kiến thức
thực tiễn, những kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống sau này.
Tuy nhiên, 12 năm học trung học và phổ thông và những năm
trên giảng đường đại học vẫn là thời gian quan trọng nhất bởi
đó là thời điểm chúng ta trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản nhất mà mỗi người đều phải biết trong xã hội ngày nay.
- Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình này là một vấn đề vô cùng
quan trọng và cần thiết để từ đó có thể hiểu rõ hơn hoạt động
và giúp hoạt động này đạt được hiệu quả cao nhất.