Triết học nhận thức - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Triết học nhận thức - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

NHẬN THỨC
1. Nguồn gốc nhận thức:
- Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng
thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của con người
sản sinh ra thế giới mà là thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập với ý thức
con người là “nguồn gốc duy nhất và cuối cùng” của nhận thức.
+ Để tồn tại và phát triển, con người và xã hội phải được đáp ứng, thỏa mãn các
nhu cầu.
+ Muốn vậy con người phải hoạt động, tác động vào thế giới khách quan.
+ Để nâng cao hiệu quả hoạt động, con người cần có hiểu biết (tri thức) về đối
tượng liên quan trong hoạt động.
+ Con người phải tìm hiểu thế giới: nhận thức
=> Vậy, nguồn gốc của nhận thức là hoạt động thực tiễn của con người.
2. Bản chất của nhận thức
- Bản chất nhận thức: Là qua trình phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo hiện thực
khách quan bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
- Sự phản ánh tích cực, sáng tạo ấy được thể hiện ở ba điểm:
+ Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não con người,
đó là sự phản ánh năng động, sáng tạo.
VD:
+ Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển
Là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ
biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.
Trong quá trình nhận thức của con người luôn nảy sinh quan hệ biện
chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức
thông thường và nhận thức khoa học.
+ Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và
khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
Chủ thể nhận thức: Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh tích cực
sáng tạo thế giới vật chất khách quan bởi con người. Chủ thể nhận thức
chính là con người nhưng đó là con người hiện thực, đang sống đang hoạt
động thực tiễn và đang nhận thức trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ
thể nhất định.
Khách thể nhận thức: Là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách
quan, nằm trong miền hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng nhận
thức của chủ thể nhận thức. Nó không chỉ là thế giới vật chất mà còn là tư
duy, tâm lý, tư tưởng, tinh thần, tình cảm...
3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
Nhận thức là một quá trình, trải qua 2 giai đoạn: từ ( Trực quannhận thức cảm tính
sinh động) đến ( tư duy trừu tượng).nhận thức lí tính
a) Nhận thức cảm tính
- Là giai đoạn con người nhận thức khách thể trực tiếp bằng các giác quan.
- Gồm hình thức cơ bản từ : cảm giác, tri giác, biểu tượng.3 thấp đến cao
+ Cảm giác: phản ánh thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi trực tiếp tác riêng lẻ
động lên giác quan của con người. Thông qua cảm giác, những năng lượng được
kích thích bên ngoài sẽ chuyển hóa thành ý thức.
VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảng vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ
co chân lên và cảm thấy đau.
+ Tri giác: là hình ảnh về sự vật khi sự vật đó trực tiếp tác độngtương đối toàn vẹn
lên các giác quan. Tri giác là tổng hợp của cảm giác và so với cảm giác thì tri giác
đầy đủ và phong phú hơn.
VD: Khi ta cầm trên tay quả cam,thông qua các giác quan ta có thể nhận thấy
được quả cam có hình tròn dẹt, vỏ sần sùi, màu xanh hoặc màu cam.
+ Biểu tượng: là hình thức phản ánh . Đó là hình ảnh cảmcao nhất và phức tạp nhất
tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật
đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
VD: Khi nhắc đến ô tô, ta liên tưởng đến phương tiện có 4 bánh, có vô lăng,
đèn pha, kính chắn, gương chiếu hậu,...
b) nhận thức lý tính:
- Nhận thức lý tính là:
+ Mức độ nhận thức cao của con người
+ Phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng
+ Bằng tư duy trừu tượng
VD: Khi mình lướt qua quyển sách thì thấy nó có bìa ngoài rất là đẹp nhưng khi
mình đọc qua phần giới thiệu thì sẽ cảm nhận được nó có hay, hấp dẫn và có nên
mua để đọc hay không.
Đặc điểm của nhận thức lý tính:
- Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
- Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Các hình thức của nhận thức lý tính:
- Có 3 hình thức cơ bản:
+ Khái niệm: là hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những cơ bản đặc
tính bản chất của sự vật.
VD: Khái niệm “Dân tộc” phản ánh khái quát những đặc trưng cơ bản là cộng
đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử, có mối liên quan với nhau về
các mặt ...
+ Phán đoán: Là hình thức cơ bản của tư duy, nó liên kết các khái niệm lại với
nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối
tượng.
VD: Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thường.
+ Suy luận: là hình thức cơ bản của tư duy, liên kết các phán đoán lại với nhau
để rút ra tri thức mới.
VD: Bạc dẫn điện, Bạc là kim loại dẫn đến kết luận là mọi kim loại đều dẫn điện.
Mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính :
- Gắn bó mật thiết với nhau
- Cảm tính là tiền đề cho lý tính và lý tính định hướng cho cảm tính phát
triển
| 1/4

Preview text:

NHẬN THỨC
1. Nguồn gốc nhận thức:
- Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng
thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của con người
sản sinh ra thế giới mà là thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập với ý thức
con người là “nguồn gốc duy nhất và cuối cùng” của nhận thức.
+ Để tồn tại và phát triển, con người và xã hội phải được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu.
+ Muốn vậy con người phải hoạt động, tác động vào thế giới khách quan.
+ Để nâng cao hiệu quả hoạt động, con người cần có hiểu biết (tri thức) về đối
tượng liên quan trong hoạt động.
+ Con người phải tìm hiểu thế giới: nhận thức
=> Vậy, nguồn gốc của nhận thức là hoạt động thực tiễn của con người.
2. Bản chất của nhận thức
- Bản chất nhận thức: Là qua trình phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo hiện thực
khách quan bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
- Sự phản ánh tích cực, sáng tạo ấy được thể hiện ở ba điểm:
+ Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não con người,
đó là sự phản ánh năng động, sáng tạo. VD:
+ Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển
 Là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ
biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.
 Trong quá trình nhận thức của con người luôn nảy sinh quan hệ biện
chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức
thông thường và nhận thức khoa học.
+ Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và
khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
 Chủ thể nhận thức: Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh tích cực
sáng tạo thế giới vật chất khách quan bởi con người. Chủ thể nhận thức
chính là con người nhưng đó là con người hiện thực, đang sống đang hoạt
động thực tiễn và đang nhận thức trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể nhất định.
 Khách thể nhận thức: Là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách
quan, nằm trong miền hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng nhận
thức của chủ thể nhận thức. Nó không chỉ là thế giới vật chất mà còn là tư
duy, tâm lý, tư tưởng, tinh thần, tình cảm...
3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
Nhận thức là một quá trình, trải qua 2 giai đoạn: từ nhận thức cảm tính ( Trực quan
sinh động) đến nhận thức lí tính ( tư duy trừu tượng). a) Nhận thức cảm tính
- Là giai đoạn con người nhận thức khách thể trực tiếp bằng các giác quan.
- Gồm hình thức cơ bản từ 3
thấp đến cao: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Cảm giác: phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi trực tiếp tác
động lên giác quan của con người. Thông qua cảm giác, những năng lượng được
kích thích bên ngoài sẽ chuyển hóa thành ý thức.
VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảng vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ
co chân lên và cảm thấy đau.

+ Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó trực tiếp tác động
lên các giác quan. Tri giác là tổng hợp của cảm giác và so với cảm giác thì tri giác
đầy đủ và phong phú hơn.
VD: Khi ta cầm trên tay quả cam,thông qua các giác quan ta có thể nhận thấy
được quả cam có hình tròn dẹt, vỏ sần sùi, màu xanh hoặc màu cam.

+ Biểu tượng: là hình thức phản ánh . Đó là hình ảnh cảm
cao nhất và phức tạp nhất
tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật
đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
VD: Khi nhắc đến ô tô, ta liên tưởng đến phương tiện có 4 bánh, có vô lăng,
đèn pha, kính chắn, gương chiếu hậu,...
b) nhận thức lý tính:
- Nhận thức lý tính là:
+ Mức độ nhận thức cao của con người
+ Phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng
+ Bằng tư duy trừu tượng
VD: Khi mình lướt qua quyển sách thì thấy nó có bìa ngoài rất là đẹp nhưng khi
mình đọc qua phần giới thiệu thì sẽ cảm nhận được nó có hay, hấp dẫn và có nên
mua để đọc hay không
.
Đặc điểm của nhận thức lý tính:
- Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
- Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Các hình thức của nhận thức lý tính:
- Có 3 hình thức cơ bản:
+ Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc
tính bản chất của sự vật.
VD: Khái niệm “Dân tộc” phản ánh khái quát những đặc trưng cơ bản là cộng
đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử, có mối liên quan với nhau về các mặt ...

+ Phán đoán: Là hình thức cơ bản của tư duy, nó liên kết các khái niệm lại với
nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.
VD: Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thường.
+ Suy luận: là hình thức cơ bản của tư duy, liên kết các phán đoán lại với nhau
để rút ra tri thức mới.
VD: Bạc dẫn điện, Bạc là kim loại dẫn đến kết luận là mọi kim loại đều dẫn điện.
Mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính :
- Gắn bó mật thiết với nhau
- Cảm tính là tiền đề cho lý tính và lý tính định hướng cho cảm tính phát triển