Triết học Phật giáo - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện vào thế kỷ VI trước công nguyên. Người sáng lập ra Phật giáo là Buddha (Phật) còn có nghĩa "giác ngộ". Ông sinh khoảngnăm 623 trước công nguyên, sống gần 80 năm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Triết học Phật giáo:
Giới thiệu về phật thích ca: Slide 2
Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện vào thế kỷ VI trước công
nguyên. Người sáng lập ra Phật giáo là Buddha (Phật) còn có nghĩa "giác ngộ". Ông sinh khoảng
năm 623 trước công nguyên, sống gần 80 năm. Sau khi ông mất, các học trò của ông đã phát
riển tư tưởng của ông thành hệ thống tôn giáo - triết học lớn ở Ấn Độ có ảnh hưởng rộng rãi, sâu
sắc trong đời sống tinh thần và tâm linh của nhân loại.
Giới thiệu chung triết học phật giáo: Slide 3,4
Triết học Phật giáo đề cập đến các tìm tòi triết học và hệ thống tìm hiểu
được phát triển giữa các trường phái Phật giáo khác nhau ở Ấn
Độ sau parinirvana (tức là cái chết) của Đức Phật và sau đó lan rộng khắp châu Á.
Con đường của Phật giáo kết hợp cả lý luận triết học và thiền định. Các truyền
thống Phật giáo trình bày vô số , và các nhà tư
con đường Phật giáo đến giải thoát
tưởng Phật giáo ở Ấn Độ và sau đó ở
đã đề cập đến các chủ đề khác Đông Á
nhau như hiện tượng học,
đạo đức học, nhận thức luận, logic và triết học về thời gian trong
quá trình phân tích các con đường này.
Lịch sử hình thành: Slide 5
Giai đoạn đầu tiên liên quan đến các câu hỏi của các giáo lý nguyên thủy bắt nguồn từ các
bắt nguồn từ cuộc đời của Đức Phật, và
truyền thống truyền miệng
phổ biến cho tất cả các giáo phái sau này của Phật giáo.
Giai đoạn thứ hai liên quan đến Phật giáo "kinh viện" không phải là đại thừa,
như hiển nhiên trong các văn bản Abhidharma bắt đầu vào thế kỷ thứ ba
trước Công nguyên có tính năng viết lại mang tính kinh viện và phân loại sơ
đồ của các tài liệu trong kinh điển đời trước.
Kinh viện: Xa rời thực tế, chỉ dựa trên sách xưa và các biện luận. Trí thức kinh
viện. Kiến thức kinh viện.
Giai đoạn thứ ba của sự phát triển triết học Phật giáo Ấn Độ liên quan đến Phật giáo "
" Đại thừa, bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ nhất, tr siêu hình ong đó nhấn
mạnh đến đời sống tu sĩ và con đường của một vị bồ tát. Các yếu tố khác nhau
của ba giai đoạn này được kết hợp và/hoặc phát triển hơn nữa trong triết lý
và thế giới quan của các giáo phái khác nhau mà sau đó đã xuất hiện.
Nội dung, tư tưởng triết học phật giáo: Slide 6-10 Bản thể luận
Phật giáo đưa ra tư tưởng “vô ngã”, “vô thường”
- Vô ngã: Tất cả sự vật, hiện tượng cũng như chính bản thân ta là không có thực. Thế giới (nhất
là thế giới hữu hình - con người) là do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh
). Đó là 5 yếu tố (ngũ uẩn ) + Sắc (vật chất ) + Thụ (cảm giác) + Tưởng (ấn tượng ) + Hành (Tư duy nói chung ) + Thức (ý thức )
Nhưng Danh và Sắc chỉ tụ hội trong thời gian ngắn rồi chuyển sang trạng thái khác, do vậy “
không có cái tôi” (vô ngã - natman).
- Vô thường: Bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển không ngừng (vô thường).
Không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy không có ai tạo ra thế giới và cũng không có gì
vĩnh hằng. Sự biến hiện của thế giới theo chu trình: sinh - trụ - dị - diệt theo luật nhân quả. Nhân sinh quan
Phật giáo bác bỏ Brahman(Thần sáng tạo) và Atman(cái tôi) nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi
và nghiệp của Upanisad. Mục đích cuối cùng của Phật giáo là tìm ra con đường giải thoát đưa
chúng sinh ra khỏi vòng luân hồi bất tận. Để đi tới giải thoát, Phật nêu lên "Tứ Diệu đế" tức là
bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được.
a) Khổ đế: Phật giáo cho rằng cuộc đời là bể khổ, bao gồm 8 thứ khổ, gọi là "Bát khổ":
(1) Sinh; (2) Lão; (3) Bịnh; (4) Tử;
(5) Thụ biệt ly: Yêu thương nhau phải xa nhau;
(6) Oán tăng hội: Ghét nhau phải hội tụ với nhau;
(7) Sở cầu bất đắc: Muốn mà không được;
(8) Thủ ngũ uẩn: Khổ vì có sự tồn tại của thân xác. b) Nhân đế
Nhân đế còn gọi là tập đế, vì cho rằng mọi cái khổ đều có nguyên nhân. Đó là 12 nhân duyên,
còn gọi là "Thập nhị nhân duyên":
(1) Vô minh là không sáng suốt, không nhận thức được thế giới, sự vật và hiện tượng đều là ảo
giả mà cứ cho đó là thực. Thế giới (sự vật, hiện tượng) đều do các Duyên hòa hợp với nhau tạo nên.
(2) Duyên hành là hoạt động của ý thức, sự giao động của tâm, của khuynh hướng, và đã có mầm
mống (manh nha) của nghiệp.
(3) Duyên thức là tâm thức từ chỗ trong sáng cân bằng trở nên ô nhiễm, mất cân bằng. Cái tâm
thức đó tùy theo nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác để hiện hình, thành ra một đời khác.
(4) Duyên danh - sắc là sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần.
(5) Duyên lục nhập là quá trình tiếp xúc với lục trần (lục căn: cơ quan cảm giác;
lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
(6) Duyên xúc là sự tiếp xúc giữa lục căn, lục trần.
(7) Duyên thụ là cảm giác do tiếp xúc mà nảy sinh ra yêu ghét buồn vui.
(8) Duyên ái là yêu thích, ở đây chỉ sự nảy sinh dục vọng.
(9) Duyên thủ muốn giữ lấy, chiếm lấy.
(10) Duyên hữu là xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải tồn tại (hữu) tức là
đã có hành động tạo nghiệp.
(11) Duyên sinh: Đã có tạo nghiệp, tức là có nghiệp nhân ắt có nghiệp quả, tức là
(12) Duyên lão - tử: Có sinh tất có già và chết đi. Sinh - lão - tử là kết quả cuối
cùng của một quá trình, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân của một kiếp trong vòng luân hồi mới.
c) Diệt đế là khẳng định cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm dứt được luân hồi. d) Đạo đế
Tu để thành Phật quả, nhập được Niết bàn, là quả cao nhất của người tu Phật và cũng là mục đích
duy nhất của Phật học. Nhưng vì nghiệp lành dữ không giống nhau, tri thức không đều nhau mà
Phật giáo chia các pháp môn thành 5 loại gọi là năm THỪA1. Khái quát tất cả các môn pháp trên
chúng ta có thể coi con đường giải thoát, diệt khổ của Phật giáo bao gồm 8 con đường (Bát đạo chính):
(1) Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn nhất là Tứ diệu đế.
(2) Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn.
(3) Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính.
(4) Chính nghiệp: Nghiệp có tà nghiệp và chính nghiệp. Tà nghiệp: phải giữ giới
Chính nghiệp: Thân nghiệp - Khẩu nghiệp - Ý nghiệp.
(5) Chính mệnh: Phải tiết chế dục vọng và giữ giới (giữ các điều răn).
(6) Chính tinh tiến: Phải hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền bá Phật giáo.
(7) Chính niệm: Phải thường xuyên nhớ Phật, niệm Phật.
(8) Chính định: Phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường và nỗi khổ.
Với " Bát chính đạo" con người có thể diệt trừ được vô minh, giải thoát và nhập vào Niết bàn là
trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi.
Tư tưởng giải thoát: slide11- 14
NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT
Có thể nói, không một tôn giáo nào trên thế giới lại có giọng thiết tha thâm trầm đối với nỗi đau
khổ của thế gian như ở Phật giáo: “Nước mắt chúng sinh trong ba ngàn thế giới đem chứa tích lại
còn nhiều hơn nước trong bốn bể”. Phải chăng cảnh tượng lúc bấy giờ đầy rẫy những bất công
đau khổ đã khiến cho mọi người đều cảm thấy nỗi đau khổ của nhân loại?. Điều này cũng đòi hỏi
Phật giáo phải hướng đến tư tưởng giải thoát cho mình và cho chúng sinh.
Theo “Phật học từ điển“ của Đoàn Trung Còn, thì “Giải thoát“ (Morksha) cần được hiểu như sau:
Giải là lìa khỏi sự trói buộc, được tự tại, mở những dây trói của nghiệp lầm. Thoát là ra ngoài
quả khổ tam giới (Dục, Sắc, Vô Sắc). Chẳng hạn như giải thoát đối với kết (thắt, buộc), hệ phược
(trói buộc). Giải thoát có các nghĩa:
– Giải thoát là niết bàn, là thể niết bàn, vì lìa tất cả sự trói buộc (giải thoát khỏi ngũ uẩn cũng gọi là năm loại niết bàn);
– Giải thoát cũng là thiền định, vì nhờ thiền định mà thoát khỏi vòng trói buộc, trở nên tự tại
(Chẳng hạn như Tam giải thoát, Bát giải thoát, Bất tư nghị giải thoát);
– Giải thoát là một phần trong Ngũ phần pháp thân.
Chính vậy đạo Phật cũng gọi là Giải thoát đạo, Giải thoát hạnh, Giải thoát giới. Áo cà sa cũng
gọi là giải thoát phục, giải thoát y. Giải thoát có hai loại:
Tính tịnh giải thoát, tức bản tính của chúng sinh vốn là thanh tịnh không có cái hướng hệ phược (trói buộc), ô nhiễm.
Chủng tận giải thoát, tức bản tính của chúng sinh nói chung là thanh tịnh, nhưng vì từ vô thượng
đến nay chúng sinh luôn bị phiền não làm mê hoặc, chẳng thể hiện được bản tính của mình, vậy
nên mới phải đoạn tuyệt với cái hoặc chướng ấy mà được giải thoát, tự tại. Giải thoát cũng có hai cách về sự và lý:
Về sự tức là giải thoát khỏi vòng khổ não, tai nạn đương trói buộc cái thân (chẳng hạn giải thoát
khỏi địa ngục, ma quỷ, súc sinh); Giải thoát khỏi mọi pháp luật (quy luật của mọi vạn pháp).
Về lý tức là giải thoát tất cả mọi nỗi phiền não, những duyên luyến ái đã từng trói buộc cái tâm
(chẳng hạn giải thoát luân hồi để đạt quả thánh: A La Hán, Bồ tát, Phật, Giác ngộ).
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT
Như vậy, con đường giải thoát trong triết lý của Phật giáo được thể hiện qua các nội dung như
sau: Đầu tiên, thể hiện trong thuyết Tứ diệu đế, tư tưởng giải thoát Phật giáo có xuất phát điểm từ
nỗi khổ của cuộc sống con người. Theo quan điểm của Phật giáo, thì ngay việc con người sinh ra
và tồn tại thì con người lại càng rơi vào vô minh, rơi vào những ảo tưởng giả tạo. Chính vì thế
nhiệm vụ và mục đích tối cao của sự giải thoát chính là xóa bỏ sự vô minh của con người để đạt
tới sự giác ngộ với cái tâm sáng tỏ, có thể nhận ra chân bản tính của mình và thực tướng của vạn
vật. Có vậy mới dập tắt được ngọn lửa ái dục, thoát ra mọi khổ não của cuộc đời để đạt đến cõi
Niết bàn (Nirvana). Vì vậy, mà đức Phật đã đưa Khổ đế thành chân lý thứ nhất. Triết lý của đạo
Phật khẳng định thực tại nhân sinh là khổ. Phật đã nói trong kinh Chuyển Pháp Luân rằng: Sinh
là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, tử là khổ, oán tăng hội khổ, thụ biệt ly khổ, thụ ngũ uẩn khổ, sở
cầu bất đắc khổ. Như vậy, với Bát Khổ mà đức Phật đưa ra cũng đã khái quát rằng cuộc đời con
người vốn đã là bể khổ.