-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Triết ôn tập cuối kì - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Triết ôn tập cuối kì - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin (THM00)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ : I NĂM HỌC : 2021 – 2022
Học phần : Triết học Mác – Lênin
Hình thức thi : Tự luận trực tuyến nộp bài sau.
Ngày thi : 25/12/2021 – 28/12/2021.
Giảng viên : Nguyễn Mạnh Cương
Sinh viên : Lê Thị Thoa
Mã sinh viên : 62DTT11095 Mã lớp : CT6001_14
Hà Nội,ngày 25 tháng 12 năm 2021 0
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095 Nội dung đề thi
Câu 1 (5 điểm) : Phân tích Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện
chứng duy vật ? Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý? Liên hệ với đại dịch
Covid-19 từ nguyên lý trên?
Câu 2 (5 điểm) : Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử : Sự phát
triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.Ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn Việt Nam? Bài làm Câu 1:
Khái niệm Nguyên lý được hiểu như các tiên đề trong các khoa học cụ
thể.Nó là tri thức không dễ chứng minh nhưng đã được xác nhận bởi thực tiễn
của nhiều thế hệ con người,người ta chỉ còn phải tuân thủ nghiêm ngặt,nếu
không thì sẽ mắc sai lầm cả trong nhận thức lẫn hành động.
Cùng với nguyên lý về sự phát triển ,nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là
một trog hai nguyên lý lớn nhất và là cơ sở cho việc xây dụng các nguyên lý
,quy luật khác trong phép biện chứng duy vật .Nó là nguyên lý cơ bản của phép
biện chứng duy vật ,là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Một số khái niệm liên quan:
Liên hệ chính là sự quy định lẫn nhau,có sự thúc đẩy tác động lẫn nhau
giữa những yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng voiws nhau.
Mối liên hệ dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố ,bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm chỉ sự quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. 1
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình
trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tách biệt
hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.
Hiểu một cách khái quát thì :
Sự quy định : là sự lệ thuộc vào nhau giữa các sự vật (hay hiện tượng) A và B.
Tác động qua lại : là tác động hai chiều; A tác động vào B, đồng thời B cũng tác động vào A.
Chuyển hóa lẫn nhau : là A biến thành một phần hay toàn bộ B hoặc B biến
thành một phần hay toàn bộ A
Quan điểm siêu hình cho rằng mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách
quan đều tồn tại biệt lập,tách rời nhau ,không quy định ràng buộc lẫn nhau,nếu
có thì chỉ là những quan hệ bề ngoài,ngẫu nhiên.
Quan điểm biện chứng thì cho rằng các sự vật hiện tượng,quá trình khác
nhau vừa tồn tại độc lập,vừa liên hệ,vừa quy định và chuyển hóa lẫn nhau.
Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế giới,luôn tồn tại trong mối liên
hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau ,không có sự vật hiện tượng nào tồn tại
cô lập,riêng lẻ,không liên hệ.
Mối liên hệ phổ biến : khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ
giới hạn ở các đối tượng vật chất,mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối
tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong
thế giới dù phong phú và đa dạng nhưng đều tồn tại trong mối liên hệ giữa các
sự vật hiện tượng khác đều chịu sự tác động,sự quy định các hiện tượng và sự
vật khác,không sự vật nào tồn tại biệt lập ngoài mối liên hệ với sự vật và hiện
tượng khác.Các bộ phận các yếu tố các giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi
sự vật đều có tác động quy định lẫn nhau mặt này lẫn mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
Mối liên hệ phổ biến gồm những tính chất sau :
Tính khách quan : Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với
con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó. 2
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
Liên hệ là vốn có của các sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý thức
chủ quan của con người,là điều kiện tồn tại và phát triển của các sự vật hiện
tượng,con người không thể tạo được mối liên hệ của các sự vật hiện tượng mà
chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó.
Tính phổ biến : Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật,
hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng
hay quá trình khác; đồng thời cũng không có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào
không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những
mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống,
hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác
và làm biến đổi lẫn nha
Lấy lĩnh vực tự nhiên để phân tích, ta có những mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng thuộc riêng lĩnh vực tự nhiên. Cũng có những mối liên hệ giữa
các sự vật, hiện tượng thuộc tự nhiên với các sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực
xã hội. Lại có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên với các
hiện tượng thuộc lĩnh vực tư duy (hay tinh thần)
Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ … . : Quan
điểm biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của
cácmối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ
mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển
mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển
hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.
Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng phong phú,do đó mối liên
hệ phổ biến cũng đa dạng phong phú và được thể hiện ở chỗ : các sự vật, hiện
tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ
vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó ; mặt khác, cùng
một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác
nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự
vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng
nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với
những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là mối liên hệ chung
– riêng,bên trong – bên ngoài,trực tiếp – gián tiếp,tất nhiên – ngẫu nhiên,cơ bản – không cơ bản,..
Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý 3
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
– Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
– Xem xét các mối quan hệ bên trong cuả sự vật hiện tượng ,là xem xét
những mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các tuộc tính khác
nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.
– Xem xét các mối quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng,tức là, xem xét
sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự
vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
– Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi
bật cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng
– Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản
chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể.
Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không – thời gian nhất định và
mang dấu ấn của không – thời gian. Do đó, ta nhất thiết phải quán triệt quan
điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.Nội
dung cốt lõi của quan điểm này là chúng ta phải chú ý đúng mức đến hoàn cảnh
lịch sử– cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện thực, cả khách quan
và chủ quan, của sự ra đời và phát triển của vấn đề. Nếu không quán triệt quan
điểm lịch sử – cụ thể, cái mà chúng ta coi là chân lý sẽ trở nên sai lầm. Vì chân
lý cũng phải có giới hạn tồn tại, có không – thời gian của nó.
– Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
Phiến diện tức là chỉ chú ý đến một hoặc một số ít những mối quan hệ.
Cũng có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nhưng đều là những mối liên hệ
không bản chất, thứ yếu… Đó cũng là cách cào bằng những thuộc tính, những
tính quy định trong bản thân mỗi sự vật.Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi
từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản
chất, cái quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng.Điều này không đồng nhất với
cách xem xét,dàn trải,liệt kê.
– Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực
tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và 4
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
trong sựtác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng
khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử
lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện
đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp"
của sự vật đó". Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì
đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của
đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả
trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.
Liên hệ với đại dịch Covid-19
V.I.Lê nin cho rằng “muốn thực sự hiểu được sự vật ,cần phải nhìn bao
quát và nhìn tất cả các mặt ,tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp”. Khái
niệm mối liên hệ phổ biến nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới dù
phong phú và đa dạng nhưng đều tồn tại trong mối liên hệ giữa các sự vật hiện
tượng khác đều chịu sự tác động,sự quy định các hiện tượng và sự vật
khác,không sự vật nào tồn tại biệt lập ngoài mối liên hệ với sự vật và hiện tượng
khác.Và trong đó mối liên hệ giữa đại dịch Covid-19 đối với mọi mặt của đời
sống xã hội là một mối liên hệ điển hình.
Đầu tiên đại dịch Covid-19 xuất hiện từ Vũ Hán (Trung Quốc) gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội của quốc gia này.Mà như ta biết
thì Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyền có ranh giới địa phận với các nước
khác nhưng dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến nước đó mà còn lan rộng và
gây ảnh hưởng đến toàn bộ các nước trên thế giới làm cho nền kinh tế thế giới bị
ảnh hưởng nặng nề,ngay cả những nền kinh tế đứng đầu thế giới như Mỹ cũng
không thể tăng trưởng được.Dưới tác động của làn sóng dịch bệnh Covid-19
cuộc sống con người đã bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng,nhiều người
chết,gia đình mất hết người thân,thiếu thốn vật chất lương thực,nhu cầu sống
không được đáp ứng,thất nghiệp không có thu nhập,… 5
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
Chính vì mọi thứ trên thế giới đều có mối liên hệ chuyển hóa và tác động
qua lại lẫn nhau nên đại dịch Covid hiện nay từ việc bùng phát gây ảnh hưởng
không chỉ riêng đất nước Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến tất cả các nước
trên thế giới.Nhưng cũng chính việc bị tác động mạnh mẽ và tiêu cực từ dịch
bệnh Covid-19 mà con người đang tìm cách sáng chế ra loại thuốc có thể tiêu
diệt nó và bước đầu thành công khi con người chế tạo ra các loại Vaccine có thể
giảm nguy cơ tử vong và tăng cường hệ miễn dịch góp phần chống chọi tốt hơn
đối với dịch bệnh.Đây chính là sự tác động ngược lại lẫn nhau của mối liên hệ
phổ biến ngay trong thực tiễn cuộc sống con người khi đối mặt với dịch bệnh.
Để nhận thấy rõ ràng hơn về mối liên hệ phổ biến ta quan sát và nhìn
nhận sâu sắc hơn về sức ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với mọi mặt của thế giới. Câu 2:
Khái niệm hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó,phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất và kiến trúc thượng tần tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Qua định nghĩa về hình thái kinh tế xã hội cho thấy lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là những yếu tố hợp
thành hình thái kinh tế xã hội. Đồng thời các yếu tố của hình thái kinh tế xã hội
có quan hệ biện chứng trong quá trình vận động trở thành quy luật phát triển của
các hình thái kinh tế xã hội. Vì thế , hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.
Mác viết : “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một
quá trình lịch sử tự nhiên”
Quy luật của xã hội có đặc điểm là vận động của nó được thông qua hành
động của con người, song không vì thế mà quy luật xã hội không mang tính
khách quan.Trái lại quy luật vận động của xã hội không những không phụ thuộc
vào ý thức, ý chí của con người mà ngược lại, xét đến cùng nó còn quyết định ý
thức, ý chí của con người. Lịch sử là hoạt động của con người đeo đuổi mục 6
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
đích của bản thân mình, nhưng đó không thể là hoạt động tuỳ tiện, bất chấp quy
luật. Họt dộng dù ý thức hoặc vô thức cũng do quy luật khách quan chi phối.
Như vậy, quá trình “lịch sử tự nhiên” có nghĩa là: con người làm ra
lịch sử của mình; họ tạo ra những quan hệ xã hội của mình, đó là xã hội. nhưng
xã hội vận động theo quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Sự thay thế một hình thái kinh tế xã hội này bằng một hình thái kinh tế xã
hội khác thường được thông qua cuộc cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu xa
của cuộc cách mạng là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất; khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích cản trở sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Trong những thời kỳ cách mạng, khi cơ sở kinh tế thay đổi thì
sớm hay muộn toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Nếu xét ở phạm vi lịch sử của toàn nhân loại thì lịch sử xã hội loài người
đã phát triển qua một số hình thái kinh tế xã hội nhất định. Song do đặc điểm về
mặt lịch sử, về không gian và thời gian nên không phải quốc gia nào cũng trải
qua tất cả các bước tuần tự từ thấp tới cao của các hình thái kinh tế xã hội. có
nhiều quốc gia phát triền tuần tự qua các hình thái kinh tế xã hội, đồng thời một
số quốc gia khác lại bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế xã hội
Quy luật kế thừa của lịch sử loài người luôn cho phép cộng đồng nào đó
có những thời cơ và thách thức để có thể vượt lên phía trước hoặc tụt lại phía
sau. Trong lịch sử thường xuất hiện những trung tâm phát triển cao hơn về sản
xuất vật chất, kỹ thuật về văn hóa, chính trị. sự giao lưu hợp tác giữa các trung
tâm đó và những nhân tố khác làm xuất hiện khả năng một số nước đi sau có thể
rút ngắn tiến trình lịch sử.
Trong thời đại ngày nay, chủ trương phát triển rút ngắn , “đi tắt, đón đầu”
đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia tiền tư bản chẳng những không mâu
thuẫn với tinh thần của sự phát triển mang tính lịch sử tự nhiên, mà còn là biểu
hiện sinh động của quá trình lịch sử tự nhiên. Chỉ khi người ta rút ngắn một cách
duy ý chí, bất chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập
với quá trình lịch sử tự nhiên.
Như vậy, quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những
diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong
những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế xã hội nhất định
Ý nghĩa phương pháp luận 7
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
Ngày nay thực tiễn và kiến thức về lịch sử có nhiều bổ sung, phát triển
mới hơn so với khi học thuyết Mác xuất hiện. Tuy nhiên những cơ sở khoa học
của chủ nghĩa duy vật lịch sử vẫn còn nguyên giá trị. Trước những thành tựu của
khoa học và công nghệ hiện nay, một số người thừa nhận sự tiến hóa của xã hội
là sự thay thế nhau của các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công
nghiệp. Cách tiếp cận này còn thiếu tính khoa học và chưa đầy đủ. Vì nó chỉ
xem sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và lực lượng sản xuất là yếu
tố quyết định duy nhất và trực tiếp đến sự thay đổi của đời sống xã hội mà bỏ
qua các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất.
Với học thuyết về hình thái kinh tế xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen vạch ra
nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội, tìm ra những nguyên nhân và cơ
sở của sự biến đổi, xuất hiện các hiện tượng xã hội đặt cơ sở cho nhận thức luận
về các khoa học xã hội và nhân văn, nâng các khoa học đó trở thành khoa học
thực sự, chống lại các quan điểm duy tâm về mặt lịch sử. C.Mác và Ph.Ăngghen
dùng quy luật trên vào phân tích, lý giải xã hội tư bản chủ nghĩa và dự báo một
xã hội mới sẽ thay thế nó. Hai ông làm nổi bật quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản quyết
định các quan hệ khác trong xã hội. Do đó chủ nghĩa duy vật lịch sử cung cấp tư
liệu cho các khoa học xã hội một tiêu chuẩn khách quan để tìm kiếm và phát hiện quy luật xã hội
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
– Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Học thuyết hình thái - kin tế xã hội đã vạch ra các quy luật vận động, phát
triển của xã hội đó và dự báo sự ra đời của xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa xã hội đã hình thành và phát triển sau Cách mạng tháng Mười Nga.
Mô hình đó đã phát huy được vai trò nhất định đối với tiế trình lịch sử. Cuối
những năm 80 của thế kỷ XX mô hình đó rơ vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sự
sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, thực chất là sự sụp đổ mô hình đó chứ không
phải là sự phủ định, bác bỏ xã hội chủ nghĩa với tính cách là xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Vì vậy, Đảng ta kiên trì xây dựng chủ nghĩa xa hội bỏ qua giai đoạn tư
bản chủ nghĩa là quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa là một quá trình quá độ lâu dài
với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kin tế, xã hội có tính chất quá độ. 8
Bài thi môn: Triết học Mác-Lênin Sinh viên:Lê Thị Thoa
Lớp: QLTT11 MSV: 62DTT11095
– Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hường xã hội chủ nghĩa
Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu hướng phát
triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất ở nước ta. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách
rời vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
– Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất
nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. vì thế chúng ta phải tiến hàn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã ội ở nước ta. 9