-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày ba bước đột phá đổi mới kinh tế từ 1975-1986 | Bài tập nhóm môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Trình bày ba bước đột phá đổi mới kinh tế từ 1975-1986 | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----- ----- BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI:
Trình bày ba bước đột phá đổi mới kinh tế từ 1975-1986
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Thắm
Sinh viên thực hiện: Nhóm 4
Lớp học phần: LLDL1102(123)_33 Hà Nội, 2023 lOMoAR cPSD| 45470709 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................... 1
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA SAU 1975 ....................................... 1
II. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ ....................................... 4
1. Bước đột phá thứ nhất- Hội nghị Trung ương 6 (8/1979) .................... 4
2. Bước đột phá thứ hai- Hội nghị trung ương 8 (6/1985) ....................... 5
3. Bước đột phá thứ ba- Hội nghị Bộ chính trị khóa V (8/1986) ........... 11
III. Ý NGHĨA CỦA BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ............................................ 13
KẾT LUẬN .................................................................................................. 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 15 lOMoAR cPSD| 45470709 MỞ ĐẦU
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (4/1975), cả nước ta
đi lên chủ nghĩa xã hội. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được đại hội Đảng
lần thứ IV xác định, trong giai đoạn 1976 – 1986, bên cạnh những thắng lợi
to lớn trong bảo vệ tổ quốc và nhiều thành tựu đáng kể trong xây dựng đất
nước, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều sai lầm yếu
kém và lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Thực trạng
đó của Việt Nam cùng với những chuyển biến sâu rộng của cục diện thế giới
đã đặt ra cho Đảng ta vấn đề đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hành trình đi tìm đường lối đổi mới của Đảng đã diễn ra nhiều trăn
trở, tìm tòi, khảo nghiệm, trong đó có ba bước đột phá lớn đã mở đường cho
phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng để Đảng ta đổi mới toàn diện.
Ba bước đột phá này có ý nghĩa lịch sử và hiện thực vô cùng to lớn. Để
tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, nhóm 4 chúng em đã nghiên cứu đề tài: Trình
bày ba bước đột phá đổi mới kinh tế từ 1975-1986. NỘI DUNG
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA SAU 1975
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cả
nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự
thay đổi lớn: đất nước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Nhiệm vụ chính lúc này là khôi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước
trong điều kiện hòa bình Thời kỳ bao cấp:
Lịch sử kinh tế Việt Nam giai đoạn 1976-1986 hay còn gọi là Thời kỳ bao cấp
là giai đoạn áp dụng cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung trên cả
nước và đồng thời là giai đoạn của những tìm tòi để thoát khỏi mô hình này. 1 lOMoAR cPSD| 45470709
Cơ chế quản kế hoạch hóa tập trung:
Thời kỳ này, nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu
tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các
hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường.
- Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh
- Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ. Nhà nước quản lý kinh tế thông quachế
độ “cấp phát – giao nộp”.
- Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vớiđội
ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được
hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.
Đặc trưng ở 2 tiêu chí
Chế độ phân phối bao cấp
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu:
- Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hànghóa
thấp hơn giá trị trên thị trường do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức - Bao
cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm
tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu,
thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động
- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn: của ngân sách nhưng không có chế tàiràng
buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị cấp vốn; nó làm tăng gánh nặng
ngân sách, sử dụng vốn kém hiệu quả.
Chế độ sở hở hữu công và sở hữu tập thể
- Chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất đóng vai trò chínhcủa
mô hình phát triển: chỉ thừa nhận sở hữu toàn dân, điều tiết theo cơ chế kế
hoạch hóa, tập trung tất cả mọi vai trò vào tay nhà nước 2 lOMoAR cPSD| 45470709
- Chỉ có một nền kinh tế quốc doanh hoàn toàn, kinh tế Nhà nước và kinh
tếtập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng.
- Các đơn vị kinh tế chủ yếu: công ty nhà nước, xí nghiệp và hợp tác xã.
Những hạn chế của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung
Theo thời gian, cơ chế quản lý này ngày càng không tương thích với tình hình
lúc bấy giờ của đất nước. Nó làm thủ tiêu cạnh tranh trong thị trường, làm trì
trệ việc áp dụng khoa học - công nghệ tiên bộ, triệt tiêu động lực kinh tế của
người lao động, không kích thích tính năng động, phát minh sáng tạo của
những đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh thương mại. Chính điều này
đã làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ, khủng hoảng cục bộ.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, cách mạng nước
ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ tổ quốc. Một là, chúng ta đã thống nhất được nước nhà về mặt Nhà
nước. Hai là, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng
CNXH. Ba là, giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Song, nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội IV và đại
hội V của Đảng đề ra đều không hoàn thành. Đất nước lâm vào khủng hoảng
kinh tế xã hội từ cuối những năm 70 và kéo dài trong nhiều năm ( đỉnh cao
của khủng hoảng là vào những năm 1985 và đầu năm 1986). Yêu cầu bức thiết
là đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Trong điều kiện tình hình đất nước có nhiều biến động, đòi hỏi Đảng và
nhân dân ta phải suy nghĩ, tìm tòi con đường đổi mới để tháo gỡ khó khăn,
đưa đất nước đi lên. Từ những tìm tòi, sáng tạo ở địa phương, cơ sở, Đảng ta
đã đề ra những chủ trương có tính chất đổi mới từng phần. Những đổi mới 3 lOMoAR cPSD| 45470709
này có ý nghĩa rất lớn đối với đường lối đổi mới toàn diện, có vị trí rất quan
trọng đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
II. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ
1. Bước đột phá thứ nhất- Hội nghị Trung ương 6 (8/1979)
- Hội nghị Trung ương 6 diễn ra từ 15 - 23/8/1979, nhằm “tìm kiếm lốithoát”
cho nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng, trì trệ với những chủ trương, biện pháp
cấp bách, mạnh mẽ, kiên quyết, đem lại hiệu quả thiết thực nhằm đẩy mạnh
sản xuất, ổn định đời sống, làm cho “sản xuất bung ra”; tạo điều kiện cho
lực lượng sản xuất phát triển…; đồng thời được tự do lưu thông hàng hóa,
xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ”.
- Tháng 10/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc tận dụng đất
đainông nghiệp để khai hoang, phục hóa, được miễn thuế, trả thù lao và được
sử dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người
sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường. - Nông nghiệp:
+ Ngày 13/01/1981 Ban Bí thư ban hành chỉ thị 100 về cải tiến công tác khoán,
mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác
xã nông nghiệp...Theo đó, mỗi xã viên nhận mức khoản theo diện tích và tự
mình làm các khâu cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp
tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức sẽ được hưởng và tự do mua bán.
+ Kết quả: sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm (1976 1980)
tăng lên 17 triệu tấn/năm (1981 - 1985). Những tiêu cực, lãng phí giảm đi đáng kể
+ Trước chỉ thị 100, nhiều địa phương đã thực hiện “khoán chui” cho người
lao động, và nhận được kết quả vượt hẳn so với trước kia, khi người chăm và
kẻ lười được hưởng thành quả như nhau. 4 lOMoAR cPSD| 45470709
- Công nghiệp: Ban chấp hành Trung Ương xác định “Phát triển công
nghiệphàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương là một nhiệm vụ rất quan
trọng của tất cả các ngành, các cấp, trước mắt cũng như lâu dài, thời bình
cũng như thời chiến nhằm thi hành Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng
và thực hiện ba nhiệm vụ chung trong tình hình mới là: đẩy mạnh sản xuất
và bảo đảm đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ
quốc; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.
+ 1/1981, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 25/CP về quyền chủ động sản
xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh,
Quyết định số 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản
phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước.
+ Kết quả: Công nghiệp đạt kế hoạch, Công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5% - Ý nghĩa:
+ Đây có thể coi là sự “đột phá đầu tiên” trong việc thay đổi chủ trương, chính
sách trên lĩnh vực kinh tế, với ý nghĩa là khắc phục những khiếm khuyết, sai
lầm trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ
trương, chính sách kinh tế, xóa bỏ những rào cản để cho lực lượng sản xuất
phát triển, tạo động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp các lợi ích, quan tâm đến
lợi ích thiết thân của người lao động…
+ Các nghị quyết Trung ương 6, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và các quyết định
25/CP và 26/CP của Hội đồng Chính phủ cho thấy những ý tưởng ban đầu của
đổi mới, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng đó là bước mở đầu
có ý nghĩa, đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này.
2. Bước đột phá thứ hai- Hội nghị trung ương 8 (6/1985)
Nhận định tình hình 5 lOMoAR cPSD| 45470709
Tình hình kinh tế và tài chính của Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam và sau
khi miền Nam được giải phóng -
Phụ thuộc lớn vào viện trợ từ các nước anh em trong thời kỳ chiến tranh
đểđáp ứng nhu cầu trong cuộc kháng chiến. -
Sau khi miền Nam được giải phóng, Việt Nam đối mặt với sự thay đổi
cănbản trong nền kinh tế với việc giảm viện trợ và vốn vay từ nước ngoài. -
Chiến tranh kéo dài và hoạt động phá hoại đã gây thiệt hại cho kinh tế, dẫn
đến sự biến động của giá cả và lạm phát.
Đảng và Nhà nước đặt ra sự cần thiết của việc cải thiện chính sách kinh tế và
cơ chế quản lý, bao gồm việc loại bỏ cơ chế tập trung quản lý và thực hiện
hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Điều chỉnh giá và lương
một cách hợp lý, kết hợp với việc tính toán chi phí sản xuất và thiết lập cơ chế
"động" được đề xuất để đáp ứng biến đổi trong tình hình kinh tế. Cải thiện
phân phối lưu thông và tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa cũng được
nhấn mạnh. Giá thấp và tiền lương không đủ cao đã gây ra nhiều hậu quả tiêu
cực, và cần điều chỉnh để đảm bảo thu nhập được phân phối hợp lý.
Mục tiêu và phương hướng giải quyết
Căn cứ vào tình hình nói trên và nhằm góp phần thực hiện chương trình kinh
tế - xã hội do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đề ra, việc giải
quyết các vấn đề giá - lương - tiền phải nhằm đạt các mục tiêu chủ yếu sau đây: -
Thúc đẩy sản xuất phát triển theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành
phần),khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, cơ sở vật chất -
kỹ thuật hiện có, nhằm phát triển sản xuất với năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn. 6 lOMoAR cPSD| 45470709 -
Ổn định đời sống nhân dân lao động, trước hết là đời sống công nhân,
viênchức và lực lượng vũ trang. Nhân dân làm chủ sản xuất và phân phối lưu
thông, làm chủ thị trường và giá cả, từng bước cân bằng ngân sách và tiền mặt. -
Góp phần tạo nguồn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để công
nghiệphoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. -
Thúc đẩy việc hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường kinh
tếquốc doanh và kinh tế tập thể, phát triển kinh tế gia đình. -
Góp phần tăng cường quốc phòng và an ninh, kiên quyết chống địch
pháhoại, đấu tranh có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực. -
Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong giá và lương là yêu
cầucấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế
sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hoá.
Nội dung đổi mới
Nội dung xoá bỏ quan liêu, bao cấp trong giá - lương- tiền chủ yếu là: -
Tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm. Thực hiện cơ chế một
giátrong toàn bộ hệ thống giá. Phân công, phân cấp hợp lý trong cơ chế quản
lý giá, tăng cường kỷ luật quản lý giá. -
Tiền lương thực tế phải thực sự bảo đảm cho người ăn lương sống chủ
yếubằng tiền lương, tái sản xuất được sức lao động và phù hợp với khả năng
của nền kinh tế quốc dân. -
Gắn chặt tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả, thực hiện phânphối theo lao động. -
Xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành kinh tế - kỹ thuật, các
địaphương và đơn vị cơ sở gắn liền với sửa đổi cơ chế kế hoạch hoá và quản 7 lOMoAR cPSD| 45470709
lý. Chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, các địa
phương và đơn vị cơ sở sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Các tổ chức kinh tế phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình,
“lời ăn, lỗ chịu”, xoá bỏ mọi khoản bù lỗ bất hợp lý của ngân sách nhà nước… -
Chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã
hộichủ nghĩa, lấy hiệu quả kinh tế của đồng vốn làm tiêu chuẩn hàng đầu trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hội nghị chủ trương: trong tình hình kinh tế đang biến động, chưa ổn định,
cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành
khẩn trương, kiên quyết nhưng phải tính toán thận trọng các phương án vững
chắc gắn chặt với việc xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới.
Hội nghị đề ra những chủ trương và biện pháp lớn:
* Về giá cả, Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả và cơ chế
quản lý giá phải dựa trên các nguyên tắc:
- Xác định giá phù hợp với giá trị và sức mua của đồng tiền.
- Định giá trên cơ sở lấy kế hoạch làm trung tâm thực hiện hạch toán kinh tếvà
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Lấy giá thóc làm chuẩn để tính các loại giá khác và toàn bộ mặt bằng giá.-
Quản lý giá phải có phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội nghị đề cập đến các vấn đề về giá mua lương thực và nông sản; tính đủ
các yếu tố chi phí và xác định giá thành sản phẩm công nghiệp; điều chỉnh giá
bán buôn hàng công nghiệp (vật tư và hàng tiêu dùng) và giá bán lẻ đồng thời
nhấn mạnh về cơ chế quản lý giá, cần thực hiện cơ chế một giá thống nhất, do
Nhà nước (Trung ương và địa phương) quy định và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. 8 lOMoAR cPSD| 45470709
* Về lương, Hội nghị nhấn mạnh chính sách tiền lương phải quán triệt nguyên
tắc phân phối theo lao động, xoá bỏ bao cấp, từng bước khắc phục chủ nghĩa
bình quân, chênh lệch bất hợp lý, phải nhằm ổn định và từng bước cải thiện
đời sống của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang, phải khôi phục
lại trật tự tiền lương, tiền thưởng trong phạm vi cả nước.
Hội nghị đề ra các chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện các yêu cầu nói trên:
- Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trảlương
bằng tiền; xác định lại hệ thống lương cơ bản thống nhất cả nước.
- Sắp xếp lại các mức lương, thang lương, phụ cấp, tiền thưởng.
- Tính phụ cấp đắt đỏ.
- Điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội.
* Về tài chính, tiền tệ, Hội nghị yêu cầu: -
Trên cơ sở phát triển sản xuất và cải tiến quản lý, phấn đấu hạ giá thành
vàphí lưu thông, cần nắm chắc và huy động các nguồn thu cho ngân sách nhà nước. -
Thực hiện chế độ tự chủ tài chính của xí nghiệp làm cho giá, lương,
tàichính, tín dụng… phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế, kích thích và
đòi hỏi các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, cải tiến kỹ thuật, làm ăn có hiệu quả. -
Điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách
địaphương, thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm
chủ, bảo đảm sự nhất trí giữa ba lợi ích (toàn xã hội, tập thể, cá nhân người
lao động), tạo điều kiện cho địa phương chủ động khai thác các tiềm năng để
phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu và chủ động bố trí ngân sách địa phương. 9 lOMoAR cPSD| 45470709 -
Áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ, thu hút
tiềnnhàn rỗi, đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiền. Chuyển mạnh hoạt động
của ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kịp thời
đáp ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất- kinh doanh theo giá mới. - Tăng
cường sự kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ luật về tài chính tiền tệ .
Sửa đổi chế độ chi tiêu cho phù hợp với cơ chế mới, trên cơ sở đó nghiêm cấm
mọi sự chi tiêu sai chế độ, chống lãng phí, nghiêm trị mọi hành vi tham ô, lập
quỹ đen. Thực hiện nghiêm ngặt sự kiểm tra và thanh tra tài chính của Nhà nước.
* Về tổ chức và chỉ đạo thực hiện, Hội nghị đề ra 4 yêu cầu:
Một là: Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến các
đơn vị cơ sở. Ban Bí thư chỉ đạo chặt chẽ nội dung và kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nghị quyết.
Hai là: Việc thi hành Nghị quyết này đòi hỏi thống nhất ý chí và hành động
của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp, đòi hỏi nâng cao ý thức tổ
chức và kỷ luật. Các ngành, các địa phương phải chuẩn bị chu đáo và vững
chắc để thực hiện tốt chính sách mới về giá - lương - tiền.
Ba là: Tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải căn cứ vào tinh
thần Nghị quyết mà xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cán
bộ của cơ quan, kiên quyết sắp xếp, chấn chỉnh những tổ chức và bộ máy bất
hợp lý, loại bỏ những tổ chức trung gian không cần thiết, gây trở ngại cho
hoạt động sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa, giảm biên chế bộ máy nhà
nước; sửa đổi chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế; điều động và bố trí cán bộ để bảo
đảm thực hiện tốt các chủ trương cải cách giá và lương, thực hiện cơ chế quản lý mới. 10 lOMoAR cPSD| 45470709
Bốn là: Để chỉ đạo việc chuẩn bị và thực hiện Nghị quyết này, Ban Bí thư
Trung ương và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng cần phối hợp chặt chẽ, theo
dõi hằng ngày và xử lý kịp thời các vấn đề cụ thể xuất hiện trong quá trình
thực hiện các chủ trương, chính sách mới về giá - lương - tiền. Ý nghĩa -
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V là sự
đổimới tư duy trên lĩnh vực lưu thông, phân phối với nét nổi bật là thừa nhận
sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá. -
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V là một mốc
đánhdấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng và nhân dân ta trên mặt trận
kinh tế. Việc đổi mới chính sách giá - lương - tiền và cơ chế quản lý kinh tế
là một sự thay đổi lớn có ý nghĩa cách mạng. Nghị quyết này sẽ tạo ra sự nhất
trí cao trong toàn Đảng, toàn dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động trong cả nước, dấy lên cao trào cách mạng của quần
chúng trong lao động, sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, đưa sự nghiệp cách mạng
nước ta tiến lên giành những thắng lợi mới, đưa nền kinh tế vào quỹ đạo phù
hợp với những quy luật khách quan trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3. Bước đột phá thứ ba- Hội nghị Bộ chính trị khóa V (8/1986)
- Hội nghị Bộ chính trị khoá V (8/1986) đưa ra kết luận đối với một số vấnđề
thuộc về quan điểm kinh tế. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế,
đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng. - Nội dung đổi mới:
+ Về cơ cấu sản xuất: 11 lOMoAR cPSD| 45470709
Hội nghị chỉ rõ ra rằng, ta đã chủ quan, nóng vội trong 5 năm (1976-1980)
khi đề ra một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng
cơ bản và phát triển sản xuất. Hậu quả là “sản xuất dẫm chân tại chỗ, năng
suất lao động giảm, chi phí sản xuất tăng cao, kinh tế - xã hội càng không ổn
định, là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng chậm giải quyết căn bản các vấn
đề về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Cần tiến hành cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo
hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công
nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có chọn lọc về cả quy mô
và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy nhanh hiệu quả nhằm phục
vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu.
Cần tập trung lực lượng, trước hết là vốn và vật tư, thực hiện cho ba chương
trình quan trọng nhất về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và
hàng xuất khẩu. + Về cải tạo chủ nghĩa xã hội:
Xem đẩy mạnh cải tạo chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, liên tụ
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do trước đây chưa nắm vững
quy luật này mà chúng ta đã phạm phải nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy:
Phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước, cũng
như từng vùng, từng lĩnh vực
Phải đi qua những bước trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ
đến trung bình rồi đến quy mô lớn
Nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền
kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. 12 lOMoAR cPSD| 45470709
Cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sở hữu, mà còn thay
đổi cả chế độ quản lý, chế độ phân phối.
-> là một quá trình gắn liền với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, vì
vậy không thể làm một lần hay trong thời gian ngắn là xong.
+ Về cơ chế quản lý kinh tế:
Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời
phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới
thực hiện cơ chế một giá.
Bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm
cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đổi mới kế hoạch hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo các quy luật
kinh tế xã hội chủ nghĩa , đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan
hệ hàng hoá-tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất,
kinh doanh; phân biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức
năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế; phân công, phân
cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất của TW trong những khâu then
chốt, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh của cơ sở.
- Ý nghĩa: là bước quyết định trong đường lối đổi mới của Đảng, định hướng
cho việc soạn thảo Báo cáo chính trị để trình ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI của Đảng, thay cho Dự thảo Báo cáo chính trị được chuẩn bị trước đó.
III. Ý NGHĨA CỦA BA BƯỚC ĐỘT PHÁ
Tổng kết 10 năm 1975-1986, Đảng đã khẳng định 3 thành tựu nổi bật: Thực
hiện thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước; đạt được 13 lOMoAR cPSD| 45470709
những thành tựu quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; giành thắng lợi
to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những sai lầm như không hoàn thành các
mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra, nền kinh
tế luôn trong tình trạng thiếu hụt, không có tích luỹ; lạm phát tăng cao và kéo
dài,…Nhưng nhìn chung, ba bước đột phá tháng 8-1979, tháng 61985 và tháng
8-1986 đã phản ánh sự phát triển nhận thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng
kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích của nhân dân để hình thành
đường lối đổi mới. Ba bước đột phá về tư duy này nhằm mở đường cho phát
triển kinh tế, xã hội, cơ sở quan trọng để Đảng ta đổi mới toàn diện,trước hết
là đổi mới về tư duy kinh tế. Từ năm 1986 đến nay, dưới ánh sáng của đường
lối đổi mới đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh
vững vàng,tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời
kỳ mới cho sự phát triển của đất nước. 14 lOMoAR cPSD| 45470709 KẾT LUẬN
Bước đột phá đầu tiên trong việc đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta là
Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 6, khóa IV (8/1979) chủ trương
bằng mọi cách, làm cho “sản xuất bung ra”, không còn xem kế hoạch hóa là
hình thức duy nhất để phát triển kinh tế, khẳng định sự cần thiết phải kết hợp
kế hoạch với thị trường. Bước đột phá thứ hai là hội nghị trung ương 8, khóa
V (6/1985) với chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao
cấp; thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp;
chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, địa phương
và đơn vị cơ sở sang cơ chế hoạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Bước
đột phá thứ ba là Hội nghị bộ chính trị khóa V (8/1986) với “Kết luận đối với
một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Kết luận trực tiếp định hướng việc
soạn thảo lại một cách căn bản dự thảo Báo cáo chính trị trình đại hội VI của Đảng.
Những bước đột phá trên có ý nghĩa lịch sử và hiện thực vô cùng to lớn.
Nó là tiền đề quan trọng của đường lối đổi mới toàn diện đất nước được Đảng
ta khởi sướng từ đại hội lần thứ VI (12/1986).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam_ NXB chính trị quốc gia HàNội- 2021 2.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập_NXB Chính trị quốcgia Hà Nội- 2006 3.
Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủnghĩa ở Việt Nam (2016), truy cập ngày 10/9/2023 từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM092043 15 lOMoAR cPSD| 45470709 4.
Các kỳ HNTW khóa IV: Đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vữngchắc lên chủ nghĩa xã hội, truy cập ngày 10/9/2023 từ
https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-
hoi/cacky-hntw-khoa-iv-dua-dat-nuoc-tien-nhanh-tien-manh-tien-vung- chac-lenchu-nghia-xa-hoi-1914 5.
Tư liệu: Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
V,từ ngày 10 đến ngày 17-6-1985 (2014), truy cập ngày 10/9/2023 từ
http://4journalists.blogspot.com/2014/12/tu-lieu-hoi-nghi-lan-thu-tam- banchap.html 6.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
V) về giá - lương - tiền (2017), truy cập ngày 10/9/2023 từ
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghibch-
trung-uong/khoa-v/nghi-quyet-hoi-nghi-lan-thu-8-ban-chap-hanh-
trunguong-dang-khoa-v-ve-gia-luong-tien-1097 16