Trình bày lí luận của CN Mác – Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trình bày lí luận của CN Mác – Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE TIỂU LUẬN
Đề bài: Trình bày lí luận của CN Mác – Lênin về thất
nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Sinh viên thực hiện : Đoàn Đức Mạnh Chuyên ngành
: Tài chính doanh nghiệp CLC Lớp : 63 D Mã sinh viên : 11213740 Lớp tín chỉ
: Kinh tế chính trị Mác - Lênin Giảng viên
: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hiếu
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2022
A. Mở đ ầu ........................................................................................................................................3 lOMoAR cPSD| 23022540
B. Nội dung...................................................................................................................................... 4
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thất nghiệp ....................................................... 4
1. Những bản chất cơ bản của thất nghiệp .......................................................................... 4
2. Phân loại thất nghiệp ......................................................................................................... 5
II. Liên hệ thực tiễn về tình hình thất nghiệp ở Việt Nam ...................................................... 6
1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm trở lại đây ................................ 6
2. Hệ quả của thất nghiệp đối với Việt Nam ........................................................................ 8
3. Nguyên nhân gây nên thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay................................................. 9
4. Giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam ......................................................... 12
5. Liên hệ bản thân ............................................................................................................... 13
C. Kết luận .................................................................................................................................... 14
D. Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 14 lOMoAR cPSD| 23022540 A. Mở đầu
Xuất phát từ một đất nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu với một nền kinh tế kém
phát triển, Việt Nam đã chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong hơn 30 năm
trưởng thành và phát triển, chúng ta đã chọn thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa làm hướng phát triển chủ đạo của mình để thay thế cho chế độ
quan liêu bao cấp dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp – nông dân trước kia đã
kìm hãm sự phát triển của chúng ta rất nhiều. Đến nay, chúng ta đã có được những
thành tựu nhất định khi là đối tác thương mại của nhiều nước lớn trên thế giới như
Hoa Kỳ, Ấn Độ……, biểu hiện ở mức tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm
mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngoại thương phát triển, thu
hút nhiều FDI và ODA, chủ động và tích cực mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, khi xét đến nhiều phương diện thì cơ chế thị trường ngoài mang đến cho
ta một hiệu quả kinh tế cao thì còn nhiều mặt hạn chế. Một trong số những hạn chế
mà ta không thể không kể đến đó chính là vấn đề thất nghiệp đang ngày càng gia
tăng. Đó là một vấn đề lớn mà không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là ở nhiều nước trên thế giới.
Thất nghiệp không phải là một vấn đề đương nhiên mà đều có những lí do của nó.
Trong 10 năm trở lại đây, chính phủ cũng như các nhà hoạch định chính sách đã có
những bước tiến vô cùng lớn trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta. Song,
trong vòng 3 năm trở lại đây, sự diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch
Covid – 19 đã thực sự đẩy nhiều người lao động vào cảnh mất việc, cắt giảm lương,
…. Việc phải ngừng sản xuất cũng như kinh doanh để cách ly và đảm bảo an toàn
đã khiến cho nhiều công ty không còn duy trì được khả năng tài chính của mình và
phải buộc sa thải người lao động, khiến cho cuộc sống của họ vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Với cương vị là một sinh viên đang học ở ngành Tài chính doanh nghiệp, khi làm
bài tập lớn này, em muốn được tìm hiểu kĩ hơn về bộ môn Kinh tế chính trị Mác –
Lênin và cũng muốn đưa ra những quan điểm cá nhân của mình thông qua đề tài “
Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực
tiễn ở Việt Nam hiện nay “
Do kiến thức và kĩ năng của em còn hạn chế, không thể tránh khỏi những sai sót
trong khi thực hiện bài làm nên em rất mong nhận được sự xem xét và góp ý của cô
để qua đó phần nào giúp cho bài làm của mình được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô ạ lOMoAR cPSD| 23022540 B. Nội dung
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thất nghiệp
1. Những bản chất cơ bản của thất nghiệp
Theo tổ chức Lao động quốc (ILO), thất nghiệp được khái quát là “tình trạng tồn
tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm
được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành”. Ở Thái Lan, người ta nói rằng “ Thất
nghiệp là không có việc, muốn làm việc, có năng lực làm việc ’’. Còn ở Việt Nam
thì định nghĩa “thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm ’’. Dù cho là ở bất cứ
đâu, bất cứ quốc gia nào thì đây vẫn sẽ là một vấn đề vô cùng nhức nhối cần được giải quyết.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì trong lịch sử loài người, thất nghiệp
chỉ thường hiện diện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng xã hội nguyên thủy,
mọi thành viên cần phải đóng góp công sức của mình, phải làm việc chăm chỉ để
duy trì tính trật tự trong bầy đàn. Ngoài ra, ở xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời
đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội chiếm hữu
nô lệ, các chủ nô cũng không bao giờ để cho những tài sản của họ, hay chính là nô
lệ được có một thời gian nghỉ ngơi quá dài. Các nền kinh tế theo học thuyết
MácLênin tìm cách mở rộng hệ thống khi cần thiết để cố gắng tạo việc làm cho tất
cả mọi người, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tiễn này có thể gọi là
thất nghiệp ẩn hay thất nghiệp một phần nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ
năng lực cũng nhu sức lao động của chính mình ). Ở trong xã hội tư bản, ưu tiên
hàng đầu của mọi giới chủ khi kinh doanh đó chính là việc tối đa hóa lợi nhuận, thu
về thật nhiều lợi ích từ việc sử dụng nguồi lao động. Mặt khác, không có nghĩa vụ
phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, và chính vì thế họ cũng dễ
dàng hơn trong chấp nhận thất nghiệp. Những người lao động là những người
không có đủ các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động, chính vì thế khi được
giao việc, họ cần phải chấp nhận làm theo hoặc phải chịu thất nghiệp.
Ngoài ra, khi ta tìm hiểu thêm ở “ Capitalism and unemployment “ tạm dịch là “
chủ nghĩa tư bản và thất nghiệp ’’ – một tác phẩm của Mác về kinh tế chính trị. Ông
cùng với cộng sự Friedrick Engels đã đưa cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội là
cơ sở khoa học vào thế kỷ 19, tin rằng chủ nghĩa tư bản cần thất nghiệp: chính hoạt
động sản xuất tư bản vì lợi nhuận đã tạo ra thất nghiệp, ngay cả trong thời kỳ kinh
tế tốt nhất. Các nhà tư bản luôn đối đầu với nhau để tạo ra một lợi nhuận lớn hơn
đối thủ. Cách mà họ làm chính là giảm vớt chi phí, tăng năng suất lao động. Một
trong những cách được ưu tiên đó chính là thay thế tư bản khả biến (lao động sống)
bằng tư bản cố định (máy móc). Bởi vì mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là lOMoAR cPSD| 23022540
tối đa hóa lợi nhuận, bất cứ khi nào công nghệ mới được đưa vào thường đồng
nghĩa với việc cắt giảm việc làm. Điều này là do nhà tư bản có thể tạo ra nhiều
(hoặc nhiều hơn) so với trước đây, với một lượng công nhân ít hơn. Marx nói: “Lợi
ích tuyệt đối của mọi nhà tư bản là ép một lượng lao động nhất định ra khỏi một số
lượng lao động nhỏ hơn chứ không phải là nhiều hơn, nếu chi phí là như nhau”.
Khi năng suất tăng lên, người chủ có thể sử dụng ít nhân công hơn để sản xuất một
các năng suất hơn. Người lao động "dư thừa" được làm cho dư thừa. Tuy nhiên,
những người thất nghiệp không chỉ là một "đội quân lao động dự bị" thường trực
để gọi vốn. Họ cũng phục vụ vốn bằng cách đặt áp lực thường xuyên lên tiền lương
của những người được tuyển dụng, khuyến khích họ làm việc chăm chỉ hơn với
mức lương thấp hơn, khi bị mất việc vào tay người khác."Xét một cách tổng thể,
các chuyển động chung của tiền lương được điều chỉnh hoàn toàn bởi sự mở rộng
và thu hẹp của đội quân dự bị công nghiệp, và những thay đổi này một lần nữa
tương ứng với những thay đổi định kỳ của chu kỳ công nghiệp", Marx nói. Những
người bị đe dọa cắt lương hoặc mất việc làm khi suy thoái kinh tế tồn cầu ập đến,
sẽ biết ý của Mác. Chủ nghĩa tư bản đã giải phóng tiềm năng sản xuất đồ sộ của
nhân loại. Nó đã xã hội hóa sản xuất, mở ra khả năng về một thế giới tốt đẹp hơn -
một thế giới dựa trên sức mạnh của sự hợp tác và tổ chức toàn xã hội. Ngoài ra,
chúng ta còn có thể hiểu thêm về thất nghiệp qua góc nhìn của một trong những
nhà kinh tế học xuất sắc thế kỉ XIX là J.M.Keynes. Kinh tế học cổ điển tập trung
vào ý tưởng rằng thị trường ổn định khi có việc làm đầy đủ. Tuy nhiên, Keynes đã
đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả là linh hoạt, và toàn dụng là trạng thái
vừa khó đạt được và cũng không hẳn là hoàn toàn có lợi. Điều này có nghĩa là nền
kinh tế luôn tìm cách cân bằng giữa mức tiền lương mà người lao động mong muốn
và mức tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả. Nếu như tỷ lệ thất nghiệp giảm
thì sẽ có rất ít nhân sự tìm việc, do đó các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc
thuê thêm để mở rộng kinh doanh, sự khan hiếm về nhân công sẽ đẩy giá lao động
lên cao. Lúc này, các doanh nghiệp không trả được mức lương mà công nhân đó
đòi hỏi, do đó họ sẽ quyết định không tuyển thêm nữa. Đối với Keynes, doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đàm phán với công nhân để cắt giảm tiền lương
thực tế và nó chỉ có thể xảy ra nếu có sự sụt giảm tiền lương trong toàn bộ nền kinh
tế hay xuất hiện giảm phát khiến cho công nhân có thể sẽ chấp nhận việc cắt giảm
tiền lương. Để tăng tỷ lệ việc làm, lương thực tế ( đã tính đến yếu tố lạm phát) phải
giảm theo. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến một cuộc suy thoái nặng hơn, tâm lý
hoảng loạn và sự sụt giảm trong tổng cầu. Thêm vào đó, Keynes cũng đã đưa ra giả
thuyết rằng tiền lương và giá cả phản ứng chậm với các thay đổi trong cung và cầu.
Một giải pháp được đưa ra đó là sự can thiệp trực tiếp của chính phủ.
2. Phân loại thất nghiệp
Nạn thất nghiệp ngày nay trước đó từng biết đến với tên gọi là nạn nhân khẩu thừa.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, làm cho cầu tương đối về sức lao động
có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn nhân khẩu lOMoAR cPSD| 23022540
thừa tương đối. Nan nhân khẩu thừa tương đối được chia ra 3 hình thái chính bao
gồm : nhân khẩu thừa lưu động : là loại lao động bị sa thải ở xí nghiệp này nhưng
lại tìm được việc làm ở một xí nghiệp khác. Nói chung là số lao động này chỉ mất
việc làm ở một khoảng thời gian nhất định , nhân khẩu thừa tiềm tàng : là nhân
khẩu thừa trong nông nghiệp – đó là những người nghèo ở nông thôn, thiếu việc
làm và cũng không thể tìm được việc làm trong công nghiệp và phải sống một cuộc
sống đầy khó khăn và loại cuối cùng là nhân khẩu thừa ngừng trệ: là những người
hầu như thường xuyên thất nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời
với tiền công rẻ mạt, sống lang thang, tạo thành tầng lớp dưới đáy xã hội. Tuy
nhiên, ở trong xã hội hiện đại, thất nghiệp được phân loại một cách bài bản và có
hệ thống hơn, trong đó có 2 nhóm chính là thất nghiệp dài hạn ( thất nghiệp tự
nhiên ) và thất nghiệp ngắn hạn ( thất nghiệp chu kì )
II. Liên hệ thực tiễn về tình hình thất nghiệp ở Việt Nam
1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm trở lại đây.
( Trích từ dữ liệu của Tổng cục thống kê )
Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam bắt đầu từ những tháng đầu năm 2020 khi
chúng ta phải đối mặt với ca nhiễm Covid – 19 đầu tiên trên cả nước. Dù vậy, tình
hình dịch khi đó vẫn chưa đủ căng thẳng để có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn lên tình
trạng thất nghiệp. Thời gian này, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam lên xuống theo một tỉ
lệ rất ít. Tuy nhiên đến quý III năm 2021 Biến thể Delta của virus corona đã tác
động nặng nề đến thị trường lao động Việt Nam. Đông Nam Bộ là vùng chịu tác
động nghiêm trọng nhất. Thời gian này, tình hình dịch bệnh đã diễn biến một cách
vô cùng phức tạp khi gần như tất cả các doanh nghiệp trên cả nước phải đóng cửa lOMoAR cPSD| 23022540
sản xuất, tạm ngưng các hoạt động kinh doanh để tập trung cho mục tiêu lớn nhất là
chống dịch. Chính vì thế, tỉ lệ thất nghiệp ở trong quý III đã tăng vọt lên con số
3,98% cao hơn khá nhiều so với quý trước , chỉ là 2,62 %. Điều này cho thẩy rằng,
dịch bệnh đã tạo một hiệu ứng vô cùng xấu lên không chỉ nền kinh tế mà còn là người dân.
Tính riêng trong quý III năm 2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15
tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất
việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… So
với quý trước, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý III
tăng thêm 15,4 triêu người. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi
lao động, từ ̣ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73,3% tổng số lao động chịu ảnh hưởng.
Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19,
có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm
ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%; 12,0 triệu người bị cắt giảm giờ làm
hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động
bị giảm thu nhập, chiếm 67,2%.
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng bị ảnh hưởng nặng
nề nhất. Số người lao động ở hai vùng này cho biết công việc của họ chịu tác động
tiêu cực bởi đại dịch chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 59,1% và 44,7%. Con số này
ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thấp hơn nhiều, lần lượt là 17,4% và 19,7%.
Trung du và miền Đồng bằng sông Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Hồng Duyên hải miền
Đến quý I năm 2022, khi dịch bệnh ở Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát, với một
tỉ lệ phủ vắc xin cao, khai báo y tế nội địa được tạm dừng chính phủ đã có những
chính sách mới để nhằm hỗ trợ tối đa cho người lao động có thể trở lại làm việc là
kiếm sống. Sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi và
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngay trong quý I năm 2022 đã giúp một bộ lOMoAR cPSD| 23022540
phận người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp
giảm so với quý trước.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2022 là khoảng 1,1 triệu
người, giảm 489,5 nghìn người so với quý trước và tăng 16,7 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2022 là
2,46%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,04 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là
2,88%, giảm 2,21 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,31 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước.
2. Hệ quả của thất nghiệp đối với Việt Nam
Có một điều mà có lẽ mọi người đang nhầm lẫn đó chính là thất nghiệp sẽ chỉ mang
lại những hiệu ứng xấu nhưng trên thực tế, thất nghiệp mang lại cả 2 yếu tố lợi ích
cũng như bất lợi. Nếu như việc thất nghiệp xảy ra trong ngắn hạn thì nó sẽ đem lại
một số lợi ích nhất định cho người lao động. Về phía các hộ gia đình, khi đó, con
người sẽ có một quãng nghỉ ngắn hạn để có thể phục hồi lại cơ thể cũng như năng
lượng của mình. Việc được nghỉ ngơi trong quãng thời gian ngắn ngủi đó không chỉ
là cơ hội để họ tĩnh dưỡng mà còn là một khoảng thời gian để họ suy ngẫm lại , tìm
hiểu thêm về lí do mình bị sa thải để rồi qua đó đề ra được những phương án trau
dồi bản thân và tìm cho mình một công việc tốt hơn, với một mức lương ổn định
hơn để có thể duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó thì thất nghiệp sẽ mang nhiều hơn ở
mặt bất lợi. Khi mất đi công việc, đặc biệt là ở những thời điểm khó khăn như
Covid – 19 sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện sinh hoạt hằng ngày của bất kì ai,
đặc biệt là những người đã lập gia đình. Chúng ta đã được chứng kiến những người
lao động nghèo, những hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phải khổ sở như
thế nào trong đợt dịch ở quý III năm ngoái khi đến mì tôm họ cũng phải ăn dè dặt,
đến tiền nhà cũng không có để chi trả mà phải nằm bờ nằm bụi. Điều đó tạo một hệ
lụy rất lớn lên kinh tế, văn hóa, xã hội. Không chỉ vậy, khi con người túng thiếu bần
cùng cũng sẽ dễ gây nên những tệ nạn khôn lường và khó tránh khỏi. Có thể kể đến
đó là trộm cắp, cướp giật, … họ làm tất cả để có thể có tiền duy trì sự sống. Ngoài
ra, khi những gia đình có con cái và không thể đủ điều kiện đáp ứng để chúng tới
trường, những đứa trẻ sẽ phải đi làm để phụ giúp cha mẹ từ sớm. Điều đó gây ảnh
hưởng to lớn lên tương lai của đất nước sau này bởi lẻ trẻ em chính là mầm non
tương lai, là những người nắm giữ vận mệnh đất nước sau này ở trong tay. Nếu như
chúng không được ăn học đầy đủ thì tương lai phía trước khả năng sẽ rất khó khăn,
khổ cực và lại đi vào vết xe đổ của cha mẹ. Về mặt tổng thể của toàn bộ nền kinh
tế, khi thất nghiệp xảy ra tức là có nhiều người nhàn rỗi, đồng nghĩa với nền kinh tế lOMoAR cPSD| 23022540
chưa sử dụng tối đa nguồn lực của mình để sản xuất vì thế nền rất khó để có thể tạo
nên được hàng hóa dịch vụ tối ưu. Việc thất nghiệp đồng nghĩa với nhiều người sẽ
không nhận được lương và cũng có nghĩa là các khoản thu của chính phủ như thuế
sẽ giảm sút đi rất nhiều. Khi mất đi công việc, con người sẽ phải hạn chế chi tiêu,
tìm cách cân bằng lượng tiền để tới khi tìm được công việc mới,vậy nên họ sẽ hạn
chế chi tiêu. Điều đó cũng ảnh hưởng lên lượng tiền thuế mà nhà nước có thể thu từ
các doanh nghiệp kinh doanh bởi lẽ doanh số sẽ giảm. Qua đó, chắc chắn rằng ngân
sách sẽ bị giảm đi, các nguồn hỗ trợ xã hội cũng vì đó mà giảm đi theo. Không chỉ
vậy, khi sức tiêu dùng giảm xuống, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra không có người
tiêu thụ, sử dụng. Lâu dần, việc này ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp và có thể
dẫn đến bờ vực phá sản. Điều này không phải là không có cơ sở khi mà trong đợt
dịch vừa qua, ở nước ta có tới hơn 90.000 doanh nghiệp bị phá sản. Đây là những
con số vô cùng lớn và nó ảnh hưởng không hề nhỏ tới sự phát triển chung của nền
kinh tế. Vậy nên, chúng ta cần tìm ra thêm các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp và
tìm ra những giải pháp cho thất nghiệp ở Việt Nam
3. Nguyên nhân gây nên thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
( liên hệ với bộ phận là thanh niên )
3.1 ) Nguyên nhân chủ quan :
- Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn của lao động Việt Nam được đánh giá là thấp so với trên thế
giới. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Nam hiện nay chỉ đạt mức 3,79/10, xếp hạng thứ 11/12 quốc gia được tham gia khảo
sát. Đây được xem là một thực trạng rất đáng buồn và đáng báo động bởi lẽ để được
làm việc và hoàn thành công việc một cách tốt nhất thì lao động cần phải có đầy đủ
kiến thức, kĩ năng cũng như những trải nghiệm thực tế. Theo số liệu từ Tổng cục
Thống kê vào năm 2021, lao động đã qua trình độ đào tạo “ Sơ cấp “ chỉ đạt được
26,1 %. Đây được xem là con số đáng báo động vì càng ngày sẽ có càng nhiều đơn
vị kinh doanh và doanh nghiệp. Với một tỉ lệ như vậy thì thật khó để có thể đáp ứng
được nhu cầu về lao động mà doanh nghiệp đặt ra.
- Khả năng ngoại ngữ còn kém:
Một trong những nguyên nhân đầu tiên đó chính là sự yếu kém về ngoại ngữ. Việt lOMoAR cPSD| 23022540
Nam đang ở trên một đà phát triển mà như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là “
đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín và quốc tế như
ngày nay “. Điều đấy chứng tỏ, đất nước đang ngày càng hòa nhập sâu rộng hơn
với trường quốc tế và tiếng Anh – ngôn ngữ chung của thế giới là không thể thiếu
và vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, nếu như biết được ngôn ngữ của các đất nước
lớn Trung Quốc, Pháp cũng sẽ là một lợi thế lớn khi đi tìm kiếm việc làm. Càng
ngày chúng ta càng được sự đầu tư của nhiều công ty đa quốc gia, hay những doanh
nghiệp của chính Việt Nam có cơ hội được hợp tác thương mại với các công ty
nước ngoài. Lúc đó, khả năng ngoại ngữ của một người nhân viên làm trong công
ty là vô cùng quan trọng trong góp phần giao lưu, học hỏi cũng như trao đổi với đối
tác. Hiện nay, tuy tiếng Anh là một môn học bắt buộc ở hệ thống giáo dục phổ
thông cũng như đại học thế nhưng, những chương trình được đưa vào dạy là chưa
đủ để cho một người có thể làm việc. Để có thể trau dồi thêm được những kĩ năng
thì người học cần phải tự mình tìm tòi học hỏi cũng như tự bỏ tiền túi ra để đi học ở
các trung tâm bên ngoài. Đây cũng là một vấn đề khá khó khăn bởi lẽ không phải
cá nhân nào cũng đủ cho mình điều kiện kinh tế để có thể đi học ngoài. Tuy vậy, họ
cũng vẫn còn rất nhiều cách khác bởi lẽ Internet bây giờ rất phát triển và gần như
không có gì là chúng ta không thể tìm thấy ở trên không gian mạng. Nếu như
không đủ điều kiện để có thể học thêm thì có thể tự tìm hiểu và tự dành thời gian ra
để trau dồi. Điều quan trọng là bạn có đủ kiên trì hay không. Một trong những điểm
quan trọng khác nữa của môn học này đó chính là hầu hết các sinh viên chỉ học nó
trong vòng 2 năm đầu đại học và những năm sau đó sẽ dành thời gian rảnh của
mình để đi làm. Điều này dẫn đến sự kém dần trong tiếng Anh vì môn học này yêu
cầu sự luyện tập hằng ngày mới có thể tốt lên được. Những năm trở lại đây, IELTS
đang trở nên là một xu thế để đánh giá trình độ tiếng Anh, nơi mà người người nhà
nhà đua nhau đi học để dành một số điểm mong muốn. Nếu như đạt được một số
điểm cao, bạn gần như đã năm được một phần của chiếc vé thông hành đến với
công việc yêu thích của mình rồi.
- Thiếu kĩ năng mềm
Nhiều người nghĩ rằng, lên đại học chỉ cần đến lớp nghe giảng, rồi về nhà làm đủ
bài tập để đến đi thi qua môn là đủ. Thời gian còn lại họ dành cho các hoạt động
của cá nhân như chơi game, lướt mạng xã hội hay đi làm thêm một công việc gì
đấy nhẹ nhàng. Nhưng có một điều họ không để ý tới để có hướng trau dồi đó
chính là các kĩ năng mềm. Đây được xem là một kĩ năng vô cùng quan trọng đối
với mỗi người đi xin việc. Một trong số đó có lẽ là kĩ năng giao tiếp. Ở trong một
cuộc đối thoại hay trong một cuộc đàm phán, người có kĩ năng giao tiếp sẽ tạo lOMoAR cPSD| 23022540
được một ấn tượng mạnh đối với tác, qua đó cho họ một cái nhìn mới, một cái nhìn
đầy tích cực và nhiều màu sắc hơn về doanh nghiệp, giúp cho mối hợp tác trở nên
thành công hơn. Đây là một kĩ năng không khó cũng không dễ nhưng cần được trau
dồi tích lũy và để ý qua cuộc sống hằng ngày chứ không phải học ở đâu hay tự
nhiên mà có được. Ngoài ra đó còn là cách ứng xử với mọi người ở trong một công
ty, phải làm sao thích ứng linh hoạt để phù hợp với văn hóa của công ty bởi mỗi
công ty có một văn hóa khác nhau và để có thể hoàn thành tốt công việc của mình
thì phải hòa mình vào trong đó. Ngoài ra, người trẻ còn chưa trau dồi thêm các kĩ
năng như làm việc nhóm, thiếu khả năng hợp tác, ngại sáng tạo, ngại đứng ra để
chịu trách nhiệm. Những kĩ năng này nhiều sinh viên còn rất yếu chính và bộc lộ
một cách rất rõ thông qua quá trình tuyển dụng vậy nên rất khó cho họ có thể có
được một công việc mong muốn.
3.2) Nguyên nhân khách quan
- Chất lượng đào tạo là khác nhau ở các trường Đại học
Đây là một đề rất đáng để lưu tâm. Việc chọn trường đại học ngay từ ban đầu là rất
quan trọng bởi nó quyết định rất lớn trong quá trình xem xét hồ sơ của các nhà
tuyển dụng sau này. Nhiều người mơ ước những trường điểm rất cao nhưng cuối
cùng khi thi lại không thể đạt được số điểm như mong muốn dẫn đến việc thất vọng
và chọn học đại ở một trường đại học nào đó. Để rồi sau này khi ra trường, khi đi
tìm việc làm sẽ rất khó để làm được những công việc mình mong muốn. Bởi lẽ, ở
một trường đại học vào dễ, ra dễ thì cơ hội việc làm sẽ thấp hơn. Tất nhiên việc
kiếm được việc hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhưng
trường đại học là một trong những điều tiên quyết. Có thể lấy ví dụ : ở các ngôi
trường với tỉ lệ chọi rất cao như đại học Kinh tế Quốc dân hay đại học Ngoại
thương, đại học Y Hà Nội…. thì tỉ lệ có được việc làm sau khi ra trường của sinh
viên là cao hơn so với một số trường khác có đầu vào dễ hơn ( các trường tập trung
vào số lượng chứ không tập trung vào chất lượng ). Không chỉ vậy, sinh viên ở các
trường đại học lớn còn có cơ hội được tiếp xúc với các công ty, các doanh nghiệp
thành công, thông qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như trau dồi học
hỏi thêm kiến thức về văn hóa, cách ứng xử khi vào doanh nghiệp. Đó là một lợi
thế rất lớn để đi xin việc sau này.
- Mất cân đối cung và cầu lao động lOMoAR cPSD| 23022540
Ở trong xã hội hiện nay, vấn đề mất cân đối giữa cung và cầu lao động là rất phổ
biến. Điều này có nghĩa là số lượng người được đào tạo ra lớn hơn so với nhu cầu
của xã hội cần. Cần phải có một quyết sách thật hợp lí và đúng đắn để giải quyết
cho vấn đề ‘thừa thầy thiếu thợ’. Sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc
làm hoặc phải chấp nhận làm việc với một mức lương thấp hơn nhiều so với khả
năng của mình. Không những vậy, đào tạo ra quá nhiều người trong cùng một
ngành đào tạo, với một số ngành hot hiện nay như kế toán, logistics…. Thì sẽ rất
khó có khả năng tìm thấy cho mình được một việc làm hợp lí
Những nguyên nhân ở trên mới chỉ là những nguyên nhân cơ bản và chưa thể khái
quát được toàn bộ về vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam nhưng nó cũng đủ để cho ta
nhìn thấy được những gì nổi cổm và cần phải giải quyết ngay. Và ở phần tiếp theo,
em xin đề xuất một số giải pháp để góp phần cải thiện tình trạng này
4. Giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
4.1) Với sinh viên, phụ huynh -
Cần có những định hướng rõ ràng cho con em của mình. Ngay từ đầu cần
phải xác định được một cách thật rõ ràng các mục tiêu. Ngoài ra, khi chọn trường
đại học thì cũng cần những định hướng cơ bản về nghề nghiệp mình sẽ làm ở trong
tương lai, qua đó chọn trường một cách chủ động chứ không bị động chọn một
trường thật cao, quá tầm khả năng để rồi sau đó lại chấp nhận học ở những ngôi
trường mình không mong muốn. -
Là bản thân sinh viên, ngoài việc phải hoàn thành thật tốt các chương trình ở
trường. Không chỉ vậy, sinh viên cần trang bị cho mình những kĩ năng mềm cần
thiết để có thể thích ứng thật nhanh với môi trường việc làm cũng như có cách để
xử lí một cách khéo léo các khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc. -
Trau dồi thêm các kiến thức ngoại ngữ cũng như tin học. Việc học là việc cả
đời vì thế nên đừng thấy khó khăn mà nản. Mọi người cần trau dồi, học hỏi các kĩ
năng tin học văn phòng cũng như học thêm chứng chỉ tiếng Anh để có thể tự chính
mình tạo một bước đà thật thuận lợi cho tương lai. Hãy tự tay vun đắp tương lai của chính mình.
3.2 Với Nhà nước và các nhà trường lOMoAR cPSD| 23022540 -
Các trường Đại học cần liên tục đổi mới và cải thiện chất lượng đào tạo, luôn
tìm cách phát triển hệ thống giáo dục, qua đó nhằm bắt kịp được xu hướng của thị
trường lao động. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một cách vô cùng
nhanh chóng, vì thế xu hướng cũng là hướng tới một thế giới mà nơi đó, người làm
việc chủ yếu sẽ là robot và các thiết bị công nghệ chứ không còn là con người.
Chương trình học cũng càn phải đa dạng và thực tế hơn để có thể thúc đẩy cũng
như trang bị đủ kiến thức cho người học sẵn sàng bước vào đời -
Đào tạo, phát triển đội ngũ lao động có tay nghề tốt hơn. Không chỉ vậy còn
cần đặt ra mục tiêu nâng tầm lao động Việt Nam, để trong tương lai không nhận
phải những kết quả buồn như thứ hạng 11/12 nước được khảo sát về tay nghề lao động nữa -
Thiệt lập một chính sách hỗ trợ đào tạo những người có hoàn cảnh khó khăn,
những người thực sự muốn học, muốn cống hiến một phần nhỏ bé của mình ở trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước -
Các trường Đại học cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ hơn với các tổ
chức, các công ty lớn để góp phần tạo đầu ra cho sinh viên sau này
Như vậy, với một số giải pháp mà em nêu trên tuy không thể giải quyết được triệt
để vấn đề nhưng cũng phần nào có thể góp phần giảm đi được đôi chút tỉ lệ thất
nghiệp. Khi tỉ lệ thất nghiệp giảm, sẽ có nhiều nhân công tập trung vào nền kinh tế
và đó cũng là lúc mà nền kinh tế có thể tận dụng được tối đa các nguồn lực của
mình để phát triển cả đất nước
5. Liên hệ bản thân
Với cương vị là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đang ngồi trên
ghế nhà trường để học tập và rèn luyện thì em sẽ cố gắng để trong tương lai tìm
được cho mình một công việc thật ưng ý và xứng đáng với những công sức mà
mình bỏ ra bằng những cách như : cố gắng đạt GPA cao trong từng kì học, cố gắng
tham gia vào các dự án NCKH cùng với các thầy cô nhằm nâng cao điểm số cũng
như trau dồi thêm cho vốn hiểu biết bản thân. Ngoài ra em cũng sẽ học hỏi thêm
nhiều kĩ năng sống để cải thiện hơn cho bản thân mình, phát triển hoàn hảo hơn. lOMoAR cPSD| 23022540 C. Kết luận
Thất nghiệp đã đang và sẽ luôn là một vấn đề không hề dễ đối phó với cả xã hội, nó
thách thức đến cả quá trình phát triển của một quốc gia, tác động tới nhiều mặt của
đời sống xã hội. Chính vì vậy mà để giải quyết được vấn đề này không phải là
trong một sớm một chiều mà cần nhiều thời gian, cần hoạch định ra những chính
sách rõ ràng để qua đó từ từ cải thiện. Đất nước ta đang ngày càng đi lên, ngày
càng thịnh vượng và phát triển. Chính vì vậy, Đảng, nhà nước, các doanh nghiệp và
toàn thể nhân dân phải đồng sức đồng lòng, cùng nhau, mỗi người cố gắng làm thật
tốt các nhiệm vụ của mình để qua đó góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, xây dựng đất nước giàu mạnh.
D. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Leenin (Dành cho bậc không chuyên
lý luận chính trị) – NXB Chính trị quốc gia Sự thật
2. Các trang như 123 doc. Tổng Cục Thống Kê, cùng với một số trang
khácđược em tổng hợp vào link sau đây
https://docs.google.com/document/d/16qVOrHLgJ1sqXoWAShEOf63p6rf6
Q6_2jqdJvRWa2s/edit?usp=sharing