-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về gia đình. Liên hệ thực tiễn đến Việt Nam và bản thân | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về gia đình. Liên hệ thực tiễn đến Việt Nam và bản thân | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về
gia đình. Liên hệ thực tiễn đến Việt Nam và bản thân
Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Huyền
Mã sinh viên : 11222946 Số thứ tự : 19
Lớp học phần : LLNL1107(222)POHE_03 Lớp : 64.POHE KDTM
Giảng viên : Lê Ngọc Thông
Hà Nội- Tháng 5, năm 2023 MỤ ỤC L C
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 3 1 lOMoAR cPSD| 45470709
I. Lý do và mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 3
II. Nội dung đề tài nghiên cứu ............................................................................................................... 3
III. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 3
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG ............................................................................................................................................. 4
I. Lý luận về gia đình .............................................................................................................................. 4
1. Khái niệm gia đình ......................................................................................................................... 4
2. Vị trí của gia đình trong xã hội ...................................................................................................... 4
3. Chức năng, vai trò cơ bản của gia đình ........................................................................................ 5
II. Cơ sở xây dựng gia đình thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ....................................................... 7
1. Cơ sở kinh tế- xã hội:...................................................................................................................... 7
2. Cơ sở chính trị- xã hội .................................................................................................................... 7
3. Cơ sở văn hóa .................................................................................................................................. 8
4. Thực hiện chế độ hôn nhân tiến bộ ............................................................................................... 8
III. Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân ............................................................................................. 8
1. Các vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay .............. 8
2. Liên hệ bản thân về vấn đề không lập gia đình của một bộ phận giới trẻ hiện nay ............... 12 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã đưa môn
chủ nghĩa xã hội khoa học vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn– thầy Lê Ngọc Thông đã chỉ bảo, dạy dỗ và sửa đổi cho
em những sai sót mà em mắc phải trong quá trình học. Trong thời gian được theo học thầy,
em đã học thêm nhiều kiến thức bổ ích, sửa đổi và phát huy tinh thần làm việc hiệu quả,
nghiêm túc. Đây là những điều rất cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này của em.
Bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học là môn học thú vị, vô cùng hữu ích đối với mỗi sinh
viên. Tuy nhiên, vì khả năng của bản thân và thời gian tiết học còn hạn chế, mặc dù đã cố
gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều
thiếu sót. Do đó bài luận của em khó có thể tránh khỏi những sai lầm và chưa chuẩn xác,
kính mong thầy xem xét và góp ý giúp bài luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn. 2 lOMoAR cPSD| 45470709 A. MỞ ĐẦU
I. Lý do và mục đích nghiên cứu
Gia đình không chỉ là cái nôi nuôi dưỡng con người mà còn là những tế bào tạo dựng nên
xã hội. Trong mỗi gia đình, những cá nhân với nhiều cá tính phức tạp cùng nhau tạo lập,
xây dựng mái ấm, đầy yêu thương nhưng cũng chứa đựng sự mâu thuẫn, biến động. Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, đề cao vai trò của gia đình trong xã hội. Vì vậy,
Người từng khẳng định rằng: “quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã
hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
Quả đúng là như vậy, gia đình đã trở thành vấn đề của mọi dân tộc và thời đại, đòi hỏi sự
quan tâm sâu sắc và hỗ trợ toàn diện. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, vấn đề gia đình
đã nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả xã hội chú ý. Đặc biệt hơn nữa, trong thời
đại ngày nay, khi mà đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác
động của nhiều yếu tố khách quan… gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi tương đối
toàn diện. Không chỉ thay đổi về mặt cấu trúc, mà các mối quan hệ trong gia đình cũng
biến đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy vậy nhưng những chức năng cơ bản của
gia đình thì vẫn tồn tại và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh những mặt tích cực, trong mỗi gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt
với những vấn đề tiêu cực mới nảy sinh.
Chính từ thực tiễn cuộc sống đó, em đã lựa chọn đề tài ‘Lý luận chung về gia đình và liên
hệ thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay’ cho bài tiểu luận bộ môn chủ nghĩa xã hội
khoa học của mình. Em mong rằng, với những kiến thức đã được học, cùng sự say mê
nghiên cứu, bài tiểu luận của em sẽ góp phần giải quyết các vấn đề nóng bỏng, nhức nhối
của các gia đình Việt Nam, tạo tiền đề cho sự phát triển của cả xã hội và nền kinh tế nước nhà. II.
Nội dung đề tài nghiên cứu
- Giải quyết, phân tích lý luận của Mác- Lenin về gia đình: khái niệm, chức năng, vai trò
của gia đình và cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Phân tích những biến đổi căn bản của chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam
- Liên hệ thực tiễn đến thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp
- Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề không tạo dựng gia đình của một bộ phận giới trẻ
III. Phương pháp nghiên cứu
Bài tập lớn đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết - Phương pháp lịch sử 3 lOMoAR cPSD| 45470709
- Phương pháp thực nghiệm khoa học IV.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu về gia đình và những vấn đề liên quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong những vấn đề gia đình ở Việt Nam từ khi bắt đầu đổi
mới, bước vào thời kỳ quá độ cho đến hiện nay. B. NỘI DUNG I.
Lý luận về gia đình
1. Khái niệm gia đình
Ngay từ những trang đầu của lịch sử, khi con người bắt đầu tự tổ chức cuộc sống như một
cộng đồng độc lập thì các mô hình sơ khai của gia đình hiện nay ra đời. Ngày nay, gia đình
là một khái niệm quen thuộc và đa điện trong xã hội, thường được hiểu như một nhóm
người có mối quan hệ họ hàng, sống chung dưới một mái nhà và chia sẻ cuộc sống hàng
ngày. Không chỉ vậy, gia đình cũng mở rộng, bao gồm những người có quan hệ tình cảm
và trách nhiệm đặc biệt như vợ chồng, người đồng tính, người chung sống hay người nuôi dưỡng.
Có nhiều các quan niệm khác nhau về khái niệm gia đình và hầu như chỉ dừng lại ở một
khái niệm chung nhất về các loại gia đình trong lịch sử. Ngày nay, đi cùng với sự phát triển
của kinh tế, xã hội, các hình thức gia đình mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều, do đó, các
khái niệm cũng chứa thể bao quát một cách toàn diện.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
2.1. Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình được coi là tế bào cơ bản nhất của xã hội, cùng các tế bào khác tạo nên một cấu
trúc xã hội rộng lớn. Không có gia đình thì sẽ không thể có xã hội. Ph. Anghen đã chỉ ra
rằng, con người muốn tồn tại được thì phải lao động, sản xuất, không chỉ sản xuất tạo ra
của cải, vật chất mà còn tạo ra chính bản thân con người, hay nói cách khác là duy trì nòi
giống và tái sản xuất lực lượng lao động. Do đó, muốn một xã hội tồn tại, gia đình phải là yếu tố tiên quyết.
Giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ không thể tách rời, biện chứng với nhau. Xã hội
xấu thì chứa đầy gia đình không lành mạnh. Nhiều gia đình tốt sẽ tạo dựng một xã hội văn
minh, phát triển. Có thể nói rằng, gia đình mang bản chất xã hội sâu sắc.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình lên xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau,
phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối… của giai cấp cầm quyền. Gia
đình là một yếu tố năng động, dễ biến đổi, sẽ chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao 4 lOMoAR cPSD| 45470709
khi xã hội phát triển từ gia đoạn thấp lên giai đoạn cao khác. Vì vậy, tập trung xây dựng
quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên
Gia đình chính là môi trường phát triển tốt nhất đối với mỗi cá nhân, nơi mọi thành viên
được nhận sự yêu thương, thông cảm và bào vệ. Thông qua việc chung sống và chia sẻ với
nhau, mọi người có thể tìm thấy động lực và sự trợ giúp lớn nhất để phát triển toàn diện
nhân cách, đạo đức và khả năng của bản thân mình. Những giá trị này giúp gia đình trở
thành một tổ ấm yêu thương, nơi mỗi thành viên được nuôi dưỡng và tìm thấy sự hạnh
phúc trong cuộc sống hàng ngày. Sự hạnh phúc của gia đình là cơ sở vững chắc để hình
thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội.
Nhiều trẻ không được cha mẹ quan tâm, giáo dục nên dễ bị những mặt trái của xã hội lôi
kéo như nghiện game, trộm cắp hay dễ nhút nhát, khó hòa nhập với bạn cùng trang lứa.
Điều này cho thấy việc giáo dục trẻ em ngay từ gia đình là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng
đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
2.3. Vai trò là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
Gia đình có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá
nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi người sẽ được tiếp xúc, học được cách ứng xử với
người xung quanh và xã hội. Do đó, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội
tác động đến cá nhân, là cầu nối mà thông qua đó mỗi cá nhân nhận được sự giáo dục,
chăm sóc cùng những mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ mang tính xã hội cao. Nhiều hiện
tượng xã hội, thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát
triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, nhân cách…
3. Chức năng, vai trò cơ bản của gia đình
Gia đình có những chức năng cơ bản đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên. Việc thực hiện
những chức năng cơ bản này là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành các chính sách, hệ thống
luận lệ để xây dựng và phát triển gia đình. Dưới đây là một số chức năng chính của gia đình:
3.1. Chức năng sinh sản và tái sản xuất ra con người.
Chức năng sinh sản là chức năng tạo ra con người mới, đảm bảo cho sự kế thừa nòi giống
về mặt sinh học. Đây là chức năng cơ bản, đặc thù, giúp đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự
nhiên của con người và nhu cầu tái sản xuất ra thế hệ mới, sức lao động và sự trường tồn
của con người. Việc điều tiết chức năng sinh sản của gia đình là một vấn đề quan trọng, tác
động đến nhiều mặt trong xã hội, trong đó có mật độ dân cư, nguồn lao động,… Việc 5 lOMoAR cPSD| 45470709
khuyến khích hay hạn chế chức năng này phụ thuộc vào từng quốc gia, vùng miền khác
nhau, nhưng đều có chung mục đích là đảm bảo chi mỗi gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, mỗi trẻ em đều được đến trường, từ đó xây dựng nền tảng xã hội ngày càng vững mạnh.
3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Đây là chức năng xã hội vốn có của gia đình, mang ý nghĩa là thế hệ đi trước giáo dục con
cháu, góp phần bảo vệ truyền thống ngàn đời, xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi thành
viên. Không chỉ lớn về về mặt sinh học, con cái còn được chăm lo, bồi dưỡng thành những
công dân tốt cho xã hội. Đây vừa do tình cảm ruột thịt tác động, vừa là trách nhiệm, nghĩa
vụ của gia đình. Chức năng nuôi dưỡng, giao dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến
cuộc đời của mỗi thành viên, đặc biệt là về mặt nhân cách, đạo đức.
Giáo dục gia đình là chủ đạo, đi kèm với giáo dục xã hội sẽ giúp thế hệ trẻ phát triển một
cách toàn diện, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Để làm được điều này, đòi hỏi
mỗi bậc cha mẹ phải có kiến thức cơ bản, có suy nghĩ toàn diện và đạo đức, lối sống tốt…
từ đó làm tấm gương đi trước cho trẻ nhỏ noi theo.
3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình lao động, sản xuất ra của cải vật chất. Kinh tế gia
đình phát huy hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động… từ đó nâng cao mức sống gia
đình, nuôi dạy và giáo dục con cái tốt hơn. Trong điều kiện phúc lợi xã hội còn hạn chế thì
thực hiện chức năng kinh tế giá đình có tầm ảnh hưởng quan trọng đến môi trường sinh
hoạt, phát triển của mỗi cá nhân.
Bên cạnh đó, gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa, sử dụng hợp lý các
khoản thu nhập của các thành viên và quỹ thời gian nhàn rỗi. Chức năng này không chỉ
đảm bảo nhu cầu cơ bản như lương thực, quần áo và chỗ ở, mà còn mang ý nghĩa tạo ra
môi trường sống thoải mái và đáng sống. Gia đình cần xây dựng ngân sách và ưu tiên các
mục tiêu tiêu dùng, đồng thời tạo ra một sự cân đối giữa việc tiết kiệm và đáp ứng nhu cầu
cuộc sống hàng ngày. Quản lý tài chính thông minh giúp gia đình đảm bảo sự ổn định tài
chính và đồng thời có khả năng đầu tư vào các mục tiêu lâu dài như giáo dục, sức khỏe và
lập kế hoạch tài chính gia đình. Qua việc quản lý tài chính, lựa chọn hàng hóa và giáo dục
về tiêu dùng, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cuộc sống hài hòa
và bền vững cho các thành viên.
3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì tình cảm gia đình là một trong những
chức năng quan trọng của gia đình. Gia đình đóng vai trò không thể thay thế trong việc đáp
ứng nhu cầu tình yêu, sự chăm sóc, sự chia sẻ và sự tương tác giữa các thành viên. 6 lOMoAR cPSD| 45470709
Gia đình cung cấp một môi trường an lành và ấm cúng, tạo điều kiện cho mỗi thành viên
thể hiện và trải nghiệm tình yêu và sự quan tâm. Các thành viên trong gia đình có thể chia
sẻ niềm vui, nỗi buồn, lo lắng và thành công với nhau, tạo nên mối quan hệ bền chặt, khăng khít.
Do vậy, gia đình không chỉ là nơi nương tựa về vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần cho
mỗi cá nhân. Từ nơi đây, mỗi thành viên sẽ học cách yêu thương, tôn trọng và tạo nên một
môi trường tình cảm ổn đinh, biết cho đi và nhận lại.
Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có những chức năng khác, đóng vai trò quan
trọng không kém. Như chức năng văn hóa, gia đình góp phần vào việc giữ gìn và bảo tồn
các truyền thống quý báu của dân tộc, lưu truyền lại cho đến thế hệ mai sau. Không chỉ lưu
giữ, gia đình còn sáng tạo lên những giá trị văn hóa mới của xã hội. Bên cạnh đó, gia đình
còn có chức năng chính trị, đóng vai trò cầu nối giữa cá nhân và luận pháp. Trong gia đình,
công dân sẽ được học, được biết và tuân theo những luận lệ của nhà nước và quy chế của
làng xã, đồng thời hưởng lợi từ điều đó. II.
Cơ sở xây dựng gia đình thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa
1. Cơ sở kinh tế- xã hội:
Quá trình xây dựng, đổi mới nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ
sở sự phát triển tương đồng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế. Điều này có nghĩa rằng chế độ sở hữu tư hữu sẽ dần bị xóa bỏ,
nhường chỗ cho chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Bóc lột, bất công và bất bình đẳng trong
gia đình và xã hội cũng theo đó mà từng bước đổi thay, đặc biệt là giải phóng phụ nữ khỏi bất bình đẳng giới.
Muốn đảm bảo gia đình hạnh phúc thì phải có nền tảng kinh tế, vật chất nhất định. Tuy
vậy, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự suy đồi trong một số mối quan hệ ứng
xử văn hóa, đạo đức gia đình và xã hội ngày cảng trở lên nghiêm trọng.
2. Cơ sở chính trị- xã hội
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời làm cho nhân dân lao động trở thành người chủ xã hội,
công nhân từng bước chi phối mọi mặt của xã hội. Đồng thời, những tập tục, quan niệm
lạc hậu của lối sống cũ cũng dần được loại bỏ. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao
động được thực hiện quyền lực của mình mà không có sự phân biệt giới tính.
Hệ thống chính sách xã hội được xây dựng, đặc biệt là luật hôn nhân gia đình đã đóng vai
trò quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích và bình đẳng giới của các thành viên trong gia
đình. Các chính sách như: chính sách dân số, bảo hiểm, việc làm, trợ cấp thất nghiệp…
góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng gia đình mới, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc bền vững 7 lOMoAR cPSD| 45470709 3. Cơ sở văn hóa
Ở thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là cơ sở cho văn hóa xã hội. Đồng thời, những giá
trị văn hóa này đang từng bước chi phối các nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội với
những đặc điểm nổi trội như giàu tính nhân văn, đề cao giá trị đạo đức, hun đúc tâm hồn,
bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bơi vậy nên, nhiều gia đình tốt sẽ đảm
bảo cho dân giàu nước, nước mạnh, xã hội lành mạnh, văn minh. Cuộc vận động xây dựng
gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay, dựa trên những giá trị văn hóa truyền
thống cùng những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại sẽ đảm bảo cho việc xây dựng gia
đình đi đúng hướng một cách hiệu quả
4. Thực hiện chế độ hôn nhân tiến bộ
Ngày nay, khi xã hội đã có những bước tiến mới mang tính lịch sử- một xã hội hướng đến
tự do, dân chủ và bình đẳng, mỗi cá nhân đã có quyền tự do hợp pháp trong việc lựa chọn
bạn đời của mình, không còn quan niệm ‘ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó’. Giờ đây, cha mẹ
chỉ có thể can thiệp với vai trò là người hướng dẫn, đưa ra lời khuyên, tùy thuộc vào môi
trường và xã hội nhất định. Bên cạnh đó, hôn nhân còn xuất phát từ tình yêu, dựa trên cơ
sở tình yêu chứ không phải tiền tài hay một sự tính toán nào khác. Các vấn đề về quyền
cũng được nâng cao hơn. Trong đó vợ và chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi vấn đề của cuộc sống gia đình, có sự thống nhất ý kiến trong việc giải quyết các vấn
đề chung, thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng lễn nhau giữa vợ và chồng.
Trong hôn nhân, sự tự nguyện được thể hiện trên hai mặt trái ngược: kết hôn và ly hôn.
Điều này thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao của cá nhân đối với người mình yêu và đối
với việc chăm lo cuộc sống gia đình hạnh phúc. Đây là yêu cầu tất yếu của hôn nhân tự
nguyện. Ngoài ra, đây còn là chế độ hôn nhân không có sự chia sẽ với người thứ ba. Sự
chung thủy được đề cao, là điều kiện để duy trì sự ổn định, bền vững và tin tưởng giữa
những người thân trong gia đình. Ngoài ra, đây còn là điều kiện cơ sở để xây dựng mối
quan hệ bình đẳng giữa các cặp vợ chồng, từ đó xây dựng những mối quan hệ bình đẳng
khác trong gia đình như giữa anh chị em, giữa cha mẹ và con cái…
Ngoài những yếu tố trực tiếp và cơ bản trên, hôn nhân hiện nay còn được đảm bảo về mặt
pháp lý. Hôn nhân phải được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý. Điều này thể hiện sự tôn
trọng, nghiêm túc của hai bên khi tiến tới hôn nhân. Đây cũng là biện pháp hạn chế những
cá nhân bước tới hôn nhân vì mục đích không chính đáng.
III. Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân
1. Các vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
1.1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam
a) Về quy mô, kết cấu của gia đình 8 lOMoAR cPSD| 45470709
Gia đình truyền thống xưa có thể có ba đến bốn thế hệ cùng chung sống và thường rất
đông con cháu. Trong khi đó, quy mô gia đình hiện nay ngày càng thu nhỏ, gia đình hạt
nhân đã từng bước thay thế gia đình truyền thống ở cả nông thôn cà thành thị. Gia đình
Việt Nam hiện đại thường chỉ có cha mẹ- con cái chung sống với nhau, số con cũng giảm
mạnh. Cá biệt còn có những gia đình đơn thân.
b) Về chức năng gia đình
Do sự biến chuyển quá nhanh chóng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chức
năng của gia đình Việt Nam đã có những biến đổi mạnh mẽ để phù hợp hơn với thời đại
Đầu tiền là về chức năng tái sản xuất ra con người. Xưa kia, do ảnh hưởng của phong tục
tập quán cũng như khó khăn trong sinh hoạt, mưu sinh với truyền thống nông nghiệp lúa
nước đã đòi hỏi sự đoàn kết cộng đồng cả về chất lượng lẫn số lượng, khiến cho nhu cầu
về con cái tăng mạnh, càng đông càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi. Dường như
việc dựng vợ gả chồng chỉ để phục vụ mục đích duy trì nòi giống và tạo nguồn lao động.
Nhưng hiện nay, xã hội phát triển đã đem đến sự thay đổi về ý thức con người, sinh đẻ
không còn mang tính chất của một quá trình tự nhiên mà đã manh tính xã hội tự giác. Sinh
con không còn là nhu cầu bắt buộc, mỗi gia đình sẽ tự chủ động sao cho phù hợp với
nguyện vọng của bản thân. Các biện pháp tránh thai cũng như thụ tinh nhân tạo đã giúp
con người có bước tiến vượt trội trong việc sinh đẻ có kế hoạch. Tuy vậy, những hệ lụy
như vi phạm đạo đức xã hội, chạy theo nhu cầu sinh lý bản năng… cũng đang đe dọa đến hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh đó là chức năng giáo dục. Giáo dục xã hội ngày nay đã bao trùm lên giáo dục
gia đình, thay đổi hoàn toàn so với hình thức giáo dục cũ. Trước đây, giáo dục trẻ em của
gia đình và xã hội là đồng nhất, nhưng hiện tại, với các hình thức giáo dục mới như: trường
học, đoàn thể… đã đặt ra những thách thức mới cho các gia đình. Không chỉ nặng về giáo
dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, làng xã mà còn phải trang bị kiến thức khoa học hiện
đại, bắt kịp những xu thế mới. Khoảng cách thế hệ cũng phát sinh nhữn bất đồng giữa các
thành viên trong gia đình cả về tư duy lẫn hành động. Thế hệ trẻ nhận biết hơn về sự bình
đẳng trong việc bày tỏ quan điểm, nhu cầu của bản thân… trong khi điều này lại đang đi
ngược lại hoàn toàn với mong muốn của hầu hết thế hệ đi trước. Những bất đồng này thậm
chí còn đẩy lên thành xung đột gay gắt, có thể phá hủy chức năng giáo dục của gia đình và
tổn hại đến mối quan hệ trong gia đình. Tuy vậy, quá trình này cũng thúc đẩy gia đình phát
huy tối đa khả năng giá dục của mình. Nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cao, tri thức
tốt, đáp ứng những tư chất cần thiết mà thời đại mới yêu cầu đã nâng cao tiêu chuẩn dưỡng
dục con cái của gia đình. Tương lai của thế hệ trẻ sẽ không chỉ xoay sau lũy tre làng, mà
sẽ là cả một thế giới năng động, đầy tiềm năng và cơ hội. 9 lOMoAR cPSD| 45470709
Thứ ba là thay đổi chức năng tâm lý- tình cảm. Trong xã hội truyền thống, gia đình có bền
vững hay không phụ thuộc rất lớn về sự ràng buộc giữa các mối quan hệ trách nhiệm, nghĩa
vụ. Tuy vậy, nhịp sống hối hả cùng nhu cầu ổn định kinh tế, theo đuổi sự nghiệp đã khiến
thời gia dành cho gia đình của các thành viên bị rút ngắn, đời sống tình cảm cũng từ đó mà
kém phong phú hơn. Cá nhân có nguy cơ sống khép kín, tách biệt mình khỏi gia đình, xã
hội. Họ trở lên ngại ngùng, lúng túng khi chia sẻ tâm sự với chính những người thân trong
gia đình- nơi mà giờ đây không còn là chốn bình yên mà họ khao khát tìm về, nương tựa.
Không chỉ có vậy, các gia đình hiện nay còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong
việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em và người cao tuổi do những chi phí đắt đỏ của thời đại mới.
Đặc biệt, khi tỷ lệ các gia đình đơn thân, gia đình một con tăng lên nhanh chóng cũng khiến
cho tình cảm gia đình kém bền chặt, phong phú cho thiếu tình cảm anh, chị em trong cuộc
đời. Đó cũng là nguy cơ làm mai một nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình
Cuối cùng là sự thay đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng. Những biến đổi mạnh
mẽ của xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của các thành viên trong gia đình. Người
đàn ông giờ đây không còn đóng vai trò trụ cột chính mà lại san sẻ, bình đẳng với phụ nữ
trong việc quyết định những vấn đề lớn của gia đình. Phụ nữ độc lập hơn trong suy nghĩ
và hành động, có chỗ đứng và tiếng nói hơn trong gia đình. Bên cạnh đó, nếu như trước
đây, gia đình thường có nền kinh tế tự cung tự cấp, thì trong thời đại ngày nay với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ, kinh tế gia đình trở thành một bộ phận quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Gia đình và nơi làm việc tách biệt khỏi nhau, dẫn đến lối sống
của gia đình được quyết định bởi thu nhập của các thành viên và nhu cầu về mức sống của
họ. Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển hướng sản
xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân chính hầu hết là do quy mô sản
xuất nhỏ lẻ, lao động ít và lối tư duy kỹ mòn của nhiều hộ gia đình.
1.2. Thực trạng gia đình hiện nay ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, gia đình Việt Nam đã trải qua nhiều biến động và có những thay đổi
quan trọng, từ gia đình truyền thống thành gia đình hiện đại với những đặc điểm mới, tự
do hơn. Bên cạnh những mặt tích cực như xóa bỏ sự bất bình đẳng giới tính, lên án những
hủ tục lạc hậu và duy trì những giá trị truyền thống nhân văn, mang bản sắc dân tộc ngàn
đời thì trong gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang nảy sinh những mặt tiêu cực mới, cực
kỳ nguy hiểm. Vấn đề suy thoái trong đạo đức gia đình, mối quan hệ dễ rạn nứt của hôn
nhân đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn thể xã hội.
a) Về đạo đức gia đình
Gia đình vốn là nơi để trở về, che chở cho các thành viên khỏi mọi nguy hiểm của cuộc
đời, nơi mà ta được yêu thương, chăm sóc và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Nhưng trong xã
hội hiện đại, khi mà người ta hối hả chạy theo những giá trị vật chất, đạo đức gia đình đã
ngày càng suy đồi, xuống cấp một cách nghiêm trọng. Bạo lực gia đình, lạm dụng sức lao 10 lOMoAR cPSD| 45470709
động, thân thể vẫn không được xóa bỏ mà ngày càng biến đổi theo cách tinh vi hơn rất
nhiều. Người phụ nữ trở lên độc lập và tự chủ hơn không có nghĩa là họ hoàn toàn thoát
khỏi việc bất bình đẳng giới vẫn đang cản đường phát triển.
Những giá trị tình thân đang bị quên lãng trong xã hội hiện đại. Người ta có thể dễ dàng
đọc được những tin tức như anh chị em xô xát dành tài sản, con cái giết cha mẹ vì tranh
chấp trong cuộc sống hay những đứa trẻ bị bỏ rơi khi vừa mới lọt lòng… Những vụ việc
như vậy khiến chúng ta vô cùng đau lòng và luôn tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng
liệu những điều này còn có thể diễn ra thêm bao nhiêu lần nữa. Tuy nhiên, vấn đề suy thoái
đạo đức tại Việt Nam hiện nay dường như đang ngày càng đi xuống, thậm chí còn phức tạp
và nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Lý giải cho điều này, ta không thể không nhắc đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế thị trường trong thời kỳ quá đọ lên chủ nghĩa xã hội. Mặt xấu và mặt tốt cùng nhau tồn
tại, mặt tốt chưa lớn mạnh đến mức xóa bỏ hoàn toàn mặt xấu mà chỉ kiềm chế ở một mức
độ nào đó. Con người có cuộc sống thoải mái hơn khiến một số phong tục, truyền thống bị
mai một, nhưng những thói hư tật xấu lại không biến mất, thậm chí còn trở thành một căn
bệnh quái ác của toàn xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục cũng chưa thật sự hiệu quả, thiết thực
và bắt kịp xu hướng đổi mới của xã hội, khiến cho việc nuôi nấng thế hệ trẻ vẫn còn chưa tốt.
b) Vấn đề hôn nhân và tình trạng ly hôn ngày nay
Hôn nhân vốn được coi là sự gắn bó lâu dài giữa hai con người với nhau không chỉ về mặt
tinh thần mà còn trên cơ sở luật pháp. Tuy nhiên, trong những năm gần đâu, tỷ lệ ly hôn
ngày càng tăng, đặc biệt ở những người kết hôn sớm. Giới trẻ không nhận thức đầy đủ về
việc hệ trọng cả đời này. Không đầu tư tìm hiểu, thiếu trách nhiệm không chỉ với bản thân
mà còn với cả gia đình, xã hội. Lối sống tự do, cởi mở cũng khiến một bộ phận giới trẻ
thoái mái hơn với việc li hôn, hợp thì ở, không thì bỏ. Điều này này làm mất đi giá trị
thiêng liêng của hôn nhân gia đình. 1.3. Một số giải pháp
Thứ nhất, cải thiện, bổ sung chính sách, pháp luật. Các chính sách, chiến lược phát triển
gia đình nên sớm được bổ sung, hoàn thiện để đồng bộ với các chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội… Những văn bản pháp luận còn thiếu sót nên được bổ sung, rà soát lại, tránh
những cá nhân lợi dụng khe hở để làm điều sai trái. Không chỉ có vậy, hệ thống pháp luận
nên nắm bắt những vấn đề này sinh và bối cảnh xã hội để thay đổi cho phù hợp.
Thứ hai, thúc đẩy giáo dục gia đình và chính sách hỗ trợ. Các bậc phụ huynh cần được
tranh bị kiến thức về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và lối sống cho con cái của
mình. Cần tạo dựng một môi trường sống lành mạnh, lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn 11 lOMoAR cPSD| 45470709
mà con mình mắc phải, từ đó xây dựng nền tảng đạo đức tốt cho trẻ em. Điều này còn làm
giảm thiểu khoảng cách thế hệ, giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó, dài lâu. Ngoài ra, các
chính sách hỗ trợ cho thai phụ, gia đình cũng cần được quan tâm, giúp gia đình hạnh phúc
và có nhiều thời gian bên nhau hơn.
Thứ ba, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo dục gia đình và xã hội trong việc giáo
dục trẻ em. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ hơn với nhà trường, xã hội tròn việc định hướng
giá trị và xây dựng phẩm chất, lối sống của trẻ. Nhờ đó mà gia đình có thể nắm rõ tình
hình, có những biện pháp can thiệp kịp thời khi trẻ có biểu hiện sai lệch về đạo đức, suy
nghĩ. Đồng thời, bổ sung khen thưởng, động viên khi trẻ có thành tích tốt, lối sống lành
mạnh để tạo thêm động lực cho trẻ tiếp tục phát huy.
Thứ tư, có những chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển. Lấy gia đình
làm trọng tâm, tập trung nghiên cứu những xu hướng biến đổi và tìm ra hướng đi đúng đắn
cho các hộ gia đình. Khuyến khích các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống sản xuất,
kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Góp phần củng cố và duy trì giá trị truyền thống
gắn kết giữa các thành viên.
2. Liên hệ bản thân về vấn đề không lập gia đình của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Quan điểm không lập gia đình là một quan điểm đáng cân nhắc trong thời hiện nay. Đúng
như tên gọi, nó đề xuất một xu hướng sống mà không tập trung vào việc thành lập gia đình.
Đối với những người ủng hộ quan điểm này, không lập gia đình có thể mang lại nhiều lợi
ích và khả năng phát triển cá nhân.
Không lập gia đình có thể được nhìn nhận rằng mỗi cá nhân có quyền tự quyết định về
cuộc sống và hạnh phúc của mình. Quyết định không lập gia đình mang theo một loạt lợi
ích. Đầu tiên, nó cho phép cá nhân tập trung vào sự phát triển bản thân, đặt mục tiêu và
khám phá đam mê của mình mà không phải đảm nhận trách nhiệm gia đình. Thứ hai, không
lập gia đình có thể mang lại sự độc lập và tự do trong việc lựa chọn con đường sống mà
mình mong muốn. Giới trẻ có thể khám phá thế giới, du lịch, học hỏi và tham gia vào các
hoạt động, điều mà khi lập gia đình ta thường bị hạn chế.
Ngoài ra, quan điểm không lập gia đình cũng đồng thuận với việc nhận thức về những
thách thức và áp lực mà một gia đình có thể mang lại. Gia đình yêu cầu sự đầu tư về thời
gian, tài chính và trách nhiệm, và không phải ai cũng có sẵn tư duy và khả năng để đáp ứng
các yêu cầu này. Nếu không có sự chuẩn bị và sự sẵn lòng, gia đình có thể đổ bể, dẫn tới
ly hôn và hàng loạt sự bất hạnh khác. Một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình không
hạnh phúc với những bậc phụ huynh chưa sẵn sàng làm cha mẹ sẽ là điều tồi tệ nhất mà
chính gia đình đó phải gánh chịu. 12 lOMoAR cPSD| 45470709
Tuy nhiên, quan điểm không lập gia đình cũng không nghĩa là khuyến khích hoàn toàn loại
bỏ vai trò của gia đình trong xã hội. Gia đình vẫn có thể là nguồn sống, nơi dựa vào của
những người không lập gia đình, đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người già,
duy trì và bảo vệ những giá trị văn hóa.
Tóm lại, quan điểm không lập gia đình đáng được tôn trọng. Tuy nhiên, quyết định về lập
gia đình hay không lập gia đình nên dựa trên quyền tự quyết và sự khao khát của mỗi cá
nhân, đồng thời cần có sự hiểu biết và sẵn lòng đối mặt với những trách nhiệm và thách
thức của việc lập gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt: 1.
“Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học - không chuyên lýluận
chính trị)”, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội – 2019. 2.
“Gia đình học”, NXB Lý luận chính trị, Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý, Hà Nội – 2007
Tài liệu trực tuyến:
1. Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Lý luận chung về gia đình – liên hệ với
thựctrạng gia đình ở Việt Nam hiện nay ( https://tailieutuoi.com/tai-lieu/tieu-luan-
chunghia-xa-hoi-khoa-hoc-ly-luan-chung-ve-gia-dinh-lien-he-voi-thuc-trang-gia- dinho-viet-nam-hien-nay)
2. “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay”- GS.TS. Lê Thị
Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển(
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/tieu-luan-gia-dinh-hoc-nhung-van-de-can-
quantriet-de-xay-dung-va-cung-co-gia-dinhviet-nam-trong-thoi-dai-moi- 299889.html) 13