Trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa, sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường, đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường và những ưu thế, khuyết tật của nó. môn Triết học Mác - Lênin | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị - Giá trị sửdụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại, càng giúp con người phát hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48541417 TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : Trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa, sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường, đặc
trưng chung của nền kinh tế thị trường và những ưu thế, khuyết tật của nó.
1. Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tnh của hàng hóa? - Khái niệm sản xuấất hàng hóa, điềều kiện ra đời của sản xuấất
hàng hóa, tnh chấất hai mặt của sản xuấất hàng hóa?
2. Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thềấ nào? Những nhấn tốấ ảnh hưởng đềấn lượng giá trị hàng hóa. Khái
niệm nềền kinh tềấ thị trường, đặc trưng chung của nềền kinh tềấ thị trường.
3. Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị truong? BÀI LÀM
1. Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tnh của hàng hóa? - Khái niệm sản xuấất hàng hóa, điềều kiện ra đời của sản xuấất
hàng hóa, tnh chấất hai mặt của sản xuấất hàng hóa?
1.1. Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tnh của hàng hóa 1.1.1.
Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao
đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. 1.1.2.
Hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị - Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá
nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng phát triển,
khoa học công nghệ càng hiện đại, càng giúp con người phát hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua. Vì vậy, người
sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng
nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua. lOMoAR cPSD| 48541417
1.2. Khái niệm sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa, tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa 1.2.1.
Khái niệm sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ
về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa do 2 yếu tố :
Thứ nhất, do Phân công lao động xã hội tức là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã
hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề
của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng
mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Khi có phân
công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu
của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau,
buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho
năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.
Thứ hai, do sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất tức là những người sản xuất
trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu
của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông
qua trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản
xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân
và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ.
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào
nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập
với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của
nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa.
Cả hai điều kiện không được thiếu một điều nào, thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa. 1.2.2.
Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà là
do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ
thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng ( Lao động trừu tượng).
Thứ nhất, Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao
động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với
những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Nếu phân công lao động xã
hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Thứ hai, Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình lOMoAR cPSD| 48541417
thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh)
của người sản xuất hàng hóa nói chung. Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra
giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của
người sản xuất hàng hóa. Như trên đã chỉ ra, mỗi người sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là việc
riêng của họ. Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân.
Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xã hội vì nó là một bộ phận của toàn bộ lao
động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
những người sản xuất hàng hóa. Họ làm việc cho nhau, thông qua trao đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa không
thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do
đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất
hàng hoá. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
2. Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thềấ nào? Những nhấn tốấ ảnh hưởng đềấn lượng
giá trị hàng hóa. Khái niệm nềền kinh tềấ thị trường, đặc trưng chung của nềền kinh tềấ thị trường? 2.1.
Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thềấ nào
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, lượng giá trị của hàng hóa là một đại lượng được đo bằng
lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao
động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
Xét về mặt cấu thành, lượn giá trị của đơn vị hàng hóa được sản xuất bao hàm : Hao phí lao động
quá khứ + hao phí lao động mới kết tinh them. 2.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa đó là :
Một là, Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm. Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng
hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm
xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
Hai là, Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời
gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng
lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng
nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng)
hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị
hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên
hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi. lOMoAR cPSD| 48541417
Ba là, Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa.
Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. 2.3.
Khái niệm nền kinh tế thị trường, đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường 2.3.1.
Khái niệm nề kinh tế thị trường
Nền kinh té thị trường kaf nền kinh tế được vận hành theo nền cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế
hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu tác
động, điều tiết các quy luật thị trường.
Theo P.Samuelson nền kinh tế thị trường là enefn kinh tế trong đó các cá nhân và nhãn hàng tư
nhân đưa ra các quyết dịnh chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng. Các hãn sản xuất hàng tiêu dùng thu đượcu lợi
nhuận cao bằng các kỹ thuật sản xuất có chi phí thấp. 2.3.2.
Đặc trưng chung về nền kinh tế thị trường
Nền Kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều mô hình khác nhau, các nền kinh
tế có đặc điểm chung như sau:
Một là, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế , nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể bình bằng với nhau trước pháp luật.
Hai là, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt
động của các thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường lao động,…
Ba là, giá cả thị trường hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường vừa là
động lực thúc đẩy hoạt dộng sản xuất kinh doanh.
Bốn là, nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.
Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tùy điều kiện
lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trụi-xã hội của mỗi quốc gia, ngoài những đặc trưng chung, mỗi
nền kinh tế thị trường quốc gia có thể có đặc trưng, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trường khác nhau.
3. Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường