Trình bày nguồn của pháp luật - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Trình bày nguồn của pháp luật - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trình bày nguồn của pháp luật
Nguồn của pháp luật là một khái niệm pháp lý chuyên biệt, có nội dung phức
tạp. Khái niệm nguồn ở đây không hàm ý nói về xuất xứ hay tiền đề kinh tế,
hội dẫn đến sự xuất hiện của pháp luật nguồn pháp luật được đề cập đến
đây là các quy phạm mà chúng ta áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể trong
thực tế được lấy từ đâu hay từ những nguồn nào. Quan niệm về nguồn của pháp
luật mỗi quốc gia sự khác nhau, ngay trong mỗi quốc gia tại các thời
điểm khác nhau quan niệm về nguồn pháp luật cũng có sự thay đổi. Để tìm hiểu
về nguồn của pháp luật, chúng tôi có bài phân tích dưới đây.
1. Khái niệm về nguồn của pháp luật
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa
nhận) nh quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước
được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt, nguồn nơi bắt đầu, nơi phát sinh, nơi có thể cung
cấp. Từ đây, thể hiểu nguồn của pháp luật tất cả các căn cứ được các chủ
thể thẩm quyền sử dụng làm sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp
luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp xảy ra trong
thực tế. [1]
2. Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam
Nguồn của pháp luật bao gồm: nguồn nội dung nguồn hình thức. Trong
đó, nguồn nội dung xuất xứ, căn nguyên của pháp luật bởi được các
chủ thể thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành giải thích pháp
luật. Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu phương thức tồn tại của các
quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, cấp cácnơi có thể cung
23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1
about:blank
1/4
quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào
đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế.
Tuy nhiên trong khoa học pháp cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn
nội dung của pháp luật nhìn chung khôngnhiều ý nghĩa, vì thếít được đề
cập đến. Còn nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên bình
diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Do đó, dưới đây, phạm vi
nghiên cứu nguồn của pháp luật được đề cập trên khía cạnh nguồn hình thức của
nó.
Hiện nay, mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định nguồn hình thức của pháp
luật khác nhau, nhưng chủ yếu gồm 03 loại sau: Tập quán pháp; Tiền lệ pháp
(án lệ); Văn bản quy phạm pháp luật.
2.1 Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật văn bản do các chủ thể thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó chứa
đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều bao gồm khá nhiều loại văn bản
quy phạm pháp luật do các chủ thể khác nhau có thẩm quyền ban hành, với hiệu
lực pháp cao, thấp khác nhau, trong đó, văn bản quy phạm pháp luật do
quan lập pháp ban hành được gọi văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp
luật khác được gọi là văn bản dưới luật.
Việc sử dụng văn bản quy phạm pháp luật làm nguồn có những ưu điểm như
chính xác,ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đối, dễ đảm bảo
sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng,...
Nhưng để sử dụng nguồn này thì phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, truyền thống
của mỗi quốc gia. Ở mỗi nước, điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên truyền thống
pháp luật những quy định riêng về tên gọi, hiệu lực, thẩm quyền trình tự
thủ tục ban hành từng văn bản pháp luật.
23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1
about:blank
2/4
2.2 Tập quán pháp
Tập quán pháp những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận,
nâng lên thành pháp luật.[2] Trong đó, tập quán là quy tắc xử sự có nội dung
ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự
cụ thể, được hình thànhlặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được
thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư
hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Tập quán pháp ưu điểm gần gũi, quen thuộc với nhân dân. Do Nhà
nước thừa nhận ý chí của nhân dân thành pháp luật nên tập quán pháp thể hiện
tính dân chủ cao.[3] Mặt khác, do tập quán thói quen của chung một cộng
đồng dân nên vận dụng tập quán sẽ ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp
luật, đi ngược lại với mục đích của án lệ “vụ việc giống nhau phải được giải
quyết giống nhau”. Sự khác biệt này được cho là cần thiết vì các cộng đồng dân
trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau, đặc biệt đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. phương diện này, việc sử dụng hợp tập quán pháp
như nguồn pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số còn góp phần bảo vệ
quyền con người.
2.3 Tiền lệ pháp (Án lệ)
Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải
quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để
giải quyết các vụ việc khác tương tự.
Các bản án, quyết định được các chủ thể có thẩm quyền ban hành được nâng
lên làm án lệ bởi lẽ những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng
trong những văn bản đó rất mẫu mực, giải quyết vụ việc một cách khách quan,
công bằng, “thấu lí, đạt tình”. Những lập luận, nhận định này thể chưa phải
những quy tắc hoàn hảo để nhà chức trách viện dẫn áp dụng một cách đơn
giản mà có thể là cơ sở để nhà chức trách bổ sung, phát triển theo những vụ việc
cụ thể và xây dựng quy tắc chung áp dụng cho vụ việc mới.
23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1
about:blank
3/4
Khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan,công bằng, tôn trọng
lẽ phải,... nên án lệ dễ đàng dược hội chấp nhận. Bên cạnh đó, việc áp dụng
án l cũng linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn cuộc sống nên khắc phục
được những lỗ hổng văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định Tuy nhiên,
cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu
biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.
Ngoài các nguồn trên, pháp luật còn có một số nguồn thứ yếu như: Điều ước
quốc tế; Các quan niệm, chuẩn mực đạo đức hội; Đường lối, chính sách của
lực lượng cầm quyền; Các quan điểm, tưởng, học thuyết; Tín điều tôn giáo;
một số nguồn khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Thị Hồi, , Tạp chí LuậtVề khái niệm nguồn của pháp luật
học, số 02/2008, tr. 29, 30.
[2] Trường Đại học Luật Nội (2022), Giáo trình luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, tr. 286, 287, 288, 289.
[3] Nguyễn Văn Hiển, Hoàng Công Dũng (2014), Một số vấn đề về pháp
luật, bản chất của pháp luật nguồn của pháp luật, trích trong Nguyễn Văn
Hiển, , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.21.Bàn về hệ thống pháp luật
23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1
about:blank
4/4
| 1/4

Preview text:

23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1
Trình bày nguồn của pháp luật
Nguồn của pháp luật là một khái niệm pháp lý chuyên biệt, có nội dung phức
tạp. Khái niệm nguồn ở đây không hàm ý nói về xuất xứ hay tiền đề kinh tế, xã
hội dẫn đến sự xuất hiện của pháp luật mà nguồn pháp luật được đề cập đến ở
đây là các quy phạm mà chúng ta áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể trong
thực tế được lấy từ đâu hay từ những nguồn nào. Quan niệm về nguồn của pháp
luật ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, và ngay trong mỗi quốc gia tại các thời
điểm khác nhau quan niệm về nguồn pháp luật cũng có sự thay đổi. Để tìm hiểu
về nguồn của pháp luật, chúng tôi có bài phân tích dưới đây.
1. Khái niệm về nguồn của pháp luật
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa
nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và
tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và
được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt, nguồn là nơi bắt đầu, nơi phát sinh, nơi có thể cung
cấp. Từ đây, có thể hiểu nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ
thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp
luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. [1]
2. Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam
Nguồn của pháp luật bao gồm: nguồn nội dung và nguồn hình thức. Trong
đó, nguồn nội dung là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các
chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp
luật. Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các
quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các about:blank 1/4 23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1
quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào
đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế.
Tuy nhiên trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn
nội dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa, vì thế nó ít được đề
cập đến. Còn nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên bình
diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Do đó, dưới đây, phạm vi
nghiên cứu nguồn của pháp luật được đề cập trên khía cạnh nguồn hình thức của nó.
Hiện nay, ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định nguồn hình thức của pháp
luật khác nhau, nhưng chủ yếu gồm 03 loại sau: Tập quán pháp; Tiền lệ pháp
(án lệ); Văn bản quy phạm pháp luật.
2.1 Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa
đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều bao gồm khá nhiều loại văn bản
quy phạm pháp luật do các chủ thể khác nhau có thẩm quyền ban hành, với hiệu
lực pháp lí cao, thấp khác nhau, trong đó, văn bản quy phạm pháp luật do cơ
quan lập pháp ban hành được gọi là văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp
luật khác được gọi là văn bản dưới luật.
Việc sử dụng văn bản quy phạm pháp luật làm nguồn có những ưu điểm như
chính xác, rõ ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đối, dễ đảm bảo
sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng,...
Nhưng để sử dụng nguồn này thì phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, truyền thống
của mỗi quốc gia. Ở mỗi nước, điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên truyền thống
pháp luật có những quy định riêng về tên gọi, hiệu lực, thẩm quyền và trình tự
thủ tục ban hành từng văn bản pháp luật. about:blank 2/4 23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1 2.2 Tập quán pháp
Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận,
nâng lên thành pháp luật.[2] Trong đó, tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ
ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự
cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được
thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư
hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Tập quán pháp có ưu điểm là gần gũi, quen thuộc với nhân dân. Do Nhà
nước thừa nhận ý chí của nhân dân thành pháp luật nên tập quán pháp thể hiện
tính dân chủ cao.[3] Mặt khác, do tập quán là thói quen của chung một cộng
đồng dân cư nên vận dụng tập quán sẽ ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp
luật, đi ngược lại với mục đích của án lệ là “vụ việc giống nhau phải được giải
quyết giống nhau”. Sự khác biệt này được cho là cần thiết vì các cộng đồng dân
cư có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau, đặc biệt đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Ở phương diện này, việc sử dụng hợp lý tập quán pháp
như nguồn pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số còn góp phần bảo vệ quyền con người.
2.3 Tiền lệ pháp (Án lệ)
Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải
quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để
giải quyết các vụ việc khác tương tự.
Các bản án, quyết định được các chủ thể có thẩm quyền ban hành được nâng
lên làm án lệ bởi lẽ những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng
trong những văn bản đó rất mẫu mực, giải quyết vụ việc một cách khách quan,
công bằng, “thấu lí, đạt tình”. Những lập luận, nhận định này có thể chưa phải
là những quy tắc hoàn hảo để nhà chức trách viện dẫn áp dụng một cách đơn
giản mà có thể là cơ sở để nhà chức trách bổ sung, phát triển theo những vụ việc
cụ thể và xây dựng quy tắc chung áp dụng cho vụ việc mới. about:blank 3/4 23:02 2/8/24
Trình bày nguồn của pháp luật 1
Khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan,công bằng, tôn trọng
lẽ phải,... nên án lệ dễ đàng dược xã hội chấp nhận. Bên cạnh đó, việc áp dụng
án lệ cũng linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn cuộc sống nên khắc phục
được những lỗ hổng văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định Tuy nhiên, nó
cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu
biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.
Ngoài các nguồn trên, pháp luật còn có một số nguồn thứ yếu như: Điều ước
quốc tế; Các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội; Đường lối, chính sách của
lực lượng cầm quyền; Các quan điểm, tư tưởng, học thuyết; Tín điều tôn giáo; một số nguồn khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật
học, số 02/2008, tr. 29, 30.
[2] Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Lí luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, tr. 286, 287, 288, 289.
[3] Nguyễn Văn Hiển, Hoàng Công Dũng (2014), Một số vấn đề về pháp
luật, bản chất của pháp luật và nguồn của pháp luật, trích trong Nguyễn Văn
Hiển, Bàn về hệ thống pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.21. about:blank 4/4