-
Thông tin
-
Quiz
Trình bày những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII (2021) về chủ trương thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Liên hệ thực tiễn ở địa phương | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Trình bày những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII (2021) về chủ trương thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Liên hệ thực tiễn ở địa phương | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101) 249 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Trình bày những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII (2021) về chủ trương thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Liên hệ thực tiễn ở địa phương | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Trình bày những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII (2021) về chủ trương thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Liên hệ thực tiễn ở địa phương | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101) 249 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----- ----- BÀI TẬP LỚN
Đề bài: “Trình bày những điểm mới trong văn kiện Đại hội
XIII (2021) về chủ trương thực hiện an sinh xã hội ở Việt
Nam giai đoạn 2021-2025. Liên hệ thực tiễn ở địa phương” Họ và tên: Msv:
Lớp: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam GVHD: Hà Nội, 10/2021 lOMoAR cPSD| 45474828 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI ..................................................... 2
1. Khái niệm an sinh xã hội ...................................................................................................................... 2
2. Các trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VỀ CHỦ TRƯƠNG
THỰCHIỆN AN SINH XÃ HỘI ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG ............................................................................ 5
1. Thành tựu trong công tác an sinh xã hội của địa phương ..................................................................... 5
2. Hạn chế trong công tác an sinh xã hôi ở địa phương ............................................................................ 6
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 8 1 lOMoAR cPSD| 45474828 LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là
mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
thể hiện tính ưu việt của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta khẳng định, hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ
giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa
các thế hệ,... bảo đảm bền vững, công bằng.
Bảo đảm an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ
quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Trong những năm qua, lưới an sinh xã hội của Việt Nam đã góp phần bảo đảm an
sinh xã hội, xây dựng nền kinh tế vì con người ở Việt Nam. Mặc dù lưới an sinh xã
hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn bộc lộ một số
hạn chế, cần khắc phục trong thời gian tới để tiếp tục hoàn thiện lưới an sinh xã hội,
hướng tới nền kinh tế vì con người. Chính vì thế, trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng
đã đề ra định hướng phát triển vấn đề an sinh xã hội với nhiều điểm mới so với các
kì Đại hội trước nhằm khắc phục hạn chế, hướng tới sự hoàn thiện hơn phù hợp với
bối cảnh hiện tại. Để góp phần làm rõ những điểm mới trong quan điểm chỉ đạo của
Đảng về vấn đề an sinh xã hội, tôi lựa chọn đề tài: “Trình bày những điểm mới trong
văn kiện Đại hội XIII (2021) về chủ trương thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam giai
đoạn 2021-2025. Liên hệ thực tiễn ở địa phương” Nội dung đề tài gồm 2 phần chính: -
Chương 1: Một số lý luận chung về an sinh xã hội -
Chương 2: Những điểm mới trong văn kiện đại hội xiii về chủ
trương thực hiện an sinh xã hội -
Chương 3: Liên hệ thực tiễn tại địa phương
Do trình độ am hiểu còn hạn chế, vì vậy mong nhận được những đánh giá, góp
ý từ thầy giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI
1. Khái niệm an sinh xã hội
An sinh xã hội (ASXH) là hệ thống chính sách, các chương trình của Nhà
nước và của các tổ chức xã hội nhằm trợ giúp, giúp đỡ toàn xã hội, các cá nhân gặp
phải rủi ro hoặc biến cố xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống của họ.
ASXH là một trong những lĩnh vực có đối tượng thụ hưởng rất lớn liên quan
đến quyền được đảm bảo ASXH của công dân. Do vậy, ASXH góp phần đảm bảo
thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội khi họ không may gặp phải 2 lOMoAR cPSD| 45474828
những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập.
Phương thức hoạt động của ASXH là thông qua các biện pháp công cộng tạo ra sự
“an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho
mọi người và cho xã hội.
2. Các trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội.
Hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện được cấu trúc bởi năm trụ cột, đó là:
+ Việc làm, thu nhập và giảm nghèo: Đây là trụ cột có tính chất phòng ngừa
rủi ro, bảo đảm cuộc sống cho người dân thông qua các chính sách, pháp luật về đảm
bảo quyền việc làm với tiền lương và thu nhập trên cơ sở thỏa thuận cho người lao
động và gia đình, đảm bảo được sự hài hòa về mặt lợi ích giữa người lao động và
người sử dụng lao động; đào tạo nâng cao tay nghề để người lao động bước vào thị
trường lao động; hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ gia đình có thu nhập dưới chuẩn
nghèo để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát nghèo bền vững.
+ Bảo hiểm xã hội: Đây là trụ cột được quan tâm nhất, nên yêu cầu các cơ
quan phải thực hiện công khai, minh bạch kịp thời những nội dung có liên quan về
chính sách, pháp luật về BHXH theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
+ Trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khan: Đây là
lĩnh vực có đông đối tượng thụ hưởng như: người già, người khuyết tật, nạn nhân
chất độc hóa học, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người bị nhiễm
HIV/AIDS, nạn nhân bom mìn,…
+ Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà
ở, nước sạch, thông tin): Đây là trụ cột rất quan trọng liên quan đến phúc lợi xã hội
mà người dân được hưởng, nhất là các đối tượng như: người nghèo, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.
+ Hệ thống cung cấp dịch vụ công về ASXH thông qua công tác xã hội chuyên nghiệp
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VỀ
CHỦ TRƯƠNG THỰC HIỆN AN SINH XÃ HỘI
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đô thị hóa tạo sức ép lớn về nhu
cầu phát triển hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày
càng nhanh, khốc liệt và khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống người
dân. Già hóa dân số nhanh dẫn đến áp lực lên hệ thông an sinh xã hội và tác động
đến tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh,
biến đổi khí hậu... dự báo diễn biến khó lường, ngày càng tác động, ảnh hưởng nặng
nề đến sản xuất và đời sống. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã có những ảnh hưởng
tiêu cực, kéo dài đến những năm đầu của kỳ Chiến lược.
Trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng đã đề ra định hướng phát triển hệ thống an
sinh xã hội giai đoạn 2021-2030: “chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất
lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính 3 lOMoAR cPSD| 45474828
sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không
ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Bên cạnh đó, Nhà nước khẳng định cần quản lý phát triển xã hội bền vững,
bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội: “Chú trọng nâng cao phúc lợi xã hội, an sinh xã
hội, cố gắng bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại,
giáo dục, y tế, việc làm... Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tối bao
phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho
người di dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế. Cải cách hệ thống
bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững. Triển
khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bảo đảm mức sống tốì
thiểu và các dịch vụ cơ bản. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, triển khai
có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2020 - 2030, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc.”
Để hướng tới một hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện hơn, Đảng đã đề ra các
phương hướng, mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân: “Tiếp tục
thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhất là cho những người yếu thế, người
nghèo. Đổi mới cách tiếp cận, tăng cường phối hợp, lồng ghép, ưu tiên nguồn lực,
đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực trợ giúp xã hội. Phát triển và đa dạng hóa các
dịch vụ trợ giúp xã hội chuyên nghiệp. Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp
phát triển thanh niên, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng
cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ván hóa, xã hội và gia đình. Thực hiện
đầy đủ quyền trẻ em, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được phát triển
toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và môì quan hệ xã hội. Tăng cường
giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kiểm soát tình hình tai nạn, bạo lực, xâm
hại trẻ em. Đến năm 2030, giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 15%,
dưới 1 tuổi xuống còn 10%. Bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; tích cực, chủ
động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi; bảo đảm 100% người cao
tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia
đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. Đến năm 2030, khoảng 60% số người
sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, - bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.”
Cùng với những nội dung nhất quán trong đường lối của Đảng về an sinh xã
hội, phúc lợi xã hội, chính sách người có công, lao động, việc làm, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, định hướng trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng thể hiện nhận thức
mới, nhất quán của Đảng về xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, bảo đảm tự do, công 4 lOMoAR cPSD| 45474828
bằng, tiến bộ xã hội, môi trường sống lành mạnh, điều kiện phát triển toàn diện, tốt
đẹp cho mỗi người dân; trong đó, chú trọng đến việc xây dựng môi trường văn hóa,
đạo đức xã hội lành mạnh, không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. Đây là sự tiếp nối nhất quán đường lối về chính sách xã hội được
đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011). Kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát
triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
phát triển và từng chính sách. Đồng thời, Đại hội XIII của Đảng, một mặt, cũng nhấn
mạnh, làm rõ hơn yêu cầu về xây dựng một môi trường xã hội có đạo đức lành mạnh,
nhấn mạnh vấn đề cải thiện toàn diện đời sống nhân dân, một đòi hỏi chính đáng
theo đúng mục đích của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước là vì con người;
mặt khác, nhấn mạnh đến việc xây dựng nền đạo đức lành mạnh trong môi trường
sống. Đây cũng là vấn đề đặt ra từ mặt trái của cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường,
từ sự tổng kết, đánh giá nghiêm túc thực tế xã hội trong giai đoạn phát triển vừa qua,
từ tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
đang có những diễn biến phức tạp, chưa thể đẩy lùi, xóa bỏ một cách triệt để.
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG
Hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nước ta đang
phải đối mặt với thách thức về nhiều mặt, trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Đặc biệt
nhiều nơi còn gặp khó khăn vì thời tiết xấu, bão lũ. Trước tình hình đó, Nghệ An
nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và gặt
hái được nhiều kết quả tích cực, song bên cạnh đó không thiếu các hạn chế.
1. Thành tựu trong công tác an sinh xã hội của địa phương
Thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra đã đã tác động lớn đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội; hoạt động kinh tế - xã hội bị ngừng trệ, hầu hết các ngành,
lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nặng nề nhưng Nghệ An vẫn đạt được những kết quả tích
cực trong công tác an sinh xã hội.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 (01/07/2021), UBND tỉnh
Nghệ An đã ban hành kế hoạch phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của các Sở,
ngành, địa phương để triển khai thực hiện. Đồng thời, đã ban hành quyết định về
việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và
một số đối tượng đặc thù khác trên địa bàn tỉnh này… Bên cạnh đó, nhiều địa phương
đã có những cách làm hay và linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động,
người sử dụng lao động sớm tiếp cận và được thụ hưởng chính sách như: TP Vinh,
Quỳ Hợp, Nghi Lộc, Diễn Châu...Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 10/12 chính sách
được thực hiện; tổng số đối tượng được phê duyệt hỗ trợ 6 đợt là 2.256 lượt, trong
đó: 1.570 người thụ hưởng trực tiếp, hỗ trợ bổ sung cho phụ nữ mang thai và trẻ em 5 lOMoAR cPSD| 45474828
là 686 người...Cũng theo Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, đến thời điểm này, Bảo hiểm xã
hội tỉnh đã thực hiện hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề
nghiệp cho 6.966 doanh nghiệp với 148.518 lao động, kinh phí hỗ trợ hơn 7 tỷ đồng.
Hỗ trợ 7 doanh nghiệp tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho 574 người lao động
với kinh phí hỗ trợ gần 5,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng chính sách xã hội Nghệ
An cũng đã phê duyệt và giải ngân cho 9 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng
việc, phục hồi sản xuất kinh doanh cho 564 lượt người lao động, kinh phí gần 1,4 tỷ đồng.
Ngày 16/7, đoàn công tác Sở LĐ-TB&XH Nghệ An - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
đã trao tặng quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của xã Lượng Minh
.Theo đó, 53 trẻ em là F1 mỗi em nhận được 1 suất quà trị giá 300 nghìn đồng và 7
em là F0 mỗi em 1 suất quà trị giá 600.000 đồng. Tổng số tiền được trao cho trẻ em
xã Lượng Minh là 20.100.000 đồng. Đây là những phần quà vô cùng ý nghĩa về mặt
tinh thần để tiếp thêm động lực cho các trẻ đang điều trị Covid-19, trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn ở xã Lượng Minh.
Chiều 19/5/2021, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An đã đến tặng quà cho bệnh
nhân bị cách ly do dịch Covid-19 tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đoàn đã trao
5.000 khẩu trang y tế cho bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện và 40 suất
quà gồm khẩu trang, mì tôm, bột giặt, xà bông tắm, kem đánh răng, dầu gội đầu, dao
cạo râu, giấy vệ sinh… cho 40 bệnh nhân và người nhà đang phải cách ly tại đây.
Chính quyền còn hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các hộ dân trong lúc thực hiện chỉ thị 16,
hỗ trợ 500000 đồng cho người lao động về quê từ miền Nam, …
Ngoài ra, hằng năm Chính quyền tỉnh Nghệ An đều phát động “Tháng nhân
đạo”; trao quà Tết cho các hộ dân khó khăn; tổ chức khám và cấp thuốc cho bà con
vùng lũ, cấp giống vật nuôi; tập huấn cách chăm sóc, kỹ thuật phòng chống dịch
bệnh và hỗ trợ kinh phí làm chuồng trại cho người dân các xã vùng biên giới; hỗ trợ
học phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các xã vùng bãi ngang- ven biển; cấp thẻ bảo
hiểm miễn phí cho các hộ thuộc xã nghèo; tiếp tế lương thực, thực phẩm trong mùa
lũ và hỗ trợ kinh phí phục hồi kinh tế cho bà con chịu ảnh hưởng sau mùa lũ; …
2. Hạn chế trong công tác an sinh xã hôi ở địa phương
Bên cạnh những thành tựu, công tác an sinh xã hội ở Nghệ An còn nhiều bất cập và hạn chế:
Trước hết là tiến độ triển khai gói hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch
Covid-19. UBND tỉnh Nghệ An đã đôn đốc, hướng dẫn địa phương triển khai thực
hiện. Tuy nhiên, tiến độ triển khai đang còn chậm, chưa đảm bảo đúng tinh thần cấp 6 lOMoAR cPSD| 45474828
bách “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, bởi trong các đối tượng thuộc diện
được hỗ trợ thì phần lớn là công nhân, người lao động tự do có cuộc sống khá khó
khăn, là đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương nhất.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng
lao động theo NQ 68 tại một số huyện, thị chậm so với yêu cầu. Có 2 chính sách:
“Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động”, “hỗ trợ lao động tự do” đã
triển khai, nhưng vẫn chưa đạt kết quả. Cũng theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, nguyên
nhân chủ yếu là do hiện nay Nghệ An đang thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách
ly y tế theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần "ai ở đâu
ở yên đó". Vì vậy, ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả thực hiện.
Để kịp thời hỗ trợ, ngày 1/9, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục ban hành văn bản
chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Trong đó, cần tập trung ưu tiên, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt danh sách, trình UBND
tỉnh quyết định giải quyết kinh phí, cấp phát kịp thời cho đối tượng được hỗ trợ.
Đồng thời, UBND tỉnh đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp đùn đẩy, né tránh, không
phối hợp dẫn đến sai phạm trong quá trình rà soát, trùng lặp đối tượng, hỗ trợ không
đúng đối tượng, để xảy ra trục lợi chính sách... Tập trung triển khai tốt việc tiếp nhận,
giải quyết hồ sơ trực tuyến, qua bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến; đơn giản hóa
thủ tục, đảm bảo quy định, phù hợp với tình hình, diễn biến dịch Covid-19 trên địa
bàn; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở. KẾT LUẬN
An sinh xã hội là một trong những nội dung được đề cập toàn diện, xuyên suốt
trong hệ thống quan điểm, chính sách của Đảng ta. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XIII tiếp tục xác định đây là một lĩnh vực quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và đã có những bổ sung điểm mới một cách tích cực, góp
phần hướng tới xây dựng lưới an sinh hoàn thiện hơn.
Ở Nghệ An, chính quyền địa phương cũng đã chủ động trong việc thực hiện
các nghị quyết của Đảng về vấn đề an sinh xã hội, các cấp lãnh đạo của tỉnh cũng đã
có những hành động đẹp quan tâm đến đời sống người dân. Song bên cạnh đó cũng
có những bất cập cần khắc phục.
Khó khăn do COVID-19 khiến người dân và ban lãnh đạo các cấp nhìn nhận
rõ những rủi ro và hiểu hơn tầm quan trọng của an sinh xã hội. Đây vừa là cơ hội
vừa là thách thức để mở rộng hệ thống an sinh xã hội 7 lOMoAR cPSD| 45474828
TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện Đại hội XIII
Giáo trình môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki/An_sinh_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
https://truyenhinhnghean.vn/doi-song-xa-hoi/an-sinh-xa-hoi/
http://sldtbxhnghean.gov.vn/wps/portal/ldtbxh 8