Trình bày nội dung Hội nghị trung ương 8 (6/1985) Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa V) về giá-lương-tiền và liên hệ thực tiễn nhức nhối giá-lương-tiền năm 2004-2005 | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Trình bày nội dung Hội nghị trung ương 8 (6/1985) Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa V) về giá-lương-tiền và liên hệ thực tiễn nhức nhối giá-lương-tiền năm 2004-2005 | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: Trình bày nội dung Hội nghị trung ương 8 (6/1985) Ban chấp hành
Trung ương Đảng (Khóa V) về giá-lương-tiền và liên hệ thực tiễn nhức nhối
giá-lương-tiền năm 2004-2005
GVHD: Nguyễn Thị Thắm
Lớp HP: LLDL1102(222)_28
Sinh viên: Hà Thu Huyền Mã SV: 11217089 Hà Nội, 03/2023 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 45470709
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ ......................................................................................... 3
1. Tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ............................. 3
2. Hậu quả ........................................................................................................... 3
II- NỘI DUNG........................................................................................................ 3
1. Mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá – lương – tiền................... 3
2. Xoá quan liêu bao cấp trong giá và lương ...................................................... 4
3. Thực hiện và kết quả....................................................................................... 5
III- LIÊN HỆ KHỦNG HOẢNG GIÁ-LƯƠNG-TIỀN NĂM 2005 ...................... 6
1. Tình hình giá-lương-tiền năm 2004 đến 2005 ................................................ 6
2. Kết quả ............................................................................................................ 8
3. Phương hướng và mục tiêu đề ra cuối năm 2005 ........................................... 9
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 9
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 10 LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt tiến trình lịch sử của Việt Nam, nhân dân ta đã trải qua những cuộc
chiến tranh chống xâm lược bằng vũ trang vô cùng khốc liệt, để có được hòa bình đã
phải đánh đổi bằng máu và nước mắt. Tuy nhiên, sau khi có được hòa bình Việt Nam
lại phải đối mặt với những khó khăn về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế vô
cùng nan giải. Sau chiến tranh, Việt Nam vừa phải chủ trương công tác phục hồi vừa
phải tập trung ngăn cản các thế lực phản động xung quanh biên giới, tình hình vô cùng
cam go và gấp rút. Trong thời kỳ đó, các chỉ thị và quyết định của Đảng và Nhà nước
là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân dân, đất nước ta.
Tuy nhiên, trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước chưa kiên quyết và kịp thời sắp
xếp lại sản xuất và xây dựng, định lại chính sách tài chính quốc gia,... Do bảo thủ,
quan liêu, thiếu nhạy bén, chỉ đạo, điều hành có nhiều khuyết điểm, tư tưởng ỷ lại vào
viện trợ từ bên ngoài còn nặng, nên chúng ta đã chậm đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế.
Chính vì thế, trong Hội nghị Trung ương 8 (Tháng 6/1985) Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa V) đã đưa ra nghị quyết về giá-lương-tiền. Đây chính là một phần
tạo nên thành công trong bước đột phá thứ 3 của công cuộc đổi mới kinh tế. Đảng và
Nhà nước đã thẳng thắn nhận ra các mặt còn hạn chế và đưa ra mục tiêu, phương
hướng khắc phục; khẳng định tổ chức lãnh đạo cương trực, hoàn thiện bộ máy quản lý 2 lOMoAR cPSD| 45470709
cũng như đưa nền kinh tế Việt Nam lên con đường định hướng đúng đắn. Sau đây em
xin phân tích sâu hơn về nội dung hội nghị cũng như liên hệ thực tiễn trong quản lý
giá-lương-tiền hiện nay.
I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chiến tranh
Hai cuộc chiến tranh xâm lược do thế lực phản động gây ra ở biên giới phía tây
nam và phía bắc nước ta cùng những hoạt động phá hoại về nhiều mặt của chúng đã
gây cho ta nhiều thiệt hại. Dân số lại tăng lên quá nhanh. Vì vậy, thu nhập quốc dân sử
dụng bình quân đầu người, sau khi đã giảm đột ngột 20% năm 1975, vẫn tiếp tục giảm
mỗi năm 2-3%. Trong khi đó thì nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng hơn trước, nhu cầu
quốc phòng và chi về xây dựng cơ bản vẫn phải duy trì ở mức cao.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước chưa kiên quyết và kịp thời sắp xếp lại
sản xuất và xây dựng, định lại chính sách tài chính quốc gia, lấy nguồn động viên
trong nước làm cơ sở; xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu - bao cấp để chuyển
hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa... Do bảo thủ, quan liêu, thiếu
nhạy bén, chỉ đạo, điều hành có nhiều khuyết điểm, tư tưởng ỷ lại vào viện trợ từ bên
ngoài còn nặng, nên chúng ta đã chậm đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. 2. Hậu quả
Những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được khắc phục, tính năng động trong
sản xuất kinh doanh không được phát huy, tài chính quốc gia ngày càng thiếu hụt, lạm
phát nghiêm trọng, hệ thống giá của Nhà nước ngày càng tách rời giá trị và sức mua
của đồng tiền, tiền lương thực tế và đời sống của công nhân, viên chức và các lực
lượng vũ trang ngày càng giảm sút, gây ra nhiều tiêu cực trong tâm lý và đời sống xã hội. II- NỘI DUNG
1. Mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá – lương – tiền
- Thúc đẩy sản xuất phát triển theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành phần),
khaithác mọi tiềm năng hiện có, nhằm phát triển mạnh sản xuất với năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao hơn.
- Ổn định đời sống nhân dân lao động, trước hết là đời sống công nhân, viên
chứcvà lực lượng vũ trang. Nhà nước làm chủ sản xuất và phân phối lưu thông, làm
chủ thị trường và giá cả; từng bước cân bằng ngân sách và tiền mặt.
- Góp phần tạo dần nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để công
nghiệphoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. lOMoAR cPSD| 45470709
- Thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường kinh tế quốc doanh và kinh tế
tậpthể, phát triển kinh tế gia đình.
- Góp phần tăng cường quốc phòng và an ninh, kiên quyết chống địch phá hoại;
đấu tranh có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực.
2. Xoá quan liêu bao cấp trong giá và lương
Xóa quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu cầu hết sức cấp bách, là khâu đột
phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội
chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hoá, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động, tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cả nước.
a) Tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm, giá cả bảo đảm bù đắp chi
phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thoả đáng và Nhà nước từng bước có
tích luỹ; xoá bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ bất hợp lý.
Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá, khắc phục tình trạng "thả
nổi" giá cả cũng như việc định giá và quản lý giá cứng nhắc.
Phân công, phân cấp hợp lý trong cơ chế quản lý giá, vừa bảo đảm quyền tập
trung thống nhất của trung ương trong việc định giá những vật tư hàng hoá chủ yếu có
tính toàn quốc; vừa bảo đảm quyền chủ động, linh hoạt của địa phương và cơ sở về
những vật tư và hàng hoá có tính địa phương. Trên cơ sở định giá đúng và phân công,
phân cấp hợp lý, phải tăng cường kỷ luật quản lý giá.
b) Tiền lương thực tế phải thực sự bảo đảm cho người ăn lương sống chủ yếu
bằng tiền lương, tái sản xuất được sức lao động và phù hợp với khả năng của nền kinh
tế quốc dân. Gắn chặt tiền lương với năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, thực
hiện phân phối theo lao động.
Thực hiện trả lương bằng tiền có hàng hoá bảo đảm, xoá bỏ chế độ cung cấp hiện
vật theo giá thấp, thoát ly giá trị hàng hoá.
Thực hiện chế độ lương thống nhất trong cả nước có tính đến sự khác biệt hợp lý
giữa các vùng, các ngành; ưu đãi thoả đáng các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, có yêu
cầu nghiệp vụ, kỹ thuật cao, các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật.
c) Xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành kinh tế - kỹ thuật, các địa
phương và đơn vị cơ sở gắn liền với sửa đổi cơ chế kế hoạch hoá và quản lý. Chuyển
hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, địa phương và đơn vị cơ sở
sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bắt đầu ngay từ kế hoạch hoá. Tất
cả các tổ chức kinh tế phải tự chịu trách nhiệm về lời - lỗ của mình; xoá bỏ mọi khoản
bù lỗ bất hợp lý của ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) về các hoạt động 4 lOMoAR cPSD| 45470709
sản xuất - kinh doanh. Trường hợp có bù lỗ chỉ là cá biệt, tạm thời và phải được xem xét thật nghiêm ngặt.
Xoá bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương và địa phương mang tính chất
bao cấp tràn lan; phấn đấu tích cực thực hiện cân bằng ngân sách trong thời gian ngắn;
tạo điều kiện cho ngân sách địa phương có nguồn thu ổn định và phát triển.
d) Nhanh chóng chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh
doanh xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện tốt nhất cho các ngành, địa phương, đơn vị cơ sở
thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lấy hiệu quả kinh tế của
đồng vốn làm tiêu chuẩn hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Để làm chủ sản xuất, làm chủ thị trường, làm chủ phân phối - lưu thông, cần chủ
động kế hoạch hoá phát hành, phấn đấu sớm chấm dứt lạm phát cho chi tiêu ngân sách.
Trong tình hình kinh tế đang chuyển biến, chưa ổn định, cuộc điều chỉnh lớn và
toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành khẩn trương, kiên quyết, nhưng
phải tính toán kỹ lưỡng các phương án vững chắc gắn với việc xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới.
Các chủ trương và việc tổ chức thực hiện ngay trong mỗi bước phải đồng bộ,
quán triệt quan điểm xoá bỏ quan liêu bao cấp. Phải dự kiến được mặt tích cực, đồng
thời phải lường trước những hệ quả kinh tế, chính trị và xã hội bất lợi nhất thời có thể
xảy ra để có biện pháp tích cực đề phòng và khắc phục.
3. Thực hiện và kết quả
Chi ngân sách Nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách lại không
tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề nghị. Để cứu ngân
sách, tiền được phát hành hơn rất nhiều so với kế hoạch, tạo ra lạm phát. Những vòng
xoáy điều chỉnh giá – lương – tiền càng làm cho lạm phát leo thang nhanh chóng trong
năm 1986. Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ. Lương công nhân tăng lên nhưng
không theo kịp đà tăng giá. Vật tư, hàng hóa khan hiếm. Giá bán lương thực dù tăng
10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí. Sản xuất nông nghiệp sa sút, đầu tư trong công nghiệp giảm.
Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985.
Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt,
còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hóa.
Thường thì trong một nền kinh tế thị trường khi vật giá tăng thì sẽ kích thích sản
xuất theo luật cung và cầu. Nhưng vào thập niên 1980 ở Việt Nam vật giá tăng mà biện
pháp là kiềm giá bằng cách quy định giá nên hoàn toàn không có hiệu quả mà còn tạo thêm lạm phát. lOMoAR cPSD| 45470709
Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà
cả về phẩm chất của nhiều mặt hàng. Chính phủ cố điều chỉnh tình trạng suy thoái với
những biện pháp giảm lượng hàng buôn qua ngả chợ đen thì kết quả việc "ngăn sông
cấm chợ" và lùng bắt hàng "lậu", tức là mọi thứ hàng không qua tay nhà nước. Trên
đoạn đường chỉ vài cây số nhưng có thể có chục trạm gác kiểm soát hàng hóa.
Tuy kế hoạch cải cách giá – lương – tiền không diễn ra như kế hoạch do sự chắp
vá giữa cải cách với mô hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong thời gian
cuối năm 1985 và năm 1986, song chính điều này đã làm cho các cấp các ngành nhận
ra rằng đã cải cách là phải cải cách triệt để. Mô hình cũ phải bị chấm dứt hoàn toàn.
Trên cơ sở đó cùng với những biến chuyển chính trị toàn cầu như việc kinh tế Khối
Warszawa lâm vào trì trệ, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ sáu của Đảng Cộng sản
Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi mới lịch sử.
Chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và những
quy luật sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong quá trình tổ
chức thực hiện lại mắc những sai làm như vội vàng đổi tiền; tổng điều chỉnh giá, lương
trong tình hình chưa chuẩn bị đủ mọi mặt. Cuộc điều chỉnh giá-lương-tiền đã làm cho
khủng khoảng kinh tế-xã hội trầm trọng sâu sắc hơn.
=> Đây là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
III- LIÊN HỆ KHỦNG HOẢNG GIÁ-LƯƠNG-TIỀN NĂM 2005
1. Tình hình giá-lương-tiền năm 2004 đến 2005
Từ đầu năm 2004 đến tháng 9/2005, vấn đề giá - lương - tiền trở nên ngày càng
nổi cộm khi giá cả, tiền lương liên tục leo thang. Có thể nói, giá - lương - tiền là quan
hệ kinh tế vĩ mô rất nhạy cảm.
Một khi quan hệ giá - lương - tiền hợp lý sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, đảm
bảo đời sống cho người tiêu dùng và góp phần không nhỏ vào ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhưng khi quan hệ giá- lương - tiền trở nên căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng tới tâm lý xã
hội cũng như cản trở phát triển kinh tế.
a) Hiệu quả tăng lương bị triệt tiêu bởi giá
Là một nước kinh tế đang phát triển theo chiều rộng lại phải nhập khẩu từ 7080%
nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, Việt Nam chịu tác động mạnh từ "cơn bão
giá" quốc tế. Thêm vào đó, do hiệu quả thấp, sức cạnh tranh kém, chi phí cao đã khiến
giá thành sản phẩm của bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng tăng
cao so với mặt bằng giá chung của quốc tế. 6 lOMoAR cPSD| 45470709
Trong những tháng đầu năm 2005, tốc độ tăng giá vẫn liên tục duy trì ở mức bình
quân xấp xỉ 0,75%/tháng, đẩy mức giá trong 8 tháng đầu năm lên tới 6%. So với kỳ
gốc năm 2000, tính đến tháng 8 năm 2005 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 26,2%, riêng
giá lương thực thực phẩm tăng 37,1%.
Từ ngày 1/10/2004, Chính phủ quyết định thực hiện "Đề án cải cách chính sách
tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công" cho giai đoạn 2004-2007,
theo đó có 9 nhóm đối tượng được tăng lương. Và mức lương trung bình của người
hưởng lương từ ngân sách đã tăng từ 516,2 nghìn VND/tháng năm 2003 lên 678,6
nghìn VND/tháng năm 2004, tăng 31%. Quỹ trợ cấp ưu đãi người có công được tăng
thêm 56,5% để điều chỉnh các mức trợ cấp ưu đãi nhằm đảm bảo mức sống cơ bản của
nhóm đối tượng người có công đạt 92% mức bình quân đầu người trong xã hội.
Nhà nước cũng đã dành ra 7.000 tỷ VND cho kế hoạch tăng lương. Từ 2005-
2007 tới, mức lương tối thiểu tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm và Bộ Tài chính hàng
năm sẽ phải dùng 50% phần tăng thu ngân sách cho nâng lương. Tháng 10/2005 dự
kiến mức lương cơ bản sẽ được điều chỉnh từ 290 nghìn VND lên 300 nghìn VND, đẩy
mức lương tối thiểu năm 2005 tăng 3,4% so với năm 2004.
Theo đề án cải cách tiền lương từ năm 2003-2007, dự kiến mức tăng giá là
4%/năm thì tiền lương thực tế năm 2007 tính ở mức lương tối thiểu tăng thêm 55% so
với năm 2002. Tuy nhiên do chỉ số giá tăng gần gấp đôi so với dự tính trong giai đoạn
2004 đến cuối năm 2005 nên mức tăng lương thực tế bị giảm sút.
Trong giai đoạn 2001-2004, để tài trợ cho tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà
nước đã duy trì lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức
thấp và ổn định trong suốt giai đoạn 2001 - 2004 trong khi lượng tiền cung ứng ra thị
trường liên tục tăng cao và hệ số nhân tiền tăng liên tục từ 3,3-3,6% trong cùng giai
đoạn. Tổng dư nợ cho vay tăng cao hơn 27%/năm trong giai đoạn 2002 đến nay, cao
hơn nhiều so với chỉ tiêu bình quân 22%/năm giai đoạn 2001-2005.
Trong giai đoạn 2001-2005, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực áp dụng công cụ thị
trường mở như là một van bơm tiền hữu hiệu cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong 6 tháng
đầu năm 2005 Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 60 nghìn tỷ VND giấy tờ có
giá để nhằm tăng vốn khả dụng cho ngân hàng, thông qua hệ thống ngân hàng thương
mại để bơm tiền vào lưu thông nhằm phục vụ mục tiêu tạo vốn cho tăng trưởng kinh tế.
b) Những tác động đến đời sống kinh tế-xã hội
Qua nghiên cứu những biến động về giá, lương và cung tiền thời kỳ 2004-2005
có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, theo kết quả khảo sát tiền lương (Vietnam Salary Survey 2005) đã phân
tích dữ liệu 208 công ty trong và ngoài nước với 35.000 nhân viên làm việc ở mọi lOMoAR cPSD| 45470709
ngành nghề cho thấy, lao động phổ thông có mức lương cơ bản hàng năm tăng khoảng
7,8% giai đoạn 2004-2005; nhân viên văn phòng bao gồm các chuyên gia và giới quản
lý tăng 10%. Riêng các lao động làm trong khu vực Nhà nước, tiền lương năm 2004
tăng 31%, nhưng tiền lương trong năm 2005 dự tính lại chỉ tăng có 3,4%. Trong khi
đó, tốc độ tăng giá năm 2004 là 9,5%, năm 2005 theo dự đoán sẽ lên tới xấp xỉ 8%.
Thứ hai, giá tăng nhanh, lượng cung tiền cũng tăng mạnh trong năm 2005 đã cho
thấy một trong những nguyên nhân khiến cho giá cả tăng là do lượng tiền trong lưu
thông khá lớn. Hay nói cách khác, để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng cao, ngân
hàng đã bơm ra lưu thông một lượng tiền khá lớn, song hiệu quả sử dụng vốn vay của
toàn nền kinh tế nói chung còn khá thấp (thể hiện ở tỷ lệ nợ khó đòi theo thông lệ quốc
tế của hệ thống ngân hàng hiện lên tới xấp xỉ 15%) do vậy gián tiếp dẫn tới giá cả tăng nhanh.
Thứ ba, giá tăng, lương tăng và lượng tiền trong lưu thông tăng mạnh một mặt
góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế cao song mặt khác sẽ tạo ra tâm lý "bù giá vào
lương" của người lao động và làm giảm lòng tin của người lao động vào giá trị của
VND. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến người dân e ngại gửi tiền dài hạn
vào hệ thống ngân hàng do sợ VND mất giá, dẫn đến việc người dân chuyển sang đầu
tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng.
Điều này lý giải vì sao trong những năm 2005, trong hệ thống ngân hàng, tốc độ
tăng trưởng dư nợ cho vay đều cao hơn tốc độ huy động vốn và sự mất cân đối giữa
nguồn vốn và cho vay trung dài hạn, buộc ngân hàng phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. 2. Kết quả
Nhìn chung tốc độ tăng lương của lao động phổ thông hiện mới chỉ theo kịp tốc
độ tăng giá. Điều này đồng nghĩa với việc tiền lương thực tế của người lao động hầu
như không tăng do tốc độ tăng giá quá cao. Đây là một trong những nguyên nhân
khiến cho dòng dịch chuyển "chất xám" từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực
kinh tế tư nhân và kinh tế FDI trở nên mạnh mẽ trong khoảng năm 2003-2005.
Ngân hàng bơm ra một lượng lưu thông khá lớn trong khi hiệu quả sử dụng vốn
vay của toàn nền kinh tế còn thấp, gián tiếp dẫn tới giá cả tăng nhanh. Người dân có xu
hướng chuyển sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng.
Tóm lại, trong những năm 2001-2005 tăng trưởng kinh tế cao dựa trên giá tăng,
lương tăng, cung tiền tăng cho thấy nền kinh tế Việt Nam thời điểm đó vẫn đang phát
triển theo chiều rộng tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu mà hiệu quả thấp và giá trị
VND chưa thực sự được nâng cao. 8 lOMoAR cPSD| 45470709
Thêm nữa, hiện tượng giá tăng - lương tăng - cung tiền tăng trên thực tế đã tạo ra
tăng trưởng "ảo", thiếu tính bền vững. Điều này rất đáng lo ngại khi nền kinh tế Việt
Nam đang trên đà hội nhập với kinh tế quốc tế vào năm 2005.
3. Phương hướng và mục tiêu đề ra cuối năm 2005
Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2005, Thủ tướng đã lưu ý một số vấn đề như:
cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm; số vụ tai
nạn giao thông tuy giảm nhưng vẫn còn rất cao, cần có các giải pháp hiệu quả hơn; vấn
đề đất đai cũng phải giải quyết tốt để giảm những bức xúc trong xã hội; chỉ số giá tiêu
dùng đã vượt xa chỉ tiêu Quốc hội đề ra (11 tháng tăng 7,6%) cần phải chủ động dự
báo giá cả trong nước và thế giới, chống hàng lậu, hàng giả, điều hành giá theo quy
luật cung - cầu... Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành địa phương vừa
tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2005 đồng thời triển khai kế hoạch năm 2006
một cách nhanh và chủ động trên cơ sở chương trình hành động cụ thể và hướng trọng
tâm vào tăng trưởng, chống tham nhũng lãng phí, chống đầu tư dàn trải...
Để hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, trong tháng cuối
cùng của năm, Chính phủ đã đề ra 5 giải pháp cơ bản: Một là thực hiện hiệu quả các
biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm, phấn đấu không để dịch bệnh lây lan ra diện
rộng. Hai là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Ba là ngành y tế thực
hiện các giải pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người; tổ chức tốt điều
kiện để kịp thời cứu chữa người bị nhiễm bệnh. Bốn là chuẩn bị tốt các điều kiện phục
vụ nhân dân đón Tết Bính Tuất vui vẻ, lành mạnh. Năm là các Bộ, ngành địa phương
triển khai ngay việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 để các đơn vị triển khai sớm. KẾT LUẬN
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đánh dấu bước ngoặt trọng đại của
cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách cách mạng cứu
nước kéo dài mấy thập kỷ. Đảng ra đời có ý nghĩa lịch sử to lớn với đất nước, với nhân
dân. Trong thời kì cách mạng giải phóng dân tộc Đảng lãnh đạo giúp đất nước chiến
thắng trong mọi mặt trận giành độc lập, còn trong thời kì hòa bình dưới ánh sáng chỉ
đạo đấy Đảng lại giúp ta chiến thắng trong việc cải thiệt kinh tế - xã hội. Qua từng giai
đoạn, từng thời kì sự có mặt của Đảng luôn là nhân tố giúp đất nước Việt Nam ta độc lập, vững mạnh.
Có thể nói, ta không thể phủ nhận những quyết định còn nhiều hạn chế của Đảng
và Nhà nước, tuy nhiên qua các cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng lớn đến vấn đề
giá-lương-tiền, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm ra phương hướng
giải quyết nhanh chóng với mục tiêu đề ra “Dân giàu, nước mạnh”. Đặt ra các mục tiêu
và định hướng cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn; thực hiện các chủ
trương, phương hướng mở rộng nền kinh tế liên kết và hợp tác với các nước bạn. lOMoAR cPSD| 45470709
Bài phân tích về nội dung của Hội nghị Trung ương 8 (Tháng 6/1985) Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa V) về vấn đề giá-lương-tiền nhằm mục đích nâng cao
nhận thức cá nhân về tầm quan trọng và các quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với nền kinh tế Việt Nam trong các thời kì khủng hoảng. Bài viết liên hệ thực tiễn
về nhức nhối giá-lương-tiền của Việt Nam năm 2005, khi mà dịch cúm gia cầm diễn ra
gây khủng hoảng giá cả tăng cao, lương tăng, cung tiền tăng. PHỤ LỤC
1. Văn kiện đại hội XIII, tập 1 2. Tạp chí Cộng sản
3. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
4. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006, tr 110 – 133
6. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb CTQG-ST, H.2016
8. Cổng thông tin điện tử viện chiến lược và chính sách tài chính 10