-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày nội dung khái niệm chứng cứ và các nguồn chứng cứ theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 môn Luật cạnh tranh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Theo quy định tại Điều 56 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thihành từ ngày 01/07/2019) thì Khái niệm chứng cứ được quy định cụ thể như sau: 1. Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật cạnh tranh (HUBT) 1 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Trình bày nội dung khái niệm chứng cứ và các nguồn chứng cứ theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 môn Luật cạnh tranh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Theo quy định tại Điều 56 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thihành từ ngày 01/07/2019) thì Khái niệm chứng cứ được quy định cụ thể như sau: 1. Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật cạnh tranh (HUBT) 1 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777 SEMINAR LẦN 2 LUẬT CẠNH TRANH
Câu 2: Trình bày nội dung khái niệm chứng cứ và các nguồn chứng cứ theo quy
định của Luật Cạnh tranh năm 2018.
Vận dụng những kiến thức cơ barn đã tiếp thu được để phân tích, làm rõ nội dung
quy định của Điều 63 Luật Cạnh tranh năm 2018 về quyền của điều tra viên khi tiến
hành tố tụng cạnh tranh. Bài làm
* Khái niệm chứng cứ và các nguồn chứng cứ:
Theo quy định tại Điều 56 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01
/07/2019) thì Khái niệm chứng cứ được quy định cụ thể như sau :
1. Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có
hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và
những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây :
a) Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; b) Vật chứng;
c) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng;
d) Lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết luận giám định;
e) Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
g) Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theo quy định của pháp luật.
* Vận dụng: Phân tích, làm rõ Điều 63 Luật Cạnh tranh 2018
“Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến
hành tố tụng cạnh tranh
1. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan
điều tra vụ việc cạnh tranh. lOMoAR cPSD| 47708777
- Sau khi được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, điều tra viên vụ việc cạnh
tranh sẽ thực hiện nhiệm vụ điều tra, phát hiện những dấu hiệu vi phạm của vụ việc
cạnh tranh theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
2. Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.
Sau khi tiến hành điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ
việc cạnh tranh, các điều tra viên vụ việc sẽ phải tổng hợp và đưa ra báo cáo một
cách hoàn chỉnh và chính xác nhất cho Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh
tranh, để tiến hành đúng quy trình trong tố tụng. Việc điều tra là một việc rất quan
trọng tới những việc tố tụng trong vụ việc cạnh tranh/
3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
Các tài liệu mà điều tra viên được cung cấp là những tài liệu quan trọng cần được
bảo quản một cách thật cẩn thận, những tài liệu đó là những yếu tố quan trọng và
cần thiết trong quá trình tố tụng, được điều tra viên thu thập và bảo quản một cách
tốt nhất, tránh xảy ra sai xót trong quá trình điều tra, tố tụng.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước
pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Pháp luật cạnh tranh quy định các điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về việc thực hiện nhiệm vụ được giao của mình, đồng thời còn chịu sự ràng buộc
bởi thẩm quyền yêu cầu điều tra bổ sung nếu Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh nếu
thấy cần thiết; tuy nhiên nếu như thành viên Hội đồng Cạnh tranh được tham gia (có
thể độc lập hoặc phối hợp thực hiện) từ giai đoạn đầu của quá trình điều tra, thì kết
quả điều tra sẽ thuyết phục hơn và mang tính độc lập cao hơn khi quyết định áp dụng
hình thức xử lý vi phạm, thời gian xử lý vụ việc cũng được rút ngắn hơn do không
phải yêu cầu điều tra bổ sung.
5. Tham gia phiên điều trần.
- Điều tra viên tham gia phiên điều trần do các báo cáo điều tra sẽ do các điều tra
viên tiến hành điều tra và báo cáo lên, hồ sơ vụ việc cũng do các điều tra viên bảo
quản, nên trong phiên điều trần việc có mặt của các điều tra viên là hoàn toàn cần
thiết. Nếu như có vấn đề trong quá trình điều tra hoặc còn thiếu chứng cứ thu thập
được để xác định hành vi vi phạm thì bên điều tra viên sẽ phải tiếp tục tiến hành điều
tra và báo cáo cho tới khi hoàn thành.
6 . Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với
quy định của pháp luật. lOMoAR cPSD| 47708777
- Trong bất cứ trường hợp nào, nghiệp vụ điều tra cũng cần phải được sử dụng theo
đúng quy định và quy trình, không được tự ý làm theo cảm tính hoặc làm sai lệch
quy định của pháp luật, điều đó dễ gây ra sự không chính xác của quá trình điều tra
7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn,
đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người
giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.
- Điều tra viên có thể kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết
định gia hạn, đình chỉ vụ việc cạnh tranh nếu trong quá trình điều tra không thể thu
thập chứng cứ để chứng minh được hành vi vi phạm theo quy định của Luật này.
Điều tra viên cũng có thể kiến nghị trưng cầu giám định, thay đổi người giám định,
người phiên dịch trong quá trình điều tra nếu phát hiện những chứng cứ không chính
xác, người giám định có quan hệ quen biết, gần gũi với người bị điều tra, người
phiên dịch phiên dịch sai hướng, không chính xác.
8. Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch
唃ऀ y ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
- Quy định của Luật Cạnh tranh còn rất nhiều nhiệm vụ và quyền hạn chung mà điều
tra viên cần phải tuân theo, ngoài những quy định được nêu tại Điều 63 này ra thì
điều tra viên còn có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định ở các Điều khoản khác của Luật này.”
Khi kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký
kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh.
Và chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh
đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.