-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày phương pháp “học tập tự chủ” và vận dụng vào học chuyên môn và ngoại ngữ của bản thân | Bài tập lớn kết thúc học phần Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học
Để phát huy tốt mặt tích cực của phương pháp học tập tự chủ, sinh viên cần có những cách thức phù hợp, hiệu quả. Trước tiên, cần xem lại những gì đã học để nhớ lâu hơn, sau khi nghe giảng trên lớp, sinh viên nên hồi tưởng những kiến thức giảng viên đã truyền đạt, trao đổi trên lớp, điều đó sẽ giúp nâng cao khả năng ghi nhớ cũng như hiểu bài hơn. Ngoài ra, sinh viên có thể học hỏi từ những người bạn, anh chị giỏi hơn mình cũng sẽ giúp bản thân tiến bộ nhanh hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học 15 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Trình bày phương pháp “học tập tự chủ” và vận dụng vào học chuyên môn và ngoại ngữ của bản thân | Bài tập lớn kết thúc học phần Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học
Để phát huy tốt mặt tích cực của phương pháp học tập tự chủ, sinh viên cần có những cách thức phù hợp, hiệu quả. Trước tiên, cần xem lại những gì đã học để nhớ lâu hơn, sau khi nghe giảng trên lớp, sinh viên nên hồi tưởng những kiến thức giảng viên đã truyền đạt, trao đổi trên lớp, điều đó sẽ giúp nâng cao khả năng ghi nhớ cũng như hiểu bài hơn. Ngoài ra, sinh viên có thể học hỏi từ những người bạn, anh chị giỏi hơn mình cũng sẽ giúp bản thân tiến bộ nhanh hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học 15 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề bài
TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP “HỌC TẬP TỰ CHỦ” VÀ VẬN
DỤNG VÀO HỌC CHUYÊN MÔN VÀ NGOẠI NGỮ CỦA BẢN THÂN Họ và tên : Nguyễn Đan Vy Mã sinh viên : 23014096 Lớp tín chỉ : N01 Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Hương Lan HÀ NỘI, THÁNG 12/2023 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………..……………………………...… 3
CHƯƠNG 1, TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP “HỌC TẬP TỰ CHỦ” VÀ VẬN
DỤNG VÀO HỌC CHUYÊN MÔN VÀ NGOẠI NGỮ CỦA BẢN THÂN
……………………………………………….…………….………………4
I. KHÁI QUÁT VỀ TỰ CHỦ……...…………………….……………………....… 4 1. Khái
niệm………………………………………………………………………..4 2. Đặc điểm của phươ ng pháp học tự chủ …… …… …… …… …. ………………….5 2.1. Ưu điểm
……………………………………………………………………….5 2.1. Nhược điểm
…………………………………………………………………...6
Thực trạng khả năng tự chủ trong học tập của sinh viên hiện nay……...……....6 Những kỹ năng cần có của người học
tự chủ .........................................................8 Một số phương pháp học tập tự chủ
hiệu quả.........................................................9
II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỰ CHỦ VÀO HỌC CHUYÊN MÔN
VÀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA BẢN THÂN……………………….… 9 1. Đối với người
dạy………………………………………………………………..9 2
2. Đối với người học ……………………………………………………….. …….10
KẾT LUẬN….……………………………………………….……….……...….12
CHƯƠNG 2, SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
..…………………….
……………………………………...13
CHƯƠNG 3, VỀ BẢN THÂN…….………..…...………...………... …………..13 1. Chuyên ngành của bạn là gì? Lí do lựa
chọn?......................................................13 2. Dự kiến về việc học ngoại ngữ
của bạn ...............................................................14 3. Dự kiến của bạn trong tương
lai...........................................................................15 TÀI LIỆU THAM
KHẢO………………………..
……………………………..16 3 LỜI NÓI ĐẦU
Tự học là một nhu cầu thiết thực đối với bản thân sinh viên. Tự học không chỉ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà là công việc cần làm suốt đời. Tự học là thuộc
tính vốn có của con người, là con đường phát triển nội lực của mỗi cá nhân, của cả
dân tộc, là động lực chính của quá trình giáo dục - đào tạo. Việc tự học không chỉ
trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, mà còn hình thành ở họ
năng lực thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển. “Học để biết, học để làm,
học để chung sống và học để thành người”. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
thì bản thân mỗi người phải phát huy nội lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, độc lập,
sáng tạo để thích ứng được với “xã hội học tập” - học thường xuyên và học suốt đời.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa ra triết lý giáo dục “Học cả đời” với
một nhân tố then chốt là tính tự chủ trong học tập. Có thể nói bản chất của tự học
là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích nhiệm vụ dạy học. Hay việc tự học
ngoài lớp đóng vai trò quan trọng ở Đại học. Nó giữ vai trò lớn trong việc nâng
cao tầm hiểu biết của sinh viên. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu về phương pháp học
tập tự chủ và vận dụng vào việc học ngoại ngữ.
CHƯƠNG 1, TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP “HỌC TẬP TỰ CHỦ” VÀ VẬN
DỤNG VÀO HỌC CHUYÊN MÔN VÀ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA BẢN THÂN.
I. KHÁI QUÁT VỀ TỰ CHỦ. 1. Khái niệm:
Tự chủ là một thuật ngữ cũng được sử dụng rộng rãi, là từ ngữ được khá nhiều
nhân vật nổi tiếng định nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thuật ngữ “tự chủ”
đã được đưa vào giáo dục từ những năm 1980, khi nó được sử dụng lần đầu tiên
bởi nhà giáo dục Henri Holec. Trong định nghĩa của ông, tự chủ là khả năng người 4 lOMoARcPSD|47880655
học chịu trách nhiệm về việc học của chính mình, phải có và chịu trách nhiệm cho
tất cả các quyết định liên quan đến tất cả các khía cạnh học, bao gồm việc xác định
mục tiêu, nội dung và tiến trình, lựa chọn phương pháp học, giám sát và đánh giá
quá trình học (Holec, 1981).
Phát triển thêm về quan điểm của Holec, Little nhấn mạnh “sự tự chủ về cơ bản
là một vấn đề thuộc tâm lí người học, mối quan hệ tâm lí với quá trình và nội dung
học tập- khả năng làm việc độn lập, tư duy phản biện, ra quyết định và hành động
độc lập”. Điều này cho thấy rằng người học cần có sự chuẩn bị về tâm lí để phục
vụ cho quá trình học tập.
Cùng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, Nguyen định nghĩa tính tự chủ
trong học tập là “sự sẵn sàng, khả năng chịu trách nhiệm, lập kế hoạch, thực hiện,
giám sát và đánh giá việc học của ng hướng dẫn và hỗ trợ từ giáo viên”. Vì vậy, sự
tương tác giữa người dạy và học là rất cần thiết, ngoài ra, người học phải có tinh
thần tích cực, hăng hái và sẵn sàng tham gia học tập.
Tự chủ của người học đặc biệt quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Có 5 lí do
được Dickinson (1995) đưa ra cho việc thúc đẩy sự tự chủ của người học trong việc
học ngoại ngữ, bao gồm: động lực, lí do thực tế, sự khác biệt cá nhân, mục tiêu
giáo dục và cách học ngôn ngữ. Cũng đề cập đến khái niệm tự chủ, Phil Benson và
Peter Voller (1997) đã chỉ ra ít nhất 5 cách mà thuật ngữ này được ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ.
2. Đặc điểm của phương pháp học tập tự chủ 2.1. Ưu điểm.
Học tập tự chủ là đức tính cần có trong quá trình rèn luyện bản thân của mỗi
con người điều này sẽ giúp mọi người có cái nhìn nhận tốt hơn đối với mọi vấn đề
ở trong xã hội. Việc phát huy tính tự chủ mang đến rất nhiều lợi ích có giá trị. 5
Đầu tiên kỹ năng tự chủ trong học tập giúp chúng ta trở nên chủ động và độc
lập trong việc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Thay vì chờ đợi giảng viên truyền thụ
kiến thức trong một môi trường học thuật, bạn có thể tự tìm hiểu và khám phá
những lĩnh vực mà mình quan tâm. Điều này giúp bạn phát triển khả năng giải
quyết vấn đề và tự tin trong việc đối mặt với những thách thức mới.
Thứ hai, phương pháp này giúp người học có khả năng học tập lâu dài. Sinh
viên không chỉ học trong trường học mà còn học qua các nguồn tài liệu, khóa học
trực tuyến, trải nghiệm cá nhân,... vì vậy việc phát triển kỹ năng tự học sẽ giúp bạn
nắm bắt những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và xã hội, thích nghi với yêu
cầu mới trong cuộc sống.
Thứ ba, kỹ năng học tập tự chủ còn giúp sinh viên phát triển sự linh hoạt và
sáng tạo trong suy nghĩ. Thay vì chỉ dựa vào kiến thức có sẵn, họ có thể khám phá
những ý tưởng mới và tạo ra giải pháp sáng tạo. Kỹ năng tự học còn khuyến khích
bạn tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau, khám phá các quan điểm đa dạng
và có góc nhìn đa chiều hơn.
Cuối cùng, rèn luyện tính tự chủ cho phép bản thân chủ động phát triển và tiến
bộ trong cuộc sống. Họ có thể đặt mục tiêu riêng cho bản thân và lập kế hoạch để
đạt được những mục tiêu đó. Việc nắm bắt và áp dụng kiến thức mới giúp bạn nâng
cao trình độ, mở rộng khả năng và nâng tầm thành tựu cá nhân. 2.2. Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm mang tính giá trị đối với người học, phương pháp
học tập tự chủ cũng có mặt nhược điểm cần cải thiện và sửa đổi.
Với sự tự chủ, tự giác trong học tập, người học có thể sẽ tự tạo ra cho mình
một áp lực vô hình về khuôn mẫu thời gian, một bố cục nhất định áp đặt lên lịch
trình của mình khiến bản thân cảm thấy bị gò bó. Đặt nặng việc chính xác về thời
gian và công việc theo hướng tiêu cực sẽ làm người học trở nên dễ căng thẳng và
khó điều chỉnh tiến độ. 6 lOMoARcPSD|47880655
Hơn nữa, với khả năng tự chủ quá cao, người học có thể sẽ hình thành thói
quen ít tin tưởng vào người khác, tiêu cực hơn là quá tự tin vào bản thân, bảo thủ
và không muốn tiếp thu ý kiến góp ý từ người khác. Từ đó sẽ trở nên khó hòa nhập,
tự cô lập bản thân và sống khép mình hơn.
3. Thực trạng khả năng tự chủ trong học tập của sinh viên hiện nay.
Về cơ bản, sinh viên đã nhận thức rõ về vấn đề tự chủ trong học tập, tuy vậy,
vẫn có không ít sinh viên chưa thực sự hiểu việc tự học là cá nhân phải biết lập kế
hoạch học tập cho bản thân và thực hiện đầy đủ kế hoạch đó; hoặc có sinh viên còn
chưa biết đề ra mục đích, nội dung và lựa chọn phương pháp tự học phù hợp với
bản thân... khiến việc học tập của mình chưa thực sự đạt kết quả cao.
Qua khảo sát thực tế, dưới đây là bảng số liệu về thái độ tự học của sinh viên
Đại học Hoa Lư, Ninh Bình:
Stt Thái độ tự học của sinh viên Số % lượng 1
Yêu thích, say mê tự học 117 35,2 2
Tập trung chú ý nghe giảng, tự ghi chép bài trên lớp 201 60,5 3
Tự chủ trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch 125 37,7 tự học 4
Khao khát tìm kiếm tài liệu bổ sung và nghiên cứu tài 31 9,3 liệu đó 5
Nghiêm túc trong quá trình học tập 223 67,2 6
Kiên trì, vượt khó để học tập 134 40,4 7
Không cần ai nhắc nhở việc học 67 20,2 7 8
Hứng khởi vui vẻ học tập 71 21,4 9
Học đối phó để hoàn thành yêu cầu 165 49,7
10 Chỉ tự học khi có người đôn đốc, nhắc nhở 273 82,2
11 Không hứng thú với việc tự học 148 44,6
12 Thường bị lôi cuốn bởi các yếu tố khác khi học: 238 71,7
Facebook, internet, mua sắm...
13 Luôn cố gắng tự giác học tập 103 31,0 14 Lười, ngại học 135 40,7
Thực tế đã chỉ ra rằng thái độ tự chủ của sinh viên trong học tập còn hạn chế
(35,2%), tỉ lệ sinh viên cố gắng học tập, nghiêm túc phấn đấu rất thấp (31%) và tỉ
lệ sinh viên thiếu hứng thú, thiếu tự giác trong học tâp lại chiếm tỉ lệ cao (82,2%).
Có thể thấy, việc thiếu tự chủ trong học tập sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng về kết quả
học tập, bên cạnh đó, việc kiểm soát thời gian cũng gặp khó khăn và sinh viên
thường có xu hướng bị cám dỗ bởi các yếu tố khác, tiêu biểu có thể kể đến các
trang mạng xã hội Facebook, Messenger, Instagram…, các hoạt động mua sắm, vui chơi…
4. Những kỹ năng cần có của người học tự chủ.
Rèn luyện tính tự chủ ngoài ý thức bản thân người học còn cần có kỹ năng để
rèn luyện đúng, chính xác và có hiệu quả cao. Là người học tự chủ, sinh viên cần có những kĩ năng:
Thứ nhất, sinh viên phải biết xác định mục tiêu học tập của mình. Điều này giúp
bản thân tập trung và có định hướng rõ ràng. Mục tiêu có thể là việc học một kỹ
năng cụ thể, nắm vững một lĩnh vực kiến thức hoặc đạt được thành tựu nào đó. 8 lOMoARcPSD|47880655
Qua việc xác định hướng đi, người học sẽ dễ dàng tìm ra những phương pháp phù
hợp với bản thân nhất.
Thứ hai, khả năng tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên phong phú. Mạng lưới
Internet đã mở ra thế giới thông tin đa dạng và phong phú. Ở đó có các nguồn thông
tin, tài liệu, sách, báo, video, các khóa học để nâng cao kiến thức của mình. Ngoài
ra, thư viện, các trung tâm và cộng đồng học tập cũng là những nguồn tài nguyên
quý giá mà bạn có thể khám khảo.
Thứ ba, trong quá trình học, sinh viên phải biết áp dụng phương pháp hiệu quả,
phù hợp với bản thân. Điều này có thể bao gồm việc take notes, tóm tắt, sơ đồ tư
duy. Mỗi người có phương pháp học tập riêng và mỗi người học cần tìm ra phương
pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho bản thân.
Thứ tư, để rèn luyện tính tự chủ, sinh viên phải rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.
Họ cần phải biết cách ưu tiên công việc, xác định những hoạt động quan trọng và
loại bỏ các yếu tố không cần thiết. Sử dụng kỹ năng quản lý thời gian hợp lí, sinh
viên có thể sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học tập và tận dụng hiệu quả thời gian có sẵn.
Cuối cùng, ngoài lý thuyết thì sinh viên nên áp dụng vào thực hành, thực tế hóa
kiến thức. Thực hành giúp củng cố và ghi nhớ kiến thức, cũng như phát triển khả
năng ứng biến áp dụng vào các tình huống thực tế. Qua việc thực hành sinh viên
có cơ hội hiểu rõ hơn về tính ứng dụng thực tế của kiến thức và cải thiện kỹ năng tự học.
5. Một số phương pháp học tập tự chủ hiệu quả.
Để phát huy tốt mặt tích cực của phương pháp học tập tự chủ, sinh viên cần có
những cách thức phù hợp, hiệu quả.
Trước tiên, cần xem lại những gì đã học để nhớ lâu hơn, sau khi nghe giảng trên
lớp, sinh viên nên hồi tưởng những kiến thức giảng viên đã truyền đạt, trao đổi trên
lớp, điều đó sẽ giúp nâng cao khả năng ghi nhớ cũng như hiểu bài hơn. Ngoài ra, 9
sinh viên có thể học hỏi từ những người bạn, anh chị giỏi hơn mình cũng sẽ giúp
bản thân tiến bộ nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sưu tầm tài liệu học tập thông qua sách vở, internet
cũng là một phương pháp có ích. Bởi hiện nay, khi internet phát triển, mọi người
có thể truy cập bất kì trang web học thuật, các trang thông tin bất cứ lúc nào, bất
cứ ở đâu và ở đó có chứa vô vàn kiến thức được đăng tải cho sinh viên tham khảo và học hỏi.
Hay sinh viên cũng có thể tham gia học nhóm, trao đổi tích cực với giảng viên để
có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn về bài học, vấn đề nào đó nhằm giải đáp thắc mắc cũng
như củng cố kiến thức.
II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỰ CHỦ VÀO HỌC CHUYÊN
MÔN VÀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA BẢN THÂN.
1.Đối với người dạy.
Mặc dù người học tự chủ có thể đặt ra mục tiêu của riêng mình và lên kế hoạch để
đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, không phải tất cả người học đều có thể làm điều này
một mình mà cần có sự trợ giúp từ những người có kinh nghiệm như giáo viên.
Với sự hỗ trợ này, người học có thể độc lập hơn và có cơ hội phát triển các kỹ năng
ngôn ngữ của họ. Vì vậy, phát huy sự tự chủ của người học không có nghĩa là giáo
viên trở nên dư thừa, mà giáo viên phải thay đổi sang các vai trò, như: người giúp
đỡ, người hướng dẫn, người cố vấn, người tham gia tích cực (Yang, 1998).
Liên quan đến vai trò của giáo viên trong việc thúc đẩy sự tự chủ của người học
ngoại ngữ, Little (2003) liệt kê các bước giáo viên nên thực hiện:
Thứ nhất, sử dụng ngôn ngữ đích làm phương tiện ưa thích trong giao tiếp trong
lớp và yêu cầu người học thực hiện tương tự;
Thứ hai, hướng người học vào một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ cho các hoạt
động học tập tốt thông qua chia sẻ, thảo luận, phân tích và đánh giá với cả lớp; Thứ
ba, giúp người học đặt mục tiêu học tập của riêng họ, chọn các hoạt động học riêng 10 lOMoARcPSD|47880655
của mình sau quá trình thảo luận, phân tích và đánh giá nghiêm túc; Thứ tư, yêu
cầu từ người học xác định các mục tiêu cá nhân nhưng phải theo đuổi chúng thông
qua làm việc với nhau trong các nhóm nhỏ;
Thứ năm, yêu cầu từ người học phải ghi chép lại việc học của họ, kế hoạch bài học,
liệt kê danh sách từ vựng, bài học hữu ích;
Thứ sáu, thu hút người học đánh giá thường xuyên về sự tiến bộ của họ với tư cách cá nhân và tập thể.
2. Đối với người học.
Là một người học, ngoài sự hỗ trợ và hướng dẫn của giáo viên thì bản thân cũng
phải nỗ lực tăng cường khả năng tự chủ của mình. Rèn luyện tính tự chủ trong học
ngoại ngữ chủ yếu xoay quanh việc bảo vệ ý thức tự chủ. Nếu một cá nhân cảm
thấy được trao quyền chủ động trong tự chủ để học và hiểu được giá trị của tự chủ
đối với sự phát triển, người đó sẽ có xu hướng tự tìm kiếm cơ hội học tập cho bản thân.
Bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng trong học tập tự chủ là điều kiện để người học
phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong học ngoại ngữ.
Học phải có kế hoạch, phương pháp học tập. Để khơi gợi được hứng thú, người
học nên bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng.
Người học cũng phải tự nghiên cứu tài liệu, tự ghi chép đánh giá quá trình học của
mình. Đẩy mạnh phương pháp tự học, chú ý đến sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học
tập. Từ đó, sinh viên có thể học theo nhóm để trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau
nhằm khắc sâu nội dung bài học. Trao đổi với giáo viên, người hướng dẫn về những
vướng mắc trong quá trình học của mình.
Theo Dam (2011), ông đưa ra 3 cách để sinh viên thúc đẩy sự tự chủ của mình, đó
là: tự báo cáo, ghi nhật ký và bảng đánh giá, có niềm tin và thái độ tích cực. 11
Cách thứ nhất: Tự báo cáo là một cách tốt để thu thập thông tin về cách sinh viên
thực hiện một nhiệm vụ học tập và giúp đỡ họ nhận thức được chiến lược của riêng
mình. Điều này đạt được thông qua cách thức giao nhiệm vụ và bản báo cáo của
họ trong khi họ đang thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cách thứ hai: Nhật ký và bảng đánh giá cung cấp cho sinh viên khả năng lập kế
hoạch, theo dõi và đánh giá việc học của họ, xác định bất kỳ vấn đề họ gặp phải và đưa ra giải pháp.
Cách thứ ba: Sự thành công của việc học và mức độ mà người học khai thác vào
các nguồn tài liệu để vượt qua khó khăn và đạt được sự tự chủ được xác định bởi
các yếu tố như: động cơ thúc đẩy của người học, khao khát học hỏi và niềm tin của
họ về bản thân mình với tư cách là người học và học hỏi. Thay đổi một số niềm tin
và thái độ tiêu cực là bắt buộc để tạo điều kiện học tập. KẾT LUẬN
Việc học tập tự chủ đã được phần đa sinh viên áp dụng cho bản thân họ trong việc
học các môn học, học trên lớp, trên trường nhưng phần hầu hết sinh viên vẫn chưa
biết cách áp dụng nó vào thực tế trong việc học tập những kỹ năng khác như giao
tiếp, phản biện, làm việc nhóm,.... một cách hiệu quả. Phát huy tính tự chủ trong
học ngoại ngữ đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ từ nhiều phía, song tất cả đều tác
động đến người học làm sao để họ chủ động, tự giác, có trách nhiệm trong việc học
tập của mình để hướng đến mục tiêu là nâng cao chất lượng trong học tập. Trong
phương pháp học tự chủ, người học là trung tâm, nghĩa là nâng cao vai trò chủ
động của người học, nhưng không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của người giảng dạy.
Người dạy cần thể hiện vai trò của mình trong quá trình dạy để giúp người học
nhận ra giá trị của phương pháp học tự chủ và định hướng đúng nó, hỗ trợ cho họ
khi áp dụng, nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu học tập. 12 lOMoARcPSD|47880655
CHƯƠNG 2, SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
Phương pháp dạy - học ngoại ngữ Nội dung
Truyền Nghe Giao Nhún Nhấn Dự án
thống - Nói tiếp g chìm
1. Chủ yếu là nghe và ghi
chép; được giảng giải kĩ về quy tắc ngôn ngữ.
2. Người dạy đưa ra một dự
án/ chủ đề, người học xây
dựng kịch bản và thực hiện.
3. Dạy - học ngoại ngữ có sử dụng bản ngữ.
4. Phát triển kỹ năng ngôn
ngữ, năng lực giao tiếp gắn
với bối cảnh giao tiếp.
5. Hoàn toàn sử dụng ngoại ngữ trên lớp.
6. Nhấn mạnh vào kĩ năng
nói - nghe; người học bắt
chước mẫu do người dạy cung cấp.
CHƯƠNG 3, VỀ BẢN THÂN.
1. Chuyên ngành của bạn là gì? Lí do lựa chọn?
1.1. Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh.
Ngành ngôn ngữ Anh (English Linguistics) là một ngành học chuyên nghiên cứu,
sử dụng tiếng Anh để sinh viên có thể làm chủ và giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ mong muốn làm việc tại môi 13
trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài. Chương trình đào tạo
ngành Ngôn ngữ Anh cung cấp cho sinh viên các kiến thức bổ trợ thêm về nhiều
lĩnh vực, có thể kể đến về kinh tế, tài chính ngân hàng, xuất nhập khẩu, quan hệ
quốc tế; những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước…
1.2. Lí do lựa chọn.
Ngành Ngôn ngữ Anh là một ngành học mở, có nhiều lựa chọn cơ hội việc làm,
trải rộng trên nhiều lĩnh vực ngành nghề. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong
mọi lĩnh vực, do đó khi đến với ngành học này thì cơ hội việc làm sẽ mở rộng hơn.
Bên cạnh đó, bản thân sẽ có cơ hội được lĩnh hội những kiến thức mới, hoặc có
thể chuyển sang các ngành khác để tiếp tục học lên cao. Hơn nữa, đây là ngành
học có cơ hội tiếp cận, hội nhập quốc tế vậy nên tôi sẽ được gặp gỡ, giao lưu với
nhiều người, nhiều đối tác tiềm năng. Ngoài ra, mức lương cho mỗi công việc liên
quan đến ngành cũng rất hấp dẫn. Và cuối cùng, đến với ngành Ngôn ngữ Anh, cá
nhân tôi sẽ được học những kĩ năng mềm giúp phát triển bản thân hơn và trở nên
linh hoạt, mạnh dạn hơn trong học tập và công việc. Đây là một ngành học đáng
để lựa chọn và gửi gắm, bởi tất cả những giá trị nó mang lại giúp bản thân người
học cải thiện và phát triển, mở ra những cơ hội tiềm năng trong tương lai.
2. Dự kiến về việc học ngoại ngữ của bạn.
Hiện tại bản thân tôi đang theo học ngành Ngôn ngữ Anh, vậy nên việc học, cải
thiện và phát triển ngoại ngữ là điều thiết yếu. Tôi sẽ luyện tập thành thạo các kĩ
năng, hình thành thói quen, ý thức trau dồi bài học nhằm ghi nhớ kĩ bài học. Bên
cạnh đó, việc có các chứng chỉ tiếng Anh cũng là một mục tiêu trong việc học ngoại
ngữ của mình, đây là một trong những chìa khóa để tôi trở nên tự tin hơn và đó
cũng là một điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học. 14 lOMoARcPSD|47880655
3. Dự kiến của bạn trong tương lai.
Với ngành theo học là ngành Ngôn ngữ Anh, cá nhân tôi đặt ra mục tiêu cho bản
thân trong tương lai sẽ cải thiện và nâng cao các kĩ năng nghe- nói, đọc- viết, vận
dụng các kĩ năng này một cách tốt nhất phục vụ cho quá trình học tập và tìm kiếm
cơ hội việc làm của bản thân. Thêm nữa là hoàn thành chương trình học và có
chứng chỉ đầu ra IELTS đạt band 8.0-8.5 hoặc TOEIC từ 750- 900. Dự định xa hơn
sau khi có bằng cử nhân tôi có thể sẽ học bằng thạc sĩ để nâng cao kiến thức cũng
như tăng thêm cơ hội việc làm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp chí công thương(2020) http://bit.ly/3RdqKwH;
- Ngôn ngữ số 9 (2021) https://bit.ly/46KvJdN;
- TS. Nguyễn Thị Thủy, Bộ Giáo dục và Đào tạo(2016) https://bit.ly/46O6g3j;
- Phương pháp học tập chủ động bậc đại học, ThS. Nguyễn Thành Hải https://bit.ly/3Gyj5UN;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của người học, Phạm Văn Tuân,
Tạp chí Khoa học ĐH An Giang, 2015 https://bit.ly/46Kr4Zq;
- Tập san SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Số 10.2020 https://bit.ly/3RxYiXS; 15