Trình bày quá trình hình thành CNXHKT. Những giá trị và những hạn chế của CNXHKT môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CNXHKT dùng để chỉ những học thuyết, những quan điểm, phản ánhkhát vọng về việc giải phóng xã hội khỏi những tình trạng người áp bức bóc lột người và xây dựng một xã hội thực sự bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Nhưng do những hạn chế lịch sử, những học thuyết, những quan điểm này không thể chỉ ra được cách thức và lực lượng xã hội thực hiện khát vọng đó. VÌ thế những học thuyết này là không tưởng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186 NG伃⌀ TH䤃⌀ THANH TÂM NGUY가̀N NG伃伃C HƯNG NGUY가̀N TH伃伃C TRIÊỤ NGUY가̀N VĂN B䄃ĀCH NGUY가̀N NG伃⌀ C ĐĂNG LÊ TH䄃ĀI SƠN DƯƠNG TH䤃⌀ HI쨃N LƯƠNG NG伃⌀ C TRANG
Trình bày quá trình hình thành CNXHKT. Những giá trị và những
hạn chế của CNXHKT. 1. Khái niệm
CNXHKT dùng để chỉ những học thuyết, những quan điểm, phản ánh
khát vọng về việc giải phóng xã hội khỏi những tình trạng người áp bức
bóc lột người và xây dựng một xã hội thực sự bình đẳng, ấm no, hạnh phúc.
Nhưng do những hạn chế lịch sử, những học thuyết, những quan điểm
này không thể chỉ ra được cách thức và lực lượng xã hội thực hiện khát
vọng đó. VÌ thế những học thuyết này là không tưởng.
2. Điều kiện KT-XH cho sự ra đời CNXHKT:
+ Điều kiện kinh tế: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đến
một thời điểm, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, đã hình thành
chế độ sở hữu tư nhân về ruông đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu khác.̣
Đây chính là cơ sở kinh tế của sự phân chia giai cấp, phân chia giàu
nghèo và của tình trạng không bình đẳng, nạn người áp bức, bóc lột
người; là điều kiện kinh tế cho sự xuất hiện, hình thành những tư tưởng mang tính CNXH.
+ Điều kiện xã hội: Trong xã hội phân chia giai cấp, mâu thuẫn giữa
giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp chính là cơ sở xã hội làm nảy sinh
những nguyện vọng, mong ước muốn xóa bỏ tình trạng bất công, nạn
người áp bức, bóc lột người. Có thể nói những nguyện vọng, những tư
tưởng này đều có tính chất XHCN. lOMoAR cPSD| 47028186
Từ thời cổ đại, trung đại rồi đến cận đại, những nguyện vọng mong ước
mang tính chất xã hội chủ nghĩa nói trên của tầng lớp lao khổ bị áp bức
bóc lột ta được thể hiện dưới nhiều hình thức.
3 . Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Giai đoạn thứ nhất: những mầm mống và khuynh hướng tư tưởng xã
hội chủ nghĩa thời cổ đại.
Chế độ chiếm hữu nô lệ là bước phát triển tất yếu của lịch sử. Giai câp
quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ là hai giai cấp cơ bản mang tính chất đối kháng quyết liệt.
Mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp làm nảy sinh những mầm
mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại
thể hiện trong dòng “văn học chưa thành văn”. Thông qua các câu
chuyện dân gian như: chuyện thần thoại, chuyện cổ tích, chủ nghĩa xã
hội không tưởng một mặt phản ánh sự bất bình của đông đảo quần chúng
nhân dân đối với các hành vi áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị; mặt
khác, nêu lên ước mơ, khát vọng của công chúng bị bóc lột, bị áp bức về
một xã hội bình đẳng, công bằng, bác ái, nhưng rất mơ hồ, vụn vặt, thậm
chí muốn trở về với thời đại “hoàng kim nguyên thủy”.
- Giai đoạn thứ hai: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII
Chủ nghĩa tư bản ra đời và sau đó phát triển ở một số nước, trước hết là
ở châu Âu. Sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ và kèm theo đó là
những xung đột giai cấp cũng diễn ra quyết liệt. Giai cấp tư sản từng
bước thiết lập địa vị thống trị của mình và đã dùng nhiều thủ đoạn áp
bức, bóc lột tàn bạo đối với người lao động. Trong bối cảnh lịch sử đó,
đã xuất hiện các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng. Thông qua các tác
phẩm “ văn học nhân đạo” của mình, các nhà nhân đạo thời cận đại đã
lên án, phê phán chế độ xã hội dựa trên chế độ tư hữu, đòi hỏi phải thay
thế chế độ xã hội đó bằng một xã hội mới thực sự công bằng, bác ái.
- Giai đoạn thứ ba: Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ lOMoAR cPSD| 47028186 XIX
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp
về cơ bản hoàn thành ở nước Anh và sau đó tiếp diễn ở một số nước Tây
Âu. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến,
giai cấp tư sản đã bắt đầu bộc lộ bản chất cố hữu của nó: phản động và
bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình; đây
cũng là giai đoạn giai cấp vô sản hiện đại hình thành và bắt đầu thức tỉnh về chính trị.
Trong thời kỳ này, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như là
một học thuyết. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đã tố cáo, phê
phán sâu sắc xã hội tư bản chủ nghĩa, phủ định nó, đồng thời đề xuất con
đường, biện pháp và những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai.
4 . Những giá trị lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng
CNXHKT đã có một quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thế
kỷ dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong quá trình phát triển, CNXHKT đã có những đóng góp to lớn
cho kho tàng tư tưởng nhân loại với những giá trị lịch sử quý báu:
+ Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, với những mức độ khác nhau,
đều phê phán, lên án ngày càng sâu sắc, gay gắt hơn tình trạng bất công,
Người áp bức bóc lột người trong chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ
tư bản chủ nghĩa đương thời; phần nào nói lên tiếng nói của quần chúng
nhân dân lao động, của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội phản đối với
tình trạng bị áp bức, bóc lột ngày càng nặng nề.
+ Những luận điểm có giá trị tương lai
Các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng đã nêu lên những đặc điểm có
giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai mà sau này các nhà sáng lập
chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách chọn lọc và đã chứng
minh trên cơ sở khoa học.
+ Thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân lOMoAR cPSD| 47028186
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển và những tư tưởng tiến bộ và
bằng những hoạt động thực tiễn không biết mệt mỏi. Tiêu biểu là các
hoạt động thực tiễn mang tính cách mạng của Grắc-cơ Ba-bớp, Ô-oen,...
Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã góp phần thức tính tinh thần
đấu tranh của tầng lớp nhân dân lao động chống lại ách áp bức, bóc lột
của giai cấpthống trị đương thời. + Những tư tưởng nhân văn, nhân đạo
Các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trong các tác phẩm và trong các
hoạt động thực tiễn, đã nêu lên những tư tưởng nhân đạo, nhân văn, lòng
yêu thương, cảm thông và bênh vực đại đa số người lao khổ, mong
muốn giúp đỡ và giải phóng họ.
Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng, đặc biệt là chủ nghĩa
xã hội không tưởng phê phán với những giá trị nêu trên đã được các Mác
và ăng-ghen trị nguồn gốc của chủ nghĩa xã hội khoa học. Ph. Ăng-ghen
viết: "chủ nghĩa xã hội lý đạo Đức sẽ không bao giờ quên nói là sự tiếp
nối H.Xanh xi-mông, S.Phu-ri-ê, R.Ô-oen, tòa nhà tư tưởng này bất chấp
cả tính chất ảo tưởng và không tưởng trong các học thuyết của họ đã
được liệt vào những trí tuệ vĩ đại của tất cả các thời đại và đã tiên đoán
được một cách Thiên Tài rất nhiều những chân lý mà ngày nay chúng ta
đang chứng kiến sự đúng đắn một cách khoa học.” HẠN CHẾ:
- Bên cạnh những giá trị mà chủ nghĩa xã hội không tưởng mang lại
thì vẫn còn tồn tại song song các hạn chế. Những hạn chế có thể nói đến như sau:
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán , kết tội, nguyền rủa chủ
nghĩa tư bản nhưng không chỉ ra được bản chất của chủ nghĩa tư bản,
không phát hiện được những quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, do
đó không khẳng định được tính tất yếu của việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản,
thay thế bằng chủ nghĩa xã hội.
+ Mơ ước xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng một chế độ tốt đẹp
hơn nhưng không chỉ ra được đúng đắn con đường và biện pháp thực hiện ước mơ đó.
+ Không chỉ ra được đúng đắn lực lượng xã hội thực hiện công cuộc
xóa bỏ chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa để xây dựng chế độ xã hội mới tiến bộ hơn. lOMoAR cPSD| 47028186
- Nguyên nhân gây nên những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng
+ Nguyên nhân khách quan :
-Phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đến độ
chín muồi. Vì vậy chưa bộc lộ mâu thuẫn kinh tế cơ bản trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giai cấp công nhân hiện đại chưa trưởng thành, việc đấu tranh giai
cấp vẫn còn ở trình độ thấp. Do đó mâu thuẫn xã hội còn ẩn dấu,
quan hệ giai cấp và sự đối lập giữa giai cấp công nhân và giai cấp
tư sản còn ít phát triển.
- Khi cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản phát
triển đến quy mô rộng lớn thì phải có một lý luận khoa học và cách
mạng soi đường. Lúc này, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời thì các
trào lưu của chủ nghĩa xã hội không tưởng trở nên lỗi thời, bảo thủ.
-Trình độ xã hội còn thấp kém
Chủ nghĩa xã hội không tưởng vô tình làm cản trở phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống giai cấp tư sản.
+Nguyên nhân chủ quan:
Nhiều nhà không tưởng không thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm lịch sử, họ
cho rằng lý tính, công lý vĩnh cửu tồn tại mãi mà không phụ thuộc vào
điều kiện không gian và thời gian trong dòng chảy lịch sử, thuyết phục
mọi người đi theo là có thể xây dựng xã hội tốt đẹp.