Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về đối tượng nghiên cứu của Mỹ học
Lịch sử mỹ học là lịch sử ra đời, hình thành và phát triển các khuynh hướng cơ bản trong mỹ học – mỹ học duy vật và mỹ học duy tâm trong các thời kỳ khác nhau của lịch sử phát triển xã hội. Mặc dù, vấn đề duy vật duy tâm trong mỹ học hiện đại ngày nay ít nhiều mất đi yếu tố truyền thống của nó xét về mặt triết học trong mỹ học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45650917
chương 1: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về đối tượng nghiên cứu của Mỹ học
Lịch sử mỹ học là lịch sử ra đời, hình thành và phát triển các khuynh hướng cơ bản
trong mỹ học – mỹ học duy vật và mỹ học duy tâm trong các thời kỳ khác nhau của
lịch sử phát triển xã hội. Mặc dù, vấn đề duy vật duy tâm trong mỹ học hiện đại ngày
nay ít nhiều mất đi yếu tố truyền thống của nó xét về mặt triết học trong mỹ học. Vì
mỹ học là một khoa học độc lập. Nhất là mỹ học hiện đại. Cố nhiên, do kết quả đấu
tranh giữa các quan điểm cơ bản trong lịch sử đã hình thành các quan niệm khác
nhau về đối tượng của mỹ học như một quá trình tất yếu.
Mỹ học hiện đại đã giải thích qúa trình phát triển của mỹ học, của nghệ thuật thông
qua quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực dưới các hình thức khác nhau. Về
cơ bản là hai khuynh hướng mỹ học. Đó là mỹ học Mác – Lênin và mỹ học tư sản.
Mỹ học Mác – Lênin khẳng định sự ra đời của các quan hệ thẩm mỹ, của nghệ thuật
đều gắn liền với quá trình lao động và hoạt động thực tiễn. Đây là quan điểm duy
vật biện chứng và lịch sử của triết học Mác – Lênin khi phân tích đời sống xã hội để
khẳng định vai trò của sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại, vận động và phát triển của
xã hội; bao gồm tất cả các lĩnh cực tinh thần. Trong đó có ý thức thẩm mỹ. C. Mác
viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất của xã hội quyết định các qúa trình
sinh hoạt xã hội, chính trị tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người
quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ qui định ý thức của họ”.
Mỹ học tư sản cũng xuất phát từ thế giới quan và phương pháp luận của các trào lưu
triết học tư sản. Chủ yếu vẫn là khynh hướng triết học nhân bản để hình thành những
quan điểm mỹ học nhân bản chủ nghĩa. Đó là mỹ học về nhân cách về tính dục của
Phơrớt và mỹ học hiện sinh của Kiếckêga và Giăng Pôn Sác. lOMoAR cPSD| 45650917
Mặc dù có sự khác nhau và mặt thế giới quan và phương pháp luận giữa Mỹ học
Mác – Lênin và mỹ học tư sản khi nghiên cứu nguồn gốc, bản chất và các qui luật
của quan hệ thẩm mỹ. Song, mỹ học hiện đại đều khẳng định mỹ học nghiên cứu
toàn bộ các quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, bao gồm cả nghệ thuật
với tính cách là hình thái cao nhất của các quan hệ thẩm mỹ.
Xét về nội dung, đối tượng nghiên cứu của mỹ học là nghiên cứu các quan hệ thẩm
mỹ của con người với hiện thực, xét về chủ thể, khách thể và nghệ thuật:
Chủ thể thẩm mỹ, một mặt với tính cách là quá trình cảm thụ, đánh giá và sáng tạo
thẩm mỹ; mặt khác là các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ nhằm thoả mãn nhu cầu
thẩm mỹ tình cảm thẩm mỹ – thị hiếu thẩm mỹ – lý tưởng thẩm mỹ của cá nhân và
xã hội. Chỉ có các nhu cầu về cái đẹp, tình cảm về cái đẹp – thị hiếu về cái đẹp – lý
tưởng thẩm mỹ về cái đẹp là đối tượng của mỹ học, còn các nhu cầu khác trong hoạt
động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác.
Khách thể thẩm mỹ với tính cách là đối tượng thẩm mỹ. Đó là những những hiện
tượng thẩm mỹ khách quan như cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống
và trong nghệ thuật. Trong đó cái đẹp giữ vị trí trung tâm. Bởi vì, cái bi, cái hài, cái
cao cả sở dĩ mang yếu tố thẩm mỹ vì chúng là các hình thức tồn tại khác nhau của
cái đẹp và trong mối quan hệ với cái đẹp.
Nghệ thuật với tính cách là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ, cũng bao gồm
sự hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm – thị
hiếu – lý tưởng nghệ thuật của cá nhân và xã hội. Nói đến nghệ thuật là nói đến các
qui luật của tình cảm, của cái đẹp. Sự phản ánh cái xấu trong nghệ thuật cũng phải
gắn với lý tưởng về cái đẹp. Do đó, cái đẹp đã làm cho nghệ thuật thể hiện được bản lOMoAR cPSD| 45650917
chất, đặc trưng và chức năng của nó và đồng thời nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.
Mỹ học là khoa học mang tính chất triết học nghiên cứu những qui luật chung nhất
của quan hệ thẩm mỹ. Trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản,
nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ thẩm mỹ BT chương 2 :
1. Phân tích khái niệm “quan hệ thẩm mỹ” cho VD
Khái niệm quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ giữa chủ thế thẩm mỹ - tức là chủ thể
người xã hội có nhu cầu và khả năng đánh giá, thưởng thức, sáng tạo các giá trị thẩm
mỹ, với khách thể thẩm mỹ - tức là những thuộc tính, khía cạnh, phẩm chất thẩm mỹ
ở các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên, trong xã hội và con người. Chủ thể
thẩm mỹ ở đây có thể là bất cứ con người nào, miễn là khi đó họ có nhu cầu và khả
năng đánh giá, thưởng thức, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ đối với khách thể thẩm mỹ,
bao gồm cả tiêu cực, tích cực và trung lập. Khách thể thẩm mỹ có thể là tất cả mọi
thứ, chỉ cần chủ thể thẩm mỹ đánh giá, thưởng thức, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ thì
nó nghiễm nhiên trở thành khách thể thẩm mỹ. -
Ví dụ: A bắt gặp 1 bức tranh phong cảnh quê hương mình và thấy nhớ nhà, vì
Ađã xa nhà nhiều năm rồi =>Ở đây, bức tranh là khách thể thẩm mỹ, còn A là chủ thể thẩm mỹ -
Chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ vừa là điều kiện tồn tại của nhau, vừa
lànhững tiền đề tối thiểu, không thể thiếu cho sự hình thành mối quan hệ thẩm mỹ.
Đồng thời, quan hệ thẩm mỹ lại là điều kiện tồn tại của chủ thể thẩm mỹ và khách
thể thẩm mỹ. Bên ngoài quan hệ thẩm mỹ, cả chủ thể thẩm mỹ lẫn khách thể thẩm
mỹ đều không tồn tại. Lấy ví dụ vừa nãy: lOMoAR cPSD| 45650917
+ Với A: Phải nhờ bức tranh đã gây cho A cảm giác nhớ nhà thì A mới trở thành chủ thể thẩm mỹ được
+ Với bức tranh: Phải nhờ A xuất hiện cảm giác thì bức tranh mới có thể trở thành
khách thể thẩm mỹ được.
2. Trình bày các tính chất cơ bản của mối quan hệ thẩm mỹ cho VD
Tính chất thứ nhất của quan hệ thẩm mỹ là tính chất xã hội, nó được thể hiện bởi một số đặc tính: •
Sự ra đời của quan hệ thẩm mỹ gắn liền với sự hình thành xã hội loài
người.Trình độ phát triển của quan hệ thẩm mỹ thể hiện trình độ phát triển cuả xã hội. •
Quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng do con người trực tiếp tiến hành, do vậy nó
mangrõ nét dấu ấn cá nhân, dấu ấn những phẩm chất xã hội của con người thực hiện nó. •
Quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính lịch sử, tính giai cấp.Quan hệ thẩm
mỹảnh hưởng tích cực đến các quan hệ xã hội khác và bản thân nó lại bị các quan
hệ xã hội khác chi phối.
Tính chất thứ hai là tính trực tiếp – cảm tính, tức là đối tượng được đánh giá phải là
những sự vật, hiện tượng toàn vẹn, cụ thể – cảm tính hay nói một cách khác, chúng
hiện hữu, có thật và chủ thể có thể cảm nhận được một cách trực tiếp thông qua các
giác quan của con người.
Các giác quan của chủ thể thẩm mỹ rất quan trọng, đặc biệt trong quan hệ thẩm mỹ
thì hai giác quan là tai và mắt được phát triển cao về cả phương diện tự nhiên lẫn
phương diện xã hội để có thể cảm nhận khách thể thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ, không lOMoAR cPSD| 45650917
thể thực hiện nếu thiếu sự tiếp xúc trực tiếp của chủ thể với đối tượng. Đây là yếu tố
mang tính điều kiện của quan hệ thẩm mỹ.
Mặc dù ở các mức độ nhất định, tri thức lý tính luôn luôn chi phối tri thức cảm tính,
nhưng thông thường kết quả của đánh giá thẩm mỹ phần lớn do yếu tố cảm tính trực tiếp quyết định.
Tính chất thứ ba là tính tình cảm. Tình cảm giữ vai trò động lực trong quan hệ thẩm
mỹ, trong các hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ và nó đặc biệt
quan trọng đối với sáng tạo nghệ thuật, hoạt động thẩm mỹ ở trình độ cao nhất của
chủ thể thẩm mỹ. Tình cảm là sự hệ thống và liên kết những cảm xúc, những rung
động trực tiếp cụ thể khi phản ánh cuộc sống. Ngoài ba tính chất cơ bản nói trên
người ta còn có thể nói đến một số tính chất khác như tính thời đại, tính dân tộc, tính
giai cấp, tính cá nhân …