Trình bày tính chủ thể của hiện tượng tâm lý người từ đó rút ra kết luận cần thiết trong dạy học và giáo dục.

Trình bày tính chủ thể của hiện tượng tâm lý người từ đó rút ra kết luận cần thiết trong dạy học và giáo dục. được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Trình bày tính chủ thể của hiện tượng tâm lý người từ đó rút ra kết
luận cần thiết trong dạy học và giáo dục.
- Tính chủ thể là cái riêng của mỗi người. Khi tạo ra hình ảnh tâm lí con người thì
con người thường đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của bản thân vào trong đánh
giá nhận xét để nhằm làm cho hình ảnh tâm lí mang đậm tính chủ quan.
+ Cùng 1 sự vật hiện tượng tác động vào các chủ thể khác nhau xuất hiện những
hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau.
+ Cùng 1 sự vật hiện tượng tác động vào cùng một chủ thể nhưng ở những thời
điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, những trạng thái tâm lí khác nhau thì cho ta
những sắc thái tâm lí khác nhau
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận trải nghiệm và thể hiện
rõ nhất.
-Nguyên nhân:
+ Mỗi người có đặc điểm não bộ và hệ thần kinh khác nhau
+ Hoàn cảnh sống, môi trường sống, kinh nghiệm sống khác nhau
+ Tính tích cực hoạt động khác nhau
*Kết luận sư phạm:
- Trong giao tiếp ứng xử cần tôn trọng cái riêng của mỗi người, không nên áp đặt ý
chủ quan của mình cho người khác.
- Trong dạy học cần chú ý đến nguyên tắc bám sát đối tượng, vừa sức với đối
tượng, trong giáo dục cần quán triệt nguyên tắc giáo dục cá biệt.
Câu 2: Tại sao nói: “tâm lí người là hình ảnh chủ quan về thế giới khách
quan”. Từ hiểu biết trên rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
Tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bởi vì:
Thế giới khách quan là những yếu tố tồn tại ngoài ý muốn con người. Nó luôn vận
động không ngừng. Thế giới khách quan tác động vào bộ não, các giác quan con
người đã tạo ra một hình ảnh gọi là hình ảnh tâm lý của cá nhân đó. Hay nói cách
khác đó là sự phản ánh tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ
thần kinh, bộ não người. C.Mác nói:" Tư tưởng, tâm lý chẳng qua là vật chất được
chuyển vào óc, biến đổi trong đó mà thôi." Sơ đồ:
Thế giới khách quan -> Bộ não -> Hình ảnh tâm lý
Phản ánh là sự tác động qua lại của hai dạng vật chất kết quả là sự sao chép của hệ
thống này lên hệ thống kia dưới dạng khác.
Phản ánh tâm lý khác với các dạng phản ánh khác ở chỗ:
- Phản ánh tâm lý là sự phản ánh của bộ não với hiện thực khách quan để tạo ra sản
phẩm là hình ảnh tâm lý, mang đậm nét của chủ thể.
- Hình ảnh tâm lý có tính tích cực, giúp cho con người có thể nhận thức được thế
giới.
- Sự phản ánh tâm lý mang tính chủ thể sâu sắc, thể hiện ở chỗ:
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào bộ não từng người khác nhau có thể
tạo ra những hình ảnh tâm lý khác nhau. VD: Cùng xem một bộ phim nhưng những
cảm nhận về bộ phim của từng người không giống nhau.
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào con người nhưng ở những thời điểm,
hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khác nhau có thể tạo ra hình ảnh tâm lý khác nhau.
VD: Biết góp ý xây dựng vào lúc nào thì hợp lý để người được góp tiếp thu, sữa
chữa.
+ Chủ thể hiểu và cảm nhận rõ nhất về hiện tâm lý của mình.
Như vậy khi hiện thực khách quan tác động vào con người sẽ nảy sinh ra hình ảnh
tâm lý, có nghĩa là tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Câu 3: Từ sự phân tích tính chủ thể của bản chất hiện tượng tâm lý người hãy
rút ra kết luận sư phạm trong dạy học và giáo dục cho học sinh
- Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử,
điều kiện sống... của con người
- Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và
các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
- Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.
- Tâm lí người mang tính chủ thể vì thế trong dạy học giáo dục cũng như trong
quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng, nhìn nhận học sinh theo
quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi
- Tôn trọng ý kiến quan điểm của từng chủ thể
- Khi nghiên cứu các môi trường xã hội quan hệ xã hội để hình thành và phát triển
tâm lý cần tổ chức có hiệu quả hoạt động đa dạng của từng giai đoạn lứa tuổi khác
nhau, giúp cho con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển
tâm lý con người, phải tìm hiểu nguồn gốc của họ, tìm hiểu đặc điểm của vùng
người đó sống.
Câu 4: Phản ánh tâm lí là gì? Phân tích những biểu hiện của phản ánh tâm lí,
cho ví dụ.
Phản ánh tâm lí là một dạng phản ánh của loại vật chất có tổ chức đặc biệt đó là
não người.
Biểu hiện của phản ánh tâm lí là:
- Hiện thực khách quan là những yến tố tồn tại ngoài ý muốn của con người.Khi có
hiện thực khách quan tác động vào từ đó sẽ hình thành hình ảnh tâm lý về chúng.
Ví dụ: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có
thể hình dung lại nội dung của bức tranh đó. Hay: Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một
vật gì đó như hòn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mô tả lại hình dạng của hòn
bi đó.
=> Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy là
phải kết hợp giữa bài giảng với thực tế thì học sinh sẻ tiếp thu bài tốt hơn., và phải
thường xuyên gắn liền nội dung của bài giảng với thực tế, sử dụng phương pháp
giảng dạy trực quan sinh động, phong phú… Phản ánh tâm lý là phản ánh đặt biệt,
tích cực, hình ảnh tâm lý mang tính năng động sáng tạo.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình
phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người, song hình ảnh tâm lý khác về chất
so với hình ảnh cơ lý hóa ở sinh vật.
Ví dụ: Hình ảnh tâm lý về một trận bóng đá đối vói một người say mê bóng đá sẻ
khác xa với sự cứng nhắt của hình ảnh vật lý trong tivi là hình ảnh chết cứng.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, hình ảnh đó, mang tính chủ thể mang sắc
thái riêng, đậm bản sác cá nhân. Cùng hoạt động trong một hoàn cảnh như nhau
nhưng hình ảnh tâm lý ở các chủ thể khác nhau sẻ khác nhau.Con người phản ánh
thế giới bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình.Cùng cảm
nhận sự tác động về một hiện thực khách quan tới những chủ thể khác nhau sẽ cho
những hình ảnh tâm lý khác nhau.
Ví dụ: Cùng xem một bức tranh sẽ có kẻ khen người chê khác nhau.
- Đứng trước sự tác động của một hiện tượng khách quan ở những thời điểm khác
nhau thì chủ thể sẽ có những biểu hiện và săc thái tâm lý khác nhau.
Ví dụ: Cùng một câu nói đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẽ gây cười hay
sẽ gây sự tức giận cho người khác.
Hay: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
=> Có sự khác biệt đó là do:
+ Mỗi người có đặc điểm não bộ và hệ thần kinh khác nhau
+ Hoàn cảnh sống, môi trường sống, kinh nghiệm sống khác nhau
+ Tính tích cực hoạt động khác nhau
Câu 5: Phân tích bản chất xã hội - lịch sử của hiện tượng tâm lí người từ đó
rút ra những ứng dụng cần thiết trong dạy học và giáo dục.
- Tâm lí người mang : bản chất xã hội
+ Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là
cái quyết định.
+ Tâm lí người có nội dung xã hội
+ Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các
quan hệ xã hội.
+ Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội vốn kinh nghiệm xã hội,
nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động, giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ
đạo.
- Tâm lí người mang :tính lịch sử
+ Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự thay đổi
của các điều kiện kinh tế- xã hội mà con người sống.
+ Sự thay đổi tâm lí người thể hiện ở 2 phương diện. Đối với tâm lý của cộng
đồng người, tâm lý của cộng đồng thay đổi cùng với sự thay đổi các điều kiện kinh
tế xã hội chung của toàn cộng đồng. Đối với tâm lý từng con người cụ thể, tâm lý
con người thay đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân.
+ Tâm lý người có tính lịch sử nên khi nghiên cứu tâm lý người cần quán triệt
quan điểm lịch sử cụ thể. Đồng thời phải nghiên cứu tâm lý người trong sự vận
động và biến đổi, tâm lý người không phải bất biến.
+ Khi đánh giá con người cần có quan điểm phát triển, không nên thành kiến với
con người, cũng không nên chủ quan với con người và với chính mình.
- Kết luận:
+ tâm lý người có bản chất xã hội, vì thể phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền
văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động.
+ cần tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động
chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành phát triển tâm lí người
+ Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và
các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
Câu6: Trình bày chức năng tâm lí người và rút ra những kết luận cho hoạt
động thực tiễn
- Chức năng tâm lí người:
+ Định hướng cho hoạt động.
+ Có chức năng điều khiển, kiểm soát quá trình hoạt động bằng chương trình, kế
hoạch, cách thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở nên có
ý thức và đem lại hiệu quả nhất định.
+ Giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục đích đã xác định,
đồng thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép.
- Kết luận:
Nhờ có chức năng nói trên mà định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với thế giới khách quan, mà còn nhận
thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới. Chính trong quá trình đó, con người nhận thức
rõ về mình và cải tạo chính bản thân mình.
Câu 7: Trình bày cách phân loại hiện tượng tâm lí theo thời gian tồn tại của
chúng,lấy ví dụ.
Theo tiêu chí này, người ta phân chia các hiện tượng tâm lý thành ba loại chính :
*Các tâm lý: Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối quá trình
ngắn (vài giây đến vài giờ), có mở đầu, phát triển và kết thúc.
Có ba loại quá trình tâm lý :
- Quá trình nhận thức : Gồm các quá trình như cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng…
- Quá trình cảm xúc : Thích, ghét, dễ chịu, khó chịu, yêu thương, khinh bỉ,
căm thù…
- Quá trình ý chí
* Các tâm lý: Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối trạng thái
dài (vài mươi phút đến hàng tháng) thường ít biến động nhưng lại chi phối một
cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm với nó.
Ví dụ như sự chú ý, tâm trạng, sự ganh đua…
* Các tâm lý: Là hiện tượng tâm lý hình thành lâu dài và kéo dài rất thuộc tính
lâu, có khi suốt đời và tạo thành nét riêng của nhân cách, chi phối các quá trình và
trạng thái tâm lý của người ấy: tính nết, thói quen, quan điểm, hứng thú, lý tưởng
sống…
Câu 8: Trình bày các cơ chế hình thành và phát triển tâm lí cá nhân. Lấy vd
Kinh nghiệm lịch sử, xã hội
+ Kinh nghiệm lịch sử: sự tích lũy kinh nghiệm xã hội trong suốt chiều dài phát
triển của xã hội đã hình thành nên kinh nghiệm lịch sử. Kinh nghiệm lịch sử là
dấu hiệu đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa con người với con vật.
+ Kinh nghiệm xã hội: hình thành và tồn tại trong hoạt động cá nhân, xã hội và
trong các mối quan hệ. Nó đc biểu hiện qua tri thức phổ thong và tri thức khoa
học về tự nhiên, xã hội, kinh nghiệm ứng xử.
Cơ chế chuyển kinh nghiệm lịch sử, xã hội thành kinh nghiệm cá nhân
+ Quá trình phát triển tâm lí cá nhân thông qua sự tương tác giữa cá nhân và thế
giới bên ngoài.
+ sự hình thành và phát triển thế giới cấu trúc tâm lí cá nhân thực chất là quá
trình chuyển các hành động tương tác từ bên ngoài vào bên trong của cá nhân.
+ quá trình hình thành cấu trúc mới theo nguyên lí từ bên ngoài vào bên trong.
Theo J. Piaget:
+ tương tác giữa trẻ em với thế giới đồ vật tạo ra cho trẻ những kinh nghiệm về
những thuộc tính vật lí của sự vật và phương pháp sang tạo ra chúng.
+ tương tác giữ trẻ với con người để giúp cho trẻ có được những kinh nghiệm
về các khuôn mẫu, đạo đức, tư duy, logic.
Vd: Vận dụng lí thuyết để giải thích rõ.
Câu9: Phân tích các quy luật phát triển tâm lí cá nhân, vd
Diễn ra theo một trình tự nhất định, không nhảy cóc, không đốt cháy
giai đoạn: sự phát triển và trưởng thành của cơ thể từ lúc bắt đầu là một hợp
tử đến khi về già trải qua tuần tự các gđ. Thời gian, cường độ và tốc độ phát
triển ở mỗi cá nhân có thể khác nhau, nhưng mọi cá nhân phát triển bình
thường đều phải trải qua các gđ đó theo 1 trật tự hằng định.
Diễn ra không đều :
+ sự phát triển cả thể chất và tâm lí diễn ra với tốc độ không đều qua các giai
đoạn phát triển. Xu hướng chung là chậm dần từ sơ sinh đến trưởng thành. Có
gđ phát triển với tốc độ rất nhanh, có gđ chậm lại để rồi vượt lên ở gđ sau.
+ không đều về thời điểm hình thành, tốc độ, mức độ phát triển.
Vd: thông thường, trẻ em phát triển nhận thức trước và nhanh hơn so với phát
triển ngôn ngữ; ý thức về các sự vật bên ngoài trước khi xuất hiện ý thức về bản
thân v.v.
+ Có sự không đều giữa các cá nhân trong quá trình phát triển cả về tốc độ và
mức độ: Khi mới sinh và lớn lên, mỗi cá nhân có cấu trúc cơ thể riêng (về hệ
thần kinh, các giác quan và các cơ quan khác của cơ thể). Đồng thời được nuôi
dưỡng, được hoạt động trong những môi trường riêng (gia đình, nhóm bạn, nhà
trường v.v). Sự khác biệt đó tạo ra ở mỗi cá nhân có tiềm năng, điều kiện, môi
trường phát triển riêng của mình, không giống người khác. Vì vậy giữa các cá
nhân có sự khác biệt và không đều về cả mức độ và tốc độ phát triển.
KL: Giáo dục trẻ em không chỉ quan tâm và tôn trọng sự khác biệt cá nhân
trong qúa trình phát triển của các em mà còn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để
mỗi cá nhân phát huy đến mức tối đa mọi tiềm năng của mình, để đạt đến mức
phát triển cao nhất so với chính bản thân mình.
- Diễn ra tiệm tiến nhảy vọt: Theo nhà tâm học J.Piaget, sự hình thành
phát triển tăng dần về số lượng các cấu trúc tâm diễn ra theo cách (tăng trưởng)
(phát triển, biến đổi về chất).đột biến
Các nghiên cứu của S.Freud và E.Erikson đã phát hiện sự phát triển các cấu
trúc nhân cách của trẻ em diễn ra bằng cách tăng dần các mối quan hệ với người
lớn, dẫn đến cải tổ các cấu trúc nhân cách đã có, tạo ra cấu trúc mới, để thiết lập sự
cân bằng trong đời sống nội tâm của mình.
Như vậy, trong quá trình phát triển các cấu trúc tâm thường xuyên diễn ra
đan xen giữa hai quá trình: tiệm tiến nhảy vọt. Hai quá trình này quan hệ
nhân quả với nhau.
Gắn bó chặt chẽ với sự trưởng thành cơ thể và sự tương tác với môi
trường văn hóa – xã hội:
+ Sự phát triển của các cấu trúc tâm lí gắn liền phụ thuộc vào sự trưởng
thành của cơ thể và vào mức độ hoạt động của nó. Mức độ phát triển tâm lí phải
phù hợp với sự trưởng thành của cơ thể Nếu sự phù hợp này bị phá vỡ sẽ dẫn .
đến bất bình thường trong quá trình phát triển của cá nhân
+ Mặt khác, nhân muốn tồn tại phát triển phải hoạt động trong môi
trường hiện thực. đó rất nhiều lực lượng trực tiếp gián tiếp tác động, chi
phối quy định hoạt động của nhân, trong đó môi trường văn hoá - hội
chủ yếu. vậy, sự hình thành phát triển tâm nhân diễn ra trong sự tương
tác chặt chẽ giữa ba yếu tố: chủ thể hoạt động, yếu tố thể chất môi trường. Sự
tương tác giữa ba yếu tố này tạo nên tam giác phát triển của mọi cá nhân.
Có tính mềm dẻo và có khả năng bù trừ
+ Các nhà Tâm lí học hành vi cho thấy, có thể điều chỉnh, thậm chí làm mất một
hành vi khi đã được hình thành. Điều này nói lên tính thể thay đổi, thay thế
được của các hành vi trong quá trình phát triển.
+ Các công trình nghiên cứu của A.Adler cho thấy, con người, ngay từ nhỏ đã
xu hướng vươn tới sự tốt đẹp. Trong quá trình đó, nhân thường ý thức được sự
thiếu hụt, yếu kém của mình chính sự ý thức đó động lực thúc đẩy nhân
khắc phục, sự thiếu hụt đó. Đứa trẻ muốn nhìn tất cả nếu bị mù, muốn trừ
nghe tất cả nếu tai của nó bị khiếm khuyết, muốn nói nếu nó gặp khó khăn về ngôn
ngữ v.v. Xu hướng bù trừ trong tâm lí là quy luật tâm lí cơ bản trong quá trình phát
triển.Thậm chí, sự bù trừ , dẫn đến chuyển hoá sự yếuthể quá mức (siêu bù trừ)
kém trở thành sức mạnh.
+ Như vậy, cả về phương diện hành vi bên ngoài, cả cấu trúc tâm lí bên trong và
chế sinh thần kinh của vỏ não đều cho thấy sự linh hoạt khả năng trừ của
cá nhân trong quá trình phát triển.
+ Việc phát hiện quy luật về tính mềm dẻo và bù trừ trong quá trình phát triển tâm
lí đã vạch ra cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh sự lệch lạckhắc phục sự chậm
trễ, hẫng hụt tâm của nhân do các tác động từ phía chủ thể từ phía môi
trường, đem lại sự cân bằng và phát triển bình thường cho cá nhân.
Câu10: Hoạt động là gì? Trình bày vai trò của hoạt động và sự phát triển của
tâm lý cá nhân. Lấy vd thực tiễn.
- Theo tâm lí học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế
giới ( khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người ( chủ
thể).
* Vai trò của hoạt động và sự phát triển tâm lý cá nhân là:
Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân
cách cá nhân thông qua hai quá trình:
Quá trình : chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình đối tượng hóa
tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá
trình tạo ra sản phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm.
Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng
kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình.
Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin,
nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho
nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay
không đạt yêu cầu.
Quá trình : Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri chủ thể hóa
thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn
được gọi là quá trình nhập tâm.
Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả
tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó
là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọi
người,…
Kết luận - Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân
cách cá nhân.
- Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo của từng thời kỳ.
Ví dụ: • Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ
vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật
xung quanh.
• Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học
tập.
- Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác.
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
Câu 11: Giao tiếp là gì? TB vai trò của giao tiếp đối với sự nảy sinh hình
thành và phát triển tâm lí cá nhân, từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết.
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người thông qua đó con người trao
đổi với nhau về thông tin , cảm xúc, tri giác, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
** Vai trò của giao tiếp
* Giao tiếp là .điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người
khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh
hoạn.
- Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng
đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
- Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp
đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
- Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông,
không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và
có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.
* Giao tiếp là .nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi
- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu
cầu của bản thân.
- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người.
- Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải
có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
- Muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt
trong cuộc sống.
- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với
nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng
của con người là tiếng nói và ngôn ngữ.
- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối
tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh
doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc
cùng nhau.
Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và
mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,
* Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội
nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực.
- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến
những kinh nghiệm đó thành kinh nghiệm của bản thân
- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người
thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã
hội tiến bộ, con người tiến bộ.
- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm
những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô
đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình
cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết
cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng
mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn
thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.
* Thông qua giao tiếp con người .hình thành năng lực tự ý thức
- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở
nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người
khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ
có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm
bớt sự thích ứng lẫn nhau.
- Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích
tự giác.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những
diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
- Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so
sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm
nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt
yếu kém.
- Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội
chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay
không.
- Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ
và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con
vật mà đã nuôi bản thân con người đó.
Ví dụ:
• Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm
những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn
cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các
tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với
bản thân, gia đình và xã hội.
• Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch
sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã
khuất và gia đình họ.
** Kết luận
- Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân
cách cá nhân.
- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
“Sự phát triển của một cá nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác
mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”.
Câu 12: TB đặc điểm của hoạt động từ đó rút ra ứng dụng cần thiết trong hđ
thực tiễn.
* Đặc điểm của hoạt động
- : đối tượng là tất cả những yếu tố TN, XH mà con người hướng Tính đối tượng
tới nhằm nhận thức, cải tạo. Đối tượng của hđ là cái mà con người cần làm ra, cần
chiếm lĩnh – đó chính là động cơ.
- : Hoạt động do chủ thể thực hiện, có thể là một hay nhiều người và Tính chủ thể
luôn thể hiện tính tích cực hoạt động
- : Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thânTính mục đích
chủ thể. Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng các điều kiện và phương
tiện cần thiết.
- : con người sử dụng công cụ lao động, ngôn ngữ, hình ảnh tâm lí Tính gián tiếp
trong đầu tác động vào khách thể trong quá trình hđ của bản thân.
Câu13: Thế nào là sự phát triển tâm lí cá nhân? Việc hiểu biết bản chất tâm lí
cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong công tác giáo dục.
* Sự phát triển tâm lí cá nhân là quá trình mỗi chủ thể thông qua hoạt động và
giao tiếp để lĩnh hội những kinh nghiệm của lịch sử xã hội và biến chúng thành của
bản thân. Khái niệm dấu hiệu lịch sử là dấu hiệu đặc trưng tạo nên sự khác biệt
giữa con người với con vật.
* Ý nghĩa:
- Tạo ra môi trường học tập, chia nội dung phù hợp với từng đối tượng giảng dạy,
tạo ra hđ phù hợp cho từng cá nhân.
- Làm sao để phù hợp với từng độ tuổi, từng gđ để các em phát triển 1 cách tối đa.
=> cần phân chia các gđ cụ thể để tác động kịp thời.
Câu14: Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển tâm lí cá nhân trải
qua những giai đoạn như thế nào? Phân tích đặc trưng cơ bản của một giai
đoạn phát triển tâm lí cá nhân. Vc hiểu biết các giai đoạn phát triển có ý nghĩa
ntn đối với công tác gdục.
- Thai nhi
- ấu nhi (0-3 tuổi). Lớp quan hệ chủ yếu là Mẹ và người lớn, thế giới đồ vật.
Tương tác mẹ – con và hành động với đồ vật là hành động chủ đạo.
- Mẫu giáo (3-6 tuổi) Quan hệ hội thế giới đồ vật. Hoạt động chơi
hoạt động chủ đạo.
- Nhi đồng (6 đến 11): Hoạt động chủ đạo là học tập
- Thiếu niên (11 đến 15 tuổi) Tri thức khoa học thế giới bạn bè. Hoạt
động học tập và quan hệ bạn bè là chủ đạo.
- Thanh niên (15 đến 25) : Tri thức khoa học - nghề nghiệp
- Quan hệ xã hội. Hoạt động học tập - nghề nghiệp, Hoạt động xã hội là chủ
đạo.
- Trưởng thành (25 đến 60) Nghề nghiệpquan hệ xã hội. Hoạt động nghề
nghiệp, hoạt động xã hội
- Tuổi già > 60 tuổi. Quan hệ xã hội
Câu 15 Phân tích đặc điểm học tập của học sinh THCS. Từ đó rút ra những :
kết luận cần thiết trong công tác giáo dục.
+ Thứ nhất: Vấn đề phương pháp học tập hiệu quả mối quan tâm hàng
đầu trong học tập của học sinh THCS.
+ Thứ hai: Động học của học sinh THCS tìm hiểu một cách hệ thống
tri thức khoa học áp dụng chúng vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.Ở cuối tuổi
THCS dần xuất hiện những động học tập mới, liên quan đến sự hình thành
dự định nghề nghiệp và tự ý thức.
+ Thứ ba: Có sự phân hoá thái độ đối với các môn học, có môn “thích”, môn
“không thích”, môn “cần”, môn “không cần”... Thái độ khác nhau đối với
các môn học của học sinh THCS phụ thuộc vào hứng thú, sở thích của các em, vào
nội dung môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
+ Thứ tư: Tính chất hình thức hoạt động học của học sinh THCS cũng
thay đổi. Học sinh THCS thường hứng thú với những hình thức học tập đa dạng,
phong phú, (những giờ thảo luận, thực hành, thí nghiệm phòng thí nghiệm,
vườn sinh vật; những buổi sinh hoạt theo chủ đề, văn nghệ, thể thao, ngoại khoá,
tham quan, dã ngoại...).
+ Thứ năm: Học sinh THCS ít phụ thuộc vào giáo viên hơn so với học sinh
Tiểu học. Các em tiếp xúc với nhiều giáo viên có phong cách giảng dạy, có thái độ
yêu cầu khác nhau đối với học sinh, do đó các em thể nảy sinh sự đánh giá,
so sánh tỏ thái độ khác nhau đối với các giáo viên. Từ đó yêu cầu cao về
phẩm chất và năng lực của các giáo viên, đặc biệt là về các phẩm chất nhân cách.
Câu 16: Phân tích đặc điểm giao tiếp của hs THCS với người lớn. Người lớn
cần ứng xử ntn trong giao tiếp với học sinh.
* Đặc điểm giao tiếp của HS THCS với người lớn là:
+Thứ nhất: tính chủ thể cao khát vọng độc lập trong quan hệ. Nhu cầu
được tôn trọng, bình đẳng được đối xử như người lớn; được hợp tác, cùng hoạt
động với người lớn, không thích sự quan tâm, can thiệp, sự kiểm tra, sự giám sát
chặt chẽ của người lớn trong cuộc sống, học tập trong công việc riêng của các
em; không thích người lớn ra lệnh. Nếu tính chủ thể khát vọng độc lập được
thoả mãn, thiếu niên sung sướng, hài lòng thể hiện sự cố gắng vươn lên. Ngược lại,
sẽ nảy sinh nhiều phản ứng tiêu cực mạnh mẽ, tạo nên “xung đột” trong quan hệ
với người lớn. Các em thể cãi lại, bảo vệ quan điểm, ý kiến riêng bằng lời nói,
việc làm, thậm chí chống đối người lớn hoặc bỏ nhà ra đi...
+ tuổi thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Thứ hai: Mâu thuẫn
trong nhận thức nhu cầu nhu cầu thoát li. Một mặt, các em khỏi sự giám sát
của người lớn, muốn độc lập, nhưng do còn phụ thuộc chưa nhiều kinh
nghiệm ứng xử, giải quyết nhiều vấn đề về hoạt hoạt động và tương lai, nên các em
vẫn định hướng chonhu cầu, mong muốn được người lớn gần gũi, chia sẻ
mình; làm gương để mình noi theo. Mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh, bất ổn
định về thể chất, tâm vị thế hội của trẻ em với nhận thức hành xử của
người lớn không theo kịp sự thay đổi đó. vậy, người lớn vẫn thường thái độ
và cách cư xử như với trẻ nhỏ.
+Thứ ba: xu hướng cường điệu hoá, thiếu niên có kịch hoá các tác động của
người lớn trong ứng xử hàng ngày. Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường
điệu hoá quá mức tầm quan trọng của các tác động liên quan tới danh dự và lòng tự
trọng của mình, coi nhẹ các hành vi của mình có thể gây hậu quả đến tính mạng. Vì
vậy, chỉ cần một sự tác động nhỏ của người lớn, làm tổn thương chút ít đến các em
thì tuổi thiếu niên coi đó là sự xúc phạm lớn, sự tổn thất tâm hồn nghiêm trọng,
dẫn đến các phản ứng tiêu cực với cường độ mạnh. Ngược lại, các em dễ dàng bỏ
qua các hành vi (của mình và của người khác) có thể gây hậu quả tiêu cực nghiêm
trọng.
* Người lớn cần ứng xử với học sinh là: cần có sự hiểu biết nhất định về sự phát
triển thể chất và tâm lí tuổi thiếu niên, đặt thiếu niên vào vị trí của người cùng hợp
tác, tôn trọng và bình đẳng; cần gương mẫu, tế nhị trong hành xử với các em.
Câu17: Pt đặc điểm giao tiếp của hs THCS với bạn ngang hàng.
Đây là một việc chiếm vị trí quan trọng trong đời sống thiếu niên nhiều khi
giá trị này cao đến mức đẩy lùi hoạt động học tập xuống thứ 2 và làm các em xao
nhãng việc giao tiếp với người lớn trong gia đình vì khi các em giao tiếp với bạn
ngang hàng thỏa mãn được nhu cầu bình đẳng và khát vọng độc lập.
Khi giao tiếp với các bạn ngang hàng các em thu được những thông tin cần
thiết và quan trọng, học hỏi lẫn nhau về các kĩ năng lí luận về mặt diễn tả cảm xúc
và học được ở nhau những giá trị và chuẩn mực đạo đức; có được nơi chia sẻ cảm
xúc tâm sự được những bí mật bản thân, có được những ước mơ những tình cảm
lãng mạn và những vấn đề thầm kín có liên quan đến sự thay đổi cơ thể.
Quan hệ bạn bè ngang hàng là một nhu cầu giao tiếp rất lớn và cần thiết.
Câu18: Pt sự phát triển tự ý thức của HS THCS và vận dụng vào HĐDH.
+ Cấu tạo mới trung tâm chuyên biệt trong nhân cách thiếu niên sự
nảy sinh ở các em cảm giác về sự trưởng thành, cảm giác mìnhngười lớn. Cảm
giác về sự trưởng thành là cảm giác độc đáo của lứa tuổi thiếu niên.
Ở thiếu niên nảy sinh nhận thức mới, xuất hiện “cảm giác mình đã người
lớn”. Thiếu niên cảm thấy mình không còn trẻ con nữa; các em cũng cảm thấy
mình chưa thực sự là người lớn nhưng các em sẵn sàng muốn trở thành người lớn.
“Cảm giác mình đã người lớn” được thể hiện phong phú về nội dung hình
thức.
+ Sự hình thành tự ý thức một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự
phát triển nhân cách của thiếu niên.
Tự ý thức được hình thành từ trước tuổi thiếu niên. Khi bước vào tuổi thiếu
niên, các em đã được học tập và hoạt động tập thể, tích luỹ kinh nghiệm, tri thức và
kĩ năng hoạt động nhất định. Chính những điều đó tạo tiền đề cho sự phát triển tự ý
thức của thiếu niên, giúp cho các em phát triển tự ý thức một cách mạnh mẽ.
+ Nội dung tự ý thức của thiếu niên
Các em quan tâm nhận thức về bản thân: quan tâm đến vẻ bề ngoài: quần áo,
đầu tóc, phong cách ứng xử...Các em lo lắng, bận tâm về dáng vẻ bề ngoài vụng
về, lóng ngóng của mình.
Thiếu niên bắt đầu phân tích chủ định những đặc điểm về trạng thái, về
những phẩm chất tâm lí, về tính cách của mình, về thế giới tinh thần nói chung.
Các em quan tâm đến những cảm xúc mới, tự phê phán những tình cảm mới của
mình, chú ý đến khả năng, năng lực của mình, hình thành một hệ thống các nguyện
vọng, các giá trị hướng tới người lớn. Các em cố gắng bắt chước người lớn về mọi
phương diện (vẻ bề ngoài cũng như cách ứng xử... của người lớn).
Các em khao khát tình bạn mang động mới để tự khẳng định, tìm chỗ
đứng của mình trong nhóm bạn, trong tập thể, muốn được bạn bè yêu mến.
Thiếu niên quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu mối quan hệ người - người (đặc
biệt là quan hệ nam - nữ), đến việc thể nghiệm những rung cảm mới.
+ Mức độ tự ý thức của thiếu niên
Tự ý thức của thiếu niên thường bắt đầu từ nhận thức được hành vi của
mình; tiếp đến nhận thức các phẩm chất đạo đức, tính cách năng lực của
mình; rồi đến những phẩm chất thể hiện thái độ với người khác: tình thương, tình
bạn, tính vị tha, sự ân cần, cởi mở...); tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độ
đối với bản thân: khiêm tốn, nghiêm khắc với bản thân hay khoe khoang, dễ dãi...,
cuối cùng mới những phẩm chất phức tạp, thể hiện mối quan hệ nhiều mặt của
nhân cách
Câu 19: Sự hình thành lí tưởng sống của thanh niên mới lớn ntn, từ đó rút ra
trong HĐDH
| 1/38

Preview text:

Câu 1: Trình bày tính chủ thể của hiện tượng tâm lý người từ đó rút ra kết
luận cần thiết trong dạy học và giáo dục.
- Tính chủ thể là cái riêng của mỗi người. Khi tạo ra hình ảnh tâm lí con người thì
con người thường đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của bản thân vào trong đánh
giá nhận xét để nhằm làm cho hình ảnh tâm lí mang đậm tính chủ quan.
+ Cùng 1 sự vật hiện tượng tác động vào các chủ thể khác nhau xuất hiện những
hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau.
+ Cùng 1 sự vật hiện tượng tác động vào cùng một chủ thể nhưng ở những thời
điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, những trạng thái tâm lí khác nhau thì cho ta
những sắc thái tâm lí khác nhau
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận trải nghiệm và thể hiện rõ nhất. -Nguyên nhân:
+ Mỗi người có đặc điểm não bộ và hệ thần kinh khác nhau
+ Hoàn cảnh sống, môi trường sống, kinh nghiệm sống khác nhau
+ Tính tích cực hoạt động khác nhau *Kết luận sư phạm:
- Trong giao tiếp ứng xử cần tôn trọng cái riêng của mỗi người, không nên áp đặt ý
chủ quan của mình cho người khác.
- Trong dạy học cần chú ý đến nguyên tắc bám sát đối tượng, vừa sức với đối
tượng, trong giáo dục cần quán triệt nguyên tắc giáo dục cá biệt.
Câu 2: Tại sao nói: “tâm lí người là hình ảnh chủ quan về thế giới khách
quan”. Từ hiểu biết trên rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
Tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bởi vì:
Thế giới khách quan là những yếu tố tồn tại ngoài ý muốn con người. Nó luôn vận
động không ngừng. Thế giới khách quan tác động vào bộ não, các giác quan con
người đã tạo ra một hình ảnh gọi là hình ảnh tâm lý của cá nhân đó. Hay nói cách
khác đó là sự phản ánh tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ
thần kinh, bộ não người. C.Mác nói:" Tư tưởng, tâm lý chẳng qua là vật chất được
chuyển vào óc, biến đổi trong đó mà thôi." Sơ đồ:
Thế giới khách quan -> Bộ não -> Hình ảnh tâm lý
Phản ánh là sự tác động qua lại của hai dạng vật chất kết quả là sự sao chép của hệ
thống này lên hệ thống kia dưới dạng khác.
Phản ánh tâm lý khác với các dạng phản ánh khác ở chỗ:
- Phản ánh tâm lý là sự phản ánh của bộ não với hiện thực khách quan để tạo ra sản
phẩm là hình ảnh tâm lý, mang đậm nét của chủ thể.
- Hình ảnh tâm lý có tính tích cực, giúp cho con người có thể nhận thức được thế giới.
- Sự phản ánh tâm lý mang tính chủ thể sâu sắc, thể hiện ở chỗ:
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào bộ não từng người khác nhau có thể
tạo ra những hình ảnh tâm lý khác nhau. VD: Cùng xem một bộ phim nhưng những
cảm nhận về bộ phim của từng người không giống nhau.
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào con người nhưng ở những thời điểm,
hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khác nhau có thể tạo ra hình ảnh tâm lý khác nhau.
VD: Biết góp ý xây dựng vào lúc nào thì hợp lý để người được góp tiếp thu, sữa chữa.
+ Chủ thể hiểu và cảm nhận rõ nhất về hiện tâm lý của mình.
Như vậy khi hiện thực khách quan tác động vào con người sẽ nảy sinh ra hình ảnh
tâm lý, có nghĩa là tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Câu 3: Từ sự phân tích tính chủ thể của bản chất hiện tượng tâm lý người hãy
rút ra kết luận sư phạm trong dạy học và giáo dục cho học sinh
- Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử,
điều kiện sống... của con người
- Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và
các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
- Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.
- Tâm lí người mang tính chủ thể vì thế trong dạy học giáo dục cũng như trong
quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng, nhìn nhận học sinh theo
quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi
- Tôn trọng ý kiến quan điểm của từng chủ thể
- Khi nghiên cứu các môi trường xã hội quan hệ xã hội để hình thành và phát triển
tâm lý cần tổ chức có hiệu quả hoạt động đa dạng của từng giai đoạn lứa tuổi khác
nhau, giúp cho con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển
tâm lý con người, phải tìm hiểu nguồn gốc của họ, tìm hiểu đặc điểm của vùng người đó sống.
Câu 4: Phản ánh tâm lí là gì? Phân tích những biểu hiện của phản ánh tâm lí, cho ví dụ.
Phản ánh tâm lí là một dạng phản ánh của loại vật chất có tổ chức đặc biệt đó là não người.
Biểu hiện của phản ánh tâm lí là:
- Hiện thực khách quan là những yến tố tồn tại ngoài ý muốn của con người.Khi có
hiện thực khách quan tác động vào từ đó sẽ hình thành hình ảnh tâm lý về chúng.
Ví dụ: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có
thể hình dung lại nội dung của bức tranh đó. Hay: Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một
vật gì đó như hòn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mô tả lại hình dạng của hòn bi đó.
=> Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy là
phải kết hợp giữa bài giảng với thực tế thì học sinh sẻ tiếp thu bài tốt hơn., và phải
thường xuyên gắn liền nội dung của bài giảng với thực tế, sử dụng phương pháp
giảng dạy trực quan sinh động, phong phú… Phản ánh tâm lý là phản ánh đặt biệt,
tích cực, hình ảnh tâm lý mang tính năng động sáng tạo.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình
phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người, song hình ảnh tâm lý khác về chất
so với hình ảnh cơ lý hóa ở sinh vật.
Ví dụ: Hình ảnh tâm lý về một trận bóng đá đối vói một người say mê bóng đá sẻ
khác xa với sự cứng nhắt của hình ảnh vật lý trong tivi là hình ảnh chết cứng.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, hình ảnh đó, mang tính chủ thể mang sắc
thái riêng, đậm bản sác cá nhân. Cùng hoạt động trong một hoàn cảnh như nhau
nhưng hình ảnh tâm lý ở các chủ thể khác nhau sẻ khác nhau.Con người phản ánh
thế giới bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình.Cùng cảm
nhận sự tác động về một hiện thực khách quan tới những chủ thể khác nhau sẽ cho
những hình ảnh tâm lý khác nhau.
Ví dụ: Cùng xem một bức tranh sẽ có kẻ khen người chê khác nhau.
- Đứng trước sự tác động của một hiện tượng khách quan ở những thời điểm khác
nhau thì chủ thể sẽ có những biểu hiện và săc thái tâm lý khác nhau.
Ví dụ: Cùng một câu nói đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẽ gây cười hay
sẽ gây sự tức giận cho người khác.
Hay: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
=> Có sự khác biệt đó là do:
+ Mỗi người có đặc điểm não bộ và hệ thần kinh khác nhau
+ Hoàn cảnh sống, môi trường sống, kinh nghiệm sống khác nhau
+ Tính tích cực hoạt động khác nhau
Câu 5: Phân tích bản chất xã hội - lịch sử của hiện tượng tâm lí người từ đó
rút ra những ứng dụng cần thiết trong dạy học và giáo dục.
- Tâm lí người mang : bản chất xã hội
+ Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định.
+ Tâm lí người có nội dung xã hội
+ Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các quan hệ xã hội.
+ Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội vốn kinh nghiệm xã hội,
nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động, giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
- Tâm lí người mang tính lịch sử:
+ Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự thay đổi
của các điều kiện kinh tế- xã hội mà con người sống.
+ Sự thay đổi tâm lí người thể hiện ở 2 phương diện. Đối với tâm lý của cộng
đồng người, tâm lý của cộng đồng thay đổi cùng với sự thay đổi các điều kiện kinh
tế xã hội chung của toàn cộng đồng. Đối với tâm lý từng con người cụ thể, tâm lý
con người thay đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân.
+ Tâm lý người có tính lịch sử nên khi nghiên cứu tâm lý người cần quán triệt
quan điểm lịch sử cụ thể. Đồng thời phải nghiên cứu tâm lý người trong sự vận
động và biến đổi, tâm lý người không phải bất biến.
+ Khi đánh giá con người cần có quan điểm phát triển, không nên thành kiến với
con người, cũng không nên chủ quan với con người và với chính mình. - Kết luận:
+ tâm lý người có bản chất xã hội, vì thể phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền
văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động.
+ cần tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động
chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành phát triển tâm lí người
+ Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và
các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
Câu6: Trình bày chức năng tâm lí người và rút ra những kết luận cho hoạt động thực tiễn
- Chức năng tâm lí người:
+ Định hướng cho hoạt động.
+ Có chức năng điều khiển, kiểm soát quá trình hoạt động bằng chương trình, kế
hoạch, cách thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở nên có
ý thức và đem lại hiệu quả nhất định.
+ Giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục đích đã xác định,
đồng thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép. - Kết luận: Nhờ có chức năng nói trên mà
định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với thế giới khách quan, mà còn nhận
thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới. Chính trong quá trình đó, con người nhận thức
rõ về mình và cải tạo chính bản thân mình.
Câu 7: Trình bày cách phân loại hiện tượng tâm lí theo thời gian tồn tại của chúng,lấy ví dụ.
Theo tiêu chí này, người ta phân chia các hiện tượng tâm lý thành ba loại chính :
*Các quá trình tâm lý: Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn (vài giây đến vài giờ), có mở đầu, phát triển và kết thúc.
Có ba loại quá trình tâm lý :
- Quá trình nhận thức : Gồm các quá trình như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng…
- Quá trình cảm xúc : Thích, ghét, dễ chịu, khó chịu, yêu thương, khinh bỉ, căm thù… - Quá trình ý chí
* Các trạng thái tâm lý: Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
dài (vài mươi phút đến hàng tháng) thường ít biến động nhưng lại chi phối một
cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm với nó.
Ví dụ như sự chú ý, tâm trạng, sự ganh đua…
* Các thuộc tính tâm lý: Là hiện tượng tâm lý hình thành lâu dài và kéo dài rất
lâu, có khi suốt đời và tạo thành nét riêng của nhân cách, chi phối các quá trình và
trạng thái tâm lý của người ấy: tính nết, thói quen, quan điểm, hứng thú, lý tưởng sống…
Câu 8: Trình bày các cơ chế hình thành và phát triển tâm lí cá nhân. Lấy vd
Kinh nghiệm lịch sử, xã hội
+ Kinh nghiệm lịch sử: sự tích lũy kinh nghiệm xã hội trong suốt chiều dài phát
triển của xã hội đã hình thành nên kinh nghiệm lịch sử. Kinh nghiệm lịch sử là
dấu hiệu đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa con người với con vật.
+ Kinh nghiệm xã hội: hình thành và tồn tại trong hoạt động cá nhân, xã hội và
trong các mối quan hệ. Nó đc biểu hiện qua tri thức phổ thong và tri thức khoa
học về tự nhiên, xã hội, kinh nghiệm ứng xử. 
Cơ chế chuyển kinh nghiệm lịch sử, xã hội thành kinh nghiệm cá nhân
+ Quá trình phát triển tâm lí cá nhân thông qua sự tương tác giữa cá nhân và thế giới bên ngoài.
+ sự hình thành và phát triển thế giới cấu trúc tâm lí cá nhân thực chất là quá
trình chuyển các hành động tương tác từ bên ngoài vào bên trong của cá nhân.
+ quá trình hình thành cấu trúc mới theo nguyên lí từ bên ngoài vào bên trong.  Theo J. Piaget:
+ tương tác giữa trẻ em với thế giới đồ vật tạo ra cho trẻ những kinh nghiệm về
những thuộc tính vật lí của sự vật và phương pháp sang tạo ra chúng.
+ tương tác giữ trẻ với con người để giúp cho trẻ có được những kinh nghiệm
về các khuôn mẫu, đạo đức, tư duy, logic.
Vd: Vận dụng lí thuyết để giải thích rõ.
Câu9: Phân tích các quy luật phát triển tâm lí cá nhân, vd
Diễn ra theo một trình tự nhất định, k
hông nhảy cóc, không đốt cháy
giai đoạn: sự phát triển và trưởng thành của cơ thể từ lúc bắt đầu là một hợp
tử đến khi về già trải qua tuần tự các gđ. Thời gian, cường độ và tốc độ phát
triển ở mỗi cá nhân có thể khác nhau, nhưng mọi cá nhân phát triển bình
thường đều phải trải qua các gđ đó theo 1 trật tự hằng định.  Diễn ra không đều :
+ sự phát triển cả thể chất và tâm lí diễn ra với tốc độ không đều qua các giai
đoạn phát triển. Xu hướng chung là chậm dần từ sơ sinh đến trưởng thành. Có
gđ phát triển với tốc độ rất nhanh, có gđ chậm lại để rồi vượt lên ở gđ sau.
+ không đều về thời điểm hình thành, tốc độ, mức độ phát triển.
Vd: thông thường, trẻ em phát triển nhận thức trước và nhanh hơn so với phát
triển ngôn ngữ; ý thức về các sự vật bên ngoài trước khi xuất hiện ý thức về bản thân v.v.
+ Có sự không đều giữa các cá nhân trong quá trình phát triển cả về tốc độ và
mức độ: Khi mới sinh và lớn lên, mỗi cá nhân có cấu trúc cơ thể riêng (về hệ
thần kinh, các giác quan và các cơ quan khác của cơ thể). Đồng thời được nuôi
dưỡng, được hoạt động trong những môi trường riêng (gia đình, nhóm bạn, nhà
trường v.v). Sự khác biệt đó tạo ra ở mỗi cá nhân có tiềm năng, điều kiện, môi
trường phát triển riêng của mình, không giống người khác. Vì vậy giữa các cá
nhân có sự khác biệt và không đều về cả mức độ và tốc độ phát triển.
KL: Giáo dục trẻ em không chỉ quan tâm và tôn trọng sự khác biệt cá nhân
trong qúa trình phát triển của các em mà còn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để
mỗi cá nhân phát huy đến mức tối đa mọi tiềm năng của mình, để đạt đến mức
phát triển cao nhất so với chính bản thân mình.
- Diễn ra tiệm tiến và nhảy vọt: Theo nhà tâm lí học J.Piaget, sự hình thành và
phát triển
các cấu trúc tâm lí diễn ra theo cách tăng dần về số lượng (tăng trưởng)
đột biến (phát triển, biến đổi về chất).
Các nghiên cứu của S.Freud và E.Erikson đã phát hiện sự phát triển các cấu
trúc nhân cách của trẻ em diễn ra bằng cách tăng dần các mối quan hệ với người
lớn, dẫn đến cải tổ các cấu trúc nhân cách đã có, tạo ra cấu trúc mới, để thiết lập sự
cân bằng trong đời sống nội tâm của mình.
Như vậy, trong quá trình phát triển các cấu trúc tâm lí thường xuyên diễn ra
và đan xen giữa hai quá trình: tiệm tiến và nhảy vọt. Hai quá trình này có quan hệ nhân quả với nhau. 
Gắn bó chặt chẽ với sự trưởng thành c
ơ thể và sự tương tác với môi
trường văn hóa – xã hội:
+ Sự phát triển của các cấu trúc tâm lí gắn liền và phụ thuộc vào sự trưởng
thành của cơ thể và vào mức độ hoạt động của nó. Mức độ phát triển tâm lí phải
phù hợp với sự trưởng thành của cơ thể Nếu sự phù hợp này bị phá vỡ sẽ dẫn .
đến bất bình thường trong quá trình phát triển của cá nhân
+ Mặt khác, cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải hoạt động trong môi
trường hiện thực. Ở đó có rất nhiều lực lượng trực tiếp và gián tiếp tác động, chi
phối và quy định hoạt động của cá nhân, trong đó môi trường văn hoá - xã hội là
chủ yếu. Vì vậy, sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân diễn ra trong sự tương
tác chặt chẽ giữa ba yếu tố: chủ thể hoạt động, yếu tố thể chất và môi trường. Sự
tương tác giữa ba yếu tố này tạo nên tam giác phát triển của mọi cá nhân. 
Có tính mềm dẻo và có khả năng bù trừ
+ Các nhà Tâm lí học hành vi cho thấy, có thể điều chỉnh, thậm chí làm mất một
hành vi khi đã được hình thành. Điều này nói lên tính có thể thay đổi, thay thế
được của các hành vi trong quá trình phát triển.
+ Các công trình nghiên cứu của A.Adler cho thấy, con người, ngay từ nhỏ đã có
xu hướng vươn tới sự tốt đẹp. Trong quá trình đó, cá nhân thường ý thức được sự
thiếu hụt, yếu kém của mình và chính sự ý thức đó là động lực thúc đẩy cá nhân
khắc phục, bù trừ sự thiếu hụt đó. Đứa trẻ muốn nhìn tất cả nếu nó bị mù, muốn
nghe tất cả nếu tai của nó bị khiếm khuyết, muốn nói nếu nó gặp khó khăn về ngôn
ngữ v.v. Xu hướng bù trừ trong tâm lí là quy luật tâm lí cơ bản trong quá trình phát
triển.Thậm chí, sự bù trừ có thể quá mức (siêu bù trừ), dẫn đến chuyển hoá sự yếu
kém trở thành sức mạnh.
+ Như vậy, cả về phương diện hành vi bên ngoài, cả cấu trúc tâm lí bên trong và cơ
chế sinh lí thần kinh của vỏ não đều cho thấy sự linh hoạt và khả năng bù trừ của
cá nhân trong quá trình phát triển.
+ Việc phát hiện quy luật về tính mềm dẻo và bù trừ trong quá trình phát triển tâm
lí đã vạch ra cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh sự lệch lạc và khắc phục sự chậm
trễ, hẫng hụt tâm lí của cá nhân do các tác động từ phía chủ thể và từ phía môi
trường, đem lại sự cân bằng và phát triển bình thường cho cá nhân.
Câu10: Hoạt động là gì? Trình bày vai trò của hoạt động và sự phát triển của
tâm lý cá nhân. Lấy vd thực tiễn.

- Theo tâm lí học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế
giới ( khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người ( chủ thể).
* Vai trò của hoạt động và sự phát triển tâm lý cá nhân là:
Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân
cách cá nhân thông qua hai quá trình:
Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình
tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá
trình tạo ra sản phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm.
Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng
kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình.
Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin,
nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho
nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri
thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn
được gọi là quá trình nhập tâm.
Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả
tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó
là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọi người,…
Kết luận - Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
- Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo của từng thời kỳ.
Ví dụ: • Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ
vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh.
• Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập.
- Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác.
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
Câu 11: Giao tiếp là gì? TB vai trò của giao tiếp đối với sự nảy sinh hình
thành và phát triển tâm lí cá nhân, từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết.
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người thông qua đó con người trao
đổi với nhau về thông tin , cảm xúc, tri giác, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
** Vai trò của giao tiếp
* Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người
khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.
- Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng
đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
- Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp
đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
- Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông,
không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và
có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.
* Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.
- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.
- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người.
- Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải
có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
- Muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống.
- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với
nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng
của con người là tiếng nói và ngôn ngữ.
- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối
tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh
doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.
Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và
mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi, …
* Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội
nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực.
- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến
những kinh nghiệm đó thành kinh nghiệm của bản thân
- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người
thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã
hội tiến bộ, con người tiến bộ.
- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm
những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô
đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình
cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết
cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng
mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn
thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.
* Thông qua giao tiếp con người .
hình thành năng lực tự ý thức
- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở
nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người
khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ
có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm
bớt sự thích ứng lẫn nhau.
- Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những
diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
- Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so
sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm
nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
- Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội
chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.
- Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ
và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con
vật mà đã nuôi bản thân con người đó. Ví dụ:
• Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm
những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn
cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các
tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với
bản thân, gia đình và xã hội.
• Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch
sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia đình họ. ** Kết luận
- Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
“Sự phát triển của một cá nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác
mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”.
Câu 12: TB đặc điểm của hoạt động từ đó rút ra ứng dụng cần thiết trong hđ thực tiễn.
* Đặc điểm của hoạt động
- Tính đối tượng: đối tượng là tất cả những yếu tố TN, XH mà con người hướng
tới nhằm nhận thức, cải tạo. Đối tượng của hđ là cái mà con người cần làm ra, cần
chiếm lĩnh – đó chính là động cơ.
- Tính chủ thể: Hoạt động do chủ thể thực hiện, có thể là một hay nhiều người và
luôn thể hiện tính tích cực hoạt động
- Tính mục đích: Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân
chủ thể. Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng các điều kiện và phương tiện cần thiết.
- Tính gián tiếp: con người sử dụng công cụ lao động, ngôn ngữ, hình ảnh tâm lí
trong đầu tác động vào khách thể trong quá trình hđ của bản thân.
Câu13: Thế nào là sự phát triển tâm lí cá nhân? Việc hiểu biết bản chất tâm lí
cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong công tác giáo dục.
* Sự phát triển tâm lí cá nhân là quá trình mỗi chủ thể thông qua hoạt động và
giao tiếp để lĩnh hội những kinh nghiệm của lịch sử xã hội và biến chúng thành của
bản thân. Khái niệm dấu hiệu lịch sử là dấu hiệu đặc trưng tạo nên sự khác biệt
giữa con người với con vật. * Ý nghĩa:
- Tạo ra môi trường học tập, chia nội dung phù hợp với từng đối tượng giảng dạy,
tạo ra hđ phù hợp cho từng cá nhân.
- Làm sao để phù hợp với từng độ tuổi, từng gđ để các em phát triển 1 cách tối đa.
=> cần phân chia các gđ cụ thể để tác động kịp thời.
Câu14: Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển tâm lí cá nhân trải
qua những giai đoạn như thế nào? Phân tích đặc trưng cơ bản của một giai
đoạn phát triển tâm lí cá nhân. Vc hiểu biết các giai đoạn phát triển có ý nghĩa
ntn đối với công tác gdục.
- Thai nhi
- ấu nhi (0-3 tuổi). Lớp quan hệ chủ yếu là Mẹ và người lớn, thế giới đồ vật.
Tương tác mẹ – con và hành động với đồ vật là hành động chủ đạo.
- Mẫu giáo (3-6 tuổi) Quan hệ xã hội và thế giới đồ vật. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo.
- Nhi đồng (6 đến 11): Hoạt động chủ đạo là học tập
- Thiếu niên (11 đến 15 tuổi) Tri thức khoa học và thế giới bạn bè. Hoạt
động học tập và quan hệ bạn bè là chủ đạo.
- Thanh niên (15 đến 25) : Tri thức khoa học - nghề nghiệp
- Quan hệ xã hội. Hoạt động học tập - nghề nghiệp, Hoạt động xã hội là chủ đạo.
- Trưởng thành (25 đến 60) Nghề nghiệp và quan hệ xã hội. Hoạt động nghề
nghiệp, hoạt động xã hội
- Tuổi già > 60 tuổi. Quan hệ xã hội
Câu 15: Phân tích đặc điểm học tập của học sinh THCS. Từ đó rút ra những
kết luận cần thiết trong công tác giáo dục.

+ Thứ nhất: Vấn đề phương pháp học tập hiệu quả là mối quan tâm hàng
đầu trong học tập của học sinh THCS.
+ Thứ hai: Động cơ học của học sinh THCS là tìm hiểu một cách hệ thống
tri thức khoa học và áp dụng chúng vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.Ở cuối tuổi
THCS dần xuất hiện những động cơ học tập mới, có liên quan đến sự hình thành
dự định nghề nghiệp và tự ý thức.
+ Thứ ba: Có sự phân hoá thái độ đối với các môn học, có môn “thích”, môn
“không thích”, có môn “cần”, có môn “không cần”... Thái độ khác nhau đối với
các môn học của học sinh THCS phụ thuộc vào hứng thú, sở thích của các em, vào
nội dung môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
+ Thứ tư: Tính chất và hình thức hoạt động học của học sinh THCS cũng
thay đổi. Học sinh THCS thường hứng thú với những hình thức học tập đa dạng,
phong phú, (những giờ thảo luận, thực hành, thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, ở
vườn sinh vật; những buổi sinh hoạt theo chủ đề, văn nghệ, thể thao, ngoại khoá, tham quan, dã ngoại...).
+ Thứ năm: Học sinh THCS ít phụ thuộc vào giáo viên hơn so với học sinh
Tiểu học. Các em tiếp xúc với nhiều giáo viên có phong cách giảng dạy, có thái độ
và yêu cầu khác nhau đối với học sinh, do đó các em có thể nảy sinh sự đánh giá,
so sánh và tỏ thái độ khác nhau đối với các giáo viên. Từ đó có yêu cầu cao về
phẩm chất và năng lực của các giáo viên, đặc biệt là về các phẩm chất nhân cách.
Câu 16: Phân tích đặc điểm giao tiếp của hs THCS với người lớn. Người lớn
cần ứng xử ntn trong giao tiếp với học sinh.
* Đặc điểm giao tiếp của HS THCS với người lớn là:
+Thứ nhất: tính chủ thể cao và khát vọng độc lập trong quan hệ. Nhu cầu
được tôn trọng, bình đẳng và được đối xử như người lớn; được hợp tác, cùng hoạt
động với người lớn, không thích sự quan tâm, can thiệp, sự kiểm tra, sự giám sát
chặt chẽ của người lớn trong cuộc sống, học tập và trong công việc riêng của các
em; không thích người lớn ra lệnh. Nếu tính chủ thể và khát vọng độc lập được
thoả mãn, thiếu niên sung sướng, hài lòng thể hiện sự cố gắng vươn lên. Ngược lại,
sẽ nảy sinh nhiều phản ứng tiêu cực mạnh mẽ, tạo nên “xung đột” trong quan hệ
với người lớn. Các em có thể cãi lại, bảo vệ quan điểm, ý kiến riêng bằng lời nói,
việc làm, thậm chí chống đối người lớn hoặc bỏ nhà ra đi...
+ Thứ hai: ở tuổi thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn
trong nhận thức và nhu cầu. Một mặt, các em có nhu cầu thoát li khỏi sự giám sát
của người lớn, muốn độc lập, nhưng do còn phụ thuộc và chưa có nhiều kinh
nghiệm ứng xử, giải quyết nhiều vấn đề về hoạt hoạt động và tương lai, nên các em
vẫn có nhu cầu, mong muốn được người lớn gần gũi, chia sẻ và định hướng cho
mình; làm gương để mình noi theo. Mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh, bất ổn
định về thể chất, tâm lí và vị thế xã hội của trẻ em với nhận thức và hành xử của
người lớn không theo kịp sự thay đổi đó.
Vì vậy, người lớn vẫn thường có thái độ
và cách cư xử như với trẻ nhỏ.
+Thứ ba: thiếu niên có xu hướng cường điệu hoá, kịch hoá các tác động của
người lớn trong ứng xử hàng ngày.
Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường
điệu hoá quá mức tầm quan trọng của các tác động liên quan tới danh dự và lòng tự
trọng của mình, coi nhẹ các hành vi của mình có thể gây hậu quả đến tính mạng. Vì
vậy, chỉ cần một sự tác động nhỏ của người lớn, làm tổn thương chút ít đến các em
thì tuổi thiếu niên coi đó là sự xúc phạm lớn, sự tổn thất tâm hồn nghiêm trọng,
dẫn đến các phản ứng tiêu cực với cường độ mạnh. Ngược lại, các em dễ dàng bỏ
qua các hành vi (của mình và của người khác) có thể gây hậu quả tiêu cực nghiêm trọng.
* Người lớn cần ứng xử với học sinh là: cần có sự hiểu biết nhất định về sự phát
triển thể chất và tâm lí tuổi thiếu niên, đặt thiếu niên vào vị trí của người cùng hợp
tác, tôn trọng và bình đẳng; cần gương mẫu, tế nhị trong hành xử với các em.
Câu17: Pt đặc điểm giao tiếp của hs THCS với bạn ngang hàng.
Đây là một việc chiếm vị trí quan trọng trong đời sống thiếu niên nhiều khi
giá trị này cao đến mức đẩy lùi hoạt động học tập xuống thứ 2 và làm các em xao
nhãng việc giao tiếp với người lớn trong gia đình vì khi các em giao tiếp với bạn
ngang hàng thỏa mãn được nhu cầu bình đẳng và khát vọng độc lập.
Khi giao tiếp với các bạn ngang hàng các em thu được những thông tin cần
thiết và quan trọng, học hỏi lẫn nhau về các kĩ năng lí luận về mặt diễn tả cảm xúc
và học được ở nhau những giá trị và chuẩn mực đạo đức; có được nơi chia sẻ cảm
xúc tâm sự được những bí mật bản thân, có được những ước mơ những tình cảm
lãng mạn và những vấn đề thầm kín có liên quan đến sự thay đổi cơ thể.
Quan hệ bạn bè ngang hàng là một nhu cầu giao tiếp rất lớn và cần thiết.
Câu18: Pt sự phát triển tự ý thức của HS THCS và vận dụng vào HĐDH.
+ Cấu tạo mới trung tâm và chuyên biệt trong nhân cách thiếu niên là sự
nảy sinh ở các em cảm giác về sự trưởng thành, cảm giác mình là người lớn. Cảm
giác về sự trưởng thành là cảm giác độc đáo của lứa tuổi thiếu niên.

Ở thiếu niên nảy sinh nhận thức mới, xuất hiện “cảm giác mình đã là người
lớn”. Thiếu niên cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa; các em cũng cảm thấy
mình chưa thực sự là người lớn nhưng các em sẵn sàng muốn trở thành người lớn.
“Cảm giác mình đã là người lớn” được thể hiện phong phú về nội dung và hình thức.
+ Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự
phát triển nhân cách của thiếu niên.
Tự ý thức được hình thành từ trước tuổi thiếu niên. Khi bước vào tuổi thiếu
niên, các em đã được học tập và hoạt động tập thể, tích luỹ kinh nghiệm, tri thức và
kĩ năng hoạt động nhất định. Chính những điều đó tạo tiền đề cho sự phát triển tự ý
thức của thiếu niên, giúp cho các em phát triển tự ý thức một cách mạnh mẽ.
+ Nội dung tự ý thức của thiếu niên
Các em quan tâm nhận thức về bản thân: quan tâm đến vẻ bề ngoài: quần áo,
đầu tóc, phong cách ứng xử...Các em lo lắng, bận tâm về dáng vẻ bề ngoài vụng
về, lóng ngóng của mình.
Thiếu niên bắt đầu phân tích có chủ định những đặc điểm về trạng thái, về
những phẩm chất tâm lí, về tính cách của mình, về thế giới tinh thần nói chung.
Các em quan tâm đến những cảm xúc mới, tự phê phán những tình cảm mới của
mình, chú ý đến khả năng, năng lực của mình, hình thành một hệ thống các nguyện
vọng, các giá trị hướng tới người lớn. Các em cố gắng bắt chước người lớn về mọi
phương diện (vẻ bề ngoài cũng như cách ứng xử... của người lớn).
Các em khao khát tình bạn mang động cơ mới để tự khẳng định, tìm chỗ
đứng của mình trong nhóm bạn, trong tập thể, muốn được bạn bè yêu mến.
Thiếu niên quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu mối quan hệ người - người (đặc
biệt là quan hệ nam - nữ), đến việc thể nghiệm những rung cảm mới.
+ Mức độ tự ý thức của thiếu niên
Tự ý thức của thiếu niên thường bắt đầu từ nhận thức được hành vi của
mình; tiếp đến là nhận thức các phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của
mình; rồi đến những phẩm chất thể hiện thái độ với người khác: tình thương, tình
bạn, tính vị tha, sự ân cần, cởi mở...); tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độ
đối với bản thân: khiêm tốn, nghiêm khắc với bản thân hay khoe khoang, dễ dãi...,
cuối cùng mới là những phẩm chất phức tạp, thể hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách
Câu 19: Sự hình thành lí tưởng sống của thanh niên mới lớn ntn, từ đó rút ra trong HĐDH