Trình bày vấn đề cách mạng xã hội - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

CÂU 1: Trình bày vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay theo quan điểm của triết học Mác - Lênin? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
CÂU 1: Trình bày vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay theo quan điểm
của triết học Mác - Lênin?
- Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay theo quan điểm của triết học
Mác - Lênin là cơ sở khoa học cho vấn đề giành và giữ chính quyền trong
cách mạng vô sản, phê phán các quan điểm sai trái.
- Trong thời đại ngày nay, cần nhận thức điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan của cách mạng xã hội đã có sự thay đổi to lớn. Điều kiện khách quan:
các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gây gắt, nhất là mâu thuẫn giữa tính
chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu
tư nhân, tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 bùng nổ thì cũng kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về chính trị - xã
hội: đạo đức, sinh thái, thất nghiệp…Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi
các quốc gia phải phối hợp giải quyết: biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân.
Nhân tố chủ quan: giai cấp công nhân ở các nước tư bản từng bước phát
triển, các chính đảng vô sản không ngừng được củng cố về mọi mặt.
- Xét một cách toàn diện, về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, vẫn
chưa chín muồi cho cuộc cách mạng vô sản vì: trên thế giới, hòa bình, hợp
tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Giai cấp tư sản cũng tích lũy được nhiều
bài học kinh nghiệm, điều chỉnh các lợi ích, ngăn chặn cách mạng xã hội.
- Dù không có các cuộc cách mạng xã hội tiêu biểu như trong lịch sử, thì tiến
hóa xã hội, cải cách xã hội vẫn diễn ra, làm phát triển dần dần từng bộ phận,
từng yếu tố, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thay đổi trước hết về lực lượng
sản xuất rồi đến quan hệ sản xuất, từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế xã
hội tức cơ sở hạ tầng và do đó thay đổi các yếu tố trên kiến trúc thượng tầng
xã hội dẫn đến thay đổi toàn bộ xã hội. Cách mạng xã hội sẽ diễn ra dưới
hình thức chuyển hóa dần dần từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình
thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.
CÂU 2: Phân tích các hình thái ý thức xã hội? Theo anh chị hình thái ý thức xã hội
nào chi phối anh (chị) nhiều nhất? Vì sao?
* Phân tích các hình thái ý thức xã hội:
- Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau. Những hình thái chủ
yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức,
ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo và triết học.
1. Hình thái ý thức chính trị:
- Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại
trong các xã hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh các mối quan hệ
kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa
các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và thái độ của các giai cấp đối với
quyền lực nhà nước.
- Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị, có vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển của xã hội. Hệ tư tưởng chính trị tiến bộ sẽ thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển các mặt của đời sống xã hội; ngược lại, hệ tư
tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát
triển đó.
2. Hình thái ý thức pháp quyền:
- Hình thái ý thức pháp quyền cũng phản ánh các mối quan hệ kinh tế của
xã hội song bằng ngôn ngữ pháp luật. Trong xã hội có giai cấp, ý thức
pháp quyền là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về
bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của
nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân, về tính hợp pháp và
không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội.
3. Hình thái ý thức đạo đức:
- Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái
xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác,
lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc
đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá
nhân với cá nhân trong xã hội.
- Hình thái ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ
rất sớm trong lịch sử, ngay từ xã hội nguyên thuỷ.
4. Hình thái ý thức khoa học:
- Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện
tượng xã hội đặc biệt. Xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội
không thể tách rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội.
- Ý thức khoa học – với tính cách là một hình thái ý thức xã hội – là hệ
thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng về thế giới
đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn
5. Hình thái ý thức thẩm mỹ hay ý thức nghệ thuật:
- Ý thức thẩm mỹ là loại ý thức đặc biệt phản ánh thế giới bằng hình
tượng nghệ thuật, xoay quanh các khái niệm cái đẹp và cái xấu.
- Trong xã hội có phân chia giai cấp thì nghệ thuật mang tính giai cấp và
chịu sự chi phối của các quan điểm chính trị, của các quan hệ kinh tế.
Tuy nhiên, cũng như hình thái ý thức đạo đức, nghệ thuật và ý thức thẩm
mỹ vẫn có những yếu tố mang tính toàn nhân loại.
6. Hình thái ý thức tôn giáo:
- Hình thái ý thức tôn giáo là loại ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hư ảo
về thế giới trần tục, được nảy sinh trong điều kiện con người bất lực
trước các thế lực tự nhiên và xã hội nhất định.
- Tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội gồm có tâm lý tôn
giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu
tượng, tình cảm, tâm trạng của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo. Hệ tư
tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý được các nhà thần học và các chức sắc
giáo sỹ tôn giáo tạo dựng và truyền bá trong xã hội. Chức năng chủ yếu
của ý thức tôn giáo là chức năng đền bù – hư ảo.
7. Hình thái ý thức triết học.
- Hình thái ý thức triết học là hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức.
Nếu như các ngành khoa học riêng lẻ nghiên cứu thế giới từ các khía
cạnh, những mặt nhất định của thế giới đó thì triết học cung cấp cho con
người tri thức về thế giới như một chính thể thông qua việc tổng kết toàn
bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính bản thân triết học.
- Triết học chân chính là tinh hoa về mặt tinh thần của mỗi thời đại và là
linh hồn sống của văn hóa.
- Triết học có sứ mệnh trở thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương
pháp luận cho con người.
* Hình thái chi phối nhiều nhất: hình thái ý thức chính trị vì đây là hình thái xuất
hiện trong những xã hội có giai cấp và có nhà nước, nhất là hệ tư tưởng chính trị có
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội, nó thể hiện trong những cương
lĩnh chính trị, trong đường lối và các chính sách của đảng chính trị, pháp luật của
nhà nước. Hệ tư tưởng chính trị sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các mặt của đời
sống xã hội; ngược lại, hệ tư tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìm hãm, thậm
chí kéo lùi sự phát trển. Trong thời đại hiện nay, hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân là hệ tư tưởng tiến bộ, cách mạng và khoa học đang dẫn dắt giai cấp công
nhân và nhân dân lao động đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ người bốc lột người, tiến
tới xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn chế độ tư bản chủ nghĩa.
| 1/3

Preview text:

BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
CÂU 1: Trình bày vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay theo quan điểm
của triết học Mác - Lênin?
- Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay theo quan điểm của triết học
Mác - Lênin là cơ sở khoa học cho vấn đề giành và giữ chính quyền trong
cách mạng vô sản, phê phán các quan điểm sai trái.
- Trong thời đại ngày nay, cần nhận thức điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan của cách mạng xã hội đã có sự thay đổi to lớn. Điều kiện khách quan:
các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gây gắt, nhất là mâu thuẫn giữa tính
chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu
tư nhân, tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 bùng nổ thì cũng kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về chính trị - xã
hội: đạo đức, sinh thái, thất nghiệp…Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi
các quốc gia phải phối hợp giải quyết: biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân.
Nhân tố chủ quan: giai cấp công nhân ở các nước tư bản từng bước phát
triển, các chính đảng vô sản không ngừng được củng cố về mọi mặt.
- Xét một cách toàn diện, về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, vẫn
chưa chín muồi cho cuộc cách mạng vô sản vì: trên thế giới, hòa bình, hợp
tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Giai cấp tư sản cũng tích lũy được nhiều
bài học kinh nghiệm, điều chỉnh các lợi ích, ngăn chặn cách mạng xã hội.
- Dù không có các cuộc cách mạng xã hội tiêu biểu như trong lịch sử, thì tiến
hóa xã hội, cải cách xã hội vẫn diễn ra, làm phát triển dần dần từng bộ phận,
từng yếu tố, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thay đổi trước hết về lực lượng
sản xuất rồi đến quan hệ sản xuất, từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế xã
hội tức cơ sở hạ tầng và do đó thay đổi các yếu tố trên kiến trúc thượng tầng
xã hội dẫn đến thay đổi toàn bộ xã hội. Cách mạng xã hội sẽ diễn ra dưới
hình thức chuyển hóa dần dần từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình
thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.
CÂU 2: Phân tích các hình thái ý thức xã hội? Theo anh chị hình thái ý thức xã hội
nào chi phối anh (chị) nhiều nhất? Vì sao?
* Phân tích các hình thái ý thức xã hội:
- Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau. Những hình thái chủ
yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức,
ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo và triết học.
1. Hình thái ý thức chính trị:
- Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại
trong các xã hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh các mối quan hệ
kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa
các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
- Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị, có vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển của xã hội. Hệ tư tưởng chính trị tiến bộ sẽ thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển các mặt của đời sống xã hội; ngược lại, hệ tư
tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển đó.
2. Hình thái ý thức pháp quyền:
- Hình thái ý thức pháp quyền cũng phản ánh các mối quan hệ kinh tế của
xã hội song bằng ngôn ngữ pháp luật. Trong xã hội có giai cấp, ý thức
pháp quyền là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về
bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của
nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân, về tính hợp pháp và
không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội. 3.
Hình thái ý thức đạo đức:
- Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái
xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác,
lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc
đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá
nhân với cá nhân trong xã hội.
- Hình thái ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ
rất sớm trong lịch sử, ngay từ xã hội nguyên thuỷ. 4.
Hình thái ý thức khoa học:
- Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện
tượng xã hội đặc biệt. Xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội
không thể tách rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội.
- Ý thức khoa học – với tính cách là một hình thái ý thức xã hội – là hệ
thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng về thế giới
đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn 5.
Hình thái ý thức thẩm mỹ hay ý thức nghệ thuật:
- Ý thức thẩm mỹ là loại ý thức đặc biệt phản ánh thế giới bằng hình
tượng nghệ thuật, xoay quanh các khái niệm cái đẹp và cái xấu.
- Trong xã hội có phân chia giai cấp thì nghệ thuật mang tính giai cấp và
chịu sự chi phối của các quan điểm chính trị, của các quan hệ kinh tế.
Tuy nhiên, cũng như hình thái ý thức đạo đức, nghệ thuật và ý thức thẩm
mỹ vẫn có những yếu tố mang tính toàn nhân loại. 6.
Hình thái ý thức tôn giáo:
- Hình thái ý thức tôn giáo là loại ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hư ảo
về thế giới trần tục, được nảy sinh trong điều kiện con người bất lực
trước các thế lực tự nhiên và xã hội nhất định.
- Tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội gồm có tâm lý tôn
giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu
tượng, tình cảm, tâm trạng của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo. Hệ tư
tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý được các nhà thần học và các chức sắc
giáo sỹ tôn giáo tạo dựng và truyền bá trong xã hội. Chức năng chủ yếu
của ý thức tôn giáo là chức năng đền bù – hư ảo. 7.
Hình thái ý thức triết học.
- Hình thái ý thức triết học là hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức.
Nếu như các ngành khoa học riêng lẻ nghiên cứu thế giới từ các khía
cạnh, những mặt nhất định của thế giới đó thì triết học cung cấp cho con
người tri thức về thế giới như một chính thể thông qua việc tổng kết toàn
bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính bản thân triết học.
- Triết học chân chính là tinh hoa về mặt tinh thần của mỗi thời đại và là
linh hồn sống của văn hóa.
- Triết học có sứ mệnh trở thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận cho con người.
* Hình thái chi phối nhiều nhất: hình thái ý thức chính trị vì đây là hình thái xuất
hiện trong những xã hội có giai cấp và có nhà nước, nhất là hệ tư tưởng chính trị có
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội, nó thể hiện trong những cương
lĩnh chính trị, trong đường lối và các chính sách của đảng chính trị, pháp luật của
nhà nước. Hệ tư tưởng chính trị sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các mặt của đời
sống xã hội; ngược lại, hệ tư tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìm hãm, thậm
chí kéo lùi sự phát trển. Trong thời đại hiện nay, hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân là hệ tư tưởng tiến bộ, cách mạng và khoa học đang dẫn dắt giai cấp công
nhân và nhân dân lao động đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ người bốc lột người, tiến
tới xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn chế độ tư bản chủ nghĩa.