Trọn bộ bài tập câu hỏi học phần môn tư tưởng hồ chí minh - Bài tập thảo luận | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam
Trọn bộ bài tập câu hỏi học phần môn tư tưởng hồ chí minh - Bài tập thảo luận | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
Câu 1. Phân tích bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
*Bối cảnh lịch sử Việt Nam hình thành Tư tưởng HCM (Cơ sở thực tiễn)
- Bối cảnh xã hội VN cuối XIX, đầu XX
+ Trước khi thực dân pháp xâm lược, VN là 1 quốc gia phong kiến độc lập,
đời sống nhân dân khổ cực, kinh tế trì trệ kém phát triển (do chính sách khép
kín, tư tưởng nho giáo, trọng văn hóa, lễ nghi, k tập trung phát triển kinh tế).
+ Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược VN, VN trở thành quốc gia nửa
phong kiến, nửa thuộc địa, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, triều đình
nhà Nguyễn chống trả quyết liệt nhưng sau chủ hòa.
+ Năm 1884, VN trở thành thuộc địa của Pháp.
+ Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt (giữa dân tộc với thực dân pháp và giữa
dân tộc với địa chủ phong kiến) Mâu thuẫn gay gắt nhất là của dân tộc với
thực dân Pháp dẫn đến nổ ra nhiều phong trào đấu tranh.
+ Phong trào đấu tranh của sỹ phu và đồng bào yêu nước (hoàng hoa thám).
+ Phong trào yêu nước theo con đương chủ nghĩa tư bản (phan bội châu, phan châu trinh).
=> Tuy nhiên các phong trào thất bại, Đặt ra vấn đề tìm con đường cứu nước mới. - Khi HCM lớn lên:
+ Chứng kiến cảnh đàn áp dã man của thực dân Pháp.
+ Chứng kiến cảnh các phong trào yêu nước thất bại, thủ lĩnh người bị lưu
đày ra côn đảo, người bị bắt giam, người bị cho vào máy chém.
+ Chứng kiến anh chị của mình bị bắt giam và lưu đày nhiều năm.
+ Chứng kiến sự ươn hèn bạc nhược của quan lại Nam triều.
⇒Ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 2. Phân tích những tiền đề tư tưởng - lý luận hình thành tư tưởng HCM?
Tiền đê nào có vai trò quan trọng nhất?
*Những tiền đề tư tưởng – lý luận hình thành tư tưởng HCM:
a. Giá trị truyền thống Việt Nam
Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt
Nam đã tạo dựng một nền văn hóa riêng phong phú và bền vững với những
truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trong đó, những truyền thống văn hóa tiêu
biể nhất tác động đến Hồ Chí Minh:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
- Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa, tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách trong hoạc nạn, khó khăn.
- Truyền thống lạc quan, yêu đời.
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và
không ngừng mở rộng cửa tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền
thống nêu trên đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của HCM, chi
phối mọi suy nghĩ và hành động của người. Đây là nguồn tư tưởng, lý
luận đầu tiên, là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng HCM.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Những bộ phận tư tưởng và văn hóa nhân loại tác động lớn đến sự hình
thành tư tưởng HCM: tư tưởng và văn hóa phương Đông; tư tưởng và văn
hóa phương Tây. Người đã kế thừa những nguồn tư tưởng và văn hóa đó
theo tinh thần phê phán, kế thừa cái hay cái tốt có ích cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân; phê phán và loại bỏ những cái giở, cái xấu, có hại cho
sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông:
+ Nho giáo: HCM đã tiếp thu những yếu tố tích cực của Nho giáo. Đó là
tinh thần nhân nghĩa, đạo tu thân, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn, ôn
hòa... đồng thời, Người cũng phê phán, lọc bỏ những yếu tố tiêu cực của
học thuyết này. Đó là tư tưởng phân biệt đẳng cấp, những giáo điều cực
đoan về “tam cương”, “ngũ đường”.
+ Phật giáo: HCM chủ yêu khai thác ở nhà Phật tư tưởng vị tha, từ bi, bác
ái, cứu khổ, cứu nạn; tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác;
nếp sống giản dị thanh bạch, chăm lo làm điều thiện... bên cạnh đó,
Người cũng phê phán tính chất duy tâm về mặt xã hội của Phật giáo..
- Tư tưởng văn hóa phương Tây:
+ Nguồn gốc tư tưởng văn hóa phương Tây đầu tiên ảnh hưởng tới HCM
là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Đại cách mạng Tư sản Pháp. Từ
năm 13 tuổi Người đã biết đến và háo hức muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về tư
tưởng tiến bộ này. Tư tưởng này đã được Người kế thừa và phát triển
thành tư tưởng đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng cho các dân tộc thuộc địa.
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM còn tiếp thu nhiều từ văn
hóa phương Tây khác cần thiết cho sự nghiệp cách mạng của mình nhưu:
tư tưởng dân chủ, phong cách dân chủ, cách làm việc dân chủ, tinh thần dám nghĩ, dám làm.
Tư tưởng văn hóa nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng HCM.
c. Chủ nghĩa Mác Lênin
Chủ nghĩa Mác Leenin là một bộ phân của văn hóa nhân loại, nhưng
là bộ phận tinh túy nhất, mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc
nhất trong văn hóa nhân loại. Đây cũng là nguồn tư tưởng, lý luận quyết
định bước phát triển vầ chất của tư tưởng HCM.
Chủ nghĩa Mác Leenin là nguồn tư tưởng lý luận quyết định bước
phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Chỉ khi đến với Chủ nghĩa Mác, HCM mới tìm thất con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc - con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản.
+ Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Mac-lenin, HCM đã từng
bước xây dựng nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của mình
về những vấn đề cơ bản của CM VN.
+ Thế giới quan và phương pháp luận Mác đã giúp HCM hấp thụ và
chuyển hóa được những nhân tố tiến bộ và tích cực của tuyền thống
văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại thành trí tuệ của bản thân;
giúp Người phân tích và tổng kết đúng đắn thực tiễn trong nước và thế
giới. Đây là những cơ sở quan trọng giúp Người đề ra những chiến
lược và sách lược đúng đắn cho CM VN.
Tư tưởng HCM nằm trong hệ tư tưởng Mác – leenin và chủ nghĩa Mác và
nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng HCM.
*Tiền đề quan trọng nhất:
Trong các tiền đề trên chủ nghĩa Mác- Lê nin là tiền đề quan trọng nhất là
vì: Chủ nghĩa Mác- Lê nin là thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh, là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mạng nhất, đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc và phát triển cho dân tộc
ta. Thế giới quan, phương pháp luận CN Mác Lenin. Câu
3. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác Lênin đối với sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh? *Vai trò
Chủ nghĩa mác – lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá
trình hình thành và phát triển của tư tưởng hồ chí minh.
Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ
Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về
chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn. chính trên cơ sở của lý luận mác – lênin đã giúp người
tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá
của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử.
Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng hồ chí minh thì chủ nghĩa mác –
lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất. Mối quan hệ giữa tư
tưởng hồ chí minh với chủ nghĩa mác – lênin .Chủ nghĩa mác – lênin là đỉnh cao
của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng,
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản
và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa mác – lênin. Đối với
người, đến với chủ nghĩa mác – lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách
mạng vô sản. từ đây, người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt
để: "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng
được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa
cộng sản và của cách mạng thế giới". Đến với chủ nghĩa mác – lênin, tư tưởng,
quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với
chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa mác – lênin.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: chủ
nghĩa mác – lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất,
"muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa mã khắc tư và chủ nghĩa lê-
nin". Đối với người, chủ nghĩa mác – lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp
luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. người không bao giờ
xa rời chủ nghĩa mác – lênin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và
chủ nghĩa xét lại. Như vậy, chủ nghĩa mác – lênin là một nguồn gốc – nguồn gốc
chủ yếu nhất, của tư tưởng hồ chí minh, là một bộ phận hữu cơ – bộ phận cơ sở,
nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. không thể đặt tư tưởng hồ chí minh ra ngoài
hệ tư tưởng mác – lênin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng hồ chí minh
khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa mác – lênin.
Câu 4. Kể tên các giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh? Giai đoạn nào tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn thành cơ bản về
con đường cách mạng Việt Nam? Phân tích nội dung giai đoạn đó?
*Các giai đoạn trong quá trình và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước mới.
- Thời kỳ 1911-1920: Hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng dân tộc
Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
- Thời kỳ 1920 – 1930: Hình thành những nội dung cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam.
- Thời kỳ 1930 – 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phong
phú cách mạng vô sản đúng đắn, sáng tạo.
- Thời kỳ 1941 – 1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, soi đường cho
sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
*Giai đoạn tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn thành cơ bản về con đường cách
mạng Việt Nam là thời kỳ 1920 – 1930:
o Trong giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc hoạt động rất phong phú, tích
cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước, chuẩn bị về mặt chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
o Hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú trên địa bàn Pháp như: tích
cực hoạt động trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng xã hội Pháp,
các bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân trong Người cùng khổ tờ Báo
“Hội Hợp tác Người Cùng Khổ” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin vào Việt Nam (từ 1921-1923); Tại Liên-Xô, dự đại hội Quốc tế
Nông dân, dự đại hội V Quốc tế cộng sản (1923-1924); Trung Quốc:
Người về Quảng Châu, tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng, mở
lớp huấn luyện cán bộ; Thái Lan (1928-1929).
o Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như “Bản án chế độ thực dân
Pháp” (1925); “Đường Kách Mệnh” (1927); “Chánh cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt” (1930) và nhiều bài viết khác
của Người trong giai đoạn này là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện
tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc.
o Chỉ ra bản chất của CNTB là “ăn cướp”, “giết người”; là kẻ thù chung
của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
o Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con
đường cách mạng vô sản và là một bô phận của cách mạng vô sản thế giới.
o Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở
chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ
thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.
o Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “Dân tộc cách mạng”.
o Cách mạng là sự nghiệp quần chung nhân dân. Ở các nước nông
nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lương đông đảo nhất trong xã hội, cần
xây dựng khôi công nông liên minh làm động lực cách mạng.
o Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo.
o Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng”. Ngày 3/2/1930, Hồ Chí
Minh trở thành nhà tư tưởng theo đúng ý nghĩa cao cả của từ này.
Câu 5. Phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và
sự phát triển thế giới?
*Giá trị tư tưởng Đối với CMVN:
Tư tưởng HCM soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc VN
- Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc:
+ Là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn bất diệt.
+ Là hệ thống những quan điểm, chiến lược, sách lược cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN.
+ Giải phóng dân tộc, định hướng cho sự phát triển của dân tộc.
+ Phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong
thời đại CM vô sản, phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải
phóng dân tộc, giai cấp và con người.
- Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của CMVN:
+ Soi đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Là nền tảng để Đảng ta vạch ra đường lối CM đúng đắn, là sợi chỉ đỏ đi tới thắng lợi.
+ Giúp có nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến bảo vệ nền
độc lập, phát triển kinh tế, tự do hạnh phúc, tiến tới XHCN.
Đối với sự phát triển của TG:
- Phản ánh khát vọng thời đại:
+ Là lý luận CM giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lenin.
+ Sự chủ động của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa dưới
ánh sáng của chủ nghĩa Mác- lenin.
+ Sự chủ động của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
+ Con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
+ Xác định những vấn đề cơ bản của CM trong tư tưởng có giá trị to
lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực của nhiều vấn đề quốc tế hiện nay.
- Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người:
+ Nhận thức đúng sự biến chuyển của thời địa, xu thế phát triển, HCM dã
đề ra đường lối chiến lược, phương pháp đúng đắn cho sự nghiệp Cm VN. Ý nghĩa:
- Cổ cũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng: + Đối với dân tộc VN. + Đối với TG.
- Là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạp và phát triển của nhân loại
- Làm sống lại những giá trj tinh thần của dân tộc VN.
- Xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Câu 6. Phân tích thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
* Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc thuộc địa là một vấn đề chính
trị, kinh tế và xã hội. Nó liên quan đến việc các quốc gia và dân tộc bị thôn
tính, bị áp bức và bị kiểm soát bởi các thế lực đế quốc và tư bản.
Hồ Chí Minh cho rằng, dân tộc thuộc địa là một hình thức bất công và bất
bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Nó là sự vi phạm quyền tự do, độc lập và
tự do phát triển của các dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định quyền tự quyết của các dân tộc thuộc
địa. Ông tin rằng, các dân tộc thuộc địa có quyền tự do quyết định về chính