Trọn bộ lý thuyết ôn tập Triết học Mác - Lênin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Trọn bộ lý thuyết ôn tập Triết học Mác - Lênin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MÔN: Triết học Mác - Lênin PHẦN CÂU HỎI:
1. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân hạt thóc nảy mầm là gì?
A. Độ ẩm của môi trường.
B. Nhiệt độ của không khí.
C. Sự tác động qua lại giữa hạt thóc với nhiệt độ, không khí và nước. D. Môi trường tự nhiên.
2. Qui luật “thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” nói lên đặc tính nào của sự vận động và phát triển?
A. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
B. Cách thức của sự vận động và phát triển.
C. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
D. Nội dung của sự vận động và phát triển.
3. Khuynh hướng của sản xuất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu từ:
A. Sự biến đổi, phát triển của cách thức sản xuất.
B.Sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Sự biến đổi, phát triển của kỹ thuật sản xuất.
D. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
4. Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác
quan của con người là giai đoạn nhận thức nào? A. Nhận thức lý tính. B. Nhận thức lý luận. C. Nhận thức khoa học. D. Nhận thức cảm tính.
5. Triết học ra đời từ thực tiễn, nó có các nguồn gốc:
A. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
B. Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và giai cấp.
C. Nguồn gốc tự nhiên, xã hội và tư duy.
D. Nguồn gốc tự nhiên và nhận thức.
6. Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội? A. Môi trường tự nhiên. B. Điều kiện dân số. C. Phương thức sản xuất. D. Lực lượng sản xuất.
7. Điều kiện cơ bản để ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
A. Ý thức xã hội phải phù hợp với tồn tại xã hội.
B. Điều kiện vật chất bảo đảm.
C. Ý thức xã hội phải “vượt trước” tồn tại xã hội.
D. Hoạt động thực tiễn của con người.
8. Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
A. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội.
B. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
C. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần.
D. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội.
9. Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ hình thái kinh tế – xã hội nào?
A. Cộng sản nguyên thuỷ. B. Chiếm hữu nô lệ. C. Phong kiến. D. Tư bản chủ nghĩa.
10. Nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời giai cấp trong xã hội?
A. Do sự phát triển lực lượng sản xuất làm xuất hiện “của dư” tương đối.
B. Do sự chênh lệch về khả năng giữa các tập đoàn người.
C. Do sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
D. Do sự phân hoá giữa giàu và nghèo trong xã hội.
11. Yếu tố nào không thuộc về tồn tại xã hội?
A. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất, con người và các quan hệ xã hội.
B. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người.
C. Các quan hệ xã hội như quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc.
D. Môi trường sống của con người.
12. Hãy sắp xếp hình thức vận động từ thấp đến cao?
A. Sinh học - xã hội - vật lý - cơ học – hóa học.
B. Vật lý - cơ học – hóa học - sinh học - xã hội.
C. Cơ học - vật lý – hóa học - sinh học - xã hội.
D. Vật lý – hóa học - cơ học - xã hội - sinh học.
13. Qui luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, và ngược lại nói
lên phương diện nào của sự phát triển?
A. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
B. Cách thức của sự vận động và phát triển.
C. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
D. Động lực của sự vận động và phát triển.
14. Từ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra những
nguyên tắc phương pháp luận nào cho họat động nhận thức và thực tiễn?
A. Nguyên tắc phát triển, nguyên tắc toàn diện.
B. Nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
C. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển.
D. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển
15. Tính chất đối kháng của kiến trúc thượng tầng là do nguyên nhân:
A. Khác nhau về quan điểm tư tưởng.
B. Từ tính đối kháng của cơ sở hạ tầng. C. Tranh giành quyền lực. D. Cả a và b
16. Thị tộc xuất hiện vào thời kỳ: A. Đồ đá cũ. B. Đồ đá mới. C. Đồ đồng. D. Đồ sắt
17. Ý nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:
A. Chủ nghĩa duy vật chất phác
B. Chủ nghĩa duy vật tầm thường
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
18. Nguyên nhân cơ bản của cách mạng xã hội?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B. Mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị D. Cả ba đáp án trên.
19. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định:
A. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
B. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
C. Quan hệ phân phối sản phẩm.
D. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
20. Cấu trúc của một hình thái kinh tế – xã hội gồm các yếu tố cơ bản hợp thành:
A. Lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần
B. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C.Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất, và kiến trúc thượng tầng
D. Quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C C B D A C D B B C B C B B B A B A A C
MÔN: Kinh tế chính trị Mác-Lênin PHẦN CÂU HỎI:
Câu 1. Thuật ngữ "kinh tế- chính trị" được sử dụng lần đầu tiên vào năm nào? A. 1610 B. 1612 C. 1615 D. 1618
Câu 2. Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế- chính trị"? A. Antoine Montchretiên B. Francois Quesney C. Tomas Mun D. William Petty
Câu 3. Kinh tế- chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của:
A. Chủ nghĩa trọng thương B. Chủ nghĩa trọng nông
C. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
D. Kinh tế- chính trị tầm thường
Câu 4. Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng?
A. Học thuyết giá trị lao động
B. Học thuyết giá trị thặng dư
C. Học thuyết tích luỹ tư sản
D. Học thuyết tái sản xuất tư bản
Câu 5. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế- chính trị Mác-Lênin là:
A. Sản xuất của cải vật chất
B. Quan hệ xã hội giữa người với người
C. Quan hệ sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
D. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng
Câu 6. Để nghiên cứu kinh tế- chính trị Mác- Lênin có thể sử dụng nhiều phương pháp,
phương pháp nào quan trọng nhất?
A. Trừu tượng hoá khoa học
B. Phân tích và tổng hợp C. Mô hình hoá D. Điều tra thống kê
Câu 7. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN, C.Mác bắt đầu từ:
A. Sản xuất của cải vật chất B. Lưu thông hàng hoá
C. Sản xuất giá trị thặng dư
D. Sản xuất hàng hoá giản đơn và hàng hoá
Câu 8. Chức năng nhận thức của kinh tế- chính trị là nhằm:
A. Phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế
B. Sự tác động giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
C. Tìm ra các quy luật kinh tế D. Cả a, b, c
Câu 9. Chức năng phương pháp luận của kinh tế- chính trị Mác- Lênin thể hiện ở:
A. Trang bị phương pháp để xem xét thế giới nói chung
B. Là nền tảng lý luận cho các khoa học kinh tế ngành
C. Là cơ sở lý luận cho các khoa học nằm giáp ranh giữa các tri thức các ngành khác nhau D. Cả b và c
Câu 10. Chức năng tư tưởng của kinh tế- chính trị Mác – Lê nin thể hiện ở: A. Hoạt động chính trị
B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất C. Hoạt động khoa học
D. Hoạt động nghệ thuật, thể thao
Câu 11. Để xem xét, giải thích nguồn gốc sâu xa của các hiện tượng kinh tếxã hội phải xuất phát từ:
A. Từ hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
B. Từ các hoạt động kinh tế
C. Từ truyền thống lịch sử D. Từ ý thức xã hội
Câu 12. Lao động sản xuất có vai trò gì đối với con người?
A. Tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người
B. Tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người
C. Giúp con người tích luỹ kinh nghiệm, chế tạo ra công cụ sản xuất ngày càng tinh vi D. Cả a, b, c
Câu 13. Trong nền sản xuất lớn hiện đại, yếu tố nào giữ vai trò quyết định của quá trình lao động sản xuất? A. Sức lao động
B. Tư liệu sản xuất hiện đại
C. Công cụ sản xuất tiên tiến D. Đối tượng lao động
Câu 14. Trong 4 khâu của quá trình tái sản xuất, khâu nào giữ vai trò quyết định? A. Sản xuất B. Phân phối C. Trao đổi D. Tiêu dùng
Câu 15. Trong các khâu của quá trình tái sản xuất, khâu nào là mục đích và là động lực? A. Sản xuất B. Phân phối C. Trao đổi D. Tiêu dùng
Câu 16. Tăng trưởng kinh tế là:
A. Tăng hiệu quả của sản xuất
B. Tăng năng suất lao động
C. Tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định
D. Sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội
Câu 17. Chỉ số nào được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế?
A. Mức tăng năng suất lao động
B. Mức tăng vốn đầu tư C. Mức tăng GDP/người
D. Mức tăng GNP hoặc GDP năm sau so với năm trước
Câu 18. Thế nào là tăng trưởng kinh tế bền vững?
A. Là sự tăng trưởng ổn định lâu dài và tốc độ rất cao
B. Là sự tăng trưởng tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài
C. Sự tăng trưởng gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội D. Cả b và c
Câu 19. Trong các nhân tố tăng trưởng kinh tế, Đảng ta xác định nhân tố nào là cơ bản của
tăng trưởng nhanh và bền vững? A. Vốn B. Con người C. Khoa học và công nghệ
D. Cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và vai trò nhà nước
Câu 20. Xác định đúng trình tự các khâu của quá trình tái sản xuất
A. Sản xuất - trao đổi - phân phối - tiêu dùng
B. Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng
C. Phân phối - trao đổi - sản xuất - tiêu dùng
D. Trao đổi - tiêu dùng - phân phối - sản xuất -------------------- ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C A C B C A D D D B D D A A D C D D B B