Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trước nhân dân Việt Nam về đạo đức mới môn Business and Technology | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trướcnhân dân Việt Nam về đạo đức mới. Người đã tỏ rõ một nghị lực phi thường và sống với phương châm “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không hề chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Với tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính”, Người sống một cuộc sống
thanh cao và giản dị. Từ đó sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam.
Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trước nhân dân Việt Nam về đạo đức mới môn Business and Technology | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trướcnhân dân Việt Nam về đạo đức mới. Người đã tỏ rõ một nghị lực phi thường và sống với phương châm “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không hề chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Với tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính”, Người sống một cuộc sống
thanh cao và giản dị. Từ đó sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam.
Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

12 6 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 47270246
Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trước nhân dân Việt
Nam về đạo đức mới. Người đã tỏ rõ một nghị lực phi thường và sống với phương
châm “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không hề chuyển lay, uy vũ không
thể khuất phục”. Với tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính”, Người sống một cuộc sống
thanh cao và giản dị. Từ đó sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống
mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam.
Về chữ Cần
Khái niệm: Cần” tức lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động kế hoạch,
sáng tạo, năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không lại, không dựa dẫm. Phải thấy “lao động nghĩa vụ thiêng liêng, nguồn
sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Tất thảy mọi người ai cũng “cần” thì bản thân
mới tiến bộ, gia đình mới ấm no hạnh phúc, quê hương mới phồn thịnh, đất nước
mới giàu mạnh.
Phạm vi: Trước hết, con người ta phải cần cù, chăm chỉ trong lao động.Trong điều kiện
nước nhà còn nghèo khó về kinh tế, Người chỉ rõ: “Nước ta n nghèo. Muốn sung
sướng thì phải tinh thần tự lực cánh sinh, cần lao động. Phải cố gắng sản
xuất”Trong điều kiện nước nhà còn nghèo khó về kinh tế, Người chỉ : “Nước ta còn
nghèo. Muốn sung sướng thì phải tinh thần tự lực cánh sinh, cần lao động. Phải
cố gắng sản xuất”Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mọi n bộ, nhân dân phải cần trong
học tập. Người nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời... Không ai thể tự cho
mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi.
Đối tượng: thực hành chữ cần trong tưởng Hồ Chí Minh rất rộng. Xưa kia, do nền
sản xuất tiểu nông mang tính riêng lẻ và manh mún, ông cha ta chỉ nhấn mạnh chữ cần
trong phạm vi nhân. Ngày nay, Hồ Chí Minh yêu cầu “mọi người đều phải Cần, cả
nước đều phải Cần”(15),bởi nếu một người lười biếng, một địa phương lười biếng,
một ngành lười biếng thì công việc chung của hàng ngàn, hàng vạn người khác đều b
ảnh hưởng. Ngược lại, nếu “cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”(16) . Như vậy,
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đối tượng thực hành chữ cần là toàn dân nhưng trước hết
cán bộ phải m gương. Khi căn dặn n bộ thực hành chữ cần, Hồ Chí Minh nói rõ:
“Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những t
giờ đó. Ai lười biếng tức lừa gạt dân”(17), “ăn trên ngồi chốc”trên mồ hôi, nước
mắt của dân, là vô cảm trước nỗi thống khổ của nhân dân vai trò: Nếu con người ta biết
cần“thì việc gì, khó mấy cũng làm được”(2). cần một thuộc nh, phẩm chất của
đạo đức cách mạng. Giá trị hội sức lan tỏa ‘‘cộng hưởng’’ của chữ cần được Hồ
Chủ Tịch khái quát như sau: ‘Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay
sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khỏe. Người
siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng thì chắc m no. Cả làng siêng năng thì làng
phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.’ phương pháp thực hiện cần:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh cho rằng “cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là
dẻo dai, bền bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mười ngày không cần thì cũng
vô ích”(18). Cũng như trong việc tu thân, tốt một ngày, một tháng, một năm chưa làm
nên cái tốt một đời nhưng cái tốt một đời dễ dàng bị hủy diệt bởi cái không tốt trong
một ngày, một tháng, một m nếu cái không tốt đó trầm trọng. thế, nếu không
lOMoARcPSD| 47270246
“chuyên”, tức là không bền bỉ thì “chẳng khác một tấm vải phơi một hôm mà ngâm
nước mười hôm, thì ướt hoàn ướt”(19). Để cần một cách thực sự, con người phải hết
sức tránh căn bệnh “lửa rơm”.
Thứ hai, Hồ Chí Minh lưu ý “Cần không phải m xổi”, không làm quá sức để đến
nỗi sinh m đau, phải bỏ việc. Người khôn ngoan phải biết nuôi dưỡng tinh thần và sức
lực để duy trì “sức bềncủa mình trong suốt cuộc đời; nhà lãnh đạo thì phải biết nuôi
dưỡng sức dân, không để sức dân bị cạn kiệt.
Thứ ba, khi đạo đức kết quả của cuộc đấu tranh giữa thiện ác, giữa cái cao cả
cái bản năng thấp hèn thì việc tu dưỡng phẩm chất cần cù, siêng năng phải đi liền với
việc chống lại căn bệnh lười biếng trong mỗi con người. Nếu con người lười biếng thì
“bờ xôi, ruộng mật”cũng thành đất chết; nếu bàn tay siêng năng thì “sỏi đá cũng
thành cơm”. Hồ Chí Minh đúc kết: “Lười biếng kẻ địch của chữ cần. vậy, lười
biếng cũng kẻ địch của dân tộc... Người lười biếng tội với đồng bào, với Tổ
quốc”(20). Chống lại sự ời biếng cũng chính là rèn luyện phẩm chất cần cù trong mỗi
con người.
Song, theo Hồ Chí Minh “cần” phải đi liền với “kiệm”.
- Khái niệm: “Kiệm” theo Hồ Chí Minh tiết kiệm, sử dụng có kế hoạch có mục
đích, không xa xỉ hoang phí, phô trương hình thức. Theo Người, để y dựng
cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa hội chúng ta không những phải tiết kiệm
tiền bạc, sức lực còn phải biết tiết kiệm cả thời gian, bởi nếu của cải hết
thì còn m lại được, nhưng thời gian trôi qua rồi thì không bao giờ có thể lấy lại
được.
Phạm vi: Tiết kiệm đây trước hết thời gian. Bác thường nói: “Thời giờ vàng
ngọc”. Trong cuộc sống không phải cái ng sẵn cho ta sử dụng. dẫu thì
cũng không phải tận. Các-Mác đã câu nói nổi tiếng: “Mọi tiết kiệm suy cho
cùng tiết kiệm thời gian”. Tiết kiệm thời gian sự tiết kiệm cần thiết nhất tiết
kiệm thời gian đồng nghĩa với việc tiết kiệm mọi giá trị khác trong đời sống. Thời gian
là cái mỗi người có được nhưng không phải vô tận. Thời gian luôn hoạt động theo trục
tuyến tính “một đi không trở lại” nên khi mất đi sẽ không lấy lại được nữa. Nó là điều
cần thiết để mỗi người tìm hiểu điều mình muốn, thực hiện việc cần làm cũng như m
ý nghĩa cho công việc cuộc sống.Thứ hai phải biết tiết kiệm của cải, vật chất hay
nói cách khác phải biết sử dụng của cải, vật chất, vật liệu, vốn, trang thiết bị đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất trong hoạt động sản xuất hao phí ít nhất. Tiết kiệm như vầy
không phải bủn xỉn, keo kiệt m mạnh dạn đầu vào việc cần làm trên mọi
địa bàn, từ địa phương đến toàn quốc, vốn quy luật tiết kiệm sự tương tác với
nhau, một nơi không thực hiện tiết kiệm sẽ kéo theo sự lãng phí của nhiều nơi khác.
đối tượng: Người cũng kêu gọi “Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm”, “tiết kiệm sức
lao động”, “tiết kiệm thời gian”, “tiết kiệm tiền của”, đặc biệt “vừa thi đua tăng gia
sản xuất, vừa thi đua tiết kiệm” để đưa sự nghiệp kháng chiến kiến quốc nhanh chóng
thành công.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở các cán bộ, đảng viên nhân
lOMoARcPSD| 47270246
dân ta phải làm tốt việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, vì đây là biện pháp để
tăng vốn tích lũy cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội
vai trò: Nếu Nho giáo văn hóa Việt Nam truyền thống coi vai trò chủ yếu của tiết
kiệm tạo ra sự tích lũy của cải vật chất cho từng nhân, thì Hồ Chí Minh đánh giá
vai trò của tiết kiệm nhiều khía cạnh phạm vi khác nhau, không chỉ phạm vi
nhân n phạm vi quốc gia, dân tộc.Bất kể quốc gia nào muốn phát triển cũng phải
tiềm lực kinh tế, trong đó tiền vốn yếu tố hàng đầu. Một số ớc huy động vốn
chủ yếu bằng cách vay mượn nước ngoài, một số nước thậm chí huy động vốn chủ yếu
bằng cách cướp bóc thuộc địa bóc lột nhân dân lao động trong nước. Chúng ta không
thể huy động vốn bằng cách cướp bóc thuộc địa bóc lột nhân dân lao động trong
nước. Chúng ta có thể huy động vốn bằng cách vay mượn nước ngoài nhưng không coi
đó cách chyếu để huy động vốn. Cách huy động vốn chủ yếu của chúng ta chỉ
thể là tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Đặc biệt, trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến
quốc, chúng ta càng không được làm lãng phí nguồn lực vốn đã ít ỏi của mình. Ngoài
mục tiêu kinh tế, tiết kiệm còn ớng tới mục tiêu chính trị để giữ vững sự độc lập,
tự chủ. Hồ Chí Minh nói: “Mỗi một người n phải hiểu: tự lập mới độc lập, tự
cường mới tự do” [4, t.5, tr.553]. Trong quan hệ quốc tế, muốn có độc lập thực sự mỗi
quốc gia phải dựa vào nội lực của mình, nội lực đó được tạo dựng bằng cách đẩy mạnh
sản xuất và thực hành tiết kiệm. phương pháp thực hiện:
-Thứ nhất: Hồ Chí Minh đề ra hệ thống giải pháp toàn diện, hữu hiệu nhằm thực hành
tiết kiệm. Hồ Chí Minh luôn đề cao nguyên tắc “xây đi đôi với chống” trong tu dưỡng
đạo đức. vậy theo Người muốn thực hành tiết kiệm thì toàn Đảng, toàn dân phải ra
sức chống lãng phí.Do nguy cơ lãng phí hiện hữu mọi nơi, mọi lúc nên cuộc đấu tranh
chống lãng phí phải được tiến hành một cách thường xuyên, triệt để, rộng khắp, kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phương pháp. Tuyệt đối không được phát động phong
trào rồi “đánh trống bỏ dùi” để tránh sự “nhờn thuốc” và làm nhân dân mất lòng tin vào
Đảng và Chính phủ.
- Thứ hai: Hồ Chí Minh yêu cầu phải “đánh thông về ởng” [4, t.7, tr.358]
trong nhân dân cán bộ vẫn tồn tại quan điểm sai lầm về lãng phí. dụ, nhiều
người cho rằng tham ô là có tội, còn lãng phí chỉ là một khuyết điểm. Hồ Chí Minh nói
rõ: “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng tai hại cho nhân dân,
cho
Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô” [4, t.7, tr.357]. Nó tai hại hơn bởi chỉ những
cán bộ chức có quyền mới thể tham ô nhưng bất kể con người nào, vị trí nào
lOMoARcPSD| 47270246
cũng dễ dàng lãng phí tiền bạc, thời gian, sức lực của mình, của cơ quan và của xã hội.
Sự thất thoát do lãng phí mang lại khi còn lớn hơn sự thất thoát do tham ô. Một số
người cho rằng, do ớc ta còn nghèo nên không có để tiết kiệm, hoặc cho rằng “ai
tham ô, lãng phí mặc ai, mình không tham ô, lãng phí thì thôi”. ràng, muốn thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả thì phải loại bỏ những quan điểm sai lầm đó,
phải“đánh thông về tư tưởng” như Hồ Chí Minh nói ở trên.
- Thứ ba: Theo Hồ Chí Minh, để thực nh tiết kiệm mỗi người cần phải thường
xuyên tiến hành tự kiểm điểm công tác thực hành tiết kiệm của mình trên tinh thần tự
giác, phải dựa vào quần chúng và phải phát động phong trào thi đua của quần chúng về
tiết kiệm, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết kinh nghiệm thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí của cá nhân và tập thể, phải nghiêm khắc kỷ luật những kẻ không
chịu sửa lỗi dù đã bị nhắc nhở, phải khen thưởng những người làm tốt và khuyến khích
những người đang cố gắng m tốt. Khi quần chúng hiểu rằng, tiết kiệm lợi ích của
họ, chống lãng phí cũng chính bản thân họ, quần chúng nhân dân sẽ tự ý thức
khinh ghét sự lãng phí. Người cho rằng, cần “biến hàng c, hàng triệu con mắt, lỗ tai
cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp nơi, không để cho
ttham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”. báo chí cách mạng cũng phải tích cực
vào cuộc để tạo áp lực luận đối với những kẻ làm điều sai trái, “gây quanh chúng
một không khí công chúng công phẫn và tẩy chay về mặt đạo đức. Phải không còn một
ai vỗ vai gượng nhẹ với chúng nữa”
| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47270246
Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trước nhân dân Việt
Nam về đạo đức mới. Người đã tỏ rõ một nghị lực phi thường và sống với phương
châm “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không hề chuyển lay, uy vũ không
thể khuất phục”. Với tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính”, Người sống một cuộc sống
thanh cao và giản dị. Từ đó sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống
mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Về chữ Cần
Khái niệm: Cần” tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch,
sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn
sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Tất thảy mọi người ai cũng “cần” thì bản thân
mới tiến bộ, gia đình mới ấm no và hạnh phúc, quê hương mới phồn thịnh, đất nước mới giàu mạnh.
Phạm vi: Trước hết, con người ta phải cần cù, chăm chỉ trong lao động.Trong điều kiện
nước nhà còn nghèo khó về kinh tế, Người chỉ rõ: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung
sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng sản
xuất”Trong điều kiện nước nhà còn nghèo khó về kinh tế, Người chỉ rõ: “Nước ta còn
nghèo. Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Phải
cố gắng sản xuất”Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mọi cán bộ, nhân dân phải cần cù trong
học tập. Người nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời... Không ai có thể tự cho
mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi.
Đối tượng: thực hành chữ cần trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng. Xưa kia, do nền
sản xuất tiểu nông mang tính riêng lẻ và manh mún, ông cha ta chỉ nhấn mạnh chữ cần
trong phạm vi cá nhân. Ngày nay, Hồ Chí Minh yêu cầu “mọi người đều phải Cần, cả
nước đều phải Cần”(15),bởi nếu có một người lười biếng, một địa phương lười biếng,
một ngành lười biếng thì công việc chung của hàng ngàn, hàng vạn người khác đều bị
ảnh hưởng. Ngược lại, nếu “cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”(16) . Như vậy,
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đối tượng thực hành chữ cần là toàn dân nhưng trước hết
cán bộ phải làm gương. Khi căn dặn cán bộ thực hành chữ cần, Hồ Chí Minh nói rõ:
“Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì
giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”(17), là “ăn trên ngồi chốc”trên mồ hôi, nước
mắt của dân, là vô cảm trước nỗi thống khổ của nhân dân vai trò: Nếu con người ta biết
cần“thì việc gì, dù khó mấy cũng làm được”(2). cần là một thuộc tính, phẩm chất của
đạo đức cách mạng. Giá trị xã hội và sức lan tỏa ‘‘cộng hưởng’’ của chữ cần được Hồ
Chủ Tịch khái quát như sau: ‘Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có
sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khỏe. Người
siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng
phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.’ phương pháp thực hiện cần:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh cho rằng “cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là
dẻo dai, bền bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày không cần thì cũng
vô ích”(18). Cũng như trong việc tu thân, tốt một ngày, một tháng, một năm chưa làm
nên cái tốt một đời nhưng cái tốt một đời dễ dàng bị hủy diệt bởi cái không tốt trong
một ngày, một tháng, một năm nếu cái không tốt đó là trầm trọng. Vì thế, nếu không lOMoAR cPSD| 47270246
“chuyên”, tức là không bền bỉ thì “chẳng khác gì một tấm vải phơi một hôm mà ngâm
nước mười hôm, thì ướt hoàn ướt”(19). Để cần một cách thực sự, con người phải hết
sức tránh căn bệnh “lửa rơm”.
Thứ hai, Hồ Chí Minh lưu ý “Cần không phải là làm xổi”, không làm quá sức để đến
nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Người khôn ngoan phải biết nuôi dưỡng tinh thần và sức
lực để duy trì “sức bền” của mình trong suốt cuộc đời; nhà lãnh đạo thì phải biết nuôi
dưỡng sức dân, không để sức dân bị cạn kiệt.
Thứ ba, khi đạo đức là kết quả của cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa cái cao cả và
cái bản năng thấp hèn thì việc tu dưỡng phẩm chất cần cù, siêng năng phải đi liền với
việc chống lại căn bệnh lười biếng trong mỗi con người. Nếu con người lười biếng thì
“bờ xôi, ruộng mật”cũng thành đất chết; nếu có bàn tay siêng năng thì “sỏi đá cũng
thành cơm”. Hồ Chí Minh đúc kết: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười
biếng cũng là kẻ địch của dân tộc... Người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ
quốc”(20). Chống lại sự lười biếng cũng chính là rèn luyện phẩm chất cần cù trong mỗi con người.
Song, theo Hồ Chí Minh “cần” phải đi liền với “kiệm”.
- Khái niệm: “Kiệm” theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm, sử dụng có kế hoạch và có mục
đích, không xa xỉ hoang phí, phô trương hình thức. Theo Người, để xây dựng
cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không những phải tiết kiệm
tiền bạc, sức lực mà còn phải biết tiết kiệm cả thời gian, bởi nếu của cải có hết
thì còn làm lại được, nhưng thời gian trôi qua rồi thì không bao giờ có thể lấy lại được.
Phạm vi: Tiết kiệm ở đây trước hết là thời gian. Bác thường nói: “Thời giờ là vàng
ngọc”. Trong cuộc sống không phải cái gì cũng có sẵn cho ta sử dụng. Và dẫu có thì
cũng không phải là vô tận. Các-Mác đã có câu nói nổi tiếng: “Mọi tiết kiệm suy cho
cùng là tiết kiệm thời gian”. Tiết kiệm thời gian là sự tiết kiệm cần thiết nhất và tiết
kiệm thời gian đồng nghĩa với việc tiết kiệm mọi giá trị khác trong đời sống. Thời gian
là cái mỗi người có được nhưng không phải vô tận. Thời gian luôn hoạt động theo trục
tuyến tính “một đi không trở lại” nên khi mất đi sẽ không lấy lại được nữa. Nó là điều
cần thiết để mỗi người tìm hiểu điều mình muốn, thực hiện việc cần làm cũng như tìm
ý nghĩa cho công việc và cuộc sống.Thứ hai là phải biết tiết kiệm của cải, vật chất hay
nói cách khác phải biết sử dụng của cải, vật chất, vật liệu, vốn, trang thiết bị đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất trong hoạt động sản xuất mà hao phí ít nhất. Tiết kiệm như vầy
không phải là bủn xỉn, keo kiệt mà là dám mạnh dạn đầu tư vào việc cần làm trên mọi
địa bàn, từ địa phương đến toàn quốc, vì vốn dĩ quy luật tiết kiệm có sự tương tác với
nhau, một nơi không thực hiện tiết kiệm sẽ kéo theo sự lãng phí của nhiều nơi khác.
đối tượng: Người cũng kêu gọi “Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm”, “tiết kiệm sức
lao động”, “tiết kiệm thời gian”, “tiết kiệm tiền của”, đặc biệt là “vừa thi đua tăng gia
sản xuất, vừa thi đua tiết kiệm” để đưa sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc nhanh chóng
thành công.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở các cán bộ, đảng viên và nhân lOMoAR cPSD| 47270246
dân ta phải làm tốt việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, vì đây là biện pháp để
tăng vốn tích lũy cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội
vai trò: Nếu Nho giáo và văn hóa Việt Nam truyền thống coi vai trò chủ yếu của tiết
kiệm là tạo ra sự tích lũy của cải vật chất cho từng cá nhân, thì Hồ Chí Minh đánh giá
vai trò của tiết kiệm ở nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau, không chỉ ở phạm vi cá
nhân mà còn ở phạm vi quốc gia, dân tộc.Bất kể quốc gia nào muốn phát triển cũng phải
có tiềm lực kinh tế, trong đó tiền vốn là yếu tố hàng đầu. Một số nước huy động vốn
chủ yếu bằng cách vay mượn nước ngoài, một số nước thậm chí huy động vốn chủ yếu
bằng cách cướp bóc thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động trong nước. Chúng ta không
thể huy động vốn bằng cách cướp bóc thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động trong
nước. Chúng ta có thể huy động vốn bằng cách vay mượn nước ngoài nhưng không coi
đó là cách chủ yếu để huy động vốn. Cách huy động vốn chủ yếu của chúng ta chỉ có
thể là tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Đặc biệt, trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến
quốc, chúng ta càng không được làm lãng phí nguồn lực vốn đã ít ỏi của mình. Ngoài
mục tiêu kinh tế, tiết kiệm còn hướng tới mục tiêu chính trị là để giữ vững sự độc lập,
tự chủ. Hồ Chí Minh nói: “Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự
cường mới tự do” [4, t.5, tr.553]. Trong quan hệ quốc tế, muốn có độc lập thực sự mỗi
quốc gia phải dựa vào nội lực của mình, nội lực đó được tạo dựng bằng cách đẩy mạnh
sản xuất và thực hành tiết kiệm. phương pháp thực hiện:
-Thứ nhất: Hồ Chí Minh đề ra hệ thống giải pháp toàn diện, hữu hiệu nhằm thực hành
tiết kiệm. Hồ Chí Minh luôn đề cao nguyên tắc “xây đi đôi với chống” trong tu dưỡng
đạo đức. Vì vậy theo Người muốn thực hành tiết kiệm thì toàn Đảng, toàn dân phải ra
sức chống lãng phí.Do nguy cơ lãng phí hiện hữu mọi nơi, mọi lúc nên cuộc đấu tranh
chống lãng phí phải được tiến hành một cách thường xuyên, triệt để, rộng khắp, có kế
hoạch, có tổ chức, có lãnh đạo, có phương pháp. Tuyệt đối không được phát động phong
trào rồi “đánh trống bỏ dùi” để tránh sự “nhờn thuốc” và làm nhân dân mất lòng tin vào Đảng và Chính phủ. -
Thứ hai: Hồ Chí Minh yêu cầu phải “đánh thông về tư tưởng” [4, t.7, tr.358]vì
trong nhân dân và cán bộ vẫn tồn tại quan điểm sai lầm về lãng phí. Ví dụ, có nhiều
người cho rằng tham ô là có tội, còn lãng phí chỉ là một khuyết điểm. Hồ Chí Minh nói
rõ: “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng tai hại cho nhân dân, cho
Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô” [4, t.7, tr.357]. Nó tai hại hơn bởi chỉ những
cán bộ có chức có quyền mới có thể tham ô nhưng bất kể con người nào, ở vị trí nào lOMoAR cPSD| 47270246
cũng dễ dàng lãng phí tiền bạc, thời gian, sức lực của mình, của cơ quan và của xã hội.
Sự thất thoát do lãng phí mang lại có khi còn lớn hơn sự thất thoát do tham ô. Một số
người cho rằng, do nước ta còn nghèo nên không có gì để tiết kiệm, hoặc cho rằng “ai
tham ô, lãng phí mặc ai, mình không tham ô, lãng phí thì thôi”. Rõ ràng, muốn thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả thì phải loại bỏ những quan điểm sai lầm đó,
phải“đánh thông về tư tưởng” như Hồ Chí Minh nói ở trên. -
Thứ ba: Theo Hồ Chí Minh, để thực hành tiết kiệm mỗi người cần phải thường
xuyên tiến hành tự kiểm điểm công tác thực hành tiết kiệm của mình trên tinh thần tự
giác, phải dựa vào quần chúng và phải phát động phong trào thi đua của quần chúng về
tiết kiệm, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết kinh nghiệm thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí của cá nhân và tập thể, phải nghiêm khắc kỷ luật những kẻ không
chịu sửa lỗi dù đã bị nhắc nhở, phải khen thưởng những người làm tốt và khuyến khích
những người đang cố gắng làm tốt. Khi quần chúng hiểu rằng, tiết kiệm vì lợi ích của
họ, chống lãng phí cũng vì chính bản thân họ, quần chúng nhân dân sẽ tự ý thức mà
khinh ghét sự lãng phí. Người cho rằng, cần “biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai
cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp nơi, không để cho
tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”. báo chí cách mạng cũng phải tích cực
vào cuộc để tạo áp lực dư luận đối với những kẻ làm điều sai trái, “gây quanh chúng
một không khí công chúng công phẫn và tẩy chay về mặt đạo đức. Phải không còn một
ai vỗ vai gượng nhẹ với chúng nữa”