Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì công ty có được
xuất hóa đơn được không?
1. Khi nào thì doanh nghiệp sẽ tạm ngừng kinh doanh?
Khi xét thấy trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, việc kinh doanh không có sự tiến
triển ổn định theo kế hoạch cũng như khả năng duy trì thấp, doanh nghiệp thua lỗ nhiều, hoạt
động kinh doanh không đạt được kết quả thì các doanh nghiệp sẽ thường có phương án lựa chọn
hình thức tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thay vì lựa chọn hình thức giải thể. Hoạt
động này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian để nhìn lại quá trình cũng như lên phương
án mới ổn định cho việc vực dậy của doanh nghiệp trong tương lai.
Tạm ngừng kinh doanh dưới góc độ pháp lý được hiểu là việc doanh nghiệp tạm thời không thực
hiện những hoạt động kinh doanh. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu
không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng. Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp
năm 2020 thì các trường hợp tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm:- Doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo u cầu của quan đăng ký kinh doanh, quan
nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
+ Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường
điều kiện đối với nhà đầu nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không đủ điều kiện
tương ứng theo quy định của pháp luật
+ Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của quan liên quan theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan
Như vậy doanh nghiệp stạm ngừng kinh doanh theo hướng tự đề nghị tạm ngừng hoặc theo
hướng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải tạm ngừng kinh doanh theo quy định.
2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh được quyền xuất hóa đơn nữa
không?
Việc xuất hóa đơn sẽ liên quan đến thủ tục kê khai thuế nên khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh mà vẫn còn những giao dịch mua bán hàng hóa phát sinh trong khoảng thời gian này hoặc
phát sinh do những hợp đồng đã ký kết trước đây thì sẽ do pháp luật về thuế và hóa đơn quy định
chi tiết từng trường hợp. Cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/-CP có quy
định rõ, trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, người nộp thuế không được phép s
dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên trong trường hợp
người nộp thuế được quan thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về
hóa đơn thì vẫn sẽ phải nộp hồ khai thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy
định.
Vậy câu hỏi đặt ra đây là, trường hợp nào trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp
vẫn được xuất hóa đơn được quan thuế chấp thuận? Đó c trường hợp được quy định
tại Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, cụ thể trong trường hợp này doanh nghiệp được phép
sử dụng hóa đơn điên tử:
- Cấp hóa đơn điện tửcủa cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp thuộc trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần hóa đơn giao
cho khách hàng để thực hiện c hợp đồng đã ký trước ngày quan thuế thông báo tạm ngừng
kinh doanh
- Cấp hóa đơn điện tử của quan thuế theo từng lần phát sinh hóa đơn giá trị gia tăng
trong trường hợp Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ thuộc trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần a đơn
giao cho khách hàng đthực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày quan thuế thông báo tạm
ngừng kinh doanh
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng u trách nhiệm của
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh
nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp
tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người
lao động, trtrường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng người lao động thỏa thuận
khác
Căn cứ vào những quy định trên thể kết luận rằng, trong quá trình doanh nghiệp thực hiện
việc tạm ngừng kinh doanh thì sẽ không được phép thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển
nhượng nên skhông thể nào hoạt động xuất hóa đơn đây. Tuy nhiên nếu trong trường hợp
các giao dịch được kết trước thời điểm quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh
chưa thực hiện xong, nay đã phát sinh hoạt động giao dịch thì doanh nghiệp vẫn được phép tiến
hành xuất hóa đơn, nhưng đây là hóa đơn điện tử tiến hành khai thuế, báo cáo nh hình
sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về thuế, về hóa đơn.
3. Lỡ mua hóa đơn của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có ảnh hưởng
không?
Mặc pháp luật quy định rất cụ thể về việc xuất hóa đơn trong quá trình tạm ngừng hoạt động
kinh doanh nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn tiến hành xuất hóa đơn như bình
thường vẫn chưa chịu sự xlý nghiêm minh của pháp luật. Vậy trong trường hợp những đối
tác, doanh nghiệp lỡ mua phải hóa đơn của những doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh như
vậy thì xử thế nào? Điều y đã được quy định khá chi tiết tại Công văn số 11797/BTC-
TCT như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp mua chưa sử dụng hóa đơn nhận của doanh nghiệp đang tạm ngừng
kinh doanh để thực hiện kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
quan thuế sthông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm thời dừng khai khấu
trừ thuế giá trị gia tăng với các a đơn dấu hiệu vi phạm pháp luật đó. Doanh nghiệp mua
phải chờ kết quả chính thức của cơ quan có thẩm quyền để quyết định cách xử lý hóa đơn đó.
- Trường hợp doanh nghiệp mua đã dùng hóa đơn để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để khai điều chỉnh giảm số
thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ tại chỉ tiêu số 37 trong tờ Mẫu số 01/GTGT.
- Trường hợp doanh nghiệp mua tạm dừng khấu trừ thuế dẫn tới tăng thuế giá trị gia tăng phải
nộp thì:
quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này. Đồng thời chưa yêu cầu nộp
và không tính phạt nộp chậm nhằm chờ kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
4. Những lưu ý đặc biệt khi tạm ngừng kinh doanh
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc,
doanh nghiệp thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. Đây điểm mới ưu việt
nhất của Luật doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng doanh nghiệp.
- Từ năm 2021 pháp luật doanh nghiệp không hạn chế tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên
tiếp của doanh nghiệp như trước đây, do đó nếu doanh nghiệp chưa nhu cầu hoạt động thể
tạm ngừng liên tục, nhưng sau trước khi hết hạn tạm ngừng doanh nghiệp phải làm thông báo
tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo. Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng không gia hạn thì
doanh nghiệp được coi là mặc nhiên hoạt động trở lại, nếu doanh nghiệp không thực hiện kê khai
thuế và các nghĩa vụ liên quan sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa mã số doanh nghiệp.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các hợp đồng đã ký
với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp người lao động thỏa thuận khác. Theo
quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp tạm ngừng hoạt động doanh ngiệp chỉ
được tạm ngừng đóng quỹ hưu ttử tuất. Do đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng
không thỏa thuận khác với người lao động, doanh nghiệp phải tiếp tục đóng bảo hiểm hội
cho người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng trong
thông báo tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày trước
khi bắt đầu hoạt động trở lại.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Do đó, có thể
hiểu rằng doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động nghĩa vụ thực
hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.

Preview text:

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì công ty có được
xuất hóa đơn được không?

1. Khi nào thì doanh nghiệp sẽ tạm ngừng kinh doanh?
Khi xét thấy trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, việc kinh doanh không có sự tiến
triển ổn định theo kế hoạch cũng như khả năng duy trì thấp, doanh nghiệp thua lỗ nhiều, hoạt
động kinh doanh không đạt được kết quả thì các doanh nghiệp sẽ thường có phương án lựa chọn
hình thức tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thay vì lựa chọn hình thức giải thể. Hoạt
động này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian để nhìn lại quá trình cũng như lên phương
án mới ổn định cho việc vực dậy của doanh nghiệp trong tương lai.
Tạm ngừng kinh doanh dưới góc độ pháp lý được hiểu là việc doanh nghiệp tạm thời không thực
hiện những hoạt động kinh doanh. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu
không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng. Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp
năm 2020 thì các trường hợp tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm:- Doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
+ Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường
có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện
tương ứng theo quy định của pháp luật
+ Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan
Như vậy doanh nghiệp sẽ tạm ngừng kinh doanh theo hướng tự đề nghị tạm ngừng hoặc theo
hướng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải tạm ngừng kinh doanh theo quy định.
2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có được quyền xuất hóa đơn nữa không?
Việc xuất hóa đơn sẽ liên quan đến thủ tục kê khai thuế nên khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh mà vẫn còn những giao dịch mua bán hàng hóa phát sinh trong khoảng thời gian này hoặc
phát sinh do những hợp đồng đã ký kết trước đây thì sẽ do pháp luật về thuế và hóa đơn quy định
chi tiết từng trường hợp. Cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có quy
định rõ, trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, người nộp thuế không được phép sử
dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên trong trường hợp
người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về
hóa đơn thì vẫn sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, trường hợp nào trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp
vẫn được xuất hóa đơn và được cơ quan thuế chấp thuận? Đó là các trường hợp được quy định
tại Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, cụ thể trong trường hợp này doanh nghiệp được phép
sử dụng hóa đơn điên tử:
- Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp thuộc trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao
cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn giá trị gia tăng
trong trường hợp Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ thuộc trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn
giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng nêu rõ trách nhiệm của
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh là trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh
nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp
tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người
lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác
Căn cứ vào những quy định trên có thể kết luận rằng, trong quá trình doanh nghiệp thực hiện
việc tạm ngừng kinh doanh thì sẽ không được phép thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển
nhượng nên sẽ không thể nào có hoạt động xuất hóa đơn ở đây. Tuy nhiên nếu trong trường hợp
các giao dịch được ký kết trước thời điểm có quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà
chưa thực hiện xong, nay đã phát sinh hoạt động giao dịch thì doanh nghiệp vẫn được phép tiến
hành xuất hóa đơn, nhưng ở đây là hóa đơn điện tử và tiến hành kê khai thuế, báo cáo tình hình
sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về thuế, về hóa đơn.
3. Lỡ mua hóa đơn của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù pháp luật quy định rất cụ thể về việc xuất hóa đơn trong quá trình tạm ngừng hoạt động
kinh doanh nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn tiến hành xuất hóa đơn như bình
thường mà vẫn chưa chịu sự xử lý nghiêm minh của pháp luật. Vậy trong trường hợp những đối
tác, doanh nghiệp lỡ mua phải hóa đơn của những doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh như
vậy thì xử lý thế nào? Điều này đã được quy định khá chi tiết tại Công văn số 11797/BTC- TCT như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp mua chưa sử dụng hóa đơn nhận của doanh nghiệp đang tạm ngừng
kinh doanh để thực hiện kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm thời dừng kê khai khấu
trừ thuế giá trị gia tăng với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật đó. Doanh nghiệp mua
phải chờ kết quả chính thức của cơ quan có thẩm quyền để quyết định cách xử lý hóa đơn đó.
- Trường hợp doanh nghiệp mua đã dùng hóa đơn để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số
thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ tại chỉ tiêu số 37 trong tờ Mẫu số 01/GTGT.
- Trường hợp doanh nghiệp mua tạm dừng khấu trừ thuế dẫn tới tăng thuế giá trị gia tăng phải nộp thì:
Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này. Đồng thời chưa yêu cầu nộp
và không tính phạt nộp chậm nhằm chờ kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
4. Những lưu ý đặc biệt khi tạm ngừng kinh doanh
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc,
doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. Đây là điểm mới ưu việt
nhất của Luật doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng doanh nghiệp.
- Từ năm 2021 pháp luật doanh nghiệp không hạn chế tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên
tiếp của doanh nghiệp như trước đây, do đó nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu hoạt động có thể
tạm ngừng liên tục, nhưng sau trước khi hết hạn tạm ngừng doanh nghiệp phải làm thông báo
tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo. Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng không gia hạn thì
doanh nghiệp được coi là mặc nhiên hoạt động trở lại, nếu doanh nghiệp không thực hiện kê khai
thuế và các nghĩa vụ liên quan sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa mã số doanh nghiệp.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các hợp đồng đã ký
với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác. Theo
quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp tạm ngừng hoạt động doanh ngiệp chỉ
được tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Do đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng mà
không có thỏa thuận khác với người lao động, doanh nghiệp phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng trong
thông báo tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày trước
khi bắt đầu hoạt động trở lại.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Do đó, có thể
hiểu rằng doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động và có nghĩa vụ thực
hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.