Trong văn bản “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” viết năm 1947, Hồ Chí Minh viết: “Lười biếng là kẻ địch của Cần, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc” môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai; cần thì việc gì dùkhó khăn đến mấy cũng làm được. Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp như “Tay siêng làm thì hàm siêng nhai”; nó có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần. Hiểu đúng về Cần nghĩa là luôn luôn chăm chỉ, cố gắng, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ----- ----- SEMINAR
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề: Trong văn bản “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính ” viết năm 1947, Hồ
Chí Minh viết: “ Lười biếng là kẻ địch của Cần, lười biếng cũng là kẻ
địch của dân tộc ”. Hãy phân tích nhận định trên. Liên hệ với thực tế . Hà Nội, 2024 1 lOMoAR cPSD| 47708777 MỤC LỤC
Chủ đề: Trong văn bản “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” viết năm 1947, Hồ Chí Minh viết:
“Lười biếng là kẻ địch của Cần, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”. Hãy phân
tích nhận định trên. Liên hệ với thực tế.
Bảng phân chia nhiệm vụ..........................................................................................3
1.Quan điểm Hồ Chí Minh về phẩm chất Cần và về sự Lười biếng.........................4
1.1 Định nghĩa “Cần” và định nghĩa “Lười biếng”................................................ 4
1.2 Vai trò của Cần.................................................................................................4
1.3 Tác hại của Lười biếng.....................................................................................4
1.4 Vì sao “Lười biếng là kẻ địch của Cần, lười biếng cũng là kẻ địch của dân
tộc”?.......................................................................................................................5
1.5 Biện pháp thực hiện chữ Cần........................................................................... 5
1.6 Tấm gương rèn luyện chữ Cần trong học tập và trong đời sống của Hồ Chí
Minh.......................................................................................................................6
2. Liên hệ với sinh viên.............................................................................................6
2.1 Những biểu hiện lười biếng của sinh viên........................................................ 6
2.2 Những biểu hiện Cần của sinh viên.................................................................. 6
2.3 Vì sao sinh viên rất cần có đức tính cần?......................................................... 7
2.4 Liên hệ với từng thành viên trong nhóm.......................................................... 7
1 .Quan điểm Hồ Chí Minh về phẩm chất Cần và về sự Lười biếng
1.1 Định nghĩa “Cần” và định nghĩa “Lười biếng”
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai; cần thì việc gì dù khó
khăn đến mấy cũng làm được. Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp như “Tay siêng
làm thì hàm siêng nhai”; nó có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều 2 lOMoAR cPSD| 47708777
phải Cần. Hiểu đúng về Cần nghĩa là luôn luôn chăm chỉ, cố gắng, cả năm cả đời
nhưng không làm quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình,
để làm việc cho lâu dài.
Lười biếng: Hồ Chí Minh cắt nghĩa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”:
“Bệnh lười biếng-Tự cho mình là cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học
hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn cho
người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”. Lười biếng là kẻ địch
của chữ cần, vì vậy lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.
1.2 Vai trò của Cần
Cần là một thuộc tính, phẩm chất đạo đức cách mạng. Giá trị xã hội và sức
lan tỏa “cộng hướng” của chữ Cần được Hồ Chí Minh khái quát như sau: “Siêng
học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định
thành công. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng thì chắc ấm no. cả làng
siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”. Bằng
phép tính đơn giản, chỉ cần mỗi người, mỗi ngày làm thêm 1 giờ mà ý nghĩa kinh tế của nó thật lớn lao.
1.3 Tác hại của Lười biếng Đối với dân tộc:
- Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến cả công việc của
hàng nghìn hàng vạn người khác. Thí dụ: Toàn dân tộc ta đoàn kết thành
khối. Công việc của mọi người, mọi địa phương, mọi ngành đều phối hợp
với nhau, như một chuyến xe lửa. Tất cả mọi người, mọi địa phương, mọi
ngành đều cố gắng, đều siêng năng thì nước ta sẽ tiến bộ rất nhanh chóng.
Cũng như chuyến xe lửa chạy đều, chạy nhanh, mau đến ga. Nếu có một
người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác nào toàn
chuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả chuyến xe.
- Sự lười biếng là nguyên nhân chính của sự lạc hậu và kém phát triển
của một quốc gia. Nếu mọi người không có ý chí và sự cống hiến trong công
việc, không chịu đầu tư thời gian và nỗ lực để cải thiện bản thân, thì quốc
gia sẽ không thể phát triển và cạnh tranh với các quốc gia khác. Đối với bản thân:
- Lười biếng khiến con người trở nên tụt hậu, kém phát triển. Họ không
có cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng, không có khả năng thích
ứng với những thay đổi của xã hội.
- Lười biếng khiến con người trở nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân
mình. Họ không muốn chia sẻ công việc với người khác, không muốn giúp đỡ người khác. 3 lOMoAR cPSD| 47708777
Điều này dẫn đến tình trạng cô lập, xa lánh trong xã hội.
- Lười biếng khiến con người trở nên nghèo khó, thiếu thốn. Họ không
có động lực lao động, không có khả năng kiếm tiền để nuôi sống bản thân và
gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Lười biếng làm cho con người trở nên yếu đuối, thụ động, mất đi ý chí
phấn đấu, không có khả năng vươn lên trong cuộc sống
1.4 Vì sao “Lười biếng là kẻ địch của Cần, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”?
Lịch sử dân tộc Việt Nam trước hết là lịch sử của các cuộc chiến tranh giành
và bảo vệ độc lập dân tộc. Nếu các dân tộc khác chỉ cần siêng năng làm lụng, tích
góp làm giàu thì người Việt Nam buộc phải cần cù, siêng năng, kiên nhẫn cả trong
chiến đấu. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân
kiên quyết “đánh bao giờ địch bại, địch cút”; trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ,
Người khẳng định ý chí sẵn sàng chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa... Khi Hồ Chí Minh tuyên bố “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta
còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi” thì đó chính là tinh thần cần cù và kiên quyết
trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của mỗi con người Việt Nam. Đối với bộ đội,
chiến sĩ - những người phải trực tiếp cầm súng chiến đấu thì sự cần cù trong luyện
tập rất quan trọng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bộ đội cũng ví như con dao, cái súng,
không lau chùi luôn sẽ hỏng. Chăm tập luyện sẽ tiến bộ”. Nguyên tắc “Thao trường
đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu” là môi trường rèn luyện sự cần cho chiến sĩ.
1.5 Biện pháp thực hiện chữ Cần
Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công
việc, nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng. Siêng năng và kế hoạch
phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại đi đôi với phân công. Phân công nhằm vào 2
điều: Công việc và nhân tài. Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là
dẻo dai, bền bỉ; nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày không cần, thì cũng vô ích.
Đối tượng thực hành chữ Cần trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng. Xưa kia,
do nền sản xuất tiểu nông mang tính riêng lẻ, ông cha ta chỉ nhấn mạnh chữ Cần
trong phạm vi cá nhân. Ngày nay, Bác Hồ yêu cầu "Mọi người phải có liêm mới có
thể chính. Ngược lại, nếu không Cần sẽ không thấy giá trị của thành quả lao động,
sẽ hoang phí, xa hoa mà đã xa hoa ăn chơi hưởng lạc thì phải làm chuyện bất liêm,
bất chính. Tức là trong quan điểm của Hồ Chí Minh, Cần thẩm thấu, chi phối là
tiêu đề của các phẩm chất khác, Cần chính là gốc của đạo đức, nhân cách: Ai muốn
tu dưỡng đạo đức thì trước hết phải bắt đầu bằng việc thực hiện chữ Cần nghiêm túc, trung thực. 4 lOMoAR cPSD| 47708777
1.6 Tấm gương rèn luyện chữ Cần trong học tập và trong đời sống của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh Luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn, tư
tưởng và hành động. Vì thế, Hồ Chí Minh nói về Cần sâu sắc bao nhiêu thì người
thực hiện chữ Bền bỉ và Thiết thực bấy nhiêu. Ngay từ nhỏ, Người đã chứng kiến
nhiều tấm gương lao động cần mẫn của người thân trong gia đình và bà con hàng
xóm, đã trực tiếp tham gia vài công việc lên sớm nhận thấy giá trị của lao động và
biết quý trọng người lao động.
- Trong 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác Hồ đã "trải qua mười hai nghề vất
vả ". Cuộc sống cần lao đã rèn luyện cho người trở thành một người lao động có
đầy đủ phẩm chất, tâm lý, tình cẩm củ giai cấp vô sản. Dù phải làm việc vất vả để
kiếm sống, người vẫn dành thời gian thích đáng để học tập. Người từng nói với
sinh viên :"Hồi Bác còn Đồng tuổi với các cháu ở đây thì Bác phải đi rửa bát, hoặc
làm nhiều công việc khác để kiếm tiền mà đi học ".
2. Liên hệ với sinh viên
2.1 Những biểu hiện lười biếng của sinh viên Trong học tập:
- Không làm bài tập, đến sát hôm thi mới ôn bài.
- Hay trì hoãn những bài mà mình cần làm. Không tranh thủ hoàn thành chúng một cách sớm nhất.
- Không có tinh thần tự giác, ham chơi, không chịu sáng tạo.
- Không chủ động nghiên cứu giáo trình, nghe giảng một cách thụ động, không chịu đào sâu suy nghĩ.
- Tác phong lề mề (hay đi học muộn, nộp bài quá hạn ) Trong đời sống:
- Hay trì hoãn những công việc mà mình cần làm trong ngày.
- Không chịu vận động, lười tìm tòi khám phá bản thân và xung quanh.
- Làm việc không quy củ, làm một cách tuỳ hứng. - Hay ngủ nướng và nghiện mạng xã hội. 2.2
Những biểu hiện Cần của sinh
viên Trong học tập:
- Ham học, luôn có ý thức học tập để phát triển bản thân.
- Cố gắng hoàn thành bài tập nhanh nhất có thể.
- Luôn tự giác học tập và sáng tạo.
- Tìm hiểu giáo trình, tài liệu trước khi đến lớp, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. 5 lOMoAR cPSD| 47708777 Trong cuộc sống:
- Luôn tìm tòi, học hỏi xung quanh.
- Cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.
- Đặt mục tiêu rõ ràng, lên kế hoạch và phân chia thời gian hợp lý. - Tập thể
dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ.
2.3 Vì sao sinh viên rất cần có đức tính cần? Xét về mặt cá nhân:
- Tục ngữ ta có câu “Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” nghĩa là
Cần thì việc gì khó đến mấy cũng làm được “Dao siêng mài thì sắc”, “Ruộng
siêng làm cỏ thì lúa tốt”, “Siêng làm thì nhất định sẽ thành công”…
- Chăm chỉ siêng năng trước hết sẽ mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân chúng ta.
Chăm chỉ học tập tích lũy kinh nghiệm chúng ta sẽ có một nền tảng bền vững
để phát triển hơn trong tương lai, mang lại nhiều lợi ích hơn, bao gồm cả lợi ích kinh tế .
- Khi đứng trước những công việc khó khăn nếu chăm chỉ và không bỏ cuộc
giữa chừng chúng ta sẽ đạt được kết quả thậm chí còn tốt hơn mong đợi.
Xét về mặt xã hội, đất nước, dân tộc, mang tính tập thể:
- Một người lười biếng có thể ảnh hưởng rất lớn đến công việc của hàng nghìn
hàng vạn người khác .Trong công việc tất cả mọi người tham gia như kết thành
sợi dây chuyền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mọi người đều Cần thì dây
chuyền sẽ chạy rất thuận lợi và nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. - Toàn
dân tộc đoàn kết thành một khối thì mọi việc sẽ hoàn thành nhanh chóng và
thuận lợi và có được kết quả cao. Nếu một người hoặc một bộ phận lười biếng
sẽ làm chậm trễ công việc.
2.4 Liên hệ với từng thành viên trong nhóm
- Không ngừng học hỏi, tập trung, cố gắng trong mọi việc mình làm. - Bắt
tay vào làm từ những việc đơn giản nhất, làm việc gì cũng không sợ thất bại.
- Không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, việc gì làm được thì làm luôn.
- Siêng năng, chăm chỉ học tập, rèn luyện bổ sung kiến thức cho bản thân. -
Luôn kiên trì, không bỏ cuộc giữa chừng với công việc, ước mơ mà mình theo đuổi
- Xây dựng và hình thành đạo đức tốt, “lời nói phải đi đôi với việc làm”. -
Phải tự xây dựng kiến thức, đưa kiến thức qua những bài giảng trở thành kiến thức của mình. 6 lOMoAR cPSD| 47708777
- Sắp xếp công việc, lên lịch trình rõ ràng, ưu tiên các công việc quan trọng hơn
- Tiết kiệm 1 phần thu nhập hàng tháng và đưa số tiền đó vào một tài khoản
tiết kiệm để tạo dựng quỹ tiết kiệm dài hạn. 7