Tư duy trừu tượng - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Tư duy trừu tượng - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lê Nin (UTEHY)
Trường: Đại Học Sư phạm Kỹ thuật Hưng yên
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRIẾT HỌC (G5)
Khái niệm: Nhận thức là quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn,
trình độ, vòng khâu khác nhau song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
- “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn'' -đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.
- Nhận thức không phải là một sự phản ánh nguyên xi, sao chép máy móc hiện
thực mà là một quá trình phát triển theo từng giai đoạn, những giai đoạn này
liên hệ với nhau và giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn kia.
- Trực quan sinh động hay nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình
nhận thức, gắn liền với thực tiễn được biểu hiện dưới ba hình thức:
Cảm giác: là hình thức đầu tiên, đơn gian nhất ở giai đoạn cảm tính, là sự phản
+) Cảm giác: là hình thức đầu tiên, đơn gian nhất ở giai đoạn cảm tính, là sự phản
ánh trực tiếp, từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật và là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan.
Tri giác: là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác
+) Tri giác: là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác
quan của con người, do đó có thể nói tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác; là sự
phản ánh trực tiếp nhưng mang tính tổng thể, mang lại cho chúng ta tri thức tương
đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
Biểu tượng: là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của trực quan sinh động.
+) Biểu tượng: là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của trực quan sinh động.
Khác với cảm giác và tri giác, biểu tượng là hình ảnh sự được tái hiện trong óc,
khi sự vật không trực tiếp tắc động và giác quan của con người. Nhưng vẫn
giống tri giác ở chỗ là hình ảnh cảm tính về sự vật, mặc dù tương đối hoàn
chỉnh. Do đó, biểu tượng chưa phải là hình thức của nhận thức cảm tính mà chỉ
như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính
Tư duy trừu tượng hay nhận thức lý tính được đặt nền móng từ nhận thức cảm tính,
nhưng phản ánh hiện thực sâu sắc hơn, rõ nét hơn, tức là có thể phản ánh được
những thuộc tính và mối quan hệ bản chất, mang tính quy luật của sự vật trên cơ sở
trừu tượng hoá và khái quát hoá những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp.
Tư duy trừu tượng bao gồm ba hình thức cơ bản:
Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián
+) Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián
tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự
vật, hiện tượng dược biểu thị bằng một từ hay một cụm từ. Và theo Lenin, khái
niệm “ là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng,
nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh
hướng, trong nguồn gốc”.
Phán đoán: là một hình thức tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái
+) Phán đoán: là một hình thức tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các niệm lại
để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật.
Suy luận: là sự liên kết một số phán đoán đã biết lại với nhau để tạo ra một
+) Suy luận: là sự liên kết một số phán đoán đã biết lại với nhau để tạo ra một
phán đoán mới. Trong suy luận, ta nhận thức thế giới mới một cách gián tiếp,
thể hiện quá trình vận động của tư duy từ những tri thức đã đạt được để suy ra tri thức mới.
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình
nhận thức. Trên thực tế, chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong một quá
trình nhận thức; song chúng có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Nếu
nhận thức cảm tính gắn liền với hoạt động thực tiễn, với sự tác động của khách thể
cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, nhờ có tính khái quát
cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động
của sự vật; giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những
tri thức về đối tượng, còn bản thân những tri thức ấy có chân thực hay không thì
con người chưa biết được. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác định xem
những tri thức ấy có chân thực hay không. Để thực hiện điều đó, nhận thức nhất
thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính
chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức
- Tính chất của chân lý:
Chân lý có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
Tính khách quan của chân lý là tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối
với ý thức của con người và loài người. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri
thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác
lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn ở trong nhận thức mà nội dung đó thuộc về
thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.
Ví dụ, luận điểm cho rằng "trái đất quay xung quanh mặt trời" là một chân lý.
Chân lý ấy có tính khách quan bởi vì nội dung của luận điểm đó phản ánh đúng sự
kiện có thực, tồn tại độc lập đối với mọi người, không lệ thuộc vào ý thức của mỗi người.
Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những đặc điểm nổi bật
dùng để phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng so với
chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết. Đồng thời đó cũng là sự thừa nhận sự
tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
Chân lý không chỉ có tính khách quan mà nó còn có tính tuyệt đối và tính
tương đối. Tính tuyệt đối của chân lý là tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội
dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng ta có
thể đạt đến tính tuyệt đối của chân lý (chân lý tuyệt đối). Bởi vì, trong thế giới
khách quan không tồn tại một sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn
không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song
khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau và
bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh.
Do đó chân lý lại có tính tương đối.
Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa
nội dung phản ánh của những tri thức với hiện thực khách quan. Điều đó có nghĩa
là giữa nội dung của chân lý với khách thể được phản ánh chỉ mới phù hợp từng
phần, từng bộ phận, ở một số mặt, một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.
Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý không tồn tại tách rời nhau mà có
sự thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, tính tuyệt đối của chân lý là tổng số các tính tư ng ѫ
đối. Mặt khác, trong mỗi chân lý mang tính tư ng đối ѫ bao giờ cũng
chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. V.I.Lênin viết: "Chân lý tuyệt đối được
cấu thành từ tổng số những chân lý tư ng đối ѫ
đang phát triển; chân lý tư ng đối ѫ là những phản ánh tư ng ѫ
đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại;
những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác h n;
ѫ mỗi chân lý khoa học, dù là
có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối".
Nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tính tư ng ѫ đối và
tính tuyệt đối của chân lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc
phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức và trong hành động. Nếu cường điệu
tính tuyệt đối của chân lý, hạ thấp tính tương đối của nó sẽ r i ѫ vào quan điểm siêu
hình, chủ nghĩa giáo điều, bệnh bảo thủ, trì trệ. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính
tương đối của chân lý, hạ thấp vai trò của tính tuyệt đối của nó sẽ rơi vào chủ nghĩa
tương đối. Từ đó dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện,
thuyết hoài nghi và không thể biết.
Ngoài tính khách quan, tính tuyệt đối và tính tương đối, chân lý còn có tính cụ
thể. Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh
với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể. Điều đó
có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định. Nội
dung đó không phải là sự trừu tượng thuần túy thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn
gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay
một hoàn cảnh nào đó, trong một mối liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân
lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử - cụ thể, cũng có tính cụ thể. Nếu
thoát ly những điều kiện lịch sử cụ thể thì những tri thức được hình thành trong
quá trình nhận thức sẽ r i
ѫ vào sự trừu tượng thuần túy. Vì thế nó không phải là
những tri thức đúng đắn và không được coi là chân lý. Khi nhấn mạnh đặc tính này
V.I.Lênin đã viết: ""không có chân lý trừu tượng", rằng "chân lý luôn luôn là cụ thể"” .
Việc nắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có một ý nghĩa phương
pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi
khi xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm của con người phải dựa
trên quan điểm lịch sử - cụ thể; phải xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể mà
vận dụng những lý luận chung cho phù hợp. Theo V.I.Lênin, "bản chất, linh hồn
sống của chủ nghĩa Mác: là phân tích cụ thể một tình hình cụ thể". Rằng phư ng ѫ
pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong
một thời điểm cụ thể nhất định.
Quán triệt nguyên tắc đó, Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên
lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong những
điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Đồng thời luôn luôn xuất phát từ những điều
kiện lịch sử cụ thể của đất nước để đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Như vậy, mỗi chân lý đều có tính khách quan, tính tư ng ѫ
đối, tính tuyệt đối và
tính cụ thể. Các tính chất đó của chân lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách
rời nhau. Thiếu một trong các tính chất đó thì những tri thức đạt được trong quá
trình nhận thức không thể có giá trị đối với đời sống của con người.
Tính khách quan : Không phụ thuộc ý chí chủ quan của con
Bài học và kinh nghiệm đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên:
1. Phát triển bậc cao của nhận thức: Sinh viên nên hiểu rằng quá trình học
tập không chỉ dừng ở mức trực quan. Họ cần phát triển khả năng tư duy trừu
tượng để thấy được mối liên quan giữa các kiến thức và tạo ra cái nhìn tổng quan.
2. Học tập đa dạng: Sinh viên nên được khuyến khích học tập từ nhiều nguồn
khác nhau và từ nhiều môn học để phát triển tư duy trừu tượng và kết nối kiến thức.
3. Thực hiện thực tiễn: Sinh viên nên có cơ hội áp dụng kiến thức trong thực
tế thông qua dự án, thực tập, hoặc công việc thêm. Điều này giúp họ thấy rõ
giá trị của kiến thức và kỹ năng mà họ đã học.
4. Liên kết với cuộc sống thường ngày: Sinh viên nên biết cách liên kết kiến
thức học tập với cuộc sống hàng ngày, từ việc giải quyết vấn đề trong công
việc đến sử dụng kiến thức trong cuộc sống cá nhân.
Tóm lại, quá trình nhận thức thế giới từ tư duy trực quan đến trừu tượng và trở lại
thực tiễn đánh dấu một con đường biện chứng quan trọng trong việc học tập và rèn
luyện của sinh viên. Nó hỗ trợ trong việc phát triển tư duy linh hoạt, khả năng giải
quyết vấn đề, và áp dụng kiến thức trong thực tế, tạo nền tảng cho sự thành công
trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.