Tự luận cuối kì - Cơ sở văn hóa | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Triết lý âm dương là sản phẩm trừu tượng hoá từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người. Từ hai cấp đối lập gốc “mẹ - cha” và “đất – trời” người xưa dần dần suy ra hàng loạt cặp đối lập như những thuộc tính của âm dương. Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam Á cổ đại một quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp có phần chất phác và thô sơ về thế giới
Preview text:
14:06 8/8/24
Tự luận cuối kì - cơ sở văn hoá việt nam
1.Triết lý âm dương và ảnh hưởng của triết lý âm dương đến tính cách của người Việt.
Triết lý âm dương là sản phẩm trừu tượng hoá từ ý niệm và ước mơ của cư dân
nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người. Từ hai cấp đối lập gốc
“mẹ - cha” và “đất – trời” người xưa dần dần suy ra hàng loạt cặp đối lập như
những thuộc tính của âm dương. Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam Á cổ
đại một quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp có phần chất phác và thô sơ về thế giới.
Từ tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, trên cơ sở các cặp đối lập rõ nét, người Đông
Nam Á xưa đã mở rộng ra để tìm cách xác lập bản chất âm dương cho những
khái niệm và sự vật biệt lập. Quá trình này giúp họ cảm nhận được tính hai mặt
của âm dương và quan hệ chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng.
Nhờ thấm nhuần sâu sắc tư tưởng triết lý âm dương mà người Việt Nam nắm rất
vững hai quy luật của nó: “Trong âm có dương, trong dương có âm; âm cực sinh
dương, dương cực sinh âm.” Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng
văn hoá dân gian người Việt có rất nhiều câu chuyện kể, những câu tục ngữ đúc
kết tư tưởng đời sống nhân dân như: “Trong rủi có may”, “Trong hoạ có phúc”,
“Người có lúc vinh lúc nhục”, “Sông có khúc đục khúc trong”, “Sướng lắm khổ
nhiều”, “Trèo cao ngã đau”, “Tham thì thâm”, “Yêu nhau lắm cắn nhau đau”,…
Ngay trong cấu trúc câu tục ngữ và thành ngữ thường là hình thức đối xứng;
trong thơ có đối thanh, đối ý và đối hình; trong ca dao có những cặp hình tượng
đối xứng mang tính chất văn hoá truyền thống như rồng-phượng, loan-phượng,
cá-chim, nước-lửa,… Trong sinh hoạt hàng ngày, người Việt đặt tên cho những
sự vật quen thuộc cũng theo nguyên lý âm dương: ngói âm dương, cõi âm
dương, chợ âm dương, tiền âm dương, ghép gỗ theo nguyên tắc âm dương, …
Trong cơ cấu bữa ăn, người Việt cũng đã lựa chọn những món ăn thích hợp để
điều hoà âm dương trong cơ thể nhằm nâng cao sức khoẻ hoặc để chữa bệnh.
Nguyên tắc âm dương ở đây được biểu thị hài hoà theo hình thức phân loại thức
ăn nóng-lạnh. Về lương thực thực phẩm, những loại mang tính “nóng” như
khoai mì, ngô, rượu,… những loại thuộc tính “lạnh” như đậu phụ, đậu nành,…
Đối với các loại rau dưa, rau có tính “nóng” là gừng, ớt, tỏi, cà rốt,… rau có tính
“lạnh” là rau dền, măng, dưa leo, cà chua. Tương tự, các loại hoa quả như nhãn,
vải, nho thuộc tính “nóng” và chuối, dứa thuộc tính “lạnh”. Ngoài ra, thịt cá
cũng được phân loại theo cách tương tự. Trên cơ sở phân loại thực phẩm như
vậy, người ta khuyên người có “máu nóng” nên dùng thức ăn “lạnh” và ngược lại.
Chính nhờ lối tư duy mang đậm tính chất âm dương và nhờ nắm vững hai quy
luật của triết lý âm dương mà người dân nông nghiệp Việt Nam có được triết lý
sống quân bình. Với người Việt, quân bình âm dương vừa biểu hiện cho sự hoàn about:blank 1/6 14:06 8/8/24
Tự luận cuối kì - cơ sở văn hoá việt nam
thiện, viên mãn, mà “vuông tròn” là một biểu tượng “vái trời cho đặng vuông
tròn”, “ba vuông sánh với bảy tròn, đời cha vinh hiển, đời con sang giàu”, vừa
được xem như là nguyên tắc ứng xử “đừng ăn quá miệng, đừng diện quá sang”,
“nhọn gãy, cứng nát”,… Trong cuộc sống cố gắng không làm mất lòng ai, trong
việc ở cố gắng tạo nên sự hài hoà với môi trường thiên nhiên xung quanh. Cũng
chính từ triết lý quân bình âm dương này mà người Việt có lối sống lạc quan,
yêu đời: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, ứng xử linh hoạt và khả
năng thích nghi cao: “Ăn theo thuở, ở theo thì”.
Từ xưa cho đến nay, triết lý âm dương vẫn luôn ảnh hưởng sâu sắc trong đời
sống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động
của nó vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại của người Việt. Sức
ảnh hưởng không cùng của triết lý này là trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu của
một nền văn hoá và chính nó đã tạo ra những nét tính cách độc đáo của con người Việt Nam.
Ngày nay, triết lý âm dương vẫn tiếp tục được nghiên cứu và vận dụng ở nhiều
lĩnh vực của đời sống như trong lĩnh vực kiến trúc và y học,… Và gần đây, trên
thị trường xuất hiện ngày càng nhiều tài liệu, sách vở về “quy luật âm dương”,
“tìm hiểu nguyên tắc âm dương trong cuộc sống con người”, … Song, trong bối
cảnh đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế, nhiều điều trong nhận thức và ứng xử của người Việt – vốn trước đây
là ưu điểm, nay cũng đã bộc lộ những hạn chế. Đó là từ trọng sự quân bình, đưa
đến tư tưởng bình quân chủ nghĩa và thái độ nước đôi theo kiểu: “hoà cả làng”,
“dĩ hoà vi quý”, “chín bỏ làm mười”. Bên cạnh sự linh hoạt, giỏi ứng phó là sự
tuỳ tiện, đại khái, làm không đến nơi đến chốn, thờ ơ, vô trách nhiệm và hậu quả
của nó là nhiều công trình dang dở và thiếu đồng bộ. Tính lạc quan cũng nhiều
khi đưa đến sự tự mãn, thiếu thực tế. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu để thấy
giá trị của triết lý âm dương, thì những hạn chế nêu trên cũng cần được nghiên
cứu và có các giải pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất
nước trong tình hình hiện nay. Để những giá trị truyền thống tốt đẹp mãi được
tôn vinh nhưng vẫn dung hoà với vẻ đẹp hiện đại trong mỗi nếp nghĩ và nếp nhà của người Việt.
2.Đặc trưng của văn hoá tổ chức đời sống nông thôn (làng).
Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Vì vậy, người nông dân phải
liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Cho nên nét đặc trưng số một của làng
xã Việt Nam là tính cộng đồng: Làng xã Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ
đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau.
Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm
của mối liên kết này là khái niệm làng, xóm. about:blank 2/6 14:06 8/8/24
Tự luận cuối kì - cơ sở văn hoá việt nam
Việc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú chính là bước thứ hai trong lịch sử
phát triển của làng xã Việt Nam: Khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành công
xã nông thôn thì các thành viên của làng không chỉ gắn bó với nhau bằng các
quan hệ máu mủ mà còn gắn bó cả bằng những quan hệ sản xuất. Tuy nhiên,
những quan hệ sản xuất này ở Việt Nam cũng khác hẳn phương Tây.
Ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhưng họ
sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần nhiều mang tính chất xã giao.
K. Marx đã từng nhận xét một cách dí dỏm rằng nông thôn phương Tây là “cái
bao tải khoai tây” (mà trong đó mỗi gia đình là một củ khoai tây!). Ở Việt Nam thì khác:
– Thứ nhất, để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông
người của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền
thống không chỉ cần đẻ nhiều mà còn làm đổi công cho nhau.
– Thứ hai, để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp…), cả làng phải
hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau
chặt chẽ tới mức bán anh em xa, mua láng giềng gần. Nguyên tắc này bổ sung
cho nguyên tắc Một giọt máu đáo hơn ao nước lã: Người Việt Nam không thể
thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo
không gian. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn
có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau. Đó là hình thức dân
chủ sơ khai, dân chủ làng mạc; trong lịch sử, nền dân chủ nông nghiệp này có
trước nền dân chủ tư sản của phương Tây. Tính dân chủ bình đẳng kéo theo mặt
trái là thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đô kị, cào bằng.
3.Thành tựu văn hoá Việt Nam thời Lý-Trần. Tôn giáo tín ngưỡng:
Nhìn chung, các nhà nước thời Lý-Trần đã chủ trương một chính sách khoan
dung hoà hợp và chung sống hoà bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín
ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng
nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này. Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín
ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặt biệt là Phật giáo đã được tôn sùng. Đạo Phật
là tôn giáo thịnh hành nhất trong xã hội thời Lý-Trần, được xem như một Quốc giáo.
Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ
Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và
khuyến khích. Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống
tâm linh thời Lý-Trần. Đạo học, cùng với Phật học và Nho học đã được đưa vào
nội dung các kỳ thi Tam giáo. Giáo dục, khoa cử: about:blank 3/6 14:06 8/8/24
Tự luận cuối kì - cơ sở văn hoá việt nam
Thời Lý, nền giáo dục Đại Việt chủ yếu là Phật học. Các sư tăng đồng thời cũng
là những trí thức. Dần dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.
Thời Lý-Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Đây cũng là giai đoạn Văn
Miếu và trường Quốc Tử Giám được thành lập. Giáo dục Nho học đã có nhiều
tiến bộ dưới thời Trần.
Các kỳ khoa cử đã có từ thời Lý. Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức
quy củ và thường xuyên hơn, niên hạn là 7 năm 1 kỳ. Văn học, nghệ thuật:
Văn học thời Lý-Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời
đại, nhìn chung mang nhiều yếu tố tích cực, lạc quan của những vương triều
đang ở thế đi lên. Cơ sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có hai dòng
văn học chính là văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc.
Các tác phẩm thiên về nội dung triết học, cảm hứng Phật giáo, lịch sử Phật giáo
và nhiều loại thơ, phú bàn về khái niệm sắc-không, tử-sinh, hưng-vong, quan hệ
giữa Phật và Tâm, đạo và đời, con người và thiên nhiên, … Dòng thơ văn yêu
nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lý-Trần. Các
tác phẩm có thể kể đến của nền văn học giai đoạn này chính là “Nam quốc sơn
hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Phú sông Bạch
Đằng” của Trương Hán Siêu và nhiều bài thơ khác của vua tôi nhà Trần.
Văn học thời Lý-Trần đạt được thành tựu lớn trong việc phổ biến chữ Nôm, vừa
mang tính dân tộc, vừa mang tính dân gian, cải biến và Việt hoá chữ Hán. Chữ
Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “Quốc âm”.
Thời Lý-Trần cũng để lại nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc-điêu khắc. Nhìn
chung, kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô; nhà Trần mang tính
thực dụng, khoẻ khoắn. Tinh thần Phật giáo luôn thắm đượm trong các công
trình này. Có thể kể đến một số công trình như Thành Thăng Long, điện Càn
Nguyên, chùa Tháp… và một số lớn các cung điện khác được xây dựng bằng gỗ,
sơn son thếp vàng. Điêu khắc và đúc tạo hình ở thời kỳ này có các loại tượng,
chuông, vạc, và các bức phù điêu. Có thể kể đến các tượng Chu Công, Khổng
Tử, và nhiều tượng Phật.
Mỹ thuật thời Lý-Trần có các loại đồ gốm với hình dáng đơn giản, thanh thoát.
Một số loại men được sử dụng như đàn hoa nâu, men hoa lam và men ngọc trắng xanh nổi tiếng.
Nghệ thuật biểu hiễn ca múa nhạc thời Lý-Trần được phát triển vô cùng phong
phú, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á. Các nghệ
nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, trống cơm, và các loại đàn cầm khác. about:blank 4/6 14:06 8/8/24
Tự luận cuối kì - cơ sở văn hoá việt nam
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc phát triển từ thời Lý, được biểu diễn
trong các hội đèn quang chiếu. Trong các kỳ lễ hội, nhiều trò vui được tổ chức
như cưỡi ngựa đánh cầu, chọi gà, cờ người, đá cầu, đánh đu,… Khoa học-kỹ thuật:
Các thành tựu trong khoa học-kỹ thuật thời Lý-Trần được biết đến với thành tựu
của một số ngành như y học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến
và các nghề truyền thống như luyện đúc đồng, dệt, gốm và xây dựng.
4.Điều kiện hình thành văn hoá Việt Nam.
– Thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên:
+ Vị trí và cấu tạo địa lí của Việt Nam. Việt Nam là đất nước nằm ở trung tâm Đông Nam Á.
+ Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam: Việt Nam có địa hình đa dạng; Việt Nam có
nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều; là xứ sở thực vật; nhiều sông ngòi
và đồng bằng phù sa; có bờ biển chạy dài suốt chiều dài đất nước (hơn 3.000
km); Việt Nam là vùng sông nước – trồng lúa nước.
Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước giữ vị trí chủ đạo đối với đất nước
và đây chínnh là đặc trưng gốc chi phối đến sự hình thành các đặc trưng bản sắc
của văn hóa Việt Nam cho đến tận ngày nay.
– Thứ hai: Điều kiện lịch sử – xã hội:
+ Đặc điểm lịch sử của Việt Nam:
Đất nước ta liên tục bị xâm lược và đấu tranh chống xâm lược và có sự giao lưu,
tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
+ Đặc điểm xã hội của Việt Nam:
Thành phần xã hội của Việt Nam: nông dân giữ vị trí chủ đạo.
Tổ chức xã hội của Việt Nam: làng là đơn vị cộng đồng nền tảng.
Tại Việt Nam thì văn hóa làng là hạt nhân cơ bản làm nên bản sắc văn hóa đất nước.
– Thứ ba: Chủ thể văn hóa Việt Nam:
Chủ thể văn hóa Việt Nam được hiểu cơ bản chính là những tộc người đã và
đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và đó là một cấu trúc đa tộc người, hiện
nay đất nước ta bao gồm 54 dân tộc. Cấu trúc đa tộc người ở Việt Nam bao gồm:
+ Các tộc người bản địa đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử, xuất
phát từ nhiều nguồn gốc nhân chủng và ngôn ngữ khác nhau.
+ Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc đa tộc người và đa văn hóa.
+ Tộc người Việt (người Kinh) đóng vai trò chủ thể.
Ta nhận thấy rằng, văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối với sự hình
thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
– Thứ tư: Thời gian văn hóa Việt Nam:
Văn hóa ở tại khu vực Đông Nam Á được hình thành cách ngày nay khoảng trên
18.000 năm (thời tiền sử). about:blank 5/6 14:06 8/8/24
Tự luận cuối kì - cơ sở văn hoá việt nam
Văn hóa Việt Nam đã được định hình từ khi hình thành nhà nước sơ khai đầu
tiên của Việt Nam cụ thể đó là kể từ khi có nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.
– Thứ năm: Không gian văn hóa Việt Nam:
Không gian văn hóa gốc cụ thể đó là toàn bộ vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ hiện nay.
Theo tiến trình lịch sử, không gian văn hóa Việt Nam cũng đã được mở rộng dần
về phương Nam, đến tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. about:blank 6/6