Tự luận ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1) Điền chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phạm trù: “ Phạm trù là những….. phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định”.a. Khái niệmb. Khái niệm rộng nhấtc. Khái niệm cơ bản nhấtd. Khái niệm rộng nhất và cơ bản nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1) Điền chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phạm trù: “ Phạm trù là những….. phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của sự vật hiện tượng
thuộc một lĩnh vực nhất định”. a. Khái niệm b. Khái niệm rộng nhất
c. Khái niệm cơ bản nhất
d. Khái niệm rộng nhất và cơ bản nhất
2) Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về sự tồn tại của cái chung và cái riêng?
a. Chỉ có cái chung là tồn tại khách quan và vĩnh viễn
b. Chỉ có cái riêng là tồn tại khách quan và thật sự
c. Cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan và không tách rời nhau
d. Cái chung và cái riêng đều tồn tại chủ quan, không tách rời nhau trong ý thức của con người
3) Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng thể hiện như thế nào?
a. Cái chung và cái riêng hoàn toàn tách rời nhau
b. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, không có cái riêng độc lập, tuyệt đối tách rời cái chung
c. Cái chung bao hàm cái riêng, cái riêng là một bộ phận của cái chung
d. Cái riêng và cái chung thể hiện những khía cạnh khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng
4) Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung?
a. Cái riêng cái bộ phận nhưng sâu sắc, cái chung là cái toàn bộ, phong phú hơn cái riêng
b. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
c. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung
d. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng
5) Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm nguyên nhân: “Phạm trù nguyên nhân dùng để
chỉ…. giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
để từ đó tạo ra….”.
a. Sự tác động lẫn nhau – sự biến đổi nhất định
b. Sự liên hệ lẫn nhau – một sự vật mới
c. Sự tương tác – một sự vật mới
d. Sự chuyển hóa lẫn nhau – sự biến đổi nhất định
6) Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm kết quả: “Phạm trù kết quả dùng để chỉ
những…. xuất hiện do….giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa
các sự vật hiện tượng”.
a. Biến đổi – sự tác động
b. Sự vật, hiện tượng mới – sự kết hợp
c. Mối liên hệ - sự chuyển hóa
d. Sự vật, hiện tượng mới – sự liên hệ
7) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Chọn sai?
a. Nguyên nhân sinh ra kết quả, mọi mối liên hệ trước sau đều là mối liên hệ nhân quả
b. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả
c. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên
d. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn
nếu tác động ngược chiều thi sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả
8) Trong quan hệ nhân quả, phán đoán nào sai?
a. Nguyên nhân xuất hiện cùng kết quả
b. Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau mà một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả
c. Nguyên nhân có trước kết quả
d. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra
9) Phạm trù nào dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng đó? a. Bản chất b. Hiện tượng c. Nội dung d. Chất
10) Điền vào chỗ trống:”Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân….của kết
cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác”? a. Cơ bản b. Bên trong c. Cơ bản, bên trong d. Bên trong, trực tiếp
11) Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Chọn sai?
a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự phát
triển của sự vật và hiện tượng. Trong đó, tất nhiên đóng vai trò quyết định
b. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt vừa thống nhất, vừa độc lập
c. Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tuyệt đối. Trong mọi điều kiện
chúng không thể chuyển hóa lẫn nhau
d. Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối
12) Điền vào chỗ trống:” Phạm trù nội dung dùng để chỉ…..tất cả những mặt, những yếu tố,
những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng”. a. Sự tổng hợp b. Tập hợp c. Sự kết hợp d. Sự tồn tại
13) Điền vào chỗ trống:”Phạm trù hình thức dùng để chỉ…..của sự vật, hiện tượng, là hệ
thống…….. giữa các yếu tố đó”.
a. Các mặt, các yếu tố - các mối liên hệ
b. Phương thức tồn tại và phát triển – các mối liên hệ tương đối bền vững
c. Sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố - các mối liên hệ bền vững
d. Phương thức liên kết giữa các yếu tố - các mối liên hệ
14) Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức biểu hiện như thế nào?
a. Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau nên có sự phù hợp tuyệt đối giữa chúng
b. Khuya hướng của nội dung là ổn định, còn hình thức thì thường xuyên biến đổi
c. Hình thức phụ thuộc tuyệt đối vào nội dung
d. Nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung
15) Phán đoán nào không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức?
a. Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, không có nội dung nào lại không
tồn tại trong một hình thức nhất định
b. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
c. Trong một số trường hợp nội dung và hình thức không thể tác động đến nhau
d. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển, hình thức không phù
hợp thì sẽ kiềm hãm sự phát triển của nội dung
16) Điền vào chỗ trống:” Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những
mối liên hệ…. Ở bên trong, quy định….của sự vật, hiện tượng đó”.
a. Chung – sự vận động và phát triển
b. Ngẫu nhiên – sự tồn tại và phát triển
c. Tất nhiên, tương đối ổn định – sự vận động và phát triển
d. Cơ bản, ổn định – sự tồn tại và phát triển
17) Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện như thế nào?
a. Bản chất và hiện tượng vừa thống nhất vừa đối lập nhau
. Bản chất là cái riêng, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái chung, phong phú đa dạng
c. Bản chất là cái khách quan, hiện tượng là cái chủ quan, phụ thuộc vào ý chí của con người
d. Có bản chất thuần túy tách rời hiện tượng
18) Phán đoán nào không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?
a. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất và đối lập với nhau
b. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu
hiện của một bản chất nhất định
c. Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại
không biểu hiện của một bản chất nào đó
d. Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau một cách tuyệt đối
19) Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng. Chọn sai?
a. Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng
b. Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài
c. Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên là cái thường xuyên biến đổi
d. Hiện tượng thì hiện ra, còn bản chất mang tính hiện tượng
20) Phạm trù hiện thực dùng để chỉ cái gì?
a. Những gì hiện có, hiện đang tồn tại thật sự
b. Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
c. Một sự vật, hiện tượng, quá trình nhất định nào đó
d. Tính quy định khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng
21) Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái gì?
a. Những tiền đề tạo nên sự vật, hiện tượng mới
b. Trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong tương lai
c. Những gì hiện chưa có nhưng sẽ có, sẽ tới khi các điều kiện tương ứng d. Không thể có
22) Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Chọn sai?
a. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau
b. Khả năng chuyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại chứa đựng những khả năng mới, khả
năng mới, trong những điều kiện nhất định, lại chuyển hóa thành hiện thực,..v..v.
c. Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một hoặc
nhiều khả năng, khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa,..v..v.
d. Trong đời sống xã hội, khả năng chuyển hóa thành hiện thực là vô điều kiện
23) Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ mối quna hệ giữa khả năng và hiện thực
a. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không cần tính đến khả năng
b. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào hiện thực, đồng thời phải nhận thức
các khả năng từ trong hiện thực
c. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào khả năng để xây dựng chiến lược, kế hoạch phù hợp
d. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa vào nhu cầu và mục đích của chủ thế
24) Quy luật nào đóng vai trò hạt nhân của PBCDV?
a. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lạ