-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Từ nội dung tổng kết kinh tế sau 35 năm đổi mới (1986- 2021), liên hệthực tế tình hình kinh tế nước ta hiện nay - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Từ nội dung tổng kết kinh tế sau 35 năm đổi mới (1986- 2021), liên hệ
thực tế tình hình kinh tế nước ta hiện nay.
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Mã sinh viên : 11217139 GV h ng dẫẫn : ướ Nguyễn Thị Thắm Lớp h c phẫần : ọ LLDL1102(222) _28
Hà Nội, tháng 3/2023. MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (1986-
NAY).................................................................................................................................. 4 II.
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI KINH TẾ
VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................................................5
1. Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
nước nghèo, kém phát triển.........................................................................................5
2. Nhịp độ xuất nhập khẩu tăng cao...........................................................................7
3. Chỉ số phát triển con người được nâng cao............................................................7
4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội đạt nhiều thành tựu, đời sống được cải thiện.........8
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................11 2 LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể sau 35 năm đổi mới.
Trước khi đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào Liên Xô
và đất nước đang trải qua tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, kể
từ khi đổi mới bắt đầu vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Đánh giá về thành tựu 35 năm đổi mới kinh tế, Đảng nhận
định: “Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát
triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới…”.35 năm đổi mới
(1986 – 2021) là giai đoạn quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước, đánh dấu
sự trưởng thành mọi mặt của Ðảng, Nhà nước và nhân dân, là sáng tạo có tính tất
yếu, toàn diện để gạt bỏ, tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng năng lực sản xuất,
tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.Rõ ràng sau 35 năm, chúng
ta đã không chỉ đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục đẩy
mạnh và phát triển với các nguồn lực phong phú. 3 I.
NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (1986- NAY)
Đánh giá về thành tựu 35 năm đổi mới kinh tế, Đảng nhận định: “Đất nước đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện
so với những năm trước đổi mới…”.
Qua 35 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời
sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và mở rộng; đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Ðảng, xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức
mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng
mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…
Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên
thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành
tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng
tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.
Tăng trưởng GDP: Từ khi bắt đầu đổi mới năm 1986, GDP của Việt Nam
đã tăng từ khoảng 27 tỷ USD lên gần 342 tỷ USD vào năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm trong
giai đoạn 2011-2020 là 6,8%, cao hơn nhiều so với trung bình châu Á.
Đầu tư nước ngoài: Từ năm 1988 đến năm 2020, Việt Nam đã thu hút hơn
400 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Xuất khẩu: Từ khi bắt đầu đổi mới, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp đôi
mỗi 5 năm, từ 1,9 tỷ USD năm 1990 lên 281,5 tỷ USD vào năm 2020. 4
Chất lượng cuộc sống: Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã
tăng từ 0,427 năm 1990 lên 0,704 vào năm 2019, cho thấy sự cải thiện đáng
kể trong chất lượng cuộc sống của người dân.
Tỷ lệ nghèo: Tỷ lệ dân số sống dưới mức đói nghèo đã giảm từ khoảng 60%
vào năm 1993 xuống còn khoảng 2,75% vào năm 2020.
Tóm lại, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong suốt 35
năm đổi mới, với tốc độ tăng trưởng cao, sự gia tăng đáng kể về đầu tư, xuất khẩu
và cải thiện đáng kể trong chất lượng cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, còn nhiều thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt,
bao gồm các vấn đề như tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiếu nguồn nhân lực chất
lượng cao, và tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc giải quyết các thách thức này sẽ
là một thử thách lớn đối với Việt Nam trong tương lai. II.
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
nước nghèo, kém phát triển.
- Nếu trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm chỉ đạt 4,4%, thì liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam
đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế
mới nổi thành công nhất.. Trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức
tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do dịch COVID-19, kinh tế Việt
Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng
trung bình 5,9 %/năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2022 lần đầu
tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 410 tỷ USD.
- Lạm phát “ngược dòng” lạm phát cao của toàn cầu, được kiểm soát ở mức thấp
3,15% (đạt mục tiêu Quốc hội giao dưới 4%).
- Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ
USD/năm, thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân
cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu
người mới đạt 159 USD/năm. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới
6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá) 5
Như vậy Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh so với các nước trong khu vực và quốc tế, đã ra khỏi tình trạng nước
nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
- Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131
nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập. Xếp hạng về phát triển
bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020 , cao hơn
nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
- Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Từ khi gia
nhập WTO đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện
với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước P5 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh)
và hầu hết các nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới; đã có trên 70
nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
- FDI thực hiện cao nhất 5 nămVốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt
Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.
- Cơ cấu lại ngành, nghề và nội bộ từng ngành cũng đạt kết quả khả quan. Tỷ trọng
ngành Nông nghiệp trong GDP giảm xuống trong khi tỷ trọng của khu vực công
nghiệp và dịch vụ trong tăng lên. Ngành Xây dựng tăng trưởng khá, đặc biệt tăng
trưởng nhanh giai đoạn 2016 - 2019. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chất
lượng ngày càng cao. Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Việt
Nam tăng từ thứ 90/189 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2016 lên thứ 70/190 quốc
gia, vùng, lãnh thổ năm 201910.
- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, một số cân đối lớn của nền kinh tế (ngân sách nhà
nước, cán cân thanh toán tổng thể, nợ quốc gia và dự trữ ngoại tệ…) cơ bản được bảo đảm.
- Kết cấu hạ tầng có nhiều phát triển và phát huy tác dụng, nhiều ga tàu được xây
dựng. Tỉ lệ đô thị hóa năm 2022 tăng 0,6% so với năm 2021.
- Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện, các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc.
Hạn chế cơ bản của nền kinh tế hiện nay là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng,
dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống (vốn, lao động, tài nguyên).Quá 6
trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế chưa đồng bộ, các bất cập về thể chế
đất đai, quyền tài sản…rất chậm trong quá trình giải quyết thủ tục. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động vẫn đang diễn ra với tốc độ khá chậm.Cơ cấu kinh tế
đang có sự dịch chuyển kém lành mạnh, không cân bằng và dễ tổn thương hơn
trước đó.Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ
thấp, chậm cải thiện. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công
nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng công nghệ thấp và giá trị gia tăng thấp, sức
cạnh tranh chưa cao. Năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn thấp so với
các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.
Tính theo PPP 2017, NSLĐ của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng
11,3% mức năng suất của Xin-ga-po; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản;
33,1% của Ma-lai-xi-a; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của In-
đô-nê-xi-a và bằng 86,5% NSLĐ của Phi-li-pin. NSLĐ của Việt Nam trong khu
vực Đông Nam Á chỉ cao hơn NSLĐ của Cam-pu-chia (gấp 2,4 lần); My-an-ma
(1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần).
- Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ đang cản trở sự
phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông m đa số có quy mô nhỏ bé, chưa
đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao
thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu
vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hệ
thống đường sắt chủ yếu khổ 1 m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã
hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng
không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc
tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt
tiêu chuẩn đầu mối khu vực. Nguồn và lưới điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sản
xuất và đời sống nhân dân, sản lượng điện bình quân đầu người một năm của Việt
Nam mới ở mức 692,5 kwh, còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Hệ thống
thủy lợi chưa đồng bộ, quản lý chưa tốt và hiệu quả sử dụng chưa cao. Kết cấu hạ
tâng đô thị thiếu đồng bộ, kém chất lượng ,quá tải gây ách tắc.
Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
chưa được hình thành đầy đủ, vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn
định chính trị - xã hội. 7
2. Nhịp độ xuất nhập khẩu tăng cao
Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, năm
2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt kỷ lục trên 732,5 tỷ
USD và Việt Nam xuất siêu tới 11,2 tỷ USD.
3. Chỉ số phát triển con người được nâng cao
Trên thực tế khoảng hai, ba thập kỷ vừa qua Việt Nam có sự tăng tiến rất
mạnh về chỉ số phát triển con người với tốc độ tăng trưởng khoảng 45 - 46%. Năm
1990, Việt Nam mới tham gia vào việc đánh giá chỉ số phát triển con người và đạt
0,48 - một mức rất thấp. Hiện nay, Việt Nam đã lọt vào bảng của các nước phát triển cao.
- Trong 20 năm qua tuổi thọ trung bình của người Việt Nam thăng tiến rất tốt,
hiện giờ tuổi thọ của người già ở Việt Nam tăng khoảng gần 5 năm. (Theo UNDP)
- Số năm đi học trung bình tăng ở mức 4,5 - 4,95, tức là khoảng gần 5 năm.
Ai cũng được đi học, việc phổ cập giáo dục cho học sinh, công tác xóa mù
chữ cũng đã đạt được thành tích rất cao.
- Về chỉ số phát triển giới, Việt Nam đạt 0,997, đứng thứ 65 trong số 162
quốc gia và nằm trong nhóm cao nhất trong 5 nhóm trên thế giới, tỷ lệ phụ
nữ tham gia các cơ quan dân cử (như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) chiếm tới 26%.
Không thể phủ nhận trong vòng 35 năm qua Việt Nam nằm trong các nước có
tốc độ gia tăng về chỉ số phát triển con người rất cao. Việt Nam cũng thực hiện tốt
các chỉ số về giáo dục, y tế, việc làm, các vấn đề phát triển nông thôn.
4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội đạt nhiều thành tựu, đời sống được cải thiện
Trải qua gần 35 năm thực hiê ‹n đường lối đổi mới, Đảng ta đã định hướng phát
triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng, phát triển
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Giáo dục: Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân
lực, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương
với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển.
- Nhiều chỉ số về Giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực,
như: tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm
đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN; kết quả Chương trình Đánh
giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA 8
PLM) năm 2019 cho thấy chất lượng giáo dục tiểu học của Việt Nam đứng
vào tốp đầu của các nước ASEAN. Trong các đợt đánh giá PISA, Việt Nam
có kết quả vượt trội so với trung bình của các nước trong khối OECD trong
khi mức đầu tư cho giáo dục thấp hơn hẳn.
Tuy nhiên, lĩnh vực văn hóa xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc
phục nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức lối sống trong một bộ phận xã
hội xuống cấp. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, số hộ cận nghèo còn
nhiều, tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo còn cao ở vùng sâu vùng xa và vùng có nhiều
khó khăn. Hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Lao động
thiếu việc làm còn nhiều và chất lượng lao động còn thấp, ý thức kỉ luật lao động
chưa cao, thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao. Chất lượng lao động xuất khẩu ra
nước ngoài còn thấp, khả năng hòa nhập, cạnh tranh thua kém nhiều so với các
nước trong khu vực.Môi trường nhiều nơi xuống cấp, ô nhiễm, chất lượng không
khí gây hại cho sức khỏe, tài nguyên, đất đai chưa được quản lí tốt, khai thác sử
dụng kém hiệu quả; chưa kiên quyết xử lí khắc phục các nguồn cơn gây ô nhiễm;
tình trạng phá rừng cháy rùng ở một số địa phương chưa được ngăn chặn có hiệu quả. 9 KẾT LUẬN
Ba mươi lăm năm thực hiện đổi mới đất nước (1986-2021) là giai đoạn đất nước ta
từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã đạt được những thành tựu to lớn và rất
quan trọng. Những thành tựu đạt được trong hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh là to lớn
và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đang trên đà thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra
khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay
đổi; sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn
mới. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được là do sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng trong việc triển
khai thực hiện Nghị quyết qua các kì đại hội, giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề
mới phát sinh; sự đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và các cơ quan
dân cử, sự điều chỉnh năng động của Chính phủ, chính quyền các cấp; sự nỗ lực của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân,
cộng đồng các doanh nghiệp. 10 Tài liệu tham khảo
http://dukcqtw.dcs.vn/nhung-thanh-tuu-to-lon-cua-dat-nuoc-sau-35-nam-thuc-hien-
duong-loi-doi-moi-do-dang-khoi-xuong-va-lanh-dao-duk15671.aspx
https://vtv.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-khep-lai-nam-2022-voi-nhieu-con-so-an-tuong- 20221231095526904.htm
https://vtv.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-thang-loi-kep-trong-nam-2022- 20221230145211643.htm
https://www.vhna.edu.vn/vi-5/gioi-thieu-54/thuc-trang-va-giai-phap-xay-dung-phat-trien-
nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan-toc-trong-giai-doan-hien-nay- 1660.aspx
https://thambetongnhuanong.com.vn/nhung-ton-tai-han-che-trong-viec-phat-trien-co-so- ha-tang-tai-viet-nam.html
https://thuvienphapluat.edu.vn/thuc-trang-van-hoa-xa-hoi-viet-nam-hien-nay 11