-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tư pháp quốc tế là gì? Một số vấn đề cơ bản về tư pháp quốc tế
Ngày nay, khi mà công cuộc Toàn cầu hoá, hiện đại hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc thiết lập , xây dựng và củng cổ mỗi liên kết quốc tế giữa các quốc gia là một hiện thực tất yếu khách quan. Liên kết quốc gia này làm hình thành hai mối quan hệ chính: Mối quan hệ trên danh nghĩa quốc gia với nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Tư pháp quốc tế là gì? Một số vấn đề cơ bản về tư pháp quốc tế
Ngày nay, khi mà công cuộc Toàn cầu hoá, hiện đại hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc thiết lập , xây dựng và củng cổ mỗi liên kết quốc tế giữa các quốc gia là một hiện thực tất yếu khách quan. Liên kết quốc gia này làm hình thành hai mối quan hệ chính: Mối quan hệ trên danh nghĩa quốc gia với nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Tư pháp quốc tế là gì? Một số vấn đề cơ bản về tư pháp quốc tế
Ngày nay, khi mà công cuộc Toàn cầu hoá, hiện đại hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc thiết lập , xây
dựng và củng cổ mỗi liên kết quốc tế giữa các quốc gia là một hiện thực tất yếu khách quan. Liên kết quốc
gia này làm hình thành hai mối quan hệ chính: Mối quan hệ trên danh nghĩa quốc gia với nhau
Mối quan hệ mang tính cá nhân của từng chủ thể sống trong mỗi quốc gia đó. Mối quan hệ giữa các quốc
gia là đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế. Mối quan hệ còn lại thuộc sự điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu một số nội dung về ngành luật này.
1. Tư pháp quốc tế là gì ?
Mặc dù hiện nay, có nhiều định nghĩa về thuật ngữ "tư pháp quốc tế", tựu chung lại tư pháp quốc tế được
hiểu như sau: "Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng và có yếu tố nước ngoài". Tư pháp quốc tế Việt Nam không thể hiện ở một văn bản
pháp quy như Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự hay các bộ luật, luật khác. Tư pháp quốc tế Việ Nam nằm
trong nhiều văn bản khác nhau. Trong Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014; Bộ luật lao động năm 2019; Luật Đầu tư; .... hầu như trong văn bản nào
cũng xuất hiện các quy phạm pháp luật của tư pháp quốc tế. Vậy, tại sao khẳng định được tư pháp quốc tế
là một ngành luật độc lập?
Để được coi là một ngành luật độc lập, tư pháp quốc tế mang các đặc điểm sau:
- Có đối tượng điều chỉnh riêng
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
- Có phương pháp điều chỉnh riêng.
Phương pháp điều chỉnh cơ bản của tư pháp quốc tế bao gồm: Phương pháp thực chất và Phương pháp xung đột.
2. Nguồn của tư pháp quốc tế
Theo từ điển tiếng Việt, "nguồn" được hiểu là nơi bắt đầu, nơi chứa đựng. Vậy, nguồn của pháp luật là gì?
Nguồn của pháp luật là các căn cứ mà dựa vào đó các chủ thể có quyền, có thẩm quyền xây dựng, ban
hành và giải thích pháp luật để áp dụng vào giải quyết các vấn đề trên thực tế. Theo cách hiểu đó, nguồn
của tư pháp quốc tế là tổng hợp các căn cứ xây dựng, ban hành, giải thích, áp dụng các quy phạm của tư
pháp quốc tế và hình thức thể hiện các quy phạm đó. Hiện nay, nguồn của tư pháp quốc tế bao gồm các loại sau:
- Luật của mỗi quốc gia
Như đã nêu ở trên, quy phạm pháp luật được hình thành để điều chỉnh một mối quan hệ nhất đinh. Mối
quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng giữa các chủ thể trong quốc gia.
Mã mối quốc gia lại có những điều kiện về chính trị, kinh tế - xã hội và mang những bản sắc riêng nên việc
chủ động ban hành các quy phạm của tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật nước mình là điều không
thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến việc hình thành cái gọi là "quy phạm pháp luật xung đột".
- Các điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế có thể được coi là nguồn quan trọng nhất của tư pháp quốc tế. Nhìn thấy chữ điều ước
quốc tế, ta hình dung ra các quốc gia đã ngồi lại cũng thảo luận về các nội dung của dự thảo luật nào đó.
Điều này đừng nhầm với Công pháp quốc tế. Nếu trong nội hàm hệ thống pháp luật quốc gia A quy định một
phương pháp giải quyết mỗi quan hệ X nào đó. Hệ thống pháp luật của nước B, C, D,... lại có chiều hướng
giải quyết khác, như vậy, đến khi nào mới thống nhất được với nhau. Vì lẽ đó, các điều ước quốc tế ra đời
đã gần như giải quyết được vấn đề mâu thuẫn này. Nên nói, điều ước quốc tế là nguồn quan trọng nhất của
tư pháp quôc tế là hoàn toàn đúng.
- Tập quán pháp luật quốc tế
Cũng giống như định nghĩa về tập quán pháp luật quốc gia, tập quán pháp luật quốc tế là cac quy tắc xử sự
chung được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng một cách liên tục, có hệ thông và được các
quốc gia thừa nhận thực hiện.
- Án lệ quốc tế
Án lệ có thể được hiểu là tập hợp các bản án, các quyết định của toà án thể hiện quan điểm, phương án về
giải quyết một vụ việc trước đây chưa từng có hoặc chưa có quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh, làm
tiền lệ, cơ sở để giải quyết các trường hợp tương tự trong tương lai. Thực chất, án lệ tuy không được coi là
văn bản pháp quy tuy nhiên, dựa vào uy tín của hệ thống các toàn án quốc tế hoặc quốc gia mà án lệ tính
pháp lý như một văn bản pháp luật.
3. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Thông thường, đối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung là những quan hệ xã hội hoặc nhóm
những quan hệ xã hội có tinh chất tương tự nhau. Như đã nêu ở trên, đối tượng điều chỉnh của tư pháp
quốc tế là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, trong đó có cả quan hệ tố tụng quốc tế.
Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng là bao gồm không chỉ các quan hệ dân sự thuần tuý (hôn nhân, đất đai,
thừa kế,..) mà còn cả các quan hệ lao động, kinh doanh, thương mại, bảo hiểm,...
Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài là những quan hệ dân sự có một hoặc nhiều bên
tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc
chủ thể tham gia không có yếu tố nước ngoài nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thực hiện
theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản là đối tượng tranh chấp nằm ở nước
ngoài. Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ:
Điều 663. Phạm vi áp dụng...
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay
đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan
hệ dân sự đó ở nước ngoài.
4. Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là tổng hợp các phương pháp và cách thức tác động tới đối
tượng mà ngành luật đó điều chỉnh. Ví dụ, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính, và luật hình chủ
yếu là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng, phương pháp điều chỉnh của luật dân sự lại dựa trên yếu tố
bình đẳng và tôn trọng ý chí tự nguyện, sự thoả thuận giữa các bên. Về cơ bản, đặc tính các đối tượng điều
chỉnh khác nhau nên phương pháp điều chỉnh giữa các ngành luật cũng có thể hiện sự khác nhau.
Đối với tư pháp quốc tế, phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là tổng hợp các cách thức, biện pháp
mà Nhà nước thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo sự cân bằng hoặc sự hài hoá lợi ích giữa các bên, phù hợp pháp
luật quốc gia, pháp luật quốc tế và giữ vững, duy trì tính ổn định trong quan hệ dân sự quốc tế.
Để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, có yếu tố nước ngoài, trong tư pháp quốc tế, hay sử
dụng hai phương pháp chính: Phương pháp thực chất và Phương pháp xung đột. Ngoài ra, trong nhiều tài
liệu còn chỉ ra thêm cả phương pháp áp dụng tập quan và áp dụng tương tự pháp luật. Tuy nhiên, điểm độc
đáo của tư pháp quốc tế so với các ngành luật khác trong nước thể hiện chủ yếu ở hai phương pháp điều chỉnh đầu tiên.
- Phương pháp thực chất - hay còn gọi là phương pháp trực tiếp.
Phương pháp thực chất, nói dễ hiểu thì đây là phương pháp sử dụng những điều luật có sẵn để giải quyết
đúng, trúng và chính xác quan hệ đang xảy ra tranh chấp. Các điều luật có sẵn này thường được tìm thấy
trong các điều ước quốc tế mà các quốc gia thành viên tham gia ký kết hoặc việc chấp nhận và sử dụng tập
quán quốc tế, án lệ quốc tế cũng thể hiện việc áp dụng phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế.
Việc sử dụng phương pháp này mang lại ưu việt lớn. Bởi không tốn thời gian tranh luận, không tốn thời gian
tìm kiếm, việc áp dụng một hoặc nhiều điều luật có sẳn - không cần thông qua khâu trung gian nào - đã góp
phần làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế điều chỉnh được xác định ngay, áp dụng pháp luật nhanh chóng.
Các chủ thể khi giải quyết tranh chấp có thể tiết kiệm được thời gian và đôi khi tiết kiệm được cả tiền bạc.
Tuy nhiên, một thực tế cũng xảy ra đó là hiện nay, các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh ngày càng đa
dạng về nội dung nhưng số lượng các quy phạm thực chất - có sẵn về số lượng chưa đáp ứng được với sự
đa dạng của các quan hệ đó. Do vậy, nhiều tình huống xảy ra không thể sử dụng phương pháp thực chất
này mà phải sử dụng phương pháp tiếp theo là phương pháp xung đột.
- Phương pháp xung đột - hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp
Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột trong điều chỉnh các quan hệ tư
pháp. Nói một cách dễ hiểu, nếu trong phương pháp thực chất, chúng ta tìm được những điều luật cụ thể
quy định về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức thì khi áp dụng phương pháp xung đột,
đồng nghĩa với việc ta không tìm được những quy định cụ thể như vậy. Mà chỉ tìm được các quy phạm pháp
luật dẫn chiếu tới việc sử dụng điều luật nào tiếp theo. Quy phạm xung đột có thể hiểu là những quy phạm
pháp luật (điều luật) không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ và chế tài để giải quyết vụ việc mà chỉ có vai
trò là bước đệm, xác định trong vụ việc đó sẽ sử dụng luật nước nào. Ví dụ trong tình quan hệ A, có luật
nước B và luật nước C. Các bên đang phân vân không biết áp dụng luật nước nào thì tìm thấy một quy
phạm xung đột chỉ ra trường hợp A đó thì sử dụng luật nước B.
Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình
hoặc xây dựng bằng cách các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế. Việc ký kết điều ước quốc tế này không
giống với việc ban hành các quy phạm thực chất. Kết quả của điều ước quốc tế này là sinh ra các quy phạm
xung đột - làm căn cứ áp dụng các trường hợp có thể phát sinh trong tương lai. Phương pháp này có tính
linh hoạt hơn so với phương pháp thực chất. Đây là phương pháp điều chỉnh được coi là đặc trưng cơ bản của tư pháp quốc tế.
5. Nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế
Có thể thấy rằng, trong nội hàm các ngành luật, việc tồn tại những nguyên tắc nhất định là điều quan trọng
giúp cho quá trình xây dựng, thi hành và áp dụng các quy phạm pháp luật một cách trơn tru và có hiệu quả.
Đối với tư pháp quốc tế, tư pháp quốc tế "tự trang bị" cho mình hệ thống các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu.
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc
gia. Theo Hiến pháp năm 2013, nội dung cơ bản của nguyên tắc thể hiện ở việc nhà nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia trên thế giới. Các chế
độ sở hữu này đều được đối xử bình đẳng về pháp lý, không phân biệt thể chế chính trị, kinh tế, xã hội mà
các quốc gia đang hướng tới.
- Nguyên tắc miễn trừ quốc gia
Khi áp dụng nguyên tắc này, đồng nghĩa với việc công nhận quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản của
một quốc gia. Có nghĩa là quyền của quốc gia sẽ không bị xét xử bởi bất kỳ một cơ quan tài phán nào dù là
cơ quan tài phán quốc tế hay cơ quan tài phán của quốc gia khác trong quan hệ tư pháp quốc tế nếu chính
quốc gia đó không đồng ý. Tương tự quyền miễn trừ tài sản quốc gia cũng vậy. Các tài sản của quốc gia sẽ
không bị áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án.
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và công dân các
nước với nhau tại Việt Nam.
Nội dung của nguyên tắc này cho phép công dân nước ngoài khi ở Việt Nam được hướng những quyền và
nghĩa vụ như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số nội dung đặc thù mang tính chất cơ mật hoặc nội
bộ quốc gia, quyền của công dân nước ngoài sẽ bị hạn chế. Các nội dung bị hạn chế không nhiều và hoàn
toàn không gây ảnh hưởng tới các quyền cơ bản mà công dân được hướng.
- Nguyên tắc tôn trong sự thoả thuận của các bên
Về bản chất, các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh vẫn là các quan hệ dân sự nên việc tôn trong sự
thoả thuận của các bên là nội dung được thừa nhận. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng
của các bên, giới hạn thực hiện nguyên tắc này cũng được đặt ra ở một vài lĩnh vực mà các bên tham gia
được lựa chọn pháp luật áp dụng.
- Nguyên tắc có đi có lại
Nội dung của nguyên tắc này được hiểu rằng một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân
hoặc pháp nhân nước ngoài trong phạm vi chế độ pháp lý mà nước đó dành cho thể nhân hoặc pháp nhân
nước mình. Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm mục đích bảo hộ một cách tối đa quyền và lợi ích chính
đáng của công dân, pháp nhân nước mình tại nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế. Đây được coi là
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.