


Preview text:
Tù treo là gì? Người bị phạt tù treo có được đi làm không?
1. Khái niệm về tù treo
Tù treo hay án treo là một chế định của luật Hình sự liên quan đến việc chấp hành hình phạt. Nhiều
người lầm tưởng án treo là một hình phạt đối với người phạm tội. Tuy nhiên, theo quy định của
pháp luật, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Như vậy, tù treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt
đối với người vi phạm pháp luật thuộc tội phạm bị khởi tố theo quy định của luật Hình sự ở mức
độ ít nghiêm trọng, ít gây nguy hiểm cho xã hội. Điều kiện để được hưởng án treo bao gồm: việc
bị phạt tù không quá ba năm, người có nhân thân tốt, có các tính tình tiết giảm nhẹ (theo quy định
tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì điều kiện này phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trở lên).
Căn cứ vào những điều kiện trên, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội
mà vẫn có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục của chính quyền địa phương nơi họ
cư trú, thì Tòa án sẽ xem xét cho họ được hưởng tù treo theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật Hình
sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.Khác với hình thức phạt tù, án treo hay tù treo ngoài thời
gian chấp hành, người phạm tội phải trải qua một thời gian thử thách. Trong thời gian thử thách,
nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới thì Tòa án quyết định người đó phải chấp hành
đồng thời hai bản án như hình phạt tù đã ghi trong và tổng hợp với hình phạt mới. Còn nếu người
đang hưởng án treo có biểu hiện tốt thì họ cũng sẽ được xem xét để rút ngắn lại thời gian thử thách.
2. Thời gian thử thách án treo là gì?
Thời gian thử thách là một trong những khác biệt cơ bản giữa án treo và án phạt tù bình thường.
Thời gian thử thách được hiểu thời gian thử thách là khoảng thời gian mà Tòa án ấn định đối với
người được hưởng án treo nhằm đây là thời gian cần thiết để cho người được hưởng án treo chứng
tỏ sự tự cải tạo của mình trong điều kiện không bị cách ly khỏi xã hội.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vẫn sẽ chịu sự giám sát, giáo dục của địa
phương nơi người đó cư trú. Gia đình của người được hưởng án treo sẽ phối hợp với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để giám sát họ. Trong trường hợp người này có ý vi phạm những nghĩa vụ
theo Điều 87 Luật Thi hành án Hình sự 2019, từ hai lần vi phạm trở lên, Tòa án có quyền xem xét
và ra quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án mà họ phải thưc hiện thay
vì cho học tiếp tục hưởng án treo.
Thời gian thử thách được quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017, việc ấn định thời gian thử thách của án treo sẽ từ hai năm đến năm năm. Thông
thường sẽ bằng hai lần hình phạt tù đã tuyên.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ tại Điều 87 Luật thi hành
án Hình sự 2019, đã bị xử phạt hành chính sẽ bị kiểm điểm theo quy định tại Điều 91 Luật Thi
hành án Hình sự, việc kiểm điểm này sẽ được lập thành văn bản, lưu hồ sơ giám sát, giáo dục và
báo cáo cơ quan thi hành án Hình sự Công an cấp Huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
3. Người bị phạt án treo có đươc đi làm không?
- Đối với người lao động không phải là công chức, viên chức, cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân công an. Gọi chung họ là những
người lao động với các nghành nghề lao động tự do, pháp luật có quy định, Ủy ban nhân dân cấp
xã sẽ tạo điều kiện để họ có thể tìm kiếm việc làm.
- Đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hay công nhân công an. Thì theo quy định tại Điều 88
Luật Thi hành án Hình sự 2019, nếu không phải là những hành vi bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
theo quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP thì sẽ được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện làm
việc ở những công việc, vị trí phù hợp nhằm đảm bảo, tạo điều kiện cho hoat động giám sát, giáo dục.
Công chức, viên chức, cán bộ, sĩ quan, hạn sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên
chức quốc phòng, công nhân công an khi hưởng án treo và được tiếp tục làm việc sẽ được
hưởng lương và các chế độ phúc lợi theo đúng ngạch, bậc, thang lương bản lương tương được với
vị trí, công việc mà họ đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, các chế độ như bảo hiểm xã hội, hay chính sách ưu đãi với những người có công
trong thười gian người đó được hưởng án treo và thời gian thử thách đều được đảm bảo theo đúng
quy định của pháp luật.
Đối với việc thực hiện quyền bầu cử - một trong những quyền cơ bản của công dân thì theo quy
định tại khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân thì
người được hưởng án treo nếu không phải là người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quyền này của họ vẫn được bảo vệ như những công dân bình thường.
4. Bị phạt án treo thì có mất việc làm không?
Vậy, khi người lao động bị phạt án treo người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ Luật lao động năm 2019, trong 13 trường hợp chấm dứt
hợp đồng lao động, đối với người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc
không thuộc thường hợp được thả tự do theo khoản 5 Điều 328 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015,
tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật thì mới thuộc trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Do đó, khi người lao động bị đơn phương chấm dứt với lý do họ bị kết án phạt tù nhưng được
hưởng án treo do quyết định của người sử dụng lao động thì đây là một quyết định trái pháp luật.
Khi đó, người lao động có quyền yêu cầu bên người sử dụng lao động phải nhận lại mình làm việc
hoặc bồi thường theo quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật tại Điều 40
của Bộ Luật lao động năm 2019, nếu họ từ chối thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nhận lại người lao
động thì trong trường hợp này, người lao động có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm
quyền hoặc khiếu nại lên phòng Lao động Thương bình và Xã hội để được giải quyết.
5. Điều kiện để được hưởng án treo
Điều kiện được hưởng án treo được quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP:
Thứ nhất: Người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tốt;
Thứ hai: Người được hưởng án treo thì theo bản án mà họ phải chấp hành có thời gian không quá 03 năm;
Thứ ba: Trường hợp tội phạm của họ có tình tiết tăng nặng thì ngược lại họ phải có được hai tình
tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Thứ tư: Người được hưởng án treo phải là người có nơi cư trú rõ ràng;
Thứ năm: Đối với hành vi phạm tội không nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an
ninh trật tự, Tòa án xét thấy không cần phải thực hiện cách ly khỏi xã hội để cải tạo thì sẽ cho họ được hưởng án treo.